• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nguyên lý hoạt động của tên lửa nước?

Tên lửa nước hoạt động theo nguyên tắc chuyển động bằng phẩn lực.Đây là 1 đồ chơi chế tạo đơn giản từ nhừng vật liệu quanh ta nhưng rất lí thú và bổ ích.Hiện nay có rất nhiều trường PT trên cả nước thành lập CLB những người đam mê chê tạo tên lửa nước và hàng năm có những ngày thi bắn tên lửa nước.Trên địa bàn tỉnh Thanh hóa nói chung hoặc Yên Định nới riêng dường như các em HS chưa được biết trò chơi lí thú này.Tôi đưa bài viết này mong rằng với những HS đam mê sáng tạo sẽ ltự mình làm được những tên lửa nước đẹp, bay xa.Và 1 ngày không xa sẽ tổ chức được cuộc thi bắn tên lửa nước trong trường chúng ta.
1. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Đúng ra, phải gọi là “Tên lửa khí nén và nước” mới đúng. Bởi vì, lực đẩy chủ yếu của tên lửa là không khí ta bơm vào, nước chỉ là có tính phụ giúp. Gọi “tên lửa nước” là cách gọi tắt để phân biệt với tên lửa khí nén thuần túy. Lực đẩy khí nén dễ thấy nhất là khi ta thổi căng một quả bóng bay, đột nhiên thả tay ra, quả bóng bay về phía trước vì khí thoát ra phía sau.
2. CẤU TẠO

1./ Cách làm tên lửa nước
2./ Cách làm dàn phóng tên lửa nước

Đầu tiên mình xin giới thiệu về cách làm tên lửa nước:
Đầu tiên là các bạn cần 1 chai nước ngọt loại lớn của Pepsi (vì d = 21 mm, sau nay sẽ dễ trong việc tìm ống nước)

Tiếp sau đó là bạn cần một số dụng cụ khác như: hồ, băng keo trong, keo 2 mặt, kéo, thướt, bút chì, và với 1 tấm bì rất cứng !

Các bạn sẽ tạo ra 4 phần cánh tên lửa, như hình

Sau đó, cắt một hình chữ nhật bằng giấy dài 30cm, cao 28cm để uốn quanh thân tên lửa (mục đính để tạo diện tích phẳng)và dán các cánh vào bằng băng kep 2 mặt (dán ở lớp dưới ) và dán băng keo lên phái trên:



Và cuối cùng chúng ta được 1 cái như vậy:




Khuyết điểm của giấy là dễ bị mền nếu găp nước, cũng với ý tưởng trên các bạn có thể dùng các vật liệu khác như nhựa chẳng hạn :


Tiếp theo là bạn cần là 1 cái dù cho tên lửa để đáp xuống đất an toàn.
Các bạn có thể lấy giấy cắt thành hình nón để làm đầu tên lửa hay dùng 1 đầu chai khác làm cũng đc:






Lưu ý cuối: Nếu các bạn muốn tên lửa khi bay lên cao mà không bị "lạng" thì tốt nhất hãy làm nặng đầu tên lửa bằng cách buột thật chặt 1 cục đất sét

Các bước lắp ráp
Các linh kiện : móc áo kim loại ,van nước ,
ống nước PVC ( đường kính 22mm và 40mm ), các dây rút , van 1 chiều ,chai pepsi....
Lấy 1 ống PVC đường kính 22 mm ( đưa lọt miệng chai pepsi 25mm ) dài 42 cm
Đo 1 đầu ống ,cách 15 cm rồi đánh dấu

Lấy băng keo ống nước quấn lại vị trí đánh dấu trên (quấn vừa vặt với miệng chai pepsi )

Đưa ống PVC trên vào miệng chia pepsi ,thử xem mối nối vừa khít chưa ( để đảm bảo kín hơi ,tạo áp suất )
Rút ống nước ra ,cách vị trí quấn băng khoảng 4cm ,bạn quấn các dây rút như hình
Sau đó đưa ống PVC vô trở lại cho đến khi phần băng vừa kín với miệng chai thì ngừng

Kéo các dây rút lên phủ lấy đầu chai 1 đoạn ( như hình )
Rút ống ra ,cố định lại các dây rút ( bằng súng bắn keo ) như hình

Cắt bỏ phần dây thừa và gia cố theo phần dây vừa dán bằng vài vòng dây rút ( như hình)
Chế tạo chốt kích hoạt (đóng mở khóa )[/LEFT]
-Lấy đoạn ống PVC 40mm .Cắt ra 2 đoạn ,1 đoạn 7cm ,1 đoạn 9cm

-Cưa 1 rãnh dọc theo ống dài 9cm

-Chồng ống dài 9cm ,lên ống dài 7cm

-Luồn ống chồng này vào ống PVC 22mm

Rút ống chồng ra khoan 2 lỗi như hình ( 2 lỗ này ở phía đối của phần dây rút đưa ra )
Cắt cái móc áo kim loại như hình :
Bẻ cong như hình :

Gắn vào 2 lỗ của ống chồng

Tiếp theo ,cắt 1 đoạn nhựa của chai nước ( chai nước ngọt chằng hạn ) ,cắt 2 lỗ tròn trên thân sao cho vừa lọt ống 22mm ,hình :
Rồi gắn vào ống 22mm

Gắn tiếp phần khớp truyền hơi

Chế tạo khớp truyền hơi
Chế tạo khớp truyền hơi : tháo 1 van nước ,tháo phần xoay ra rồi thay vào bằng 1 ống nước nhỏ .Khi đó ,1 đầu của van nước gắn với ống 22mm ,1 đầu mới gắn thêm
(ống nước nhỏ ) nối với nguồn khí nén ,đầu còn lại của van nước được bịt kín ( có khóa vặn đóng mở ) và nối dài xuống .
Tiếp theo ,ta gắn phần ống nối dài với cọc gỗ
Vậy là ta đã lắp ráp xong 1 tên lửa nước[/LEFT]

Bài viết: Tên lửa nước-Vật lý vui

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chỉ cần dùng một số vật dụng đơn giản như chai nhựa, nắp cao su, van bi...và nước, các chuyên gia Nhật Bản đã hướng dẫn học sinh Việt Nam chế tạo và phóng thử những quả tên lửa nước.

Một quả tên lửa nước đã ''nhanh chân'' rời bệ phóng tại Viện Khoa học Công nghệ VN (Ảnh: T.Nam)
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hoạt động này nằm trong khuôn khổ của Hội thảo Giáo dục vũ trụ, diễn ra ngày 4/3 tại Hà Nội, ngày 6/3 tại Huế và ngày 8/3 tại TP.Hồ Chí Minh. Theo bà T.Chiku thuộc Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Nhật Bản, tự làm và phóng tên lửa nước không chỉ nhằm mục đích giải trí mà còn giúp học sinh hiểu thêm và tiếp cận với những công nghệ vũ trụ cơ bản.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Hơn 100 học sinh tham dự Hội thảo vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi được giải thích rằng một con mực ống tự đẩy bản thân bằng cách bơm đầy nước vào cơ thể của nó và phun nước ra phía sau để tiến lên phía trước. Đây chính là nguyên tắc mà các kỹ sư tên lửa sử dụng.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các tên lửa vũ trụ sử dụng những loại nhiên liệu được đốt trong một buồng có hình thù khá giống một cái chai. Cổ tên lửa hướng về phía sau. Nhiên liệu bốc cháy tạo ra một lượng lớn khí và khí này được phun qua cổ của buồng đốt với tốc độ cực cao, đẩy tên lửa bay lên theo hướng đối diện.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giống như mực ống, tên lửa nước sử dụng nước và không khí nén làm tác nhân đẩy, chứ không dùng nhiệt như tên lửa vũ trụ. Vậy làm thế nào để có thể tự tạo được một quả tên lửa nước? Câu trả lời nằm ngay trong mỗi gia đình.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản đã hướng dẫn các em học sinh thu thập vỏ chai nước khoáng hoặc nước ngọt. Sau đó, đục một lỗ ở nắp chai sao cho có thể đút vừa một chiếc van xe bi rồi dùng băng dính hoặc keo gắn chặt nắp chai và van. Cũng có thể thay thế nắp nhựa bằng nắp cao su, giống như nắp cao su dùng bọc chân ghế.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tiếp đến, dùng giấy bìa cứng hoặc miếng cao su mềm để quấn thành hình đầu tên lửa, nhét thêm giấy vụn hoặc đất sét vào trong cho nặng rồi gắn vào đáy chai. Còn cánh đuôi tên lửa, làm bằng giấy hoặc nhựa, được gắn vào cổ chai.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sau đó, đổ nước vào chai (khoảng 1/4 chai), vặn chặt nắp, đặt lên bệ phóng. Cần đặt chai sao cho chai tạo với mặt đất một góc khoảng 45 độ, cổ chai hướng xuống dưới và đáy chai hướng lên phía trên. Cuối cùng, dùng bơm xe đạp thông thường để nâng áp suất trong chai tới 5kg (nếu sử dụng chai nhựa dung tích 1,5lít).[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Không khí nén tạo ra lực ép đối với nước trong chai, làm nước phụt ra ngoài qua van. Nước phụt ra ngoài tạo ra lực đẩy, làm tên lửa bắn vọt lên trời, có thể bay cao 100-200m. Tên lửa bay cao hay thấp tuỳ thuộc vào tỷ lệ thích hợp giữa lượng nước và lượng không khí nén bên trong.
SR nha ! mình không rành về tên lửa lắm, mình search trên google đó!
[/FONT]
[/FONT]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top