Nguồn gốc của tâm hồn nằm ở đâu?

Giao Su Vọc

New member
Xu
0
"Là một nhà khoa học, tôi không có gì để nói về tâm hồn vì tâm hồn không phải là một khái niệm khoa học" (Miller)

Năm 1950, Giáo hoàng Pius XII đã gửi một lá thư cho các vị giám mục đề cập đến những vấn đề của thuyết tiến hóa. Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã không phản đối các nghiên cứu về sự tiến hóa cho đến khi biết nó liên quan đến những bộ phận trên cơ thể. Giáo hoàng Pius nói: “Nhà thờ Thiên chúa giáo tin vào Chúa trời và buộc chúng tôi tin rằng tâm hồn do Chúa tạo ra”.

Năm 1996, Giáo hoàng John Paul II cũng đã nêu lên những quan điểm tương đồng trong một thông điệp gửi tới Học viện khoa học Thiên chúa giáo.

Mặc dù khẳng định rằng thuyết tiến hóa đã có những cơ sở thuyết phục nhưng ông ta vẫn nói thêm rằng việc xem tâm hồn chỉ là một hiện tượng đặc biệt trong sự phát triển của con người là không đúng.
Các chuyên gia về thuyết tiến hóa và hệ thống dây thần kinh trong não đã khám phá ra ngày càng nhiều loại gen, hiểu thêm về cấu trúc của bộ não và những yếu tố liên quan đến cảm giác, tâm tư tình cảm của con người. Họ đã tìm thấy những bằng chứng giải thích cho sự xuất hiện của cảm xúc không những chỉ ở người mà còn ở các loài vật.

Descartes, nhà triết học người Pháp thế kỉ XVII, người đã phân chia các loài động vật có vú trên mặt đất ra thành hai nhóm: con người và các loài động vật khác đã tổng kết lại các kết quả của công trình nghiên cứu trên và ông cho rằng đây có lẽ là thách thức lớn đối với khoa học khi muốn xây dựng một cái nhìn tổng quan về thế giới.

Khi các nhà sinh vật học tìm ra những bằng chứng chứng minh rằng một khi động vật suy nghĩ, chúng cũng bộc lộ cảm xúc và có nhận thức giống như loài người thì câu nói của Descarơis "tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại" dường như không còn sức thuyết phục.

Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng tâm hồn là kết quả của sự phát triển của con người, hoặc Chúa trời đã làm ra tâm hồn con người. Nhưng đối với nhiều nhà khoa học khác, đặc biệt là ở Mỹ thì cho rằng niềm tin đó là không đúng. Theo họ con người và tâm hồn không phải ngẫu nhiên mà có và con người tồn tại không phải do Chúa trời.

Có ý kiến cho rằng tâm hồn của con người là sản phẩm của sự tiến hóa là “một quá trình tất yếu, không thể bác bỏ”. Tạp chí Nature tháng này đã công bố một phát hiện mới trong bài xã luận có tiêu đề là "Ý kiến cho rằng con người được tạo ra bởi Chúa trời chắc chắn sẽ bị bác bỏ”.

Tuy thế, ý kiến cho rằng tâm hồn được chúa trời tạo ra cũng không bị gạt bỏ. Ví dụ, khi 10 ứng cử viên vào chức người đứng đầu Đảng Cộng hòa được hỏi một câu trong một cuộc tranh luận là “có ai trong số các ngài không tin vào thuyết tiến hóa không?”, thì có ba người giơ tay. Một trong số họ là thượng nghị sĩ Sam Brownback, ông đã giải thích sau đó trong một bài báo trên tờ New York Times và diễn đàn quốc tế rằng ông ta không hoàn toàn bác bỏ thuyết tiến hóa nhưng ông ta tin rằng “sự xuất hiện của con người không phải là ngẫu nhiên mà phải có một thế lực nào đó tác động”.

Một nhà thần học khác cũng đã nghiên cứu về các vấn đề này là John Haught, trường Đại học Georgetown phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Nhiều người Mỹ quan niệm về tâm hồn theo một cách riêng. Đối với họ tâm hồn là một điều gì đó riêng biệt và họ phủ nhận thuyết tiến hóa”.
Tuy nhiên, Haught cho rằng con người đã sai lầm khi họ cho rằng chỉ có họ mới có tâm hồn còn các loài sinh vật khác thì không.

“Những nghiên cứu về tiến hoá sinh học cho thấy sự chuyển hoá từ động vật lên người là quá trình phát triển dần dần, từng bậc nên không thể cho rằng người có tâm hồn nhưng động vật thì không”, Murphy, nhà nghiên cứu sinh học đã nói như vậy, “khả năng của con người trong hoạt động trí óc là sự phát triển của não bộ hay đúng hơn là các quá trình hoạt động diễn ra trong đầu bao gồm não, hệ thần kinh và hệ các cơ quan khác của cơ thể, tất cả đều tác động đến hành vi con người và thế giới bên ngoài”.

Vì vậy, Murphy nói thêm, thật sai lầm khi phân biệt giữa con người với các loại sinh vật khác. Bà và Haught đã trích dẫn những ý tưởng của Thomas Aquinas, nhà triết học và thần học thế kỉ XIII, nghiên cứu về “sự phát triển trong tâm hồn của loài vật và sự phát triển trong tâm hồn con người” làm bằng chứng.

Haught nói: “Chúng ta đủ khôn ngoan để nhận ra rằng có một thứ gì đó tương tự với cái được gọi là tâm hồn tồn tại trong sự sống này”. Ta có thể lấy một bộ xương hóa thạch có tên là Lucy làm ví dụ minh họa. Liệu Lucy có tâm hồn? Ông dừng lại một lúc và nói: “Tôi nghĩ là Lucy có tâm hồn. Và tôi nghĩ tất cả tổ tiên loài người chúng ta đều có tâm hồn và chúng ta không thể loại bỏ những kết quả nghiên cứu mà các học thuyết tiến hóa mang lại, tâm hồn của những người khác nhau thì khác nhau".

Đối với nhiều nhà khoa học, như Kenneth Miller, một nhà sinh vật học ở trường Đại Học Brown, thì nghiên cứu tâm hồn là vô nghĩa vì nó không phải là một đối tượng mà khoa học có thể nắm bắt được.

Miller nói rằng ông đã trả lời trước sinh viên của mình và ở rất nhiều nơi khác nữa khi được hỏi “ngài là một nhà khoa học, vậy ngài nghĩ thế nào là tâm hồn?” là “Là một nhà khoa học, tôi không có gì để nói về tâm hồn vì tâm hồn không phải là một khái niệm khoa học”.

VieTimes
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top