Cách đây 600 năm, đã ra đời trên đất nước chúng ta một con người mà mỗi lần nhắc đến, không ai không kính phục về tài năng, phẩm cách, về công lao cứu nước và giữ nước. Đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng uyên bác, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước Việt Nam. Những gì Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế đủ chứng minh vị trí đặc biệt của ông trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc.
I. Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
1. Cuộc đời
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây).
Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học. Ông từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam sơn và từng có nhiều năm tháng sống gần dân nên ông rất hiểu nhân dân, gắn bó với nhân dân.
Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.
Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác chữ nôm có: Quốc Âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn (sáu chữ). Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.
Sau thảm họa chu di tam tộc, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị thiêu hủy nhiều. Năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh sưu tầm lại chức tác của ông và phải đến thế kỉ XIX, tác phẩm của Nguyễn Trãi mới được sưu tầm đầy đủ. Tuy nhiên, di sản văn học Nguyễn Trãi còn đến ngày nay chắc chắn chưa phải là toàn bộ sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
II. Nguyễn Trãi – vĩ nhân trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc
Nguyễn Trãi là người rất có ý thức về giá trị văn hóa tinh thần dân tộc. Ngay từ trước, ông đã có ý thức xây dựng nền văn hiến mang đậm tính dân tộc. Nguyễn Trãi sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn học.
1. Vị trí khai sáng nền thơ ca dân tộc
Quốc Âm thi tập là tập thơ Nôm gồm 254 bài thơ của Nguyễn Trãi được đánh giá là “tác phẩm mở đầu nền thơ ca cổ điển Viêt Nam”. Tác phẩm còn có ý nghĩa lớn trong việc khai sáng nền thơ ca dân tộc.
Là người làm thơ tiếng Việt khi ngôn ngữ tiếng Việt chưa chiếm lĩnh vị trí đáng kể trong văn học dân tộc, vậy mà Nguyễn Trãi đã đem ngôn ngữ tiếng Việt thông tục vào thơ ca. Những chữ dùng bà ngựa, chú vằn, bè muống, lãnh mùng, núc nác, co que, ruột ốc, ngặt, lúc nhúc, thằng chài… không những xa lạ với ngôn ngữ thơ ca bác học thưở bấy giờ, mà nhiều thời đại sau – cho đến rất gần chúng ta – thơ ca tiếng Việt bác học phải đâu đã tiếp nhận chúng một cách thoải mái dễ dàng được như Nguyễn Trãi. Ngay những tên cỏ, cây, sinh vật quen thuộc của đất nước như xoan, chuối, muống, mùng mía, đa, vằn, mè, niềng niễng, đòng đong…cũng đã vắng bóng rất lâu trong văn học, kể từ sau Nguyễn Trãi mất, để rồi đến Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương và nhất là từ những trào lưu thơ ca gắn liền với cuộc sống đời thường của quần chúng sau này, chúng mới sống lại dần dần và trở nên thi vị. Có thể nói, cảnh vật thiên nhiên ấy mang đậm vẻ đẹp hương đồng gió nội – vẻ đẹp mang hồn quê dân tộc đậm đà:
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
( Quốc âm thi tập – bài 11)
Ngày tháng kê khoai những sẵn hàng,
Tường đào, ngõ mận ngại thung thăng.
(Quốc âm thi tập – bài 23)
Tả lòng thanh, vị núc nác,
Vun đất ải, luống mồng tơi.
Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét rất hay:
“ Ta thử hỏi các nhà thơ Việt Nam xưa trước, ai đã nói được thắm thiết trong thơ Nôm như Nguyễn Trãi, về rau cỏ sản vật thường ngày của quê hương đất nước mình”.
Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn là người phá vỡ tính chất quy phạm của thơ trung đại. Nếu văn học trung đại sử dụng thơ Đường luật làm mô hình cấu trúc tiêu biểu, phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt về niêm, luật, vận đối, tiết tấu, bố cục thì Nguyễn Trãi lại có những sáng tạo, cách tân riêng. Thống kê trong tập thơ Nôm Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi: Thể Đường luật có 42 bài, thể thất ngô có 26 bài. Trong đó có sử dụng tiết tấu luật Đường 4/3 xen với kiểu tiết tấu 3/4 . Thể câu 6 chữ xen với câu 7 chữ là 186 bài.
Về mặt thể thơ, Nguyễn Trãi là người có ý thức “cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam”. Điều này thể hiện rõ trong kết cấu bài thơ Nôm Đường luật của Quốc Âm thi tập. Ông đưa nhiều câu thơ 6 chữ vào bài thơ thất ngôn Đường luật, tạo ra cấu trúc mói có phần tự do hơn. Nguyễn Trãi là tác giả thơ Nôm sử dụng nhiều nhất câu thơ 6 chữ và là người sử dụng thành công hơn cả loại câu thơ này. Với Ức Trai, câu thơ 6 chữ thường dồn nén cảm xúc, thường cô đọng ý tình của cả bài thơ. Trong bài Tùng những phẩm chất cơ bản của cây Tùng cũng là phẩm chất cơ bản của kẻ sĩ quân tử được thể hiện trong câu thơ 6 chữ:
Một mình lạt thưở ba đông
(bài 1)
Cội rễ bền dời chẳng động
(bài 2)
Như vậy, với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà “khai sơn phá thạch”, xứng đáng là người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ luật Đường Trung Quốc. Giáo sư Đặng Thai Mai khẳng định: Cố gắng của Nguyễn Trãi trong công việc xây dựng nền thơ Nôm ( trong đó có thể thơ Nôm) sẽ là một hướng dẫn quí báu đối với nhiều thi sĩ Việt Nam các thế kỉ sau này.
Về phương diện vần, nhịp điệu: Nguyễn Trãi cũng là người có đóng góp lớn trong việc “xây dựng một lối thơ Việt Nam”.
Cách bắt vần trong câu thơ lục ngôn có những dấu hiệu ảnh hưởng qua lại với tục ngữ. tục ngữ có cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ đầu nhịp sau. Thơ Nguyễn Trãi cũng có cách bắt vần này:
Tục ngữ:
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
Câu 6 chữ của Nguyễn Trãi:
Nhật nguyệt soi, đòi chốn hiện
(Tự thán –bài 34)
Câu thơ lục ngôn của Quốc Âm thi tập còn có cách bắt vần khả phổ biến trong tuc ngữ, đó là cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau:
Tục ngữ:
Sông có khúc, người có lúc
Thơ Nguyễn Trãi:
Tham nhàn lánh đến giang san
(Ngôn chí – bài 16)
Đìa cỏ, được câu ngâm gió
(Mạn thuật – bài 1)
Trong Quốc Âm thi tập, tác giả đã sử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau. Phổ biến nhất là vần ở chữ thứ 4 và chữ thứ 5 – vần cuối ở câu thơ trên hiệp vần với chữ thứ 4 hoặc chữ thứ 5 trong câu thơ dưới.
Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 4:
Gạch quẳng nào bày mấy ngọc
Sừng hằng những mọc qua tai
(Tự thán – bài 2)
Vần lưng còn được gieo ở chữ thứ 5:
Sống bao lâu đáo để màng
La ỷ dập dìu hàng chở họp
(Thuật hứng – bài 10)
Ta thấy, cách gieo vần lưng của Nguyễn Trãi trong Quốc Âm thi tập rõ ràng là cổ hơn cách gieo vần của lục bát và song thất lục bát. Vì vậy, phải chăng với câu thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi đã hình thành quá trình tạo vần lưng của thơ ca dân tộc một cách không ngừng để đi đến ổn định ở thể thơ lục bát.
Một điều đáng lưu ý là hiện tượng hai câu 7 chữ đi liền nhau đều ngắt nhịp kiểu song thất lục bát đã xuất hiện trong Quốc Âm thi tập:
Bát cơm xoàng/ nhờ ơn xã tắc
Gian lều cỏ/ đội đức đường Ngu
(Ngôn chí – bài 14)
Cách ngát nhịp 3/4 (lẻ trước chẵn sau) cho thấy nhiều câu 7 chữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã không theo tiết tấu của thơ luật Đường thường có nhịp 4/3 (chẵn trước lẻ sau). Phải chăng đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ khi “xây dựng một lối thơ Việt Nam”, Nguyễn Trãi đã kiên trì đi trên con đường dân tộc hóa.
Nguyễn Trãi còn quyết tâm gạt bỏ những từ ngữ Hán Việt quen dùng mà thay thế trực tiếp bằng tiếng Việt tương đương, như tam kính cúc thay bằng ba đường cúc, hành chỉ bằng đi nghỉ, quyền môn bằng cửa quyền, phù vân bằng mây nổi, hồng quần bằng quần đỏ…Không ít từ ngữ dịch thẳng của ông đang mất cùng với sự phát triển của ngôn ngữ nhưng không ít trường hợp hiện vẫn còn tồn tại thậm chí đã thành tiếng nói thông thường. Sự táo bạo đó đã góp phần phá vỡ cái cố định để mở ra những con đường mới cho tư tưởng và thơ ca.
Nguyễn Trãi còn sử dụng một cách sáng tạo nguồn ca dao, tục ngữ của dân tộc. Theo Bùi Văn Nguyên đã thống kê nhận xét trong toàn bộ 1908 câu thơ trong Quốc Âm thi tập có khoảng 50 câu thơ có yếu tố tục ngữ (2,5% ), 20 câu thơ có yếu tố ca dao (1%). Cách sử dụng ca dao tục ngữ của Nguyễn Trãi có thể quy làm hai cách: lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý hoặc gần như trọn vẹn và có chỉnh lý chút ít. Câu tục ngữ: Thuốc đắng dã tật được Nguyễn Trãi chuyển thành câu thất ngôn: tật được tiêu, nhờ thuốc đắng cay (Tự thuật, số 1). Cũng có khi, tác giả lấy ý chính trong một câu ca dao dài bằng cách rút gọn một câu thơ cách luật hoặc lấy ý chính của hai câu thơ khác nhau ghép lại thành hai câu thơ cách luật đối nhau trong phần thực hoặc phần luận.
Câu ca dao:
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
Được Nguyễn Trãi rút gọn lại:
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
(Bảo kính cảnh giới – 8)
Như vậy Nguyễn Trãi là người khai sáng nên thơ ca dân tộc, là nhịp cầu nối làm thơ ca bác học và thơ ca dân gian xích lại gần nhau hơn.
2. Vị trí tiếp nhận, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và Trung Hoa
Nguyễn Trãi là con cháu nhà Trần nên ông đã tiếp thu kế thừa một cách sáng tạo nền văn học Lý – Trần. Trước hết là những đặc sắc về phong cách chính luận. Dưới thời Lý – Trần, văn xuôi chính luận đấu tranh, ngoại giao với quân xâm lược đã được phát triển với những áng văn chính luận mẫu mực như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn … Nhưng phải đến Nguyễn Trãi văn chính luận mới phát triển đến đỉnh cao. Mềm mại mà sắc nhọn, nhẹ nhàng mà đanh thép, lịch sự mà nhún nhường, mà có khí thế đứng trên và áp đảo kẻ địch … đó chính là đặc sắc phong cách chính luận của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi còn sử dụng văn chương làm vũ khí đánh giặc. Văn chính luận của Nguyễn Trãi thể hiện tính chiến đấu cao, tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho mục đích chính trị, xã hội. Ở Nguyễn Trãi đã ý thức về chức năng chiến đấu của văn chương.
Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành. Với văn học Lý – Trần đất nước chưa được nhận thức một cách toàn diện, cái nhìn của con người về đất nước, lịch sử chưa có chiều sâu, chiều bao quát. Nhưng ở Nguyễn Trãi, ý thức dân tộc đã được định hình và có kết cấu hoàn chỉnh. Đặc biệt là quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước trong Bình Ngô đại cáo và ý thức về văi trò của nhân dân: Nhân dân là người làm nên lịch sử.
Xét về biện pháp hùng biện: tác giả sử dụng biện pháp tu từ kết hợp ngôn ngữ chính luận cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để tăng tinh truyền cảm, sinh động, hấp dẫn, lập luận lôgic, chặt chẽ mang tính thuyết phục cao.
Nguyễn Trãi còn tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa của Trung Hoa. Dù có vận dụng thể thơ Đường luật những Nguyễn Trãi vẫn không mất đi sự sáng suốt và rất tỉnh táo; ông đã mạnh dạn từng bước rời bỏ thể thơ Đường tìm kiếm những hình thức riêng dễ biểu đạt ngôn ngữ thơ ca dân tộc.
Tóm lại, Nguyễn Trãi là nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hướng ngày càng dân tộc hóa và đại chúng hóa. Nguyễn Trãi thật xứng đáng được xếp vào vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XV: vị trí khai sáng. Nguyễn Trãi đã khai sáng ra thơ ca tiếng Việt cổ điển, làm cho tiếng Việt thơ ca ngày càng giàu có, tươi đẹp và mới mẻ.
Một tục ngữ phương Tây nói: mọi sự so sánh đếu khập khiễng nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê về ý thức dùng ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ vào sáng tác văn học. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt không khác gì vai trò của Đantê đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê, từ những thành tựu ban đầu còn khiêm tốn của văn học dân tộc mình, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cổ điển của dân tộc Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ thuộc riêng về một thời đại hay một dân tộc.
:26::26::26::26:.Hãy để tâm hồn cuốn theo gió....
I. Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
1. Cuộc đời
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây).
Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học. Ông từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam sơn và từng có nhiều năm tháng sống gần dân nên ông rất hiểu nhân dân, gắn bó với nhân dân.
Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.
Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. Sáng tác chữ nôm có: Quốc Âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn (sáu chữ). Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.
Sau thảm họa chu di tam tộc, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị thiêu hủy nhiều. Năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh sưu tầm lại chức tác của ông và phải đến thế kỉ XIX, tác phẩm của Nguyễn Trãi mới được sưu tầm đầy đủ. Tuy nhiên, di sản văn học Nguyễn Trãi còn đến ngày nay chắc chắn chưa phải là toàn bộ sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
II. Nguyễn Trãi – vĩ nhân trong lịch sử văn hóa, văn học dân tộc
Nguyễn Trãi là người rất có ý thức về giá trị văn hóa tinh thần dân tộc. Ngay từ trước, ông đã có ý thức xây dựng nền văn hiến mang đậm tính dân tộc. Nguyễn Trãi sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn học.
1. Vị trí khai sáng nền thơ ca dân tộc
Quốc Âm thi tập là tập thơ Nôm gồm 254 bài thơ của Nguyễn Trãi được đánh giá là “tác phẩm mở đầu nền thơ ca cổ điển Viêt Nam”. Tác phẩm còn có ý nghĩa lớn trong việc khai sáng nền thơ ca dân tộc.
Là người làm thơ tiếng Việt khi ngôn ngữ tiếng Việt chưa chiếm lĩnh vị trí đáng kể trong văn học dân tộc, vậy mà Nguyễn Trãi đã đem ngôn ngữ tiếng Việt thông tục vào thơ ca. Những chữ dùng bà ngựa, chú vằn, bè muống, lãnh mùng, núc nác, co que, ruột ốc, ngặt, lúc nhúc, thằng chài… không những xa lạ với ngôn ngữ thơ ca bác học thưở bấy giờ, mà nhiều thời đại sau – cho đến rất gần chúng ta – thơ ca tiếng Việt bác học phải đâu đã tiếp nhận chúng một cách thoải mái dễ dàng được như Nguyễn Trãi. Ngay những tên cỏ, cây, sinh vật quen thuộc của đất nước như xoan, chuối, muống, mùng mía, đa, vằn, mè, niềng niễng, đòng đong…cũng đã vắng bóng rất lâu trong văn học, kể từ sau Nguyễn Trãi mất, để rồi đến Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương và nhất là từ những trào lưu thơ ca gắn liền với cuộc sống đời thường của quần chúng sau này, chúng mới sống lại dần dần và trở nên thi vị. Có thể nói, cảnh vật thiên nhiên ấy mang đậm vẻ đẹp hương đồng gió nội – vẻ đẹp mang hồn quê dân tộc đậm đà:
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
( Quốc âm thi tập – bài 11)
Ngày tháng kê khoai những sẵn hàng,
Tường đào, ngõ mận ngại thung thăng.
(Quốc âm thi tập – bài 23)
Tả lòng thanh, vị núc nác,
Vun đất ải, luống mồng tơi.
Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét rất hay:
“ Ta thử hỏi các nhà thơ Việt Nam xưa trước, ai đã nói được thắm thiết trong thơ Nôm như Nguyễn Trãi, về rau cỏ sản vật thường ngày của quê hương đất nước mình”.
Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn là người phá vỡ tính chất quy phạm của thơ trung đại. Nếu văn học trung đại sử dụng thơ Đường luật làm mô hình cấu trúc tiêu biểu, phải tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt về niêm, luật, vận đối, tiết tấu, bố cục thì Nguyễn Trãi lại có những sáng tạo, cách tân riêng. Thống kê trong tập thơ Nôm Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi: Thể Đường luật có 42 bài, thể thất ngô có 26 bài. Trong đó có sử dụng tiết tấu luật Đường 4/3 xen với kiểu tiết tấu 3/4 . Thể câu 6 chữ xen với câu 7 chữ là 186 bài.
Về mặt thể thơ, Nguyễn Trãi là người có ý thức “cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam”. Điều này thể hiện rõ trong kết cấu bài thơ Nôm Đường luật của Quốc Âm thi tập. Ông đưa nhiều câu thơ 6 chữ vào bài thơ thất ngôn Đường luật, tạo ra cấu trúc mói có phần tự do hơn. Nguyễn Trãi là tác giả thơ Nôm sử dụng nhiều nhất câu thơ 6 chữ và là người sử dụng thành công hơn cả loại câu thơ này. Với Ức Trai, câu thơ 6 chữ thường dồn nén cảm xúc, thường cô đọng ý tình của cả bài thơ. Trong bài Tùng những phẩm chất cơ bản của cây Tùng cũng là phẩm chất cơ bản của kẻ sĩ quân tử được thể hiện trong câu thơ 6 chữ:
Một mình lạt thưở ba đông
(bài 1)
Cội rễ bền dời chẳng động
(bài 2)
Như vậy, với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi xứng đáng là nhà “khai sơn phá thạch”, xứng đáng là người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ luật Đường Trung Quốc. Giáo sư Đặng Thai Mai khẳng định: Cố gắng của Nguyễn Trãi trong công việc xây dựng nền thơ Nôm ( trong đó có thể thơ Nôm) sẽ là một hướng dẫn quí báu đối với nhiều thi sĩ Việt Nam các thế kỉ sau này.
Về phương diện vần, nhịp điệu: Nguyễn Trãi cũng là người có đóng góp lớn trong việc “xây dựng một lối thơ Việt Nam”.
Cách bắt vần trong câu thơ lục ngôn có những dấu hiệu ảnh hưởng qua lại với tục ngữ. tục ngữ có cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ đầu nhịp sau. Thơ Nguyễn Trãi cũng có cách bắt vần này:
Tục ngữ:
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
Câu 6 chữ của Nguyễn Trãi:
Nhật nguyệt soi, đòi chốn hiện
(Tự thán –bài 34)
Câu thơ lục ngôn của Quốc Âm thi tập còn có cách bắt vần khả phổ biến trong tuc ngữ, đó là cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau:
Tục ngữ:
Sông có khúc, người có lúc
Thơ Nguyễn Trãi:
Tham nhàn lánh đến giang san
(Ngôn chí – bài 16)
Đìa cỏ, được câu ngâm gió
(Mạn thuật – bài 1)
Trong Quốc Âm thi tập, tác giả đã sử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau. Phổ biến nhất là vần ở chữ thứ 4 và chữ thứ 5 – vần cuối ở câu thơ trên hiệp vần với chữ thứ 4 hoặc chữ thứ 5 trong câu thơ dưới.
Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 4:
Gạch quẳng nào bày mấy ngọc
Sừng hằng những mọc qua tai
(Tự thán – bài 2)
Vần lưng còn được gieo ở chữ thứ 5:
Sống bao lâu đáo để màng
La ỷ dập dìu hàng chở họp
(Thuật hứng – bài 10)
Ta thấy, cách gieo vần lưng của Nguyễn Trãi trong Quốc Âm thi tập rõ ràng là cổ hơn cách gieo vần của lục bát và song thất lục bát. Vì vậy, phải chăng với câu thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi đã hình thành quá trình tạo vần lưng của thơ ca dân tộc một cách không ngừng để đi đến ổn định ở thể thơ lục bát.
Một điều đáng lưu ý là hiện tượng hai câu 7 chữ đi liền nhau đều ngắt nhịp kiểu song thất lục bát đã xuất hiện trong Quốc Âm thi tập:
Bát cơm xoàng/ nhờ ơn xã tắc
Gian lều cỏ/ đội đức đường Ngu
(Ngôn chí – bài 14)
Cách ngát nhịp 3/4 (lẻ trước chẵn sau) cho thấy nhiều câu 7 chữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đã không theo tiết tấu của thơ luật Đường thường có nhịp 4/3 (chẵn trước lẻ sau). Phải chăng đây cũng là một dấu hiệu chứng tỏ khi “xây dựng một lối thơ Việt Nam”, Nguyễn Trãi đã kiên trì đi trên con đường dân tộc hóa.
Nguyễn Trãi còn quyết tâm gạt bỏ những từ ngữ Hán Việt quen dùng mà thay thế trực tiếp bằng tiếng Việt tương đương, như tam kính cúc thay bằng ba đường cúc, hành chỉ bằng đi nghỉ, quyền môn bằng cửa quyền, phù vân bằng mây nổi, hồng quần bằng quần đỏ…Không ít từ ngữ dịch thẳng của ông đang mất cùng với sự phát triển của ngôn ngữ nhưng không ít trường hợp hiện vẫn còn tồn tại thậm chí đã thành tiếng nói thông thường. Sự táo bạo đó đã góp phần phá vỡ cái cố định để mở ra những con đường mới cho tư tưởng và thơ ca.
Nguyễn Trãi còn sử dụng một cách sáng tạo nguồn ca dao, tục ngữ của dân tộc. Theo Bùi Văn Nguyên đã thống kê nhận xét trong toàn bộ 1908 câu thơ trong Quốc Âm thi tập có khoảng 50 câu thơ có yếu tố tục ngữ (2,5% ), 20 câu thơ có yếu tố ca dao (1%). Cách sử dụng ca dao tục ngữ của Nguyễn Trãi có thể quy làm hai cách: lấy trọn vẹn cả từ lẫn ý hoặc gần như trọn vẹn và có chỉnh lý chút ít. Câu tục ngữ: Thuốc đắng dã tật được Nguyễn Trãi chuyển thành câu thất ngôn: tật được tiêu, nhờ thuốc đắng cay (Tự thuật, số 1). Cũng có khi, tác giả lấy ý chính trong một câu ca dao dài bằng cách rút gọn một câu thơ cách luật hoặc lấy ý chính của hai câu thơ khác nhau ghép lại thành hai câu thơ cách luật đối nhau trong phần thực hoặc phần luận.
Câu ca dao:
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
Được Nguyễn Trãi rút gọn lại:
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ
(Bảo kính cảnh giới – 8)
Như vậy Nguyễn Trãi là người khai sáng nên thơ ca dân tộc, là nhịp cầu nối làm thơ ca bác học và thơ ca dân gian xích lại gần nhau hơn.
2. Vị trí tiếp nhận, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và Trung Hoa
Nguyễn Trãi là con cháu nhà Trần nên ông đã tiếp thu kế thừa một cách sáng tạo nền văn học Lý – Trần. Trước hết là những đặc sắc về phong cách chính luận. Dưới thời Lý – Trần, văn xuôi chính luận đấu tranh, ngoại giao với quân xâm lược đã được phát triển với những áng văn chính luận mẫu mực như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn … Nhưng phải đến Nguyễn Trãi văn chính luận mới phát triển đến đỉnh cao. Mềm mại mà sắc nhọn, nhẹ nhàng mà đanh thép, lịch sự mà nhún nhường, mà có khí thế đứng trên và áp đảo kẻ địch … đó chính là đặc sắc phong cách chính luận của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi còn sử dụng văn chương làm vũ khí đánh giặc. Văn chính luận của Nguyễn Trãi thể hiện tính chiến đấu cao, tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho mục đích chính trị, xã hội. Ở Nguyễn Trãi đã ý thức về chức năng chiến đấu của văn chương.
Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã phản ánh một tinh thần dân tộc đã trưởng thành. Với văn học Lý – Trần đất nước chưa được nhận thức một cách toàn diện, cái nhìn của con người về đất nước, lịch sử chưa có chiều sâu, chiều bao quát. Nhưng ở Nguyễn Trãi, ý thức dân tộc đã được định hình và có kết cấu hoàn chỉnh. Đặc biệt là quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước trong Bình Ngô đại cáo và ý thức về văi trò của nhân dân: Nhân dân là người làm nên lịch sử.
Xét về biện pháp hùng biện: tác giả sử dụng biện pháp tu từ kết hợp ngôn ngữ chính luận cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để tăng tinh truyền cảm, sinh động, hấp dẫn, lập luận lôgic, chặt chẽ mang tính thuyết phục cao.
Nguyễn Trãi còn tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa của Trung Hoa. Dù có vận dụng thể thơ Đường luật những Nguyễn Trãi vẫn không mất đi sự sáng suốt và rất tỉnh táo; ông đã mạnh dạn từng bước rời bỏ thể thơ Đường tìm kiếm những hình thức riêng dễ biểu đạt ngôn ngữ thơ ca dân tộc.
Tóm lại, Nguyễn Trãi là nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hướng ngày càng dân tộc hóa và đại chúng hóa. Nguyễn Trãi thật xứng đáng được xếp vào vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ XV: vị trí khai sáng. Nguyễn Trãi đã khai sáng ra thơ ca tiếng Việt cổ điển, làm cho tiếng Việt thơ ca ngày càng giàu có, tươi đẹp và mới mẻ.
Một tục ngữ phương Tây nói: mọi sự so sánh đếu khập khiễng nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê về ý thức dùng ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ vào sáng tác văn học. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt không khác gì vai trò của Đantê đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê, từ những thành tựu ban đầu còn khiêm tốn của văn học dân tộc mình, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cổ điển của dân tộc Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ thuộc riêng về một thời đại hay một dân tộc.
:26::26::26::26:.Hãy để tâm hồn cuốn theo gió....