Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài nghị luận của Phạm Văn Đồng “ Nguyễn Đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”
Nguyễn Đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trên Tạp chí Văn học số 7 – 1963 nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3 – 7 – 1988).
Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác giả đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay; từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, giúp ta càng thêm yêu quý con người và tác phẩm của ông. Bài viết ra đời cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng.
Văn bản gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn:
-Phần 1: Từ đầu đến “khôn lường thực hư”, nói về con người và quan niệm văn chương của nguyễn Đình Chiều.
-Phần 2: Từ “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu” đến “hai vai nặng nề” nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
-Phần 3: Phần còn lại, nói về Truyện thơ Lục Vân Tiên.
Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với logic nội dung bài viết. Lưu ý ở đây, tác giả nói về thơ văn yêu nước của nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến truyện Nôm Lục Vân Tiên. Phải chăng tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nuwocs của Đồ Chiểu?
Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một khái niệm có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhhinf về nhà thơ yêu nước này.
Đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của nhà thơ nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không trau chuốt, óng mượt mà chân chất, phác thực, có chỗ tưởng như thô kệch, nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý đối với nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng”. (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này đáng quý lắm, và càng đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.
Vì vậy vẻ đẹp của văn chương “thô mà tinh” ấy khiến “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”. Lâu nay, chúng ta đã quen nhìn loại văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường…nên thật khó cảm nhận được tính ý sâu sắc xa, thấy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ Đồ Chiểu. Vì vậy, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu, phải chăm chú nhìn bằng cái nhìn khoa học đúng đắn mới khám phá được vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
-Ý nghĩa phương pháp trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Điều chỉnh cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
Một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân vì nước, theo lý tưởng “Kiến nghĩa vất vi vô dõng dã!”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp đó là một quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!” Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và ông đã làm đúng thiên chức đó.
-Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại trong tâm trí cảu chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc, những bài điếu, tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp…Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân – nghĩa sỹ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù…
Nói đến truyện thơ Lục Vân Tiên – Phạm Văn Đồng xem như là một bài ca hào hùng mà tha thiết về lý tưởng đạo đức của tác giả - cũng là lý tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hớn Minh…Bằng cách nhìn mới mẻ và đứng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật vốn có của tác phẩm.
-Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị của văn chương Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có không ít người, còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na…
Hãy sáng tỏ hơn nữa trong thời đại ngày nay để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước lớn miền Nam từng có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.
Bài văn nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ mà còn xúc động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc, khiến người đọc còn nhớ mãi.
(Lược trích “Giúp em tự học Ngữ văn lớp 12” – Nguyễn Xuân Lạc chủ biên)
Bài tham khảo:
Nguyễn Đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trên Tạp chí Văn học số 7 – 1963 nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3 – 7 – 1988).
Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác giả đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay; từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, giúp ta càng thêm yêu quý con người và tác phẩm của ông. Bài viết ra đời cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng.
Văn bản gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn:
-Phần 1: Từ đầu đến “khôn lường thực hư”, nói về con người và quan niệm văn chương của nguyễn Đình Chiều.
-Phần 2: Từ “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu” đến “hai vai nặng nề” nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
-Phần 3: Phần còn lại, nói về Truyện thơ Lục Vân Tiên.
Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với logic nội dung bài viết. Lưu ý ở đây, tác giả nói về thơ văn yêu nước của nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến truyện Nôm Lục Vân Tiên. Phải chăng tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nuwocs của Đồ Chiểu?
Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một khái niệm có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhhinf về nhà thơ yêu nước này.
Đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của nhà thơ nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không trau chuốt, óng mượt mà chân chất, phác thực, có chỗ tưởng như thô kệch, nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý đối với nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng”. (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này đáng quý lắm, và càng đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.
Vì vậy vẻ đẹp của văn chương “thô mà tinh” ấy khiến “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”. Lâu nay, chúng ta đã quen nhìn loại văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường…nên thật khó cảm nhận được tính ý sâu sắc xa, thấy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ Đồ Chiểu. Vì vậy, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu, phải chăm chú nhìn bằng cái nhìn khoa học đúng đắn mới khám phá được vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
-Ý nghĩa phương pháp trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Điều chỉnh cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.
Một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân vì nước, theo lý tưởng “Kiến nghĩa vất vi vô dõng dã!”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp đó là một quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà!” Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và ông đã làm đúng thiên chức đó.
-Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại trong tâm trí cảu chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc, những bài điếu, tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp…Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân – nghĩa sỹ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù…
Nói đến truyện thơ Lục Vân Tiên – Phạm Văn Đồng xem như là một bài ca hào hùng mà tha thiết về lý tưởng đạo đức của tác giả - cũng là lý tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hớn Minh…Bằng cách nhìn mới mẻ và đứng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật vốn có của tác phẩm.
-Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị của văn chương Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có không ít người, còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na…
Hãy sáng tỏ hơn nữa trong thời đại ngày nay để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước lớn miền Nam từng có ảnh hưởng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.
Bài văn nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ mà còn xúc động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc, khiến người đọc còn nhớ mãi.
(Lược trích “Giúp em tự học Ngữ văn lớp 12” – Nguyễn Xuân Lạc chủ biên)