• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về “ mối quan

ngan trang

New member
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH ĐÃ VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ “ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VỚI CÁCH MẠNG VÔ SẢN CHÍNH QUỐC''

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bước vào cuộc đời hoạt động chính trị là lúc mà vấn đề dân tộc và thuộc địa trở nên cấp thiết nhất. Các dân tộc thuộc địa đã chiếm tới 70% dân số thế giới.

từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới thứ hai và những thập kỉ sau đó,vấn đề dân tộc và tuộc địa là vấn đề trung tâm của thời đại. Bản thân Hồ Chí Minh ra đi hoạt động chính trị từ một nước thộc địa, vì vậy Người không chỉ am hiểu vấn đê một cách sâu sắc, mà còn dồn cả trí lực cho hoạt động này. Trong số các chính trị gia ở châu Á, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ nghiên cứu chủ nghĩa thực dân sâu sắc nhất.

Nếu như C.Mác, Ph.Ăngghen đã đề cập đến vấn đề dân tộc tư sửan, dân tộc ở các nước phương tây, ở châu Âu. V.I.Lênin tiếp tục đề cập đến vấn đề dân tộc – thuộc địa, song chưa có nhiều điều kiện thực tiễn giải quyết. Sau khi V.I.Lênin từ trần thì vấn đề dân tộc bị bỏ ngõ. Tuy nhiên đến thời đại của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì vấn đề dân tộc và thuộc địa lại được đề cập đến và trở thành vấn đề trung tâm của thời đại. Trong vấn đề dân tộc thuộc địa Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa từ C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin nhưng trong thời đại mới, Người đã có sự vận dụng sáng tạo vấn đề này, trong đó người đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa C.Mác – Lênin về “mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản chính quốc”.

Nếu C.Mác, Ph.Ăngghen tập trung vào nghiên cứu nhiều chủ nghĩa tư bản thơi bấy giờ - chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và nghiên cứu mâu thuẫn chủ yếu trong thời đại đó – mau thuẫn giữa giai cấp vô sản trong xã hội tư bản; và V.I.Lênin dựa trên thưcvj tiễn phát triển không đồng đều của CNĐQ, kế thừ luận điểm của C.Mác để cho rằng, cách mạng vô sản có thể thắng lợi trong một số nước, thậm chí ở một số nước tư bản mà ở đó có nền kinh tế phát triển trung bình và vai trò to lớn của thuộc địa làm cho cách mạng châu Á có thể dội ngược lại châu Âu, thì Hồ Chí Minh có những luận điểm sáng tạo do thực tiễn mới đặt ra.

Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu sâu sác phong trào giải phóng dân tộc, vừa là chiến sĩ trực tiếp hoạt động vì sựu nghiệp giải phóng dân tộc, nên người sớm có quan điểm đúng đắn, sáng tạo về tình hình thuộc địa, nhất là quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc.

Từ sự phân tích “ tát cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở xứ thuộc địa”, Hồ Chí Minh xác định tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng vô sản, đối với chủ nghĩa đế quốc. Thống nhất với quan điểm của Lênin ầê vai trò của cách mạng thộc địa, tính tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã bổ sung vào lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin hai quan điểm quan trọng.

Quan điểm thứ nhất: bằng lí luận và thực tiễn, Người đã khẳng định “ Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi bám vào giai câpó vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cách cả hai vòi. nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì caic vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của chủ nghĩa vô sản, con vật kia sẽ tiếp tục sống,cái vòi bị cắt kia lại tiếp tục sẽ mọc ra”.

người lạiví cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc như hai cái cánh của một con chim phải phối hợp nhịp nhàng. Nhận thúc rõ điều này, Hồ Chí Minh đã cảnh báo với vô sản chính quốc và nhân dân thuộc địa về âm mưu của CNĐQ trong việc dùng công nhân các nước thuộc địa đối với cách mạng vô sản, đối với chủ nghĩa đế quốc đánh nhau, dùng vô sản da trắng chinh phục vô sản thuộc địa, tung những người vô sản thuộc địa này đi đánh những người vô sản ở các nước thuộc địa khác, dựa vào vô sản thuộc địa để thống trị vô sản da trắng. Tư tưởng liên minh phối hợp đấu tranhchống kẻ thù chung là chủ nghĩa đé quốc pháp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và cách mạng vô sản ở Pháp đã được Hồ Chí Minh đưa vào đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.

Quan điẻme thứ hai: Người cho rằng cách mạng thuộc địa không bị động, có khả năng chủ động dành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc, tác động trở lại cách mạng vô sản chính quốc. Người khẳng định: hằng trăm triệu người châu Á bj nô dịch và áp bước sẽ thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một nhóm thực dân tham tàn, và chính họ sẽ hình thành một lực lượng đồ sộ vừa có thể thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vừa “iúp đỡ những người anh em của mình ở phương tây trong niẹm vụ giải phóng hoàn toàn”.

Đây là một luận điểm mới mẻ, rất sáng tạo của Hồ Chí Minh. Cơ sở chủ yếu của Hồ Chí minh đưa ra luận đuểm đó là chính sách thuộc địa tàn bạo của của chủ nghĩa đế quốc và khả năng to lớncủa nhân dân các dân tộc thuộc địa, khi tinh thần yêu nước của họ đựoc chủ nghĩa Mác- Lênin soi sáng. Thăng4.1921, Hồ Chí Minh đã viết: “ Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đát rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống cuả công cuộc giải phóng nữa thôi”.

Như vậy Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã kế thừa một cách xuất sắc quan điẻm của Mác- Lênin về mối quan hệ giữa “cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản chính quốc”, đồng thời Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm này vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng thuộc địa, đưa tới thắng lợi cuối cùng cho nhân dân các dân tộc thuộc địa trên thế giới,trong đó Việt nam là dân tộc thuộc địa tiêu biểu nhất.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top