Những mối tình tha thiết nhất trong tâm hồn, Nguyễn Bính thường dành cho những người đàn bà không quen. Mối cảm thông của Nguyễn Bính với những người phụ nữ mệnh yểu, bị tình phụ, ngoài tâm sự của chính mình, còn là sự giao cảm của nhà thơ với định mệnh, với cái chết, tương tự như mối linh cảm giữa Kiều và Đạm Tiên.
Nguyễn Bính xuất hiện lần đầu trên văn đàn năm 1936 với bài Mưa xuân. Trong Mưa xuân, đã thấy xuất hiện hai yếu tố chính trong thơ Nguyễn Bính : thơ ngâm và thơ thoại, nhờ hai yếu tố này mà thơ Nguyễn Bính sớm đi vào lòng người. Bài Mưa xuân, kể chuyện một cô gái quê đợi gánh hát chèo về làng hát trong dịp tết, để gặp người yêu.
Thời ấy, làm thơ về cảnh sống thôn quê là thường, hầu như nhà thơ nào cũng viết dăm ba “bức tranh quê”, nhiều bài trở thành bài học thuộc lòng cho học sinh tiểu học như thơ của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Tế Hanh, Bàng Bá Lân... , những câu dễ đọc, dễ nhớ :
Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi (Bàng Bá Lân)
Thơ Nguyễn Bính cũng dễ đọc, dễ hiểu, nhưng không thể trở thành bài học thuộc lòng cho trẻ nhỏ, bởi nó còn có tình, nó đi ra ngoài quỹ đạo hồn nhiên của những bức tranh quê cùng thời. Dù với giọng vui, thơ Nguyễn Bính luôn luôn chở cái bi đát của số phận. Tính chất bi đát trong thơ Nguyễn Bính, gắn bó với hai chữ bạc mệnh, tiềm ẩn ngay trong những câu thơ tưởng như vô tư nhất, trong bài Mưa xuân:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa (Mưa xuân)
Đây là lời người con gái tự giới thiệu mình: nàng ví nàng như cây lụa trắng mà mẹ chưa đem bán. Nếu nói thơ Nguyễn Bính có chất ca dao, thì quyết không phải là ở những yếu tố ngoài da như thôn Đông, thôn Đoài; mà ở đây, gói trọn trong câu “mẹ già chưa bán chợ đàng xa” đã có chất ca dao (thân em như tấm lụa đào, nắng mưa giữa chợ biết vào tay ai) và nhờ chữ bán, nó còn có chất Nguyễn Du (rẽ ra cho thiếp bán mình chuộc cha) nữa.
Vậy ngay trong những câu thơ “khai bút”, ở tuổi 18, Nguyễn Bính đã nhìn thấy số phận bán mình của người phụ nữ, có thể coi như ảnh hưởng Kiều và ca dao giao thoa, trong tư tưởng. Người con gái quê trong bài thơ Mưa xuân ấy, rất mới, nàng đợi người tình trong đêm hát, lòng say đắm:
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em (Mưa xuân)
Hai câu tuyệt bút: Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh / Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em chứng minh một ngòi bút thiên tài vừa chớm nở.
Nhưng gã trai lỗi hẹn:
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo:“Mùa xuân đã cạn ngày” (Mưa xuân)
Người tình không đến, hội làng đã hết, mưa xuân đã ngại bay, và hoa xoan đã nát dưới chân giày, một câu thơ tuyệt vời nữa. Tất cả chấm dứt bằng lời mẹ “xuân đã cạn ngày” như một tàn lụi : xuân đã chết. Thơ xuân của Nguyễn Bính, ngay trong buổi đầu đời, đã gắn bó với bất hạnh, đớn đau, tuyệt vọng, tàn lụi. Sự bạc bẽo của người tình, ngay trong mùa xuân, trở thành vết thương trong thi ca Nguyễn Bính :
Nhưng rồi người khách tình, xuân ấy
Đi biệt không về với... bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông (Cô lái đò)
Đó chính là cái khác biệt sâu xa giữa thơ “quê mùa” của Nguyễn Bính với những “bức tranh quê” cùng thời: tranh của các nhà thơ khác chỉ là những bức tả cảnh, vui tươi, nhộn nhịp cảnh chợ, cảnh làng, cho học trò học. Nguyễn Bính lấy cảnh quê làm nền, để nói lên cái bi kịch của con người khuất sau, luôn luôn là bi kịch của người phụ nữ bị bỏ rơi, bị phản bội, bi kịch của người bạc mệnh. Nếu chiếu vào thân phận Nguyễn Bính, thì người bạc mệnh ấy chính là Nguyễn Bính.
*
Ra đời được ba tháng thì mẹ mất, không được học trường, học ở nhà với cha và cậu. 13 tuổi làm thơ. 15 tuổi lang thang lên Hà Nội “lập thân”, làm nghề bán báo. 18 tuổi (1936) có thơ đăng báo. 19 tuổi (1937) được giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn. 20 tuổi (1938) trở thành một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời ấy... Nhưng chìm trong Nguyễn Bính, vẫn có một mặc cảm sâu xa về bản thân, không mẹ, không được học “đến nơi đên chốn”:
Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm giời đầy làm thơ (Nhà tôi).
Và cái mặc cảm ấy, người đời đã “dạy” cho Nguyễn Bính. Dạy bằng nhiều cách. Dạy suốt cuộc đời.
Nữ sĩ Mộng Tuyết kể lại khi Nguyễn Bính đến tá túc nhà ông bà ở Hà Tiên (tuy bà viết là năm 1944, nhưng có lẽ đây là năm 41 hoặc 42) : “Người khách thâm thấp. Phong trần hiện trên mớ tóc đen rậm, rối bồng, dài tới mang tai. Bộ âu phục cũ nhầu nát làm cho người tăng thêm phần tiều tụy (...) Trong khi nghe anh Đông Hồ và tôi bàn chuyện Tam Quốc Chí, Bính không góp chuyện được, vì Bính chưa từng đọc Tam Quốc bao giờ. Bính thấy xấu hổ, cũng như đã xấu hổ vì chưa biết đi xe đạp. Càng xấu hổ, khi thấy tôi và Đông Hồ tỏ vẻ ngạc nhiên vì sao mà Nguyễn Bính lại có thể chưa đọc Tam Quốc Chí. Thế rồi, Bính về tìm trong Vạn Vạn Quyển Lầu, đọc ngấu nghiến, suốt mấy đêm liền, hết bộ truyện” (trích Để nhớ Nguyễn Bính những ngày ghé bến Hà Tiên, Văn số 60, ra ngày 15/6/66 tại Sài Gòn, trang 52 và 55).
Nữ sĩ Anh Thơ, ghi lại trong hồi ký, mối tình của bà với B, “người trong mộng, người lý tưởng, người tôi yêu bằng cả trái tim thơ tha thiết”, hai người đã “tha thiết yêu nhau” qua thư từ. Và bà kể lại về lần gặp mặt : “Tôi nhớ lại cảnh Kim Trọng “lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng” gặp Thuý Kiều. Chàng là một thi sĩ thủ đô, hẳn là hết sức trang nhã, biết mọi kiểu cách lịch sự để quý yêu tôi... Bỗng từ quán nước đầu cầu sông Thương, một anh chàng thân hình lùn ngắn, cái đầu hơi to, sù lên những tóc, tay vất vội chiếc điếu cày đang hút dở, xông lại trước mắt tôi, nhe hai hàm răng đen cáu nhựa thuốc, cười sát mặt tôi...” (Từ bến sông Thương, nxb Văn học 1986, trang 101). Rồi bà giải thích sự tan vỡ này bằng cử chỉ sàm sỡ của Nguyễn Bính “một cái hôn bất ngờ chộp lên má tôi”, khiến bà phải “thất thanh” gọi anh bà, bà là “con nhà nề nếp” thì “không thể nào yêu được B, nên B luôn luôn bị thất vọng, từ cô này tới cô khác, và phải tìm quên ở tiệm hút, lầu xanh” (sđd, trang 103).
Đấy là nhận xét của hai nữ sĩ. Đến nhà phê bình Hoài Thanh và nhà thơ Xuân Diệu, thì sự phê chuẩn có tính chất khác hẳn.
Bài Chân quê của Nguyễn Bính có câu : Hôm qua cô đi tỉnh về /Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều, để trách người con gái quê ra tỉnh học đòi theo mốt thị thành. Nhưng nhà phê bình Hoài Thanh lại vận hai câu thơ đó vào thân Nguyễn Bính để khen mà trách Nguyễn Bính nhà quê, nhưng hình như có hơi ngụ ý thiếu học nữa. Hoài Thanh thích thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ “có học”, lại tỉnh thành, có những câu thơ rất Tây, y như dịch từ tiếng Pháp : Yêu là chết ở trong lòng một ít, hay Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ, hoặc : Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Đặc biệt câu Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi được nhiều người ưa chuộng, Anh Thơ thuộc lòng. Nhưng chắc chắn là nhờ nhà phê bình Hoài Thanh hết lời ca ngợi như một hồn thơ “say đắm tình yêu” mà Xuân Diệu trở thành nhà thơ số một của tình yêu.
Thật ra, thơ tình của Xuân Diệu hời hợt, vì ông là người đồng tính, không thể yêu con gái. André Gide đã viết được những trang về tình trai, kín đáo, tế nhị, thơ mộng và đớn đau làm rung động trái tim bao nhiêu người đọc nam cũng như nữ trên trái đất. Nhưng xã hội Pháp không giống xã hội Việt Nam, Xuân Diệu dù có muốn cũng không thể viết về tình trai được. Ông chỉ có một thơ bài tên là “Tình trai” với câu “Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine” không có gì đặc biệt. Thơ Xuân Diệu hay ở chỗ khác : tình trai của ông đã hoá thân trong mối Giao cảm mà Baudelaire gọi là Correspondance giữa cỏ cây, hoa lá, đất trời. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi viết về Xuân Diệu.
Dĩ nhiên Hoài Thanh có quyền sai lầm về Xuân Diệu và Nguyễn Bính, nhưng cái đáng trách là sau này, người ta cứ sao chép lại cái sai lầm của Hoài Thanh, trong hầu hết những bài nhận định và phê bình văn học. Về Xuân Diệu, điều đáng ngại nhất, là trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, ông đã thực sự trở thành bồi bút, viết bài mạ lỵ Lê Đạt, tố cáo Văn Cao và riêng đối với Nguyễn Bính rất tàn tệ.
Lại Nguyên Ân, trong bài nghiên cứu mới, tựa đề:“Xuân Diệu trong những năm 1954-58”, cho biết: “Tác phẩm mới (1969-1976) mà Xuân Diệu là một trong số vài ba nhân vật chủ chốt cầm lái, đã hầu như không nhắc gì đến Nguyễn Bính, đã làm như không hề có Nguyễn Bính trong nền thơ Việt thế kỷ XX (...) Phải nhờ có dư luận văn nghệ miền Nam nhắc nhở, tên tuổi Nguyễn Bính mới được sống lại với công chúng miền Bắc từ 1986”.
Nguyễn Bính xuất hiện lần đầu trên văn đàn năm 1936 với bài Mưa xuân. Trong Mưa xuân, đã thấy xuất hiện hai yếu tố chính trong thơ Nguyễn Bính : thơ ngâm và thơ thoại, nhờ hai yếu tố này mà thơ Nguyễn Bính sớm đi vào lòng người. Bài Mưa xuân, kể chuyện một cô gái quê đợi gánh hát chèo về làng hát trong dịp tết, để gặp người yêu.
Thời ấy, làm thơ về cảnh sống thôn quê là thường, hầu như nhà thơ nào cũng viết dăm ba “bức tranh quê”, nhiều bài trở thành bài học thuộc lòng cho học sinh tiểu học như thơ của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Tế Hanh, Bàng Bá Lân... , những câu dễ đọc, dễ nhớ :
Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi (Bàng Bá Lân)
Thơ Nguyễn Bính cũng dễ đọc, dễ hiểu, nhưng không thể trở thành bài học thuộc lòng cho trẻ nhỏ, bởi nó còn có tình, nó đi ra ngoài quỹ đạo hồn nhiên của những bức tranh quê cùng thời. Dù với giọng vui, thơ Nguyễn Bính luôn luôn chở cái bi đát của số phận. Tính chất bi đát trong thơ Nguyễn Bính, gắn bó với hai chữ bạc mệnh, tiềm ẩn ngay trong những câu thơ tưởng như vô tư nhất, trong bài Mưa xuân:
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa (Mưa xuân)
Đây là lời người con gái tự giới thiệu mình: nàng ví nàng như cây lụa trắng mà mẹ chưa đem bán. Nếu nói thơ Nguyễn Bính có chất ca dao, thì quyết không phải là ở những yếu tố ngoài da như thôn Đông, thôn Đoài; mà ở đây, gói trọn trong câu “mẹ già chưa bán chợ đàng xa” đã có chất ca dao (thân em như tấm lụa đào, nắng mưa giữa chợ biết vào tay ai) và nhờ chữ bán, nó còn có chất Nguyễn Du (rẽ ra cho thiếp bán mình chuộc cha) nữa.
Vậy ngay trong những câu thơ “khai bút”, ở tuổi 18, Nguyễn Bính đã nhìn thấy số phận bán mình của người phụ nữ, có thể coi như ảnh hưởng Kiều và ca dao giao thoa, trong tư tưởng. Người con gái quê trong bài thơ Mưa xuân ấy, rất mới, nàng đợi người tình trong đêm hát, lòng say đắm:
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em (Mưa xuân)
Hai câu tuyệt bút: Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh / Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em chứng minh một ngòi bút thiên tài vừa chớm nở.
Nhưng gã trai lỗi hẹn:
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo:“Mùa xuân đã cạn ngày” (Mưa xuân)
Người tình không đến, hội làng đã hết, mưa xuân đã ngại bay, và hoa xoan đã nát dưới chân giày, một câu thơ tuyệt vời nữa. Tất cả chấm dứt bằng lời mẹ “xuân đã cạn ngày” như một tàn lụi : xuân đã chết. Thơ xuân của Nguyễn Bính, ngay trong buổi đầu đời, đã gắn bó với bất hạnh, đớn đau, tuyệt vọng, tàn lụi. Sự bạc bẽo của người tình, ngay trong mùa xuân, trở thành vết thương trong thi ca Nguyễn Bính :
Nhưng rồi người khách tình, xuân ấy
Đi biệt không về với... bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông (Cô lái đò)
Đó chính là cái khác biệt sâu xa giữa thơ “quê mùa” của Nguyễn Bính với những “bức tranh quê” cùng thời: tranh của các nhà thơ khác chỉ là những bức tả cảnh, vui tươi, nhộn nhịp cảnh chợ, cảnh làng, cho học trò học. Nguyễn Bính lấy cảnh quê làm nền, để nói lên cái bi kịch của con người khuất sau, luôn luôn là bi kịch của người phụ nữ bị bỏ rơi, bị phản bội, bi kịch của người bạc mệnh. Nếu chiếu vào thân phận Nguyễn Bính, thì người bạc mệnh ấy chính là Nguyễn Bính.
*
Ra đời được ba tháng thì mẹ mất, không được học trường, học ở nhà với cha và cậu. 13 tuổi làm thơ. 15 tuổi lang thang lên Hà Nội “lập thân”, làm nghề bán báo. 18 tuổi (1936) có thơ đăng báo. 19 tuổi (1937) được giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn. 20 tuổi (1938) trở thành một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời ấy... Nhưng chìm trong Nguyễn Bính, vẫn có một mặc cảm sâu xa về bản thân, không mẹ, không được học “đến nơi đên chốn”:
Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm giời đầy làm thơ (Nhà tôi).
Và cái mặc cảm ấy, người đời đã “dạy” cho Nguyễn Bính. Dạy bằng nhiều cách. Dạy suốt cuộc đời.
Nữ sĩ Mộng Tuyết kể lại khi Nguyễn Bính đến tá túc nhà ông bà ở Hà Tiên (tuy bà viết là năm 1944, nhưng có lẽ đây là năm 41 hoặc 42) : “Người khách thâm thấp. Phong trần hiện trên mớ tóc đen rậm, rối bồng, dài tới mang tai. Bộ âu phục cũ nhầu nát làm cho người tăng thêm phần tiều tụy (...) Trong khi nghe anh Đông Hồ và tôi bàn chuyện Tam Quốc Chí, Bính không góp chuyện được, vì Bính chưa từng đọc Tam Quốc bao giờ. Bính thấy xấu hổ, cũng như đã xấu hổ vì chưa biết đi xe đạp. Càng xấu hổ, khi thấy tôi và Đông Hồ tỏ vẻ ngạc nhiên vì sao mà Nguyễn Bính lại có thể chưa đọc Tam Quốc Chí. Thế rồi, Bính về tìm trong Vạn Vạn Quyển Lầu, đọc ngấu nghiến, suốt mấy đêm liền, hết bộ truyện” (trích Để nhớ Nguyễn Bính những ngày ghé bến Hà Tiên, Văn số 60, ra ngày 15/6/66 tại Sài Gòn, trang 52 và 55).
Nữ sĩ Anh Thơ, ghi lại trong hồi ký, mối tình của bà với B, “người trong mộng, người lý tưởng, người tôi yêu bằng cả trái tim thơ tha thiết”, hai người đã “tha thiết yêu nhau” qua thư từ. Và bà kể lại về lần gặp mặt : “Tôi nhớ lại cảnh Kim Trọng “lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng” gặp Thuý Kiều. Chàng là một thi sĩ thủ đô, hẳn là hết sức trang nhã, biết mọi kiểu cách lịch sự để quý yêu tôi... Bỗng từ quán nước đầu cầu sông Thương, một anh chàng thân hình lùn ngắn, cái đầu hơi to, sù lên những tóc, tay vất vội chiếc điếu cày đang hút dở, xông lại trước mắt tôi, nhe hai hàm răng đen cáu nhựa thuốc, cười sát mặt tôi...” (Từ bến sông Thương, nxb Văn học 1986, trang 101). Rồi bà giải thích sự tan vỡ này bằng cử chỉ sàm sỡ của Nguyễn Bính “một cái hôn bất ngờ chộp lên má tôi”, khiến bà phải “thất thanh” gọi anh bà, bà là “con nhà nề nếp” thì “không thể nào yêu được B, nên B luôn luôn bị thất vọng, từ cô này tới cô khác, và phải tìm quên ở tiệm hút, lầu xanh” (sđd, trang 103).
Đấy là nhận xét của hai nữ sĩ. Đến nhà phê bình Hoài Thanh và nhà thơ Xuân Diệu, thì sự phê chuẩn có tính chất khác hẳn.
Bài Chân quê của Nguyễn Bính có câu : Hôm qua cô đi tỉnh về /Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều, để trách người con gái quê ra tỉnh học đòi theo mốt thị thành. Nhưng nhà phê bình Hoài Thanh lại vận hai câu thơ đó vào thân Nguyễn Bính để khen mà trách Nguyễn Bính nhà quê, nhưng hình như có hơi ngụ ý thiếu học nữa. Hoài Thanh thích thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ “có học”, lại tỉnh thành, có những câu thơ rất Tây, y như dịch từ tiếng Pháp : Yêu là chết ở trong lòng một ít, hay Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ, hoặc : Hãy sát đôi đầu ! Hãy kề đôi ngực ! Đặc biệt câu Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi được nhiều người ưa chuộng, Anh Thơ thuộc lòng. Nhưng chắc chắn là nhờ nhà phê bình Hoài Thanh hết lời ca ngợi như một hồn thơ “say đắm tình yêu” mà Xuân Diệu trở thành nhà thơ số một của tình yêu.
Thật ra, thơ tình của Xuân Diệu hời hợt, vì ông là người đồng tính, không thể yêu con gái. André Gide đã viết được những trang về tình trai, kín đáo, tế nhị, thơ mộng và đớn đau làm rung động trái tim bao nhiêu người đọc nam cũng như nữ trên trái đất. Nhưng xã hội Pháp không giống xã hội Việt Nam, Xuân Diệu dù có muốn cũng không thể viết về tình trai được. Ông chỉ có một thơ bài tên là “Tình trai” với câu “Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine” không có gì đặc biệt. Thơ Xuân Diệu hay ở chỗ khác : tình trai của ông đã hoá thân trong mối Giao cảm mà Baudelaire gọi là Correspondance giữa cỏ cây, hoa lá, đất trời. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi viết về Xuân Diệu.
Dĩ nhiên Hoài Thanh có quyền sai lầm về Xuân Diệu và Nguyễn Bính, nhưng cái đáng trách là sau này, người ta cứ sao chép lại cái sai lầm của Hoài Thanh, trong hầu hết những bài nhận định và phê bình văn học. Về Xuân Diệu, điều đáng ngại nhất, là trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, ông đã thực sự trở thành bồi bút, viết bài mạ lỵ Lê Đạt, tố cáo Văn Cao và riêng đối với Nguyễn Bính rất tàn tệ.
Lại Nguyên Ân, trong bài nghiên cứu mới, tựa đề:“Xuân Diệu trong những năm 1954-58”, cho biết: “Tác phẩm mới (1969-1976) mà Xuân Diệu là một trong số vài ba nhân vật chủ chốt cầm lái, đã hầu như không nhắc gì đến Nguyễn Bính, đã làm như không hề có Nguyễn Bính trong nền thơ Việt thế kỷ XX (...) Phải nhờ có dư luận văn nghệ miền Nam nhắc nhở, tên tuổi Nguyễn Bính mới được sống lại với công chúng miền Bắc từ 1986”.