Ngụy biện của tôi về Facebook

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
My Quibble With Facebook
Why sharing our thoughts and feelings renders them less special.
Published on May 11, 2012 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness


Tại sao chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta làm chúng trở nên kém đặc biệt hơn


Cuối cùng tôi đã nhận ra lý do tại sao tôi không thích dùng Facebook. Đó không phải là những lí do rõ ràng: Không phải cách con người lẫn lộn giữa lòng tự trọng và sự tôn trọng với số lượng “bạn bè” và “lượt like” của họ hoặc những người gửi ảnh có xu hướng “dãn nhãn” cho bản thân họ. Nó thậm chí không phải là sự ngớ ngẩn của những thông báo của hầu hết mọi người (nói thật, trừ khi bạn là bạn rất thân của tôi, tôi không quan tâm đến chuyến cắm trại vào cuối tuần của bạn).

Lý do tôi hầu như không có được niềm vui nào với Facebook đó là nó tầm thường hóa những người bạn của chúng ta, những thành viên gia đình, những người quen và đồng nghiệp của chúng ta. Nó làm cho những con người độc nhất có những phẩm chất kích thích sự tò mò được giữ kín và biến họ thành người bình thường, tầm thường và đôi lúc thậm chí là tẻ nhạt.

1 trong những “người bạn” Facebook của tôi là 1 đồng nghiệp tôi thực sự thích. Tôi chỉ gặp được anh ấy tại những hội nghị - 1 năm 1 lần – và tôi luôn thấy nó là điều thú vị khi có cơ hội dành thời gian với anh ấy. Anh ấy thú vị, hài hước và 1 chút bí ẩn, khó hiểu. Mỗi lần tôi gặp anh, tôi nhìn thấy 1 chút xíu của khía cạnh khác biệt ở anh, và lúc nào cũng khám phá được điều gì đó mới lạ. Nhưng trên Facebook, anh ấy chỉ là 1 anh chàng bình thường. Đó không phải vì những thông báo trên Facebook của anh là nhảm nhí hoặc gây bực bội – đôi lúc chúng thật dễ thương hoặc kích thích suy ngẫm. Nhưng, có lẽ do tiết lộ quá nhiều về bản thân anh, anh trở thành 1 Joe bình thường. Trong 1 cuộc trò chuyện ngoài đời, lời tự thú của anh vì xúc động bởi chiến công mới nhất của con trai anh có thể là 1 khoảnh khắc đánh nhớ hoặc đặc biệt, nhưng lời tự thú tương tự trên Facebook làm anh không khác biệt so với 5.6 tỷ phụ huynh trên thế giới. Khi chúng ta cô đọng thành 2 dòng và đăng lên Facebook cho cả thế giới xem thì những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta không còn quá đặc biệt nữa.


Nguồn: PsychologyToday
 
Face books bản thân nó không xấu, đơn giản face chỉ là nơi giải tỏa cho ta khi ta căng thẳng. nó là nơi ta không nên giãi bày tâm sự
Tất nhiên, người bạn này tốt có, xấu có, nhưng đừng vội kết tội cho Facebook khi bạn sử dụng sai mục đích. Vậy nên, nếu cuộc sống không Facebook thì bạn đã có một cơ hội rất lớn để dành phần lớn thời gian quay lại với con người thật, cuộc sống thật. Nếu không có Facebook thì sẽ tiết kiệm tiền bạc, cơ hội để phát triển nền kinh tế hơn nữa.

Rất nhiều người có những ý kiến cho rằng facebook không có lợi cho sinh viên. Lại diễn lại vở tuồng cũ :”Không quản lý được thì cấm”.

Họ cho rằng:

- “ Chúng ta nên cấm sinh viên dùng Mobile có thể lên mạng xã hội”

- “Gia đình và nhà trường chỉ cần tinh ý là quản được các em.Vì máy tính gia đình đã để ở nơi tập trung, cấm ra hàng quán, không dùng Mobile có thể lên “Phây”.

Các phụ huynh không nên cứ cái gì không biết không hiểu là cấm mà cần phải cần dạy trẻ cách sử dụng mạng xã hội phù hợp. Không thể cấm được mà phải tìm cách cho các em thấy được điểm mạnh điểm yếu khi dùng mạng xã hội. Cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó.

mạng xã hội không có lỗi, facebook chẳng qua cũng chỉ là một công cụ thôi. Không có mạng xã hội thì sinh viên cũng nói tục chửi bậy ngay trong đời thực chứ có khác gì. cái chính là nằm ở sự giáo dục của nhà trường và gia đình.

Việc sử dụng mạng xã hội cần phải được quản lý thật chặt chẽ, đặc biệt đối với bạn trẻ. Nếu quản lý được như thế này thì mạng xã hội này sẽ đi theo hướng tốt, còn nếu không quản lý được hay sự tiếp thu chưa hết của chúng ta sẽ có thể gây ra hậu quả khó đoán. Cần tìm cách cho sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng cách.

guyên nhân căn bản vẫn từ sự giáo dục của gia đình và nhà trường, cộng với các tác động về mặt xã hội mà ra. mạng xã hội đơn giản chỉ lạ công cụ truyền tải. Đừng vội thấy bề nổi mà quên đi phần chìm để rồi kết luận phủi sạch trách nhiệm. Các em còn bé, mọi người cần uốn nắn chứ không phải cấm cản hay áp đặt.

mạng xã hội có hai mặt lợi và hại… Chúng ta cần suy ngẫm và biết cách sử dụng nó thể nào cho có ích. Thay vì cấm thì nên giáo dục các em tiếp thu cái tốt cái xấu, tác hại của việc lên “phây” quá đà. Cũng như sử dụng nó vào những mục đích không đúng.
Cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu kể cả mạng xã hội. rất nhiều người dùng mạng xã hội để liên lạc với bạn bè, chia sẻ những tin tức họ đã đọc… đấy là mặt tốt mà nhiều người thấy ở mạng xã hội. Nhưng lại có nhiều người dùng rất lạ, họ thường nói láo, đả kích thậm chí còn dùng mạng xã hội để “chửi” nhau. Thật khó hiểu, ngôn ngữ mà họ dùng cũng rất kì lạ. Nếu không khắc phục được tình trạng trên mạng xã hội sẽ có thể trở thành thảm hoạ. Nhưng nói đi cũng phải nói lại tất cả cũng là do mục đích người dùng. Ai yêu thích facebook hãy cứ thoải mái 1. Facebook apps đi. Đừng đắn đo gì cả. Mọi người biết cách quản lí thời gian thì facebook sẽ mang đến cho bạn nhiều điều không ngờ đấy!
 
Hãy tự hỏi bạn đã được gì và mất gì từ FB. Nếu thấy được nhiều hơn mất thì hãy tiếp tục sử dụng, còn ngược lại thì hãy suy nghĩ.
 
chuyện xấu dể làm.Làm người tốt mà còn lanh lợi thì là đều còn khó hơn.Cách đây 1 ngày trở về trước mình là 1 người nghiện face book.Đơn thuần là muốn lên xem những người bạn mình như thế nào nhưng chuyện đó mất quá nhiều thời gian.

Ghét cái thể loại con người đánh giá nhau lượt like và số lượng cm.Mình chọn cách xóa hết bạn bè.Bỏ like các page.Không biết đúng không.Có thể sẽ add lại một số bạn thân và chọn cách post stt only me để xã stress.

Nhưng lên face post stt chủ yếu để cho người mình để ý có thể xem được cái đều mình nói. haizz suy đi nghĩ lại rất rối thật. .:congratulatory:
 
[FONT=&quot]
Hằng ngày chúng ta không có thời gian gặp nhau mỗi ngày. Cuối ngày, chúng ta có thể sử dụng facebook để cập nhật thông tin từ bạn bè. Điều đó mình nghĩ là tốt.[/FONT]


[FONT=&quot]Đôi lúc công việc căng thẳng, lướt “phây” một chút, đọc những status, hình của mọi người cũng rất thú vị mà.
[/FONT]

[FONT=&quot]Facebook cũng là nơi quảng cáo mất ít tiền nhất.
[/FONT]

[FONT=&quot]Tuy nhiên, khi chúng ta lạm dụng quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian, công việc, tiền bạc.
[/FONT]

[FONT=&quot]Chính vì thế, chúng ta không nên khẳng định facebook là tốt hay xấu, vì nó còn phụ thuộc vào cách người sử dụng nó. Bên cạnh đó, chúng ta phải tôn trọng văn hóa người sử dụng nó, chứ không thể có ý coi thường.[/FONT]
 
Mình nghĩ FB phù hợp cho những người lên đó quảng cáo hay tuyên truyền một điều gì đó hoặc tán gái. Nói chung là cần phải có một mục đích rõ ràng.

Nếu lên đó để cập nhật xem bạn bè mình thế nào thì cũng không cần thiết. Chẳng hạn, bạn A của tôi vừa mua một chiếc áo mới, điều đó chả liên quan gì đến tôi, đàn lợn của bác B nhà tôi vừa đẻ 7 con, chết 2 con, điều đó cũng không cần thiết phải biết, chị C sắp cưới được anh Việt Kiều Trung Quốc, điều đó cũng không cần biết, nếu đủ thân thì chị ấy sẽ mời, không thân thì biết hay không cũng không quan trọng.
 
Tôi dùng Phây để bán áo đôi, việc kinh doanh cũng tàm tạm, ai có nhu cầu mua áo đôi trực tuyến thì cứ qua nick Phây của tôi kết bạn. Nick phây của tôi để ở dưới nhé! Tôi tên là Áo Đôi ^^
 
Tham khảo
My Quibble With Facebook
Why sharing our thoughts and feelings renders them less special.
Published on May 11, 2012 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness


Tại sao chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta làm chúng trở nên kém đặc biệt hơn


Cuối cùng tôi đã nhận ra lý do tại sao tôi không thích dùng Facebook. Đó không phải là những lí do rõ ràng: Không phải cách con người lẫn lộn giữa lòng tự trọng và sự tôn trọng với số lượng “bạn bè” và “lượt like” của họ hoặc những người gửi ảnh có xu hướng “dãn nhãn” cho bản thân họ. Nó thậm chí không phải là sự ngớ ngẩn của những thông báo của hầu hết mọi người (nói thật, trừ khi bạn là bạn rất thân của tôi, tôi không quan tâm đến chuyến cắm trại vào cuối tuần của bạn).

Lý do tôi hầu như không có được niềm vui nào với Facebook đó là nó tầm thường hóa những người bạn của chúng ta, những thành viên gia đình, những người quen và đồng nghiệp của chúng ta. Nó làm cho những con người độc nhất có những phẩm chất kích thích sự tò mò được giữ kín và biến họ thành người bình thường, tầm thường và đôi lúc thậm chí là tẻ nhạt.

1 trong những “người bạn” Facebook của tôi là 1 đồng nghiệp tôi thực sự thích. Tôi chỉ gặp được anh ấy tại những hội nghị - 1 năm 1 lần – và tôi luôn thấy nó là điều thú vị khi có cơ hội dành thời gian với anh ấy. Anh ấy thú vị, hài hước và 1 chút bí ẩn, khó hiểu. Mỗi lần tôi gặp anh, tôi nhìn thấy 1 chút xíu của khía cạnh khác biệt ở anh, và lúc nào cũng khám phá được điều gì đó mới lạ. Nhưng trên Facebook, anh ấy chỉ là 1 anh chàng bình thường. Đó không phải vì những thông báo trên Facebook của anh là nhảm nhí hoặc gây bực bội – đôi lúc chúng thật dễ thương hoặc kích thích suy ngẫm. Nhưng, có lẽ do tiết lộ quá nhiều về bản thân anh, anh trở thành 1 Joe bình thường. Trong 1 cuộc trò chuyện ngoài đời, lời tự thú của anh vì xúc động bởi chiến công mới nhất của con trai anh có thể là 1 khoảnh khắc đánh nhớ hoặc đặc biệt, nhưng lời tự thú tương tự trên Facebook làm anh không khác biệt so với 5.6 tỷ phụ huynh trên thế giới. Khi chúng ta cô đọng thành 2 dòng và đăng lên Facebook cho cả thế giới xem thì những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta không còn quá đặc biệt nữa.


Nguồn: PsychologyToday
Face book không xấu quan trọng là bạn có biết sử dụng nó một cách thông minh hay không Thôi.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top