Nguyên nhân hình thành các tiếng địa phương ở Việt Nam

  • Thread starter Thread starter LTM
  • Ngày gửi Ngày gửi

LTM

New member
Xu
0
Xin chào tất cả các nhà chuyên môn!

Chỉ cần đi ra khỏi Hà Nội, cách Hồ Gươm 15-20km đã có thể nghe thấy một thổ ngữ hoàn toàn khác. Sự khác nhau rõ nhất là đối với ba miền Bắc - Trung - Nam. Tại sao xảy ra sự khác nhau về phát âm ngôn ngữ như thế? Nó chịu sự tác động của những hoàn cảnh nào và từ bao giờ?

Rất muốn nghe ý kiến của các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp. Xin hãy làm ơn giải thích.
 
Chào LTM

Câu hỏi của bạn, hiện tại các nhà ngôn ngữ học đang nghiên cứu đó. Theo mình biết thì thầy Nguyễn Văn Huệ ở khoa Việt Nam học đang nghiên cứu vấn đề mà bạn hỏi, ráng chờ một thời gian nữa, khi công trình công bố thì bạn sẽ có câu trả lời chính xác. Vosong chỉ là một cử nhân, cũng từng thắc mắc câu hỏi mà bạn đưa ra nhiều lắm. Vosong cũng tìm hiểu nhiều và hiện cũng chưa có một bài nghiên cứu chính xác về câu hỏi này. Nhưng theo thông tin lượm lặt thì nguyên nhân chung chung là do: sự phân bổ về địa hình, do tiếp xúc với các dân tộc ít người, do cộng cư... Bạn có thể tìm các sách: Nguyễn Kiên Trường (chủ biên), 2005, Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, NXB KHXH; Tiếng Việt trên các miền đất nước - Hoàng Thị Châu, mà đọc. Hiện tại mình tìm chưa ra các sách này.
 
Cảm ơn, vosong, vì được bạn trả lời.
Nếu ngôn ngữ như kết quả cuối cùng, tấm gương phản xạ mọi hoạt động con người, thì, có nghĩa, để nghiên cứu nó, chúng ta cũng đồng thời phải huy động những công cụ khoa học mà con người hoạt động trong đó, đúng không: sinh học, địa lý, nhân chủng học, tâm sinh lý, vật lý..., và, suy cho cùng, triết học.
Chẳng hạn, về sinh học, địa lý: khí hậu khác, chế độ địa chấn địa phương này khác địa phương khác, thành phần khoáng khác, nguồn nước khác, thức ăn chất lượng khác, văn hoá chế biến và ăn thức ăn đó khác... Tất cả những cái đó hiển nhiên và logic, song theo tôi nó đúng về lý thuyết, tính quy luật chung toàn cầu hơn. Bởi, ở Việt Nam, hai làng khác nhau một cách ước lệ, tức thực ra nằm cạnh nhau, song dân hai làng có thể nói bằng hai thổ ngữ khác nhau.
Vậy ở đây chính xác hơn là cái gì có ảnh hưởng tới sự hình thành thổ ngữ đặc thù? Thói quen, sự biệt lập isoliation "xa mặt cách lòng", địa phương chủ nghĩa, tính khắc kỷ của dân châu Á tự ty, ít giao tiếp, và suy cho cùng bảo thủ, thậm chí thiển tuệ weak-mindedness?

Tôi không phải nhà ngôn ngữ, song suy luận của tôi như thế.
Theo bạn, phải thọc gậy nào vào vấn đề này? Tức góc độ tiếp cận khoa học nào?
 
Mình cũng tò mò muốn biết coi tại sao lại xuất hiện những thổ ngữ đó. Nhưng quá nhiều những thuật ngữ khoa học khiến mình hoa mắt, chả kịp hiểu gì.

Lạ thiệt, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 15-20km thôi, ở Thạch Thất, người ta nói bằng thứ tiếng Việt nghe khác hẳn. Mình bật cười khi nghe mấy anh nhại giọng của người dân vùng này: Ba Vi có con bo vang (Ba Vì có con bò vàng) hay ...( Con ra đồng gọi bố về ăn phần, trong phần có giò). Cười vỡ bụng luôn.

Mình hỏi xung quanh thì mấy bà thím hàng xóm bảo: nguyên nhân có sự khác biệt về giọng nói giữa các vùng miền là do đặc điểm riêng của đất và nước của mỗi vùng đó. Mình nghe thế nhưng cũng chả hiểu, chả biết có đúng vậy không. Bạn nào biết rõ hoặc có lời giải đáp dễ hiểu nhất thì gởi lên cho mọi người cùng tham khảo, mở mang cái đầu với :byebye:
 
Trong thời gian chiến tranh bà nội của tôi mua cả một điền trang ở một làng ngoại thành Hà Nội, nơi tôi thậm chí kịp sống một thời gian, nơi tôi rất hay được nghe kể và chứng kiến những chuyện kỳ ngộ đối với chúng tôi, những người thành phố, về đời sống dân quê địa phương, những người nói bằng thứ thổ ngữ nghe rất lạ tai với chúng tôi, có những tên gọi hết sức kỳ quặc, nơi trước khi chúng tôi xuất hiện người dân địa phương không bao giờ trông thấy người Hà Nội bằng xương, bằng thịt, chưa từng bao giờ nghe nói, chứ đừng ăn những món bình dân thành phố, như bún trả, bún nem, phở, miến rong..., chứ đừng nói sơn hào hải vị. Và các anh thử hình dung làng đó nằm ở đâu? Cách nhà chúng tôi ở Hà Nội không quá 10km.

Song 10km hoá ra vẫn là xa đối với những người nông dân sống cả đời mình, rồi hàng thế hệ của họ, trong phạm vi không quá cổng làng và quay trở lại, và ít có nhu cầu đi quá xa khỏi nó. Ở đó có ba làng khác nhau bằng một danh giới ước lệ, tức xát cạnh nhau, song được gọi khác nhau, và mỗi làng nói một thổ ngữ khác nhau.

Một trường hợp phạm vi thu nhỏ hơn nữa, khi lần cuối cùng tôi về Hà Nội và ghé về nhà cũ trong một biệt thự Pháp, nơi còn có người quen biết tôi, song lúc khi dắt xe ra khỏi nhà, bất giác ngoái nhìn lại, tôi bỗng nhận thấy những ánh mắt nhìn lén của họ đứng nghển từ sau những cánh cửa sổ. Kỳ lạ, đúng không? Tại sao không thể ra mặt cởi mở, bắt tay, đón chào tôi? Trong con người Việt càng tý hin bao nhiêu về trọng lượng, lòng tự ái, tự ty, mặc cảm của họ càng tỷ lệ nghịch bấy nhiêu. Người Việt thua cuộc chính ở đây. Nếu nguyên tắc sống của người Anh là: "Ai làm chủ thông tin, người đó lãnh đạo thế giới", thì người Việt, ngược lại, phản xạ lùi sâu vào hang của sự tự khắc kỷ. Văn hóa giao tiếp thấp, tính bặt thiệp xa lạ với kỹ năng sinh hoạt hàng ngày đứng đằng sau "sự xa mặt, cách lòng" của những người hàng xóm. Trong nước đọng ao tù của thói quen cổ hủ, quán tính sống đố kỵ, suy cho cùng thiển tuệ weak-mindedness, chính là nguyên nhân nảy sinh số lượng thổ ngữ lớn như vậy ở Việt Nam.

Các anh nghĩ thế nào về chuyện đó?
Vậy bản chất thổ ngữ, nguyên nhân phát sinh mang tính tâm lý, xã hội học?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top