1. Tác nhân mắt hột
Năm 1907 hai tác giả là Von Prowareck và Halberstaedler đã tìm thấy trong các tế bào biểu mô của người bị bệnh mắt hột có những tập hợp của nhiêu chấm nhỏ gọi là thể PH. Khi nhuộm Giemsa thấy các thể PH nằm sát với nhân, trong nguyên sinh chất của tế bào. Thể PH là tập hợp của nhiều nguyên vi thể ( CI: từ 0,5 đến 1 micron) ở trung tâm của thể PH có những chấm nhỏ hơn ( CE từ 0,23 đến 0,5 micron). Thể PH ( CPH) thường gặp ở những giai đoạn đầu của bệnh mắt hột. Theo Stepanova (1927) CPH(+) ở thời kỳ TrI: 76,21%, TrII: 65%. TrIII: 19%. Từ năm 1907 đến 1930 khi Prowareck và Halberstaedler phát hiện các thể vùi trong tế bào biêu mô của người bị mắt hột, người ta đã giả thieets tác nhân mắt hột là một virus cỡ lớn. Từ năm 1953 đến 1960 các tác giả coi tác nhân mắt hột nằm trong ranh giới giữa virus và vi khuẩn. Tác nhân mắt hột bắt đầu được đặt tên là Chlamydia. Chlamydia mắt hột có những đặc tính giống vi khuẩn và virus.
a. Các đặc tính giống virus:
+ Có sự hình thành các thể vùi trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô
+ Ký sinh bắt buộc vào tế bào (dưới dạng thể vùi CPH), phải dựa vào sự chuyển hóa của tế bào phát triển.
+ Có thể xuyên qua được màng lọc tế bào.
b. Các đặc tính giống vi khuẩn:
+ Sinh sản theo cơ chế phân đôi.
+ Có 2 axít nhân ADN và ARN.
+ Hình thành màng bọc tế bào có axít nuramic.
+ Chịu tác dụng của một số kháng sinh và sulfamid.
Hiện nay Chlamydia trachomatis là tác nhân đậc trưng gây bệnh mắt hột và các bệnh viêm đường tiét niệu, sinh dục ở người, thuộc họ Chlamydiaceae. Vi khuẩn mắt hột thuộc
nhóm vi khuẩn Gram âm.
2. Dịch tễ học bệnh mắt hột
a. Cách lây truyền bệnh mắt hột
Bệnh nhân bị bệnh mắt hột là do tái nhiễm Chlamydia nhiều lần. Bệnh mắt hột lây lan dễ dàng đặc biệt là ở trẻ em.
a.1 Tuổi mắc bệnh: trong các cộng đồng bị mắt hột nặng nhất hầu hết trẻ em đều mắc bệnh ở 1-2 tuổi ( có trẻ 6 tháng đã mắc bệnh). Vì trẻ em chiếm phần lớn trong dân số ở những vùng bị bệnh mắt hột lưu địa nặng nên trẻ em có bệnh mắt hột hoạt tính chính là những ổ lây truyền chủ yếu trong cộng đồng.
a.2 Cách thức lây truyền và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mắt hột
Bệnh mắt hột có thể gây mù hoặc không gây mù hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tác động qua lại của ba yếu tố chính là vật chủ (con người), các yếu tố môi trường và tính gây bệnh của tác nhân Chlamydia trachomatis. Tại những nơi có các điều kiện vệ sinh môi trường tốt, bệnh mắt hột nhẹ, ít lây lan. Bệnh có thể tự khỏi không gây mù loà. Tại những nơi điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém thì bệnh mắt hột lại tiến triển và lây lan mạnh, biến chứng nặng gây mù loà. Những vùng đó gọi là những ổ mắt hột lưu địa và bệnh mắt hột ở đó chính là bệnh mắt hột gây mù.
* Bệnh mắt hột có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các con đường sau:
- Ruồi: Ruồi mang tác nhân gây bệnh có trong dử mắt người bệnh đậu vào mắt người lành và truyền bệnh (lây truyền ở cộng đồng).
- Khăn mặt, đồ vải bẩn: Khăn mặt có dính dử mắt người bệnh nếu dùng chung sẽ đưa vi khuẩn gây bệnh vào mắt người lành (lây truyền ở gia đình).
- Ngón tay bẩn: Người bệnh dụi tay lên mắt, dử mắt có vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào và vô tình đưa sang mắt kia hoặc chùi tay lên mắt người khác sẽ làm mắt kia cũng nhiễm bệnh mắt hột (tự lây truyền).
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Bài giảng nhãn khoa
Năm 1907 hai tác giả là Von Prowareck và Halberstaedler đã tìm thấy trong các tế bào biểu mô của người bị bệnh mắt hột có những tập hợp của nhiêu chấm nhỏ gọi là thể PH. Khi nhuộm Giemsa thấy các thể PH nằm sát với nhân, trong nguyên sinh chất của tế bào. Thể PH là tập hợp của nhiều nguyên vi thể ( CI: từ 0,5 đến 1 micron) ở trung tâm của thể PH có những chấm nhỏ hơn ( CE từ 0,23 đến 0,5 micron). Thể PH ( CPH) thường gặp ở những giai đoạn đầu của bệnh mắt hột. Theo Stepanova (1927) CPH(+) ở thời kỳ TrI: 76,21%, TrII: 65%. TrIII: 19%. Từ năm 1907 đến 1930 khi Prowareck và Halberstaedler phát hiện các thể vùi trong tế bào biêu mô của người bị mắt hột, người ta đã giả thieets tác nhân mắt hột là một virus cỡ lớn. Từ năm 1953 đến 1960 các tác giả coi tác nhân mắt hột nằm trong ranh giới giữa virus và vi khuẩn. Tác nhân mắt hột bắt đầu được đặt tên là Chlamydia. Chlamydia mắt hột có những đặc tính giống vi khuẩn và virus.
a. Các đặc tính giống virus:
+ Có sự hình thành các thể vùi trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô
+ Ký sinh bắt buộc vào tế bào (dưới dạng thể vùi CPH), phải dựa vào sự chuyển hóa của tế bào phát triển.
+ Có thể xuyên qua được màng lọc tế bào.
b. Các đặc tính giống vi khuẩn:
+ Sinh sản theo cơ chế phân đôi.
+ Có 2 axít nhân ADN và ARN.
+ Hình thành màng bọc tế bào có axít nuramic.
+ Chịu tác dụng của một số kháng sinh và sulfamid.
Hiện nay Chlamydia trachomatis là tác nhân đậc trưng gây bệnh mắt hột và các bệnh viêm đường tiét niệu, sinh dục ở người, thuộc họ Chlamydiaceae. Vi khuẩn mắt hột thuộc
nhóm vi khuẩn Gram âm.
2. Dịch tễ học bệnh mắt hột
a. Cách lây truyền bệnh mắt hột
Bệnh nhân bị bệnh mắt hột là do tái nhiễm Chlamydia nhiều lần. Bệnh mắt hột lây lan dễ dàng đặc biệt là ở trẻ em.
a.1 Tuổi mắc bệnh: trong các cộng đồng bị mắt hột nặng nhất hầu hết trẻ em đều mắc bệnh ở 1-2 tuổi ( có trẻ 6 tháng đã mắc bệnh). Vì trẻ em chiếm phần lớn trong dân số ở những vùng bị bệnh mắt hột lưu địa nặng nên trẻ em có bệnh mắt hột hoạt tính chính là những ổ lây truyền chủ yếu trong cộng đồng.
a.2 Cách thức lây truyền và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mắt hột
Bệnh mắt hột có thể gây mù hoặc không gây mù hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tác động qua lại của ba yếu tố chính là vật chủ (con người), các yếu tố môi trường và tính gây bệnh của tác nhân Chlamydia trachomatis. Tại những nơi có các điều kiện vệ sinh môi trường tốt, bệnh mắt hột nhẹ, ít lây lan. Bệnh có thể tự khỏi không gây mù loà. Tại những nơi điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém thì bệnh mắt hột lại tiến triển và lây lan mạnh, biến chứng nặng gây mù loà. Những vùng đó gọi là những ổ mắt hột lưu địa và bệnh mắt hột ở đó chính là bệnh mắt hột gây mù.
* Bệnh mắt hột có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các con đường sau:
- Ruồi: Ruồi mang tác nhân gây bệnh có trong dử mắt người bệnh đậu vào mắt người lành và truyền bệnh (lây truyền ở cộng đồng).
- Khăn mặt, đồ vải bẩn: Khăn mặt có dính dử mắt người bệnh nếu dùng chung sẽ đưa vi khuẩn gây bệnh vào mắt người lành (lây truyền ở gia đình).
- Ngón tay bẩn: Người bệnh dụi tay lên mắt, dử mắt có vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào và vô tình đưa sang mắt kia hoặc chùi tay lên mắt người khác sẽ làm mắt kia cũng nhiễm bệnh mắt hột (tự lây truyền).
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm: Bài giảng nhãn khoa