Chúng ta đã bước gần hơn đến tương lai: Một nhà khoa học Anh đã trở thành người đầu tiên nhiễm virus máy tính.
Tiến sĩ Mark Gasson, một chuyên gia điều khiển học tại ĐH Reading (Anh), cố tình gây nhiễm mình (bằng cách cấy một chip RFID vào cổ tay) với một virus máy tính lành tính. Đây là một phần của một thử nghiệm được thiết kế để chỉ ra làm thế nào mà các thiết bị cấy ghép dưới da dễ bị nhiễm virus máy tính.
Thiết bị trong cánh tay của Gasson là một chip RFID (radio-frequency identification) có thể phát ra tín hiệu và cho phép ông vào một số khu vực của phòng thí nghiệm ĐH Reading, cũng như điều khiển ĐTDĐ của mình. Nói cách khác, chip có chức năng như một thẻ quẹt nằm trong cơ thể.
Sau đó Gasson và cộng sự tạo ra một virus và cài vào chip. Khi Gasson bước vào phòng thí nghiệm, máy tính của phòng thí nghiệm đọc code (đoạn mã), và virus tự cấy vào cơ sở dữ liệu rồi bắt đầu nhân rộng. Bây giờ bất kỳ đồng nghiệp nào khác của ông quẹt thẻ của họ để vào phòng thí nghiệm, virus có thể nhiễm vào thẻ của họ.
Thử nghiệm này cho thấy virus có thể được truyền không dây từ các thiết bị cấy ghép vào các máy tính giao tiếp với chúng. Do vậy, ai đó nếu có khả năng tạo ra một virus sẽ có thể cho phép họ xâm nhập vào khu vực an toàn (chẳng hạn như phòng thí nghiệm ĐH Reading).
Đây không phải là trường hợp đầu tiên một hệ thống RFID bị tấn công nhưng đây là lần đầu tiên mà chip RFID bị chỉnh sửa đã được cấy vào trong cơ thể con người.
Virus máy tính trong cánh tay của Gasson không ảnh hưởng đến sức khỏe của ông nhưng với nhiều người khác đang chung sống với cấy ghép thì không lấy gì làm chắc chắn. Lấy ví dụ, những người dùng máy trợ tim, trợ thính, dưỡng não... có thể gặp rắc rối lớn nếu virus nhiễm vào các thiết bị cấy ghép của họ.
"Tôi không nghĩ chúng tôi (những tác nhân truyền nhiễm công nghệ) là một khái niệm mới đặc biệt nhưng những cấy ghép trong cơ thể của chúng tôi sẽ gây tác động nhiều hơn thực tế", Gasson nói với TechNewsDaily, "Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) vào một máy trợ tim, nếu có thể xảy ra, tất nhiên sẽ rất bất lợi".
Trong tương lai, cấy ghép điện tử có thể không chỉ dành cho các nhà khoa học nghiên cứu như Gasson hoặc những người có điều kiện y khoa - những người có thể sử dụng cấy ghép để cải thiện chức năng não bộ, trí nhớ, và chỉ số IQ...
Tiến sĩ Mark Gasson, một chuyên gia điều khiển học tại ĐH Reading (Anh), cố tình gây nhiễm mình (bằng cách cấy một chip RFID vào cổ tay) với một virus máy tính lành tính. Đây là một phần của một thử nghiệm được thiết kế để chỉ ra làm thế nào mà các thiết bị cấy ghép dưới da dễ bị nhiễm virus máy tính.
Thiết bị trong cánh tay của Gasson là một chip RFID (radio-frequency identification) có thể phát ra tín hiệu và cho phép ông vào một số khu vực của phòng thí nghiệm ĐH Reading, cũng như điều khiển ĐTDĐ của mình. Nói cách khác, chip có chức năng như một thẻ quẹt nằm trong cơ thể.
Sau đó Gasson và cộng sự tạo ra một virus và cài vào chip. Khi Gasson bước vào phòng thí nghiệm, máy tính của phòng thí nghiệm đọc code (đoạn mã), và virus tự cấy vào cơ sở dữ liệu rồi bắt đầu nhân rộng. Bây giờ bất kỳ đồng nghiệp nào khác của ông quẹt thẻ của họ để vào phòng thí nghiệm, virus có thể nhiễm vào thẻ của họ.
Thử nghiệm này cho thấy virus có thể được truyền không dây từ các thiết bị cấy ghép vào các máy tính giao tiếp với chúng. Do vậy, ai đó nếu có khả năng tạo ra một virus sẽ có thể cho phép họ xâm nhập vào khu vực an toàn (chẳng hạn như phòng thí nghiệm ĐH Reading).
Đây không phải là trường hợp đầu tiên một hệ thống RFID bị tấn công nhưng đây là lần đầu tiên mà chip RFID bị chỉnh sửa đã được cấy vào trong cơ thể con người.
Virus máy tính trong cánh tay của Gasson không ảnh hưởng đến sức khỏe của ông nhưng với nhiều người khác đang chung sống với cấy ghép thì không lấy gì làm chắc chắn. Lấy ví dụ, những người dùng máy trợ tim, trợ thính, dưỡng não... có thể gặp rắc rối lớn nếu virus nhiễm vào các thiết bị cấy ghép của họ.
"Tôi không nghĩ chúng tôi (những tác nhân truyền nhiễm công nghệ) là một khái niệm mới đặc biệt nhưng những cấy ghép trong cơ thể của chúng tôi sẽ gây tác động nhiều hơn thực tế", Gasson nói với TechNewsDaily, "Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) vào một máy trợ tim, nếu có thể xảy ra, tất nhiên sẽ rất bất lợi".
Trong tương lai, cấy ghép điện tử có thể không chỉ dành cho các nhà khoa học nghiên cứu như Gasson hoặc những người có điều kiện y khoa - những người có thể sử dụng cấy ghép để cải thiện chức năng não bộ, trí nhớ, và chỉ số IQ...
Nguồn: PC World Mỹ, 27/5/2010