Spider_man
New member
- Xu
- 0
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa mác - lênin - nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nội dung và ý nghĩa đối với nhận thức và thực tiễn - nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học mác-lênin - lý luận và thực tiễn - lý luận - thực tiễn
Lý luận? thực tiễn? Anh/chị hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
1. Phạm trù thực tiễn
Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội. Phạm trù “thực tiễn” là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác- Lê nin nói chung và lý luận nhận thức mácxít nói riêng.
1.1. Thực tiễn là một hoạt động vật chất
Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
1.2. Hoạt động thực tiễn có mục đích
1.2.1 Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người.
1.2.2 Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài một cách thụ động. Con người chủ động thích nghi với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãn theo nhu cầu của mình.
1.2.3 Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và sử dụng chúng.
1.3. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội
1.3.1 Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của xã hội.
1.3.2 Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà là tòan xã hội
1.4. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn
1.4.1. Dạng cơ bản:
Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng họat động nguyên thủy và cơ bản và nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.
Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.
1.4.2. Dạng không cơ bản: là những họat động được hình thành và phát triển từ những dạng cơ bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh. Ví dụ: họat động trong một số lĩnh vực như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo …
2. Phạm trù “lý luận”
2.1. Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất bản chất, những quy luật của các sự vật hiện tượng.
2.2. Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lý luận được hình thành, không tự phát và cũng không bắt buộc mọi lý luận đều xuất phát từ kinh nghiệm. Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Trong quá trình nhận thức, con người đi từ nhận thức kinh nghiệm thông thường đến nhận thức kinh nghiệm khoa học.
2.3. Chức năng cơ bản của lý luận là phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người
2.4. Lý luận có hai cấp độ khác nhau, cấp độ lý luận ngành và cấp độ lý luận triết học ( tùy vào phạm vi phản ánh của nó và vai trò của phương pháp luận).
3. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
3.1. Thực tiễn và lý luận có mối quan hệ biện chứng cho nhau. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
3.1.1 Như ở trên ta đã nói, thực tiễn là cơ sở của lý luận. Con người nhận thức giới tự nhiên đầu tiên bằng hoạt động thực tiễn . Sự tác động của con người buộc giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, quy luật để từ đó con người có kinh nghiệm. Quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát kinh nghiệm thành một môn khoa học lý luận. Thực tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận phải trả lời.
3.1.2 Thực tiễn là động lực của lý luận. Qua hoạt thực tiễn luôn nảy sinh những vấn đề đòi hỏi lý luận phải hoàn thiện chính mình để bao quát và giải quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Điều này càng làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn.
3.1.3 Thực tiễn là mục đích của lý luận. Không có thực tiễn thì lý luận không thể đem lại lợi ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người và qua thực tiễn đã giúp cho lý luận hoàn thành được mục đích của mình. Lý luận hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn làm cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn.
3.1.4 Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận: Lý luận chỉ được coi là chân lý khi nó phù hợp với thực tiễn khách quan mà nó phản ánh, và đồng thời nó được thực tiễn kiểm nghiệm. Thông qua thực tiễn những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tang tri thức nhân loại.
3.2. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận để làm cho thực tiễn có hiệu quả nhất.
3.2.1. Hoạt động thực tiễn của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường. Khi lý luận đạt đến chân lý thì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển của các mối quan hệ thực tiễn.
3.2.2. Vận dụng lý luận vào thực tiễn cần phân tích rõ từng tình hình cụ thể, tránh vận dụng lý luận máy móc, giáo điều kinh viện. Như vậy chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn
3.2.3. Từ lý luận xây dựng mô hình thực tiễn phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao.
3.2.4. Bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời bổ sung những khuyết điểm của lý luận hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn.