Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Nguyên nhân, diễn biến phong trào cách mạng 1930- 1931?
Vì sao ở Nghệ Tĩnh phong trào lại lên cao như vậy?
Vì sao ở Nghệ Tĩnh phong trào lại lên cao như vậy?
* Nguyên nhân:
- Do nhân dân ta bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Thêm vào đó tác động của cuộc khủng hoảng KT 1929-1933 làm cho kinh tế NN, CN, TN nước ta suy sụp. Đời sống nhân dân đã khổ lại càng khổ thêm, do vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến ngày càng sâu sắc.
- Đầu 1930 khởi nghĩa Yên Bái thất bại, TD Pháp khủng bố đàn áp dã man lại càng làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc của nhân dân ta.
Trong bối cảnh đó, ĐCS VN ra đời đã tập hợp và lãnh đạo cách mạng, biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng đó là đấu tranh.
Nhận xét: Trong 3 nguyên nhân ấy thì nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào.
* Diễn biến:
Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ 1929 trên khắp đất nước. Đến năm 1930- 1931 phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của Xô Viết – Nghệ Tĩnh.
- 2.1930 cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
- 4.1930 là các cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng…
- Phong trào đấu trnh của nông dân đã diễn ra ở nhiều địa phương như: Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An,, Hà Tĩnh…
- Đặc biệt là ngày 1.5.1930, lần đầu tiên công nhân và các tầng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. (Đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, đòi bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc KN Yên Bái…cuộc đấu tranh được Liên Xô ủng hộ. Chính quyền TD đàn áp, bắn vào đoàn biểu tình làm 7 người chết, 18 gười bị thương, bắt 98 người)
- Từ thành phố đến nông thôn trong cả nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành…các cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn- Chợ Lớn…
- Các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, …
( Các cuộc khởi nghĩa lan rộng trong cả nước. Trong tháng 5 có 21 cuộc đấu tranh ở Bắc kỳ, 21 cuộc ở Trung kỳ, 12 cuộc ởNam kỳ; Trong đó có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc của HS và dân nghèo thành thị.)
- Nghệ Tĩnh là nơi phong trào diễn ra mạnh nhất. Tháng 9.1930 phong trào công – nông đã phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính trị được kết hợp với các khẩu hiệu kinh tế. Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt. Quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
+ 01.9.1930: 20 ngàn nông dân Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị…Pháp nổ súng bắn vào đoàn biểu tình, nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ sổ sách và dinh tri huyện. Bọn hào lý địa phương bỏ chạy, hầu hết các thôn xã thuộc huyện Thanh Chương trong tình trạng không có chính quyền.
+ 05.9 Nhân dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân Thanh Chương…
+ 8-11.9 Khí thế đấu tranh càng sôi sục, hàng chục ngàn nông dân Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc…nổi dậy
+ 12.9.1930 tại Hưng Nguyên hơn 20 ngàn nông dân liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức biểu tình lớn. Đoàn xếp hàng dài hơn 1km kéo về thành phố Vinh, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại để diễn thuyết, chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến gần Vinh con số lên tới 30 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4km. TD Pháp đàn áp dã man, chúng cho máy bay ném bom, dùng súng liên thanh bắn vào đoàn biểu tình làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu, Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn. Sự đàn áp dã man của P không ngăn nổi đoàn biểu tình….
* Kết quả:
- Bộ máy chính quyền của TD Pháp và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã
- Các chính quyền Xô Viết được thành lập.
*Vì sao phong trào ở Nghệ Tĩnh lên cao như vậy?
- Bên cạnh những nét chung của cả nước, Nghệ Tĩnh có những nét riêng:
+ Chịu ách thống trị của ĐQ, PK rất nặng nề.
+ Là vùng đất nghèo, nhân dân Nghệ Tĩnh có truyền thống cách mạng.
+ Cơ sở công nghiệp Vinh, Bến Thuỷ là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở trung kỳ, là điều kiện thuận lợi cho liên minh công – nông.
+ Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng ở đây khá mạnh.
Nhận xét: Đây là phong trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, phong trào nổ ra đều khắp cả nước, rầm rộ lôi cuốn nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động tham gia