Các thái độ bình thường hay bất thường của con người trước thử thách của cuộc đời (can đảm, hèn nhát; tích cực, tiêu cực...) phần lớn bắt nguồn từ hoàn cảnh, từ giáo dục mà cá nhân thu nhận.
Các bạn hãy tự hỏi, nếu những đứa trẻ ngay từ thuở ấu thơ đã sống cảnh đời bất thường và kéo dài như thế thì tương lai chúng có thể có dũng khí hay ko? Thí dụ như:
- Chúng được cha mẹ bao bọc, che chở mọi mặt và thay chúng quyết định mọi việc (rời cha mẹ chúng làm được việc gì khi thiếu tự tin, ko bản lãnh?).
- Chúng được nuôi dưỡng trong một khung cảnh khô khan, gây ra sự ngã lòng nản chí (một đứa con côi được một người lớn tuổi nuôi dưỡng. Môi trường bất thường làm sao tạo được tâm lý bình thường?)
- Chúng ko tìm được niềm cảm thông với nhưng người xung quanh (như một đứa bé yêu thích cái lý tưởng đẹp đẽ lại gặp bậc cha mẹ chỉ ham giá trị vật chất).
- Chúng có bậc cha mẹ độc tài, độc đoán ép chúng phải theo cái mà họ tin là “khuôn vàng thước ngọc”.
- Những đứa trẻ có người cha (hay người mẹ) tự tin là thông minh xuất chúng và bắt chúng phải chấp nhận điều này (đứa trẻ luôn luôn phải cố gắng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ của cha mẹ. Thường là chúng ko làm nổi và kết quả sẽ ra sao?).
Các bạn chắc cùng một kết luận, gặp hoàn cảnh như trên đứa trẻ sẽ có mặc cảm tự ti. Mặc cảm tự ti sẽ theo chúng suốt đời và là nguyên nhân chính trong sự vấp ngã của chúng trên đường đời.
Có người thường nói đến mặc cảm tự ti về một khuyết điểm nào đó trên thân thể hay hoàn cảnh sống như nhà thơ Hyron với dáng đi lệch. Napoleon với thân hình thấp bé và mặc cảm của Vọi trước cô gái thị thành (Trống mái).
Nhưng sự thực các tật ở thân thể hay cảnh nghèo chỉ là nguyên nhân biểu kiến (bề ngoài) của người mang mặc cảm tự ti.
Nguyên nhân sâu xa vẫn là do môi trường sống thuở ấu thơ của đương sự. Chính những ảnh hưởng của môi trường này đã in dấu vết vào tâm tư đương sự và đương sự có sẵn thứ tình cảm cho rằng mình không bằng ai.
Từ đó đương sự lầm tưởng rằng người đời cười cợt mình vì mình mũi xẹp, trán gồ hay bần hàn (một kẻ không có mặc cảm tự ti chẳng quan tâm đến những khuyết điểm này).
Cần hiểu rõ muốn cho thế hệ sau can đảm ta phải có một lối giáo dục vì tuổi thơ chứ không phải vì bản thân ta, chúng ta hãy nghe một nhà tâm lý phân tích:
Tình cảm tự ti xuất hiện ngay từ những năm đầu của cuộc đời. Chúng hoàn toàn bình thường. Mọi đứa trẻ đều cảm thấy như bị tê liệt và bất lực trước các thế lực xung quanh. Bé thơ, nhỏ và yếu đuối, nó không biết gì về cuộc đời ngoài một cảm giác mơ hồ.
Những vật nó thấy mới to lớn biết bao! Do đó điều đầu tiên là mỗi đứa trẻ tìm cho mình được một sự an toàn. Nó muốn được cảm thông và giúp đỡ... chứ không phải bị đè nén và coi như một đồ vật. Dần dần cá tính của trẻ hình thành, bản ngã của nó xuất hiện. Nó bắt đầu tìm sự an toàn nơi chính mình. Nó thử sức mình và trở thành tự phát.
Giáo dục như vậy phải giúp nó sớm đạt được niềm tin. Một nền giáo dục lý tưởng cần nhanh chóng xóa bỏ tình cảm tự ti và hướng dẫn đứa trẻ đến thái độ xác tín về giá trị bản thân. Cái cốt lõi của chứng thần kinh suy nhược xuất hiện nếu tình cảm tự ti còn đó và tràn ngập nhân cách những năm sau này. Bấy giờ, như một thứ nấm độc, một mặc cảm chín mùi, bóp nghẹt nhân cách thực và điều khiển phần lớn hành động và tư tưởng.
Thực tế khá đen tối: Tất cả những cái gì làm tan vỡ ý chí cá nhân của một đứa trẻ là một yếu tố của chứng suy nhược. Tất cả những gì phá hủy hành vi tự phát cũng thế... Rủi thay, có nhiều nhà giáo dục lại củng cố thứ tình cảm tự ti này...
Một con người theo chủ trương độc đoán đã làm các tình cảm tự ti thêm bền vững ngay cả ở những đứa trẻ có tinh thần khỏe mạnh nhất... một bậc cha mẹ có tình cảm tự ti lại cần con mình luôn ở dưới quyền uy của mình. Người ấy không muốn con mình có đời sống riêng và hồn nhiên mà cần đứa nhỏ yếu đuối mới chế ngự được nó.
Các nhà tâm lý biết được một nguyên nhân chính tạo thành thần kinh suy nhược: sự áp chế của cha mẹ. Trường hợp thường gặp nhất và nguy hiểm nhất là hoàn cảnh một bà mẹ áp chế và cậu con trai.
Vì người mẹ muốn chi phối con nên phải ngăn cản con không để trở nên có cá tính và có nam tính và sự áp chế này thường giấu dưới một biểu hiện đẹp đẽ “giúp con trở nên hoàn hảo”. Rốt cuộc, cả người mẹ lẫn đứa con đều là nạn nhân của một cách giáo dục lầm lẫn.
Những người nhút nhát, khuyết chí hay bi quan... thường là sản phẩm của một nền giáo dục sai lầm mà đương sự được truyền thụ ở thuở thơ ấu. Giáo dục không phải chỉ là cung cấp kiến thức cho đứa trẻ mà còn xây dựng cho nó một tính cách.
Nếu bậc làm cha mẹ đã có cái nhìn việc đời một cách lệch lạc thì làm sao con cái có thái độ nhìn thẳng khó khăn trên đường đời mà đối phó cho được. Một sự can đảm đích thực đòi hỏi một nhãn quan đúng về sự việc. Có thế ta mới đương đầu và vượt nổi khó khăn.
Đối với một con người bình thường, ta có thể dùng lý lẽ thuyết phục họ trong một lúc nào đó họ tỏ ra mất can đảm trước thử thách. Nhưng đối với một người nhút nhát đã là một phần của cá tính thì yếu tố thuần lý không thể loại bỏ được yếu tố tình cảm nghĩa là là dù họ đã chấp nhận nhút nhát là vô lý nhưng họ không thể nào chế phục được nhược điểm này.
Những trường hợp này không những đòi hỏi một sự luyện tập ý chí lâu dài, bền bỉ mà cần có được sự cảm thông với đương sự để tìm ra những nguyên nhân sâu xa đưa tới thái độ thiếu dũng khí đó.
Người thiếu dũng khí, dù cho tuổi đời đã lớn vẫn có những phản ứng ấu trĩ như sợ đi trong bóng đêm, sợ dòng nước chảy xiết, sợ tiếng nổ... và không dễ dàng thích hợp nổi với một hoàn cảnh mới.
Giáo dục có thể sửa chữa, uốn nắn được sai lầm, giáo dục có thể tạo ra cái tốt. Vai trò của nó rất hệ trọng và một thế hệ yêu đời, dấn thân và can đảm vượt khó ngay từ thuở nhỏ đã phải được truyền thụ một nền giáo dục thích ứng không nặng nề, cấm đoán, đe dọa mà nghiêng nhiều về phát huy, hoàn thiện nhân cách.
st
Các bạn hãy tự hỏi, nếu những đứa trẻ ngay từ thuở ấu thơ đã sống cảnh đời bất thường và kéo dài như thế thì tương lai chúng có thể có dũng khí hay ko? Thí dụ như:
- Chúng được cha mẹ bao bọc, che chở mọi mặt và thay chúng quyết định mọi việc (rời cha mẹ chúng làm được việc gì khi thiếu tự tin, ko bản lãnh?).
- Chúng được nuôi dưỡng trong một khung cảnh khô khan, gây ra sự ngã lòng nản chí (một đứa con côi được một người lớn tuổi nuôi dưỡng. Môi trường bất thường làm sao tạo được tâm lý bình thường?)
- Chúng ko tìm được niềm cảm thông với nhưng người xung quanh (như một đứa bé yêu thích cái lý tưởng đẹp đẽ lại gặp bậc cha mẹ chỉ ham giá trị vật chất).
- Chúng có bậc cha mẹ độc tài, độc đoán ép chúng phải theo cái mà họ tin là “khuôn vàng thước ngọc”.
- Những đứa trẻ có người cha (hay người mẹ) tự tin là thông minh xuất chúng và bắt chúng phải chấp nhận điều này (đứa trẻ luôn luôn phải cố gắng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ của cha mẹ. Thường là chúng ko làm nổi và kết quả sẽ ra sao?).
Các bạn chắc cùng một kết luận, gặp hoàn cảnh như trên đứa trẻ sẽ có mặc cảm tự ti. Mặc cảm tự ti sẽ theo chúng suốt đời và là nguyên nhân chính trong sự vấp ngã của chúng trên đường đời.
Có người thường nói đến mặc cảm tự ti về một khuyết điểm nào đó trên thân thể hay hoàn cảnh sống như nhà thơ Hyron với dáng đi lệch. Napoleon với thân hình thấp bé và mặc cảm của Vọi trước cô gái thị thành (Trống mái).
Nhưng sự thực các tật ở thân thể hay cảnh nghèo chỉ là nguyên nhân biểu kiến (bề ngoài) của người mang mặc cảm tự ti.
Nguyên nhân sâu xa vẫn là do môi trường sống thuở ấu thơ của đương sự. Chính những ảnh hưởng của môi trường này đã in dấu vết vào tâm tư đương sự và đương sự có sẵn thứ tình cảm cho rằng mình không bằng ai.
Từ đó đương sự lầm tưởng rằng người đời cười cợt mình vì mình mũi xẹp, trán gồ hay bần hàn (một kẻ không có mặc cảm tự ti chẳng quan tâm đến những khuyết điểm này).
Cần hiểu rõ muốn cho thế hệ sau can đảm ta phải có một lối giáo dục vì tuổi thơ chứ không phải vì bản thân ta, chúng ta hãy nghe một nhà tâm lý phân tích:
Tình cảm tự ti xuất hiện ngay từ những năm đầu của cuộc đời. Chúng hoàn toàn bình thường. Mọi đứa trẻ đều cảm thấy như bị tê liệt và bất lực trước các thế lực xung quanh. Bé thơ, nhỏ và yếu đuối, nó không biết gì về cuộc đời ngoài một cảm giác mơ hồ.
Những vật nó thấy mới to lớn biết bao! Do đó điều đầu tiên là mỗi đứa trẻ tìm cho mình được một sự an toàn. Nó muốn được cảm thông và giúp đỡ... chứ không phải bị đè nén và coi như một đồ vật. Dần dần cá tính của trẻ hình thành, bản ngã của nó xuất hiện. Nó bắt đầu tìm sự an toàn nơi chính mình. Nó thử sức mình và trở thành tự phát.
Giáo dục như vậy phải giúp nó sớm đạt được niềm tin. Một nền giáo dục lý tưởng cần nhanh chóng xóa bỏ tình cảm tự ti và hướng dẫn đứa trẻ đến thái độ xác tín về giá trị bản thân. Cái cốt lõi của chứng thần kinh suy nhược xuất hiện nếu tình cảm tự ti còn đó và tràn ngập nhân cách những năm sau này. Bấy giờ, như một thứ nấm độc, một mặc cảm chín mùi, bóp nghẹt nhân cách thực và điều khiển phần lớn hành động và tư tưởng.
Thực tế khá đen tối: Tất cả những cái gì làm tan vỡ ý chí cá nhân của một đứa trẻ là một yếu tố của chứng suy nhược. Tất cả những gì phá hủy hành vi tự phát cũng thế... Rủi thay, có nhiều nhà giáo dục lại củng cố thứ tình cảm tự ti này...
Một con người theo chủ trương độc đoán đã làm các tình cảm tự ti thêm bền vững ngay cả ở những đứa trẻ có tinh thần khỏe mạnh nhất... một bậc cha mẹ có tình cảm tự ti lại cần con mình luôn ở dưới quyền uy của mình. Người ấy không muốn con mình có đời sống riêng và hồn nhiên mà cần đứa nhỏ yếu đuối mới chế ngự được nó.
Các nhà tâm lý biết được một nguyên nhân chính tạo thành thần kinh suy nhược: sự áp chế của cha mẹ. Trường hợp thường gặp nhất và nguy hiểm nhất là hoàn cảnh một bà mẹ áp chế và cậu con trai.
Vì người mẹ muốn chi phối con nên phải ngăn cản con không để trở nên có cá tính và có nam tính và sự áp chế này thường giấu dưới một biểu hiện đẹp đẽ “giúp con trở nên hoàn hảo”. Rốt cuộc, cả người mẹ lẫn đứa con đều là nạn nhân của một cách giáo dục lầm lẫn.
Những người nhút nhát, khuyết chí hay bi quan... thường là sản phẩm của một nền giáo dục sai lầm mà đương sự được truyền thụ ở thuở thơ ấu. Giáo dục không phải chỉ là cung cấp kiến thức cho đứa trẻ mà còn xây dựng cho nó một tính cách.
Nếu bậc làm cha mẹ đã có cái nhìn việc đời một cách lệch lạc thì làm sao con cái có thái độ nhìn thẳng khó khăn trên đường đời mà đối phó cho được. Một sự can đảm đích thực đòi hỏi một nhãn quan đúng về sự việc. Có thế ta mới đương đầu và vượt nổi khó khăn.
Đối với một con người bình thường, ta có thể dùng lý lẽ thuyết phục họ trong một lúc nào đó họ tỏ ra mất can đảm trước thử thách. Nhưng đối với một người nhút nhát đã là một phần của cá tính thì yếu tố thuần lý không thể loại bỏ được yếu tố tình cảm nghĩa là là dù họ đã chấp nhận nhút nhát là vô lý nhưng họ không thể nào chế phục được nhược điểm này.
Những trường hợp này không những đòi hỏi một sự luyện tập ý chí lâu dài, bền bỉ mà cần có được sự cảm thông với đương sự để tìm ra những nguyên nhân sâu xa đưa tới thái độ thiếu dũng khí đó.
Người thiếu dũng khí, dù cho tuổi đời đã lớn vẫn có những phản ứng ấu trĩ như sợ đi trong bóng đêm, sợ dòng nước chảy xiết, sợ tiếng nổ... và không dễ dàng thích hợp nổi với một hoàn cảnh mới.
Giáo dục có thể sửa chữa, uốn nắn được sai lầm, giáo dục có thể tạo ra cái tốt. Vai trò của nó rất hệ trọng và một thế hệ yêu đời, dấn thân và can đảm vượt khó ngay từ thuở nhỏ đã phải được truyền thụ một nền giáo dục thích ứng không nặng nề, cấm đoán, đe dọa mà nghiêng nhiều về phát huy, hoàn thiện nhân cách.
st