Một nữ lang có vẻ đẹp thôn dã miền Sumatra một mình thơ thẩn ra suối lấy nước . Bất chợt nàng sững sờ chứng kiến một trận thư hùng sinh tử giữa hổ và điểu trong nhiều giờ đồng hồ. Cuộc chiến khủng khiếp đã kết thúc bằng cái chết của hai con vật dữ tợn. Chồng thiếu phụ chờ lâu sốt ruột tiến đến mắng nhiếc nàng thậm tệ và "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" với nàng. Lạ thay , khi người chồng cuồng nộ muốn đánh trúng nàng nhưng không làm sao được. Anh chàng toàn ' đánh gió" vì bước chân thoăn thoắt lẹ làng tránh né của nàng.
Thì ra nàng ứng dụng những phương pháp chiến đấu của hai con vật "cao thủ" hồi nãy mà nàng đã mãi mê xem và nhớ được. Sau đó, người thiếu phụ bắt đầu dạy lại các thế này cho chồng. Môn võ được hình thành và phát triển từ thưở ban sơ ấy, và người môn đồ đầu tiên phải chăng là anh chàng "vũ phu" đó?
Ngày nay người dân Sumatra còn hãnh diện cho câu chuyện này, một bằng cớ của môn võ, song song với sự hiện diện của nhiều nữ cao thủ của vùng này còn tồn tại.
Nguồn gốc Pentjak silat theo truyền thuyết là vậy, tuy nhiên theo các nhà học giả nghiên cứu về võ thuật thì cho rằng Pentjak Silat có lẻ có nguồn gốc từ võ thuật Trung Hoa. Họ đặt "dấu nhấn" ở chổ các miếng võ có thao tác giống như loài cầm thú mà võ thuật Trung Hoa cổ lấy bộ dáng, đòn thế chiến đấu nhái theo các loài linh cầm, mãnh thú, trong đó : lộc , điểu , hổ ,hầu, hùng. Lại có người cho rằng ý niệm chiêu thức, quyền cước cơ bản dựa theo động tác loài vật là xuất phát từ nền văn minh cổ Ấn Độ.
Dù sao chăng nữa thì ngày nay Pentjak Silat vẫn tồn tại là môn võ tự vệ truyền thống của Indonesia như môn võ anh em của nó là Bensilat của nền võ thuật Malaysia.
Vậy Pentjak Silat là gì? Theo ngôn ngữ Indonesia , Pentjak có nghĩa nôm na là " hệ thống tự vệ" . Còn Silat có nghĩa đen là " đỡ gạt để che chở phòng thủ, chống cự, chiến đấu".
Về mặt chuyên môn theo nghĩa rộng, Pentjak bao hàm ý nghĩa những thao tác khéo léo và hoàn chỉnh của cơ thể trong phối hợp và biến hóa.
Silat được hiểu là " chiến đấu" - bằng cách ứng dụng hệ thống Pentjak - Như vậy , chúng ta có thể hiểu theo định nghĩa chuyên môn như sau: Pentjak silat là môn võ đặt trên căn bản hệ thống thao tác khéo léo và hoàn chỉnh của con người để chống lại các tấn kích từ bên ngoài trong chiến đấu.
Bên cạnh đó , có ý kiến cho rằng Pentjak Silat có tương quan của các vũ khúc , vũ điệu và 2 từ Pentjak và Silat có vẻ như đồng nghĩa, Sự thực không phải vậy, nếu phân tích kỷ hai yếu tố cấu thành thuật ngữ này và diễn giải từng vế một chúng ta thấy :
PENTJAK là bài tập được tập luyện theo hệ thống hợp lý có kiểm soát chặt chẽ, có thể tập một mình hay với người đối luyện. Nó không là vũ điệu nữa mà phải được thể hiện thận trọng và đúng đắn như một bài quyền.- giống như KATA trong môn Karate- do vậy - Phải chăng có phách nhịp làm "nhạc nền" khi luyện tập Pentjak hay vì những thao tác nhẹ nhàng cổ hữu của Pentjak mà người ta quan niệm rằng có thể xếp nó vào loại vũ điệu. Hoặc nữa, vì người ta thấy Pentjak thường được biểu diển trong các tiệc cưới và lễ hội?
SILAT : là một hệ thống tập luyện chống lại địch thủ, tức là có tính đối kháng , chiến đấu, thế mà khi tập luyện một mình hay độc diễn thậm chí vẫn có người lầm tưởng là vũ điệu.
Ngoài các động tác tay chân, môn Pentjak Silat còn đặt trọng tâm vào kỹ thuật sử dụng binh khí: vũ khí bén nhọn ( dao, kiếm) côn , trượng, ám khí...
Thể lệ chiêu sinh nhập môn học võ cũng bình dị nhưng khá ngộ nghĩnh; một võ sinh muốn được nhập học trước hết phải xin diện kiến thầy. Sau đó phải mang đến " Lò võ" kính biếu thầy 5 lẽ vật:
1- Một con gà - máu gà sẽ được tưới trãi lên sàn luyện võ, biểu trưng rằng máu môn sinh có thể chảy trong khi thụ huấn. Ý nói khi tập luyện , môn đồ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, đổ mồ hôi nước mắt và cả máu.
2-Một xấp vải trắng để tẩn liệm nếu rủi ro võ sinh có bị tử vong khi tập luyện.
3-Một con dao biểu hiện sự sắc bén của môn sinh .
4- Thuốc lá cho thầy lúc giải lao.
5- Một khoản tiền may võ phục cho thầy phòng khi huấn luyện võ phục Thầy bị rách hay nhàu nát.
Theo tập tục cổ truyền, ngoài các phẩm vật trên sư phụ không đòi hỏi thêm thù lao gì nữa. Tất cả môn đồ phải phải phát thệ trước kinh Koran và coi nhau như anh em ruột thịt. Sau khi tuyên thệ, cuộc tập luyện bắt đầu. Đối với các môn đồ trung kiên, thời gian rèn luyện có thể kéo dài 10 năm.
Giáo trình các môn học thay đổi tùy theo từng hệ phái, nhưng thông thường tiêu biểu như sau:
*Kỹ thuật cơ bản của Pentjak Silat : rèn luyện việc sử dụng các vũ khí "trời cho" thuộc cơ phận con người như ngón tay, đốt(lóng)tay, cạnh bàn tay, chỏ, đầu gối, hông , đầu , chân...các vũ khí thiên nhiên này phải luyện cách sử dụng chính xác và hiệu quả nhất. Ngón tay trỏ và ngón tay giữa để tấn công vào mắt( tương tự như cách đánh nhất chỉ thiền và song chỉ thu châu trong võ Việt Nam ta. Cạnh bàn tay để chặt vào cổ và xương sườn, lóng tay đánh vào thái dương ( như Phụng nhãn và Long đầu quyền ), đầu gối thúc vào bụng, hông đánh vào háng, đầu húc vào mặt.
*Tấn pháp và bộ pháp : để ứng dụng các đòn căn bản nêu trên (LANGKAH).
*Nghi thức và phòng ngự.
* Đấu đối kháng một hoặc nhiều đối thủ (SAMBUT).
*Tập luyện phương pháp triệt hạ nhanh và hiệu quả :giống như Atémi hay điểm huyệt. Môn sinh học kỹ công dụng và vị trí huyệt đạo, cách điểm và bế huyệt (RAHAJIA).
*Sử dụng binh khí: đao kiếm ,côn, gậy và các "vũ khí không chính thống" như dây thừng, khăn ,ghế...
*Giai đoạn cuối cùng là luyện thần khí .
SƯU TẦM
Thì ra nàng ứng dụng những phương pháp chiến đấu của hai con vật "cao thủ" hồi nãy mà nàng đã mãi mê xem và nhớ được. Sau đó, người thiếu phụ bắt đầu dạy lại các thế này cho chồng. Môn võ được hình thành và phát triển từ thưở ban sơ ấy, và người môn đồ đầu tiên phải chăng là anh chàng "vũ phu" đó?
Ngày nay người dân Sumatra còn hãnh diện cho câu chuyện này, một bằng cớ của môn võ, song song với sự hiện diện của nhiều nữ cao thủ của vùng này còn tồn tại.
Nguồn gốc Pentjak silat theo truyền thuyết là vậy, tuy nhiên theo các nhà học giả nghiên cứu về võ thuật thì cho rằng Pentjak Silat có lẻ có nguồn gốc từ võ thuật Trung Hoa. Họ đặt "dấu nhấn" ở chổ các miếng võ có thao tác giống như loài cầm thú mà võ thuật Trung Hoa cổ lấy bộ dáng, đòn thế chiến đấu nhái theo các loài linh cầm, mãnh thú, trong đó : lộc , điểu , hổ ,hầu, hùng. Lại có người cho rằng ý niệm chiêu thức, quyền cước cơ bản dựa theo động tác loài vật là xuất phát từ nền văn minh cổ Ấn Độ.
Dù sao chăng nữa thì ngày nay Pentjak Silat vẫn tồn tại là môn võ tự vệ truyền thống của Indonesia như môn võ anh em của nó là Bensilat của nền võ thuật Malaysia.
Vậy Pentjak Silat là gì? Theo ngôn ngữ Indonesia , Pentjak có nghĩa nôm na là " hệ thống tự vệ" . Còn Silat có nghĩa đen là " đỡ gạt để che chở phòng thủ, chống cự, chiến đấu".
Về mặt chuyên môn theo nghĩa rộng, Pentjak bao hàm ý nghĩa những thao tác khéo léo và hoàn chỉnh của cơ thể trong phối hợp và biến hóa.
Silat được hiểu là " chiến đấu" - bằng cách ứng dụng hệ thống Pentjak - Như vậy , chúng ta có thể hiểu theo định nghĩa chuyên môn như sau: Pentjak silat là môn võ đặt trên căn bản hệ thống thao tác khéo léo và hoàn chỉnh của con người để chống lại các tấn kích từ bên ngoài trong chiến đấu.
Bên cạnh đó , có ý kiến cho rằng Pentjak Silat có tương quan của các vũ khúc , vũ điệu và 2 từ Pentjak và Silat có vẻ như đồng nghĩa, Sự thực không phải vậy, nếu phân tích kỷ hai yếu tố cấu thành thuật ngữ này và diễn giải từng vế một chúng ta thấy :
PENTJAK là bài tập được tập luyện theo hệ thống hợp lý có kiểm soát chặt chẽ, có thể tập một mình hay với người đối luyện. Nó không là vũ điệu nữa mà phải được thể hiện thận trọng và đúng đắn như một bài quyền.- giống như KATA trong môn Karate- do vậy - Phải chăng có phách nhịp làm "nhạc nền" khi luyện tập Pentjak hay vì những thao tác nhẹ nhàng cổ hữu của Pentjak mà người ta quan niệm rằng có thể xếp nó vào loại vũ điệu. Hoặc nữa, vì người ta thấy Pentjak thường được biểu diển trong các tiệc cưới và lễ hội?
SILAT : là một hệ thống tập luyện chống lại địch thủ, tức là có tính đối kháng , chiến đấu, thế mà khi tập luyện một mình hay độc diễn thậm chí vẫn có người lầm tưởng là vũ điệu.
Ngoài các động tác tay chân, môn Pentjak Silat còn đặt trọng tâm vào kỹ thuật sử dụng binh khí: vũ khí bén nhọn ( dao, kiếm) côn , trượng, ám khí...
Thể lệ chiêu sinh nhập môn học võ cũng bình dị nhưng khá ngộ nghĩnh; một võ sinh muốn được nhập học trước hết phải xin diện kiến thầy. Sau đó phải mang đến " Lò võ" kính biếu thầy 5 lẽ vật:
1- Một con gà - máu gà sẽ được tưới trãi lên sàn luyện võ, biểu trưng rằng máu môn sinh có thể chảy trong khi thụ huấn. Ý nói khi tập luyện , môn đồ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, đổ mồ hôi nước mắt và cả máu.
2-Một xấp vải trắng để tẩn liệm nếu rủi ro võ sinh có bị tử vong khi tập luyện.
3-Một con dao biểu hiện sự sắc bén của môn sinh .
4- Thuốc lá cho thầy lúc giải lao.
5- Một khoản tiền may võ phục cho thầy phòng khi huấn luyện võ phục Thầy bị rách hay nhàu nát.
Theo tập tục cổ truyền, ngoài các phẩm vật trên sư phụ không đòi hỏi thêm thù lao gì nữa. Tất cả môn đồ phải phải phát thệ trước kinh Koran và coi nhau như anh em ruột thịt. Sau khi tuyên thệ, cuộc tập luyện bắt đầu. Đối với các môn đồ trung kiên, thời gian rèn luyện có thể kéo dài 10 năm.
Giáo trình các môn học thay đổi tùy theo từng hệ phái, nhưng thông thường tiêu biểu như sau:
*Kỹ thuật cơ bản của Pentjak Silat : rèn luyện việc sử dụng các vũ khí "trời cho" thuộc cơ phận con người như ngón tay, đốt(lóng)tay, cạnh bàn tay, chỏ, đầu gối, hông , đầu , chân...các vũ khí thiên nhiên này phải luyện cách sử dụng chính xác và hiệu quả nhất. Ngón tay trỏ và ngón tay giữa để tấn công vào mắt( tương tự như cách đánh nhất chỉ thiền và song chỉ thu châu trong võ Việt Nam ta. Cạnh bàn tay để chặt vào cổ và xương sườn, lóng tay đánh vào thái dương ( như Phụng nhãn và Long đầu quyền ), đầu gối thúc vào bụng, hông đánh vào háng, đầu húc vào mặt.
*Tấn pháp và bộ pháp : để ứng dụng các đòn căn bản nêu trên (LANGKAH).
*Nghi thức và phòng ngự.
* Đấu đối kháng một hoặc nhiều đối thủ (SAMBUT).
*Tập luyện phương pháp triệt hạ nhanh và hiệu quả :giống như Atémi hay điểm huyệt. Môn sinh học kỹ công dụng và vị trí huyệt đạo, cách điểm và bế huyệt (RAHAJIA).
*Sử dụng binh khí: đao kiếm ,côn, gậy và các "vũ khí không chính thống" như dây thừng, khăn ,ghế...
*Giai đoạn cuối cùng là luyện thần khí .
SƯU TẦM