chipolata_576
New member
- Xu
- 0
NGUYEN KHUYEN VA TU XUONG
hẹn mình, tủi lây sang thu mà phải mượn tới ông Đào Tiềm đời Tấn. Cũng có thể gọi ba bài thơ thu của ông là tiếng chiêu hồn thu, chiêu hồn nước. Ngồi thưởng thu không chút thư nhàn, đau xót quá, cảm thương nước mất mà sao thu vẫn rưng rưng tìm về, nên nhà thơ không đừng lòng được, đành rơm rớm khóc :" Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe"? Đừng đổ oan cho Nguyễn Khuyến "mắt đỏ hoe" vì say rượu. Mùa thu trong ba bài thơ đẹp đến lạnh ngắt, đẹp đến tột cùng cô đơn, u tịch, phải chăng vì mùa thu chưa chiêu được hồn "hoa năm ngoái", chưa gọi được vía " ngỗng nước nào"...? Cám cảnh thay nỗi " Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được" của nhà thơ, như thể ông là tù binh của cần câu, là tù binh của chính hồn mình đang ở đâu đâu trong trời đất mang mang thiên cổ lụy? Nguyễn Khuyến yêu nước lắm, thương nòi lắm, đau đớn nỗi đời quay quắt lắm, đành giấu kín tình yêu nước vào cảnh thu, ao thu, rượu thu như cá giấu dưới ao bèo. Thi thoảng, ta nghe một tiếng "Cá đâu đớp động dưới chân bèo", như nhà thơ ngầm an ủi mình rằng còn cá tức nhiên còn nước...Vì vậy, Nguyễn Khuyến rút ruột hóa thân vào hồn Thục Đế xưa, thành con cuốc gọi hồn nước nay đến chảy máu cả đêm hè :" Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ " ( Cuốc kêu cảm hứng ). Thương thay cho "Ngỗng nước nào" vẫn không chịu bay đi, còn kêu xé trời cao trong thảng thốt nỗi niềm dù mùa thu đã chết. Con ngỗng vong thân, gãy cánh, đáp xuống trang thơ mà hóa thành con cuốc Việt Nam chiêu hồn nước tới bây giờ. Bài thơ "Cuốc kêu cảm hứng" thật hay, thật đoạn trường, đọc xong muốn khóc. Chúng ta thương và kính trọng Nguyễn Khuyến vô cùng. Ông đã nén cả một nhân cánh lớn, một hồn thơ lớn, một tri thức lớn, một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay.Tinh thần hoài cổ, tinh thần "Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ " len lỏi vào mọi tâm sự, mọi vui buồn, thương giận, nhớ nhung của nhà thơ. Ngay cả khi vịnh ông phỗng đá với ngụ ý diễu mình, nhà thơ vẫn xót xa hỏi :" Non nước đầy vơi có biết không ?"Chính vì nỗi "non nước" khôn nguôi này làm ông tủi hổ, làm như lỗi tại mình mà nước mất nhà tan, nên mượn thơ mà cả thẹn :" Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già / Xuân về ngày loạn càng lơ láo ". Một người tài cao, học rộng, thương xót, nương nhẹ từng cọng cỏ nhành hoa, một nhân cách lớn, khiêm cung tự tại, lại phải đưa mình ra mà diễu, mà tự cười cợt, bông phèng mình thì hẳn là phải đau đớn lắm, khổ tâm lắm :"Mở miệng nói ra gàn bát sách / Mềm môi chén mãi tít cung thang / Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ " hoặc :" Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu / Khi buồn ngâm láo một câu thơ ". Một người thính nhạy như Nguyễn Khuyến từng biết nghe bằng hồn, bằng vía, chán nỗi đời đục mà giữ mình trong, đành ngụ mình, nương mình làm "Anh giả điếc ":" Trong thiên hạ có anh giả điếc / Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây" ...." Sáng một chốc lâu lâu rồi lại điếc". Phải giả mù, giả câm, giả điếc để sống, mà vẫn sống được trong xã hội nhố nhăng nửa thực dân phong kiến thối nát, đảo điên kia, mới thương cho Nguyễn Khuyến phải ra tuồng trong chính thân phận mình:"Mua vui lắm lúc cười cười gượng / Giả dại nhiều khi nói nói bông". Mượn sự điên dại của " Mẹ Mốc" tỏ bày tâm sự, Nguyễn Khuyến như tự xé quần áo tinh thần mình để phơi bày "hình hài gấm vóc" ra mà che mắt thế gian, những mong yên ổn :"Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa / Làm thế để cho qua mắt tục ". Mẹ Mốc ấy là tâm hồn vằng vặc muôn sau của Nguyễn Khuyến, sống trong thế giới của những "** cầu Nôm", "Tiến sĩ giấy", "Hội Tây"...vẫn không chút bợn nhơ :" Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết / Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ "... Nhà thơ vô cùng căm ghét bọn cướp nước và bán nước. Ông dùng tài thơ trào phúng vừa hóm, sâu, vừa cay độc đến tận cùng mà váy hóa lá cờ tam tài của giặc trong tiếng cười thâm thuý :" Ba vuông phất phới cờ bay dọc / Một bức tung hoành váy xắn ngang". Hóa ra cái váy con ** của thời :" Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó" đã được kéo lên thành cờ "ba vuông" phất phới, ngang dọc, làm bình phong che mặt tham quan ô lại đục nước béo cò. Nguyễn Khuyến mang vũ khí trào lộng vạch mặt chúng bằng tiếng cười cay độc :" Có tiền việc ấy mà xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế a ?" Phải sống trong thời " ** mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc " làm sao Nguyễn Khuyến không thẹn thùng, tủi hổ, xót xa cả hồn thơ, đành than trời :" Thử xem trời mãi thế này ư ?". Tìm mùa thu ẩn mình không yên ổn, núp vào mình cũng không xong, nhà thơ đôi khi phải trốn vào giấc mơ mà chơi trò đánh bùn sang ao bản thể, mà lẫn lộn bóng mình với bóng người, lấy hư làm thực bằng một câu thơ tuyệt hay, rất hiện đại :" Bóng người ta nghĩ bóng ta / Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng người"( Bóng đè cô đầu).
Thơ nôm Nguyễn Khuyến hay cả ở thần lẫn ở thái, ở hình lẫn ở thể, ở hồn chữ dân gian, gợi cảm, mới lạ, hiếm thấy ví như :" Quyên đã gọi hè quang quác quác / Gà từng gáy sáng tẻ tè te ...Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe ", " Bán buôn gió chị với trăng dì"...Nguyễn Khuyến quả là thánh chữ khi dùng động từ "thập thò " trong câu thơ thần tình sau :"Một khóm thuỷ tiên dăm bảy cụm / Xanh xanh như sắp thập thò hoa". Câu thơ "sắp thập thò hoa" này mang đặc trưng nhất của phong cách Nguyễn Khuyến. Từ đây, ta có thể thấy thi pháp " thập thò hoa" là thi pháp độc đáo kỳ khu của thơ ông : thập thò giữa tình và cảnh, giữa vật và tâm, âm và điệu, cảm và thức, thập thò giữa thực và hư... kiểu "hoa năm ngoái" và "ngỗng nước nào"... Nguyễn Khuyến mượn cảnh đẹp nông thôn mà yêu nước Việt, một tình yêu buồn thương u uất được thể hiện bằng nghệ thuật trữ tình trào phúng của thơ bậc thầy. Ông chính là ngọn Đọi sơn của thi ca Việt Nam, nơi nhà thơ từng viết: " Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá / Sư cụ nằm chung với khói mây". Không, chính là hồn thơ Nguyễn Khuyến vẫn "nằm chung với khói mây" trên đỉnh trời thi ca dân tộc. Thắp nén hương ngày tết tưởng nhớ lần giỗ thứ 90 của Nguyễn Khuyến, cũng là dịp cho ta đọc lại câu thơ hay nhất của thi hào mà giật mình trước tấm lòng trắc ẩn và tư tưởng sâu sắc của tiền nhân, đã có nhã ý mượn tóc gió mà dối lại cho đời sau câu hỏi nhức nhói khôn cùng của triết học nhân sinh :"Ngọn gió không nhường tóc bạc a ?". Vâng, ngọn gió thời gian, ngọn gió của quy luật muôn đời không nhường tóc bạc thời đại Nguyễn Khuyến đã đành, mà kể cả thời đại chúng ta, nó cũng không biết nhường ai cả, dù là tóc bạc của thi ca, của thiên tài đi chăng nữa.,.
Hồn thơ Tú Xương
Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ. Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa bò.
Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán, tham... cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy.
Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn như được chung khóc cười với tác giả.
hẹn mình, tủi lây sang thu mà phải mượn tới ông Đào Tiềm đời Tấn. Cũng có thể gọi ba bài thơ thu của ông là tiếng chiêu hồn thu, chiêu hồn nước. Ngồi thưởng thu không chút thư nhàn, đau xót quá, cảm thương nước mất mà sao thu vẫn rưng rưng tìm về, nên nhà thơ không đừng lòng được, đành rơm rớm khóc :" Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe"? Đừng đổ oan cho Nguyễn Khuyến "mắt đỏ hoe" vì say rượu. Mùa thu trong ba bài thơ đẹp đến lạnh ngắt, đẹp đến tột cùng cô đơn, u tịch, phải chăng vì mùa thu chưa chiêu được hồn "hoa năm ngoái", chưa gọi được vía " ngỗng nước nào"...? Cám cảnh thay nỗi " Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được" của nhà thơ, như thể ông là tù binh của cần câu, là tù binh của chính hồn mình đang ở đâu đâu trong trời đất mang mang thiên cổ lụy? Nguyễn Khuyến yêu nước lắm, thương nòi lắm, đau đớn nỗi đời quay quắt lắm, đành giấu kín tình yêu nước vào cảnh thu, ao thu, rượu thu như cá giấu dưới ao bèo. Thi thoảng, ta nghe một tiếng "Cá đâu đớp động dưới chân bèo", như nhà thơ ngầm an ủi mình rằng còn cá tức nhiên còn nước...Vì vậy, Nguyễn Khuyến rút ruột hóa thân vào hồn Thục Đế xưa, thành con cuốc gọi hồn nước nay đến chảy máu cả đêm hè :" Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ " ( Cuốc kêu cảm hứng ). Thương thay cho "Ngỗng nước nào" vẫn không chịu bay đi, còn kêu xé trời cao trong thảng thốt nỗi niềm dù mùa thu đã chết. Con ngỗng vong thân, gãy cánh, đáp xuống trang thơ mà hóa thành con cuốc Việt Nam chiêu hồn nước tới bây giờ. Bài thơ "Cuốc kêu cảm hứng" thật hay, thật đoạn trường, đọc xong muốn khóc. Chúng ta thương và kính trọng Nguyễn Khuyến vô cùng. Ông đã nén cả một nhân cánh lớn, một hồn thơ lớn, một tri thức lớn, một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay.Tinh thần hoài cổ, tinh thần "Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ " len lỏi vào mọi tâm sự, mọi vui buồn, thương giận, nhớ nhung của nhà thơ. Ngay cả khi vịnh ông phỗng đá với ngụ ý diễu mình, nhà thơ vẫn xót xa hỏi :" Non nước đầy vơi có biết không ?"Chính vì nỗi "non nước" khôn nguôi này làm ông tủi hổ, làm như lỗi tại mình mà nước mất nhà tan, nên mượn thơ mà cả thẹn :" Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già / Xuân về ngày loạn càng lơ láo ". Một người tài cao, học rộng, thương xót, nương nhẹ từng cọng cỏ nhành hoa, một nhân cách lớn, khiêm cung tự tại, lại phải đưa mình ra mà diễu, mà tự cười cợt, bông phèng mình thì hẳn là phải đau đớn lắm, khổ tâm lắm :"Mở miệng nói ra gàn bát sách / Mềm môi chén mãi tít cung thang / Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ " hoặc :" Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu / Khi buồn ngâm láo một câu thơ ". Một người thính nhạy như Nguyễn Khuyến từng biết nghe bằng hồn, bằng vía, chán nỗi đời đục mà giữ mình trong, đành ngụ mình, nương mình làm "Anh giả điếc ":" Trong thiên hạ có anh giả điếc / Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây" ...." Sáng một chốc lâu lâu rồi lại điếc". Phải giả mù, giả câm, giả điếc để sống, mà vẫn sống được trong xã hội nhố nhăng nửa thực dân phong kiến thối nát, đảo điên kia, mới thương cho Nguyễn Khuyến phải ra tuồng trong chính thân phận mình:"Mua vui lắm lúc cười cười gượng / Giả dại nhiều khi nói nói bông". Mượn sự điên dại của " Mẹ Mốc" tỏ bày tâm sự, Nguyễn Khuyến như tự xé quần áo tinh thần mình để phơi bày "hình hài gấm vóc" ra mà che mắt thế gian, những mong yên ổn :"Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa / Làm thế để cho qua mắt tục ". Mẹ Mốc ấy là tâm hồn vằng vặc muôn sau của Nguyễn Khuyến, sống trong thế giới của những "** cầu Nôm", "Tiến sĩ giấy", "Hội Tây"...vẫn không chút bợn nhơ :" Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết / Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ "... Nhà thơ vô cùng căm ghét bọn cướp nước và bán nước. Ông dùng tài thơ trào phúng vừa hóm, sâu, vừa cay độc đến tận cùng mà váy hóa lá cờ tam tài của giặc trong tiếng cười thâm thuý :" Ba vuông phất phới cờ bay dọc / Một bức tung hoành váy xắn ngang". Hóa ra cái váy con ** của thời :" Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó" đã được kéo lên thành cờ "ba vuông" phất phới, ngang dọc, làm bình phong che mặt tham quan ô lại đục nước béo cò. Nguyễn Khuyến mang vũ khí trào lộng vạch mặt chúng bằng tiếng cười cay độc :" Có tiền việc ấy mà xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế a ?" Phải sống trong thời " ** mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc " làm sao Nguyễn Khuyến không thẹn thùng, tủi hổ, xót xa cả hồn thơ, đành than trời :" Thử xem trời mãi thế này ư ?". Tìm mùa thu ẩn mình không yên ổn, núp vào mình cũng không xong, nhà thơ đôi khi phải trốn vào giấc mơ mà chơi trò đánh bùn sang ao bản thể, mà lẫn lộn bóng mình với bóng người, lấy hư làm thực bằng một câu thơ tuyệt hay, rất hiện đại :" Bóng người ta nghĩ bóng ta / Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng người"( Bóng đè cô đầu).
Thơ nôm Nguyễn Khuyến hay cả ở thần lẫn ở thái, ở hình lẫn ở thể, ở hồn chữ dân gian, gợi cảm, mới lạ, hiếm thấy ví như :" Quyên đã gọi hè quang quác quác / Gà từng gáy sáng tẻ tè te ...Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe ", " Bán buôn gió chị với trăng dì"...Nguyễn Khuyến quả là thánh chữ khi dùng động từ "thập thò " trong câu thơ thần tình sau :"Một khóm thuỷ tiên dăm bảy cụm / Xanh xanh như sắp thập thò hoa". Câu thơ "sắp thập thò hoa" này mang đặc trưng nhất của phong cách Nguyễn Khuyến. Từ đây, ta có thể thấy thi pháp " thập thò hoa" là thi pháp độc đáo kỳ khu của thơ ông : thập thò giữa tình và cảnh, giữa vật và tâm, âm và điệu, cảm và thức, thập thò giữa thực và hư... kiểu "hoa năm ngoái" và "ngỗng nước nào"... Nguyễn Khuyến mượn cảnh đẹp nông thôn mà yêu nước Việt, một tình yêu buồn thương u uất được thể hiện bằng nghệ thuật trữ tình trào phúng của thơ bậc thầy. Ông chính là ngọn Đọi sơn của thi ca Việt Nam, nơi nhà thơ từng viết: " Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá / Sư cụ nằm chung với khói mây". Không, chính là hồn thơ Nguyễn Khuyến vẫn "nằm chung với khói mây" trên đỉnh trời thi ca dân tộc. Thắp nén hương ngày tết tưởng nhớ lần giỗ thứ 90 của Nguyễn Khuyến, cũng là dịp cho ta đọc lại câu thơ hay nhất của thi hào mà giật mình trước tấm lòng trắc ẩn và tư tưởng sâu sắc của tiền nhân, đã có nhã ý mượn tóc gió mà dối lại cho đời sau câu hỏi nhức nhói khôn cùng của triết học nhân sinh :"Ngọn gió không nhường tóc bạc a ?". Vâng, ngọn gió thời gian, ngọn gió của quy luật muôn đời không nhường tóc bạc thời đại Nguyễn Khuyến đã đành, mà kể cả thời đại chúng ta, nó cũng không biết nhường ai cả, dù là tóc bạc của thi ca, của thiên tài đi chăng nữa.,.
Hồn thơ Tú Xương
Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ. Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng rượu sâm banh tối sữa bò.
Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội, lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán, tham... cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy.
Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc mà còn như được chung khóc cười với tác giả.