benoinhieu_kg
New member
- Xu
- 40
Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NXB Trẻ ấn hành, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin cho mình một chỗ ngồi trên chuyến tàu về lại tuổi thơ, mà còn mang tặng tất cả mọi người một tấm vé để tìm về nơi trong trẻo, ngây ngô và yên bình nhất của đời người.
Không thể không bật cười trước sự hồn nhiên và những trò nghịch ngợm của thằng cu Mùi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún – những nhân vật mới toanh trong một tác phẩm mới toanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Vẫn giọng văn trong vắt và dí dỏm, Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho người đọc một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đầy ắp tiếng cười. Nhưng lồng vào những ngày tháng hồn nhiên đó lại là những trăn trở của người lớn. Cái sân ga tám tuổi của nhân vật tôi - “thằng cu Mùi” - như là một điểm tựa ký ức để tác giả thả vào đó những triết lý, những suy ngẫm về cuộc đời.
Tác phẩm mở ra một thiên đường lồng lộng tiếng cười của trẻ thơ, cả cách nhìn hài hước, châm biếm về những đổi thay và sự khác biệt giữa thế giới trẻ con và người lớn. “Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Trẻ con chỉ có óc tưởng tượng”. Trẻ con thích cái trò đặt tên lại thế giới, kiểu như cái bàn ủi thành con Vện, chiếc quạt máy thành cái tivi, cuốn tập trở thành nón vải, thằng cu Mùi trở thành hiệu trưởng... Người lớn cũng thích trò chơi này, nhưng theo một mục đích hoàn toàn khác. Những định nghĩa của người lớn đều làm cho mọi thứ trở nên mù mờ đi như “hối lộ” là tặng quà trên mức tình cảm, “hành vi sai trái” là thiếu tinh thần trách nhiệm, “tham ô” là thất thoát gây hậu quả nghiêm trọng...
Có những tình huống ngộ nghĩnh gây cười, nhưng sau đó người đọc nhận ra được những triết lý sống của người viết. “Một đứa trẻ sống trong ngôi nhà của mình cũng tự nhiên và máu thịt như sống trong bản thân mình. Cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì đứa trẻ ấy cũng trở về nhà. Chỉ có người lớn mới có thể bỏ nhà ra đi, đó là khi cái “bản ngã” biến thành “tha nhân”. Người lớn tiếp nhận thế giới bằng óc phân tích, còn trẻ con cảm nhận thế giới bằng trực giác. Và người lớn cũng cần biết rằng trẻ con phán xét họ cũng nghiêm khắc như họ phán xét chúng. Cả lời dạy của người lớn dành cho một trò nghịch ngợm của trẻ con cũng gợi nhiều suy nghĩ: “Khi nào rượt đuổi ai hoặc bị ai rượt đuổi, con người mới phải chạy. Còn lúc khác, những người đứng đắn đều đi đứng khoan thai”.
Và cho dù bước qua một quãng đường dài thì đứa-trẻ-ngày-xưa cũng không thể “khơi dòng bản vẽ trong đầu” để sắp xếp cuộc sống. “Dòng đời vẫn sẽ chảy theo một hướng khác”, đưa mỗi người đi xa quãng đời tuổi dại, đi xa những giấc mơ và những bước chân cũng lạc về trăm ngả. Mỗi con người là một cuộc đời, một hướng đi. Tất cả những đứa trẻ chỉ có thể nhìn thấy ngày xưa của mình và nhìn thấy nhau trong tiềm thức, trong ký ức.
Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin cho mình một chỗ ngồi trên chuyến tàu về lại tuổi thơ mà còn mang tặng tất cả mọi người một tấm vé để tìm về nơi trong trẻo, ngây ngô và yên bình nhất của đời người. “Được tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ”. Quả vậy, trang sách cuối cùng khép lại, hình như đã mở ra một khoảng trời của ngày xưa trong veo, lung linh một miền hoa nắng.
Bìa sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
(st)
Không thể không bật cười trước sự hồn nhiên và những trò nghịch ngợm của thằng cu Mùi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún – những nhân vật mới toanh trong một tác phẩm mới toanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Vẫn giọng văn trong vắt và dí dỏm, Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho người đọc một thế giới tuổi thơ hồn nhiên, đầy ắp tiếng cười. Nhưng lồng vào những ngày tháng hồn nhiên đó lại là những trăn trở của người lớn. Cái sân ga tám tuổi của nhân vật tôi - “thằng cu Mùi” - như là một điểm tựa ký ức để tác giả thả vào đó những triết lý, những suy ngẫm về cuộc đời.
Tác phẩm mở ra một thiên đường lồng lộng tiếng cười của trẻ thơ, cả cách nhìn hài hước, châm biếm về những đổi thay và sự khác biệt giữa thế giới trẻ con và người lớn. “Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Trẻ con chỉ có óc tưởng tượng”. Trẻ con thích cái trò đặt tên lại thế giới, kiểu như cái bàn ủi thành con Vện, chiếc quạt máy thành cái tivi, cuốn tập trở thành nón vải, thằng cu Mùi trở thành hiệu trưởng... Người lớn cũng thích trò chơi này, nhưng theo một mục đích hoàn toàn khác. Những định nghĩa của người lớn đều làm cho mọi thứ trở nên mù mờ đi như “hối lộ” là tặng quà trên mức tình cảm, “hành vi sai trái” là thiếu tinh thần trách nhiệm, “tham ô” là thất thoát gây hậu quả nghiêm trọng...
Có những tình huống ngộ nghĩnh gây cười, nhưng sau đó người đọc nhận ra được những triết lý sống của người viết. “Một đứa trẻ sống trong ngôi nhà của mình cũng tự nhiên và máu thịt như sống trong bản thân mình. Cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì đứa trẻ ấy cũng trở về nhà. Chỉ có người lớn mới có thể bỏ nhà ra đi, đó là khi cái “bản ngã” biến thành “tha nhân”. Người lớn tiếp nhận thế giới bằng óc phân tích, còn trẻ con cảm nhận thế giới bằng trực giác. Và người lớn cũng cần biết rằng trẻ con phán xét họ cũng nghiêm khắc như họ phán xét chúng. Cả lời dạy của người lớn dành cho một trò nghịch ngợm của trẻ con cũng gợi nhiều suy nghĩ: “Khi nào rượt đuổi ai hoặc bị ai rượt đuổi, con người mới phải chạy. Còn lúc khác, những người đứng đắn đều đi đứng khoan thai”.
Và cho dù bước qua một quãng đường dài thì đứa-trẻ-ngày-xưa cũng không thể “khơi dòng bản vẽ trong đầu” để sắp xếp cuộc sống. “Dòng đời vẫn sẽ chảy theo một hướng khác”, đưa mỗi người đi xa quãng đời tuổi dại, đi xa những giấc mơ và những bước chân cũng lạc về trăm ngả. Mỗi con người là một cuộc đời, một hướng đi. Tất cả những đứa trẻ chỉ có thể nhìn thấy ngày xưa của mình và nhìn thấy nhau trong tiềm thức, trong ký ức.
Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin cho mình một chỗ ngồi trên chuyến tàu về lại tuổi thơ mà còn mang tặng tất cả mọi người một tấm vé để tìm về nơi trong trẻo, ngây ngô và yên bình nhất của đời người. “Được tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ”. Quả vậy, trang sách cuối cùng khép lại, hình như đã mở ra một khoảng trời của ngày xưa trong veo, lung linh một miền hoa nắng.
(st)