Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Mình tổng hợp các tài liệu để bạn tiện tham khảo nhé.

Tài liệu từ wattpad

Trình bày nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh


Câu 1: Trình bày nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh


Bất cứ một TT nào cũng phải có nguồn gốc, cơ sở hình thành, đó chính là tuân theo qui luật hình thành TT từ ít đến nhiều, từ hình thức đến nội dung, bản chất. Vì vậy, TTHCM cũng không nằm ngoài qui luật đó.

1. Nguồn gốc:


a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:


- Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trở thành một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Tất Thành đi vào con đường cách mạng (Lòng yêu nước là cái vốn có của người dân Việt. Vấn đề đặt ra là Đảng phải khơi gợi).


- Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi công cuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhập vào Việt Nam đều phải thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt.


- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh.


Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt. Có

4 hình thức đoàn kết cơ bản:


+ Đoàn kết gia đình
+ Đoàn kết trong cộng đồng và dòng họ
+ Đoàn kết trong cộng đồng làng xã.
+ Đoàn kết quốc gia dân tộc thể hiện ở chỗ: Có tính nội dung, có văn hóa chung và có ngày
giỗ tổ chung (10/3. âm lịch)

- Truyền thống nhân văn nhân ái quý trọng con người, hướng con người vào làm điều thiện,

đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em, họ hàng và đề cao tình
nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội. Do đó người Việt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn,
thông minh hơn.


- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không cực đoan, cố chấp. Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹp của dân tộc khác.

- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố sau đây. Tri thức, đạo đức, cái đẹp.



- Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh những người học cao, đỗ đạt.


b. Tinh hoa nhân loại:


- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo

+ HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quan điểm tốt đẹp của
Nho giáo. Người đánh giá rất cao Khổng Tử. Ngày 19/5/1966, Người đến thăm Khổng Tử,
khắc chữ lên bia đá: "Khổng Tử là người thầy vĩ đại nhất của nhân loại".


+ Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: "Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" (Thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân)


+ Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: "Ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành"


- Trong tinh hoa văn hóa phương Tây.


+ HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp, CM Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ.


+ Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu. Người tiếp thu những tư tưởng của những nhà khai
sáng Pháp.


c. Chủ nghĩa Mác-Lênin


Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: "Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản"

Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.


Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.


d. Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh


- Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoá cách mạng trong nước và trên thế giới.


- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú của thời đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cách khoa học.


- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành và một trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ, sãn sàng chịu đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc của đồng bào.


Kết luận: Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng TT văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa M-L làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một con người có tư duy sáng tạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo nên. TTHCM là TT VN hiện đại.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Tài liệu từ PGS, TS. Lê Doãn Tá

Điều kiện lịch sử – xã hội và nguồn gốc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh


PGS, TS. Lê Doãn Tá

1.Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy thì non sông đất nước ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, tiêu biểu cho sự phát triển của lịch sử. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biết bao anh hùng do lịch sử sản sinh ra đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Đến thời nhà Nguyễn, vua quan đồi bại, thối nát, đầu hàng, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Nhân dân ta kẻ trước ngã, người sau đứng dậy, mưu cầu giải phóng song chưa có đường lối đúng nên cách mạng chưa thành công. Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập không thành. Phan Chu Trinh muốn “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nâng cao dân khí để tính chuyện giải phóng lại cũng không thành. Người anh hùng Yên Thế – Hoàng Hoa Thám nổi dậy, dũng cảm trong đấu tranh chống Pháp, song “còn nặng cốt cách phong kiến”, chưa có phương hướng chính xác, chưa có lối thoát rõ ràng. Cuộc nổi dậy thất bại. Con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bến bờ phải đi tới.


Chính lúc đó, Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã xuất hiện. Vượt lên những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.


Con đường cứu nước ấy của Người đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam từ đó tiến bước theo dòng thác tiến bộ của lịch sử. Sự áp bức, nô dịch các dân tộc của chủ nghĩa tư bản đế quốc nhất định sản sinh ra phong trào dân tộc, đấu tranh để giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đó là một quy luật của bản thân chủ nghĩa tư bản đế quốc. Cách mạng vô sản chủ trương giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân đế quốc đồng thời với cuộc cách mạng giải phóng giai cấp vô sản khỏi sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì “một dân tộc áp bức dân tộc khác thì, dân tộc đó không có tự do”, như các nhà sáng lập của chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ rõ. Chủ trương đó của cách mạng vô sản vì thế tự thân nó đã lôi cuốn được cuộc cách mạng giải phóng dân tộc hoà vào dòng thác cách mạng chung. Mặt khác, sự độc lập tự do của mỗi dân tộc lại chính là tiền đề tư tưởng cho sự thống nhất quốc tế xã hội chủ nghĩa mà các dòng thác tiến bộ lịch sử phải tiến tới để hợp lưu. Hồ Chí Minh đi theo con đường cách mạng vô sản chính là bắt nhập được quy luật ấy của lịch sử.


Một quy luật nữa của chủ nghĩa tư bản đế quốc là sự phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc. Sự quốc tế hoá đời sống kinh tế chung gắn với sự xuất khẩu tư bản, khai thác các thuộc địa. Tất nhiên gắn với nó đã từng là sự nô dịch, bạo lực, bóc lột nhân lực, vật lực, tài lực các thuộc địa mà các dân tộc phải đứng lên chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân. Song về mặt khách quan mà nói, dù chỉ giới hạn trong sự quốc tế hoá đời sống kinh tế theo chiều dọc của hệ thống thuộc địa của một nước đế quốc nhất định, sự quốc tế hoá đời sống kinh tế ấy cũng đã tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển, kể cả tạo ra giai cấp vô sản bản xứ ở các thuộc địa, tạo tiền đề vật chất, tiền đề kinh tế cho sự thống nhất và hoà nhập quốc tế về sau này. Giai cấp vô sản chủ trương liên minh với các dân tộc bị áp bức chính là hoà theo dòng thác ấy của sự tiến bộ lịch sử. Cách mạng giải phóng dân tộc vì vậy dễ bắt nhập với xu thế của thời đại. Hồ Chí Minh đi theo con đường cách mạng vô sản chính là đã dựa trên cái cơ sở khách quan đó, đi theo quy luật của sự phát triển.

Hồ Chí Minh xuất hiện đúng vào lúc Lênin và Cách mạng tháng Mười đã vạch ra con đường giải phóng giai cấp và dân tộc nhằm giải phóng triệt để loài người khỏi sự áp bức giai cấp và dân tộc. Theo dòng thác đó của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam của Hồ Chí Minh đã vươn tới nhận thức đúng quy luật của lịch sử, vươn tới chân lý của thời đại là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau. Cách mạng vô sản tuyên bố rõ mục tiêu là xây dựng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà các cuộc cách mạng của thời đại nhất định sẽ dẫn tới. Đó là một hình thái kinh tế – xã hội vượt hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa. Nó chủ trương giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hệ tư tưởng của cuộc cách mạng ấy là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng của nhân loại mà cho tới nay chưa có bất cứ học thuyết nào đạt tới, ngoài học thuyết cách mạng và khoa học của Mác. Hồ Chí Minh bắt nhập tư tưởng của thời đại. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, yếu tố thời đại và bản thân thiên tài trí tuệ của Người đã tạo cho Người trở thành con người lịch sử.


Đồng chí Gớt Hôn, Tổng bí thư Đảng cộng sản Mỹ đã khẳng định: “Đồng chí Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, vào lúc mà lịch sử loài người đang ở bước ngoặt có tính cách mạng nhất” .


2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một kho tàng mà chúng ta được thừa hưởng. Và chính cái kho tàng ấy được Người xây dựng nên từ những kho báu của nhân dân ta và của nhân loại, từ tinh hoa của dân tộc và của thời đại.
Có thể nêu lên mấy nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, như sau:


Một là, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:


Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc nên bởi cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, của dân tộc ta. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam. Bởi vậy, ở mỗi người dân Việt Nam gắn mình với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc thì chủ nghĩa yêu nước ấy lại nhân sức mạnh của bản thân, biến thành một sức mạnh thúc đẩy mình vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, mọi thử thách gian nan. Chính từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý ấy: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của chủ nghĩa yêu nước mang tính cộng đồng ấy, đã nhân sức mạnh của bản thân Nguyễn Ái Quốc để Người có thể vượt lên mọi khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó. Và anh phụ bếp Văn Ba trên chiếc tàu lênh đênh trên biển khơi sang Pháp… rồi anh Ba quét tuyết ở Luân Đôn, từ á sang Âu, từ Phi sang Mỹ; rồi Nguyễn Ái Quốc vào Đảng xã hội Pháp, làm báo Le Paria; rồi sang Đức sang Nga; rồi qua Trung Quốc.., lăn lội, bôn ba nơi hải ngoại; đấu tranh, lao động và học tập; vào tù ra tội không sờn lòng…

Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành động lực tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh – Nguyễn ái Quốc, là cơ sở dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu lý luận cách mạng và khoa học đó, để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, hoài bão của các thế hệ cách mạng Việt Nam. “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Và khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước đúng đắn thì chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại được nâng lên một tầm cao mới: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.


Hai là, tinh hoa triết học, văn hoá phương Đông và phương Tây


Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã là một học trò thông minh, chăm chỉ và ham tìm hiểu những điều mới lạ. Người ham đọc văn thơ, am hiểu Nho học; rồi quốc ngữ, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, Người từng kể lại: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng và bác ái… Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì bí ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.

Vào khoảng mùa hè 1908, Nguyễn Ái Quốc rời Huế đi vào Nam. Người dừng lại ở Phan Thiết và đã dạy học trong một thời gian ngắn tại trường Dục Thanh, do một số văn thân yêu nước lập ra. Sau đó Người vào Sài Gòn để tìm cách ra nước ngoài, sang các nước Phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong thời kỳ từ 1911 đến khi gặp được chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã lao động, học tập và hoạt động thực tiễn. Người tiếp xúc với các danh nhân văn hoá chính trị của Pháp; Người tiếp xúc với những tư tưởng nhân văn qua văn học Pháp, Nga, Anh, Mỹ. Trên con đường học hỏi, Hồ Chí Minh đã làm giàu vốn trí tuệ của mình qua nghiên cứu và tiếp thu có phê phán, chọn lọc những di sản quý báu của nhân loại, của triết học và văn hoá, cả phương Đông và phương Tây.

Nói về thái độ của mình đối với các học thuyết chính trị và tôn giáo, Người viết:


“Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội”. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như nhưng người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.


Lời nói trên đây càng chứng tỏ Hồ Chí Minh đã biết kế thừa những tinh hoa triết học, văn hoá cả cổ, kim, Đông, Tây, làm giàu cho tư tưởng của mình. Tất cả những hiểu biết ấy đã góp phần quan trọng vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.


Ba là, chủ nghĩa Mác – Lênin


Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sống một cách chật vật, nhưng Người vẫn lạc quan, say sưa học tập và hoạt động, kiên trì mục tiêu đã định. Được sự giúp đỡ của một số đảng viên Đảng xã hội Pháp, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. Người sung sướng khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người tìm thấy trong bản luận cương này phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam. Qua tìm hiểu và học tập các tác phẩm của Lênin và của Mác, Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc: đi theo con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ đó cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được định hướng đúng đắn. Chủ nghĩa yêu nước được gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh được định hình. Bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó thuộc hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, mang tính cách mạng và khoa học.


Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình mà tìm ra con đường cứu nước. ảnh hưởng sâu sắc và quyết định ấy đã thể hiện trong câu nói của Người: “Chủ nghĩa Lênin là cái cẩm nang thần kỳ”, hoặc: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III. Trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới”. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Và “Chính do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”.


Trong quá trình hoạt động của Người, hoạt động thực tiễn phong phú và đa dạng gắn với cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc và của thời đại, đã làm phong phú tư tưởng Hồ Chí Minh.


Khi nói đến Tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến sự vận dụng và một bước phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giải đáp những vấn đề thực tiễn mới của đất nước và thời đại đặt ra, gắn với nhân cách con người đã sản sinh ra tư tưởng đó, gắn với bản lĩnh, phẩm chất, tình cảm, tư chất, tính cách, phong cách, Hồ Chí Minh./.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai. Nxb CTQG. H.1996, tập.9, tr. 314.
2. “Một lãnh tụ ở bước ngoặt lịch sử”, Báo Nhân dân số ra ngày 17-9-1969.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, (xuất bản lần thứ 2), Nxb CTQG, H.1995, tr.171.
4. Hồ Chí Minh: Sđd, tập l0, tr. 128.

5. Theo Ô-xíp Man-đen-stam: “Thăm một chiến sĩ Quốc tế cộng sản – Nguyễn Ái quốc”, Báo Đốm lửa (Liên Xô) số 39, ngày 23-12.1923.
6. Dẫn theo Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb. CTQG, H. 997. tr.43.




---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


 
Trình bày nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố khách quan (thực tiễn và tư tưởng, văn hoá) với yếu tố chủ quan (những phẩm chất của Hồ Chí Minh).

a) Truyền thống tư tưởng và văn hoá Việt Nam.

UNESCO khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Đây là truyền thống tư tưởng quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh lớn nhất trong đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Điều đó được phản ánh từ văn hoá dân gian đến văn hoá bác học, từ những nhân vật truyền thuyết như Thánh Gióng, đến các anh hùng thời xa xưa như Thục Phán, Hai Bà Trưng, Bà Triệu... đến những anh hùng nổi tiếng thời phong kiến như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ... Chủ nghĩa yêu nước là giá trị văn hoá cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam, nó làm thành dòng chảy chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc, tạo thành cơ sở vững chắc để nhân dân ta tiếp thu những giá trị văn hoá từ bên ngoài làm phong phú văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển.

Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm là rách” trong hoạn nạn, khó khăn. Điều kiện địa lý và chính trị đã đưa nhân dân ta tạo dựng truyền thống này ngay từ buổi bình minh của dân tộc. Các thế hệ Việt Nam đều trao truyền cho nhau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Ba mươi năm bôn ba hải ngoại, năm 1941 vừa về nước, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở nhân dân ta: “Dân ta phải biết sử ta”. “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do”. Người căn dặn: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!”.

Thứ ba là truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc ta được kết tinh qua hàng ngàn năm nhân dân ta vượt qua muôn nguy, ngàn khó, lạc quan tin tưởng vào tiền đồ dân tộc, tin tưởng vào chính mình. Hồ Chí Minh là điểm kết tinh rực rỡ của truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc đã tạo cho mình một sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đi đến chiến thắng.

Thứ tư là nhân dân ta có truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại. Dân tộc ta trụ vững trên mảnh đất nối liền Nam-Bắc, Đông-Tây, từ rất sớm người Việt Nam đã xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Mà trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp từ bên ngoài và biến nó thành cái thuần tuý Việt Nam.

b) Tinh hoa văn hoá nhân loại

Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu văn hoá phương Đông. Lớn lên Người bôn ba khắp thế giới, đặc biệt ở các nước phương Tây. Trí tuệ miễn tiệp, ham học hỏi nên ở Người đã có vốn hiểu biết văn hoá Đông-Tây kim cổ uyên bác.

c) Tư tưởng văn hoá phương Đông

Về Nho giáo, Hồ Chí Minh được tiếp thu Nho giáo từ nhỏ, Người hiểu sâu sắc về Nho giáo. Người nhận xét về cụ Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo tuy là phong kiến nhưng Cụ có những cái hay thì phải học lấy. Cái phong kiến lạc hậu của Nho giáo là duy tâm, đẳng cấp nặng nề, khinh thường lao động chân tay, coi khinh phụ nữ... thì Hồ Chí Minh phê phán triệt để. Nhưng những yếu tố tích cực của Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị, một “thế giới đại đồng”; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính; tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học... đã được Hồ Chí Minh khai thác để phục vụ nhiệm vụ cách mạng.

Về Phật giáo: Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm. Trải qua hàng trăm năm ảnh hưởng, Phật giáo đã đi vào văn hoá Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống... Phật giáo là tôn giáo. Hồ Chí Minh nhận xét: tôn giáo là duy tâm... Nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay của Phật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Nam. Đó là những điều cần được khai thác để góp vào việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cỏ cây. Phật giáo dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Phật giáo có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Hoặc như Phật giáo Thiền tông đề ra luật “Chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, đề cao lao động, chống lười biếng. Đặc biệt là từ truyền thống yêu nước của dân tộc đã làm nảy sinh nên Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc.

Ngoài ra, còn thấy Hồ Chí Minh bàn đến các giá trị văn hoá phương Đông khác như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... cũng như về chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn mà Người tìm thấy “những điều thích hợp với nước ta”.

d) Tư tưởng và văn hoá phương Tây.

Ngay khi còn học ở trong nước, Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hoá Pháp, đặc biệt là ham mê môn lịch sử và muốn tìm hiểu về cách mạng Pháp 1789. Ba mươi năm liên tục ở nước ngoài, sống chủ yếu ở Châu Âu, nên Nguyễn ái Quốc cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng của phương Tây.

Hồ Chí Minh thường nói tới ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người trong Tuyên ngôn độc lập, 1776 của Mỹ. Khi ở Anh, Người gia nhập công đoàn thuỷ thủ và cùng giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộc biểu tình, đình công bên bờ sông Thêmđơ... Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, sống tại Pari-trung tâm chính trị văn hoá-nghệ thuật của châu Âu. Người gắn mình với phong trào công nhân Pháp và tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như Vonte, Rutxô, Môngtetxkiơ... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Nguyễn ái Quốc. Từ đó mà hình thành phong cách dân chủ, cách làm việc dân chủ ở Người.

Có thể thấy, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.

e) Chủ nghĩa Mác-Lênin

Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm được cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng của mình. Nhờ vậy Người đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng văn hoá nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin; đồng thời nó còn là sự vận dụng và phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập tự do, xây dựng đời sống mới.

g) Những nhân tố thuộc về phẩm chất của Nguyễn ái Quốc

Trong cùng những điều kiện như trên mà chỉ có Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Rõ ràng yếu tố chủ quan ở Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tư tưởng của Người.
Trước hết, ở Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu những tinh hoa tư tưởng, văn hoá và cách mạng cả trên thế giới và trong nước.
Hai là, sự khổ công học tập của Nguyễn ái Quốc đã chiếm lĩnh được vốn tri thức phong phú của thời đại, với kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin khoa học và cách mạng.

Ba là, Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.

Những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã giúp Nguyễn ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hoá phát triển tinh hoa dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.

2. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm về cách mạng Việt Nam không thể hình thành ngay trong một lúc mà trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển lớn mạnh của Đảng ta và cách mạng Việt Nam. Quá trình đó diễn ra qua các thời kỳ chính như sau:

a) Từ 1890 đến 1911: Là thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.

Thời kỳ này Nguyễn Sinh Cung-Nguyễn Tất Thành tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học, Hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây; chứng kiến thân phận nô lệ đoạ đầy của nhân dân ta và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu nước. Nhờ vậy chí hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu đã đi đúng hướng, đúng đích, đúng cách.

b) Từ 1911 đến 1920: Thời kỳ tìm tòi, khảo nghiệm.

Là thời kỳ Nguyễn Tất Thành thực hiện một cuộc khảo nghiệm toàn diện, sâu rộng trên bình diện toàn thế giới.
Đi đến cùng, Người đã gặp chủ nghĩa Mác-Lênin (qua việc tiếp xúc với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa). Nguyễn ái Quốc đã đi đến quyết định tham gia Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản và tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc.

c) Từ 1921 đến 1930: Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Con đường cách mạng Việt Nam.

Là thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn cực kỳ sôi nổi của Nguyễn ái Quốc. Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa. Tham gia trong các tổ chức của Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva. Cuối 1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Đầu xuân 1930, Người tổ chức ra Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Văn kiện này cùng các tác phẩm Người xuất bản trước đó là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927) đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.

d) Từ 1930 đến 1941: Là thời kỳ vượt qua thử thách kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam.

Do những hạn chế về hiểu biết thực tiễn Việt Nam, lại bị quan điểm “tả khuynh” chi phối nên Quốc tế Cộng sản đã phê phán, chủ trích đường lối của Nguyễn ái Quốc ở Hội nghị thành lập Đảng đầu xuân 1930. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị tháng 10-1930 của Đảng đi tới nghị quyết thủ tiêu Chánh cương, Sách lược vắn tắt và điều lệ của Đảng được thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng.

Thực tiễn cách mạng nước ta đã hoàn thiện đường lối của Đảng và sự hoàn thiện đó đã trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX.

Từ 1941 đến 1969: Thời kỳ phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động của cách mạng trên thế giới, Nguyễn ái Quốc về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1941, Người triệu tập, chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Đảng, hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Cách mạng Việt Nam vận động mạnh mẽ theo đường lối của Đảng thông qua ở Hội nghị Trung ương 8, đã dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945-thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thời kỳ này tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: Về chiến tranh nhân dân: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa nửaphong kiến, quá độ lên xã hội chủ nghĩa không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện đất nước bị chia cắt và có chiến tranh; về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền: về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về củng cố và tăng cường sự nhất trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế...

Vĩnh biệt Đảng, dân tộc, Hồ Chí Minh để lại Di chúc thiêng liêng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi kháng chiến thắng lợi.

Thấm thía giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, đi vào sự nghiệp đổi mới, tại Đại hội VII (1991) Đảng ta khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động.

Đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO- tiến sĩ M.Ahmed đã cho rằng: Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này.
 
Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân đến cách mạng XHCN; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triểnCNMLN vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dântộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người . + Thực chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận phảnánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.

+ Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề cóliên quan đến quá trình phát triển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiếnlên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: đó làCNMLN, truyền thống dân tộc, trí tuệ thời đại.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top