Người xưa đi thi ăn gì ?
Theo sử sách của các Tú tài cổ đại Trung Quốc, cứ mỗi lần đi thi thì thường ăn nhiều một loại thức ăn là Hồ đào.Theo kinh nghiệm, trong những lúc cần động não căng thẳng, nhớ lại tức thời, thể hiện tài ứng đối v.v... ăn Hồ đào đã giúp cho các nhà Tú tài đầu óc sáng suốt, minh mẫn, kinh sách tái hiện mạch lạc, rạch ròi. Trong các bí phương còn lưu truyền lại, người Trung Hoa xưa đã phát hiện được nhiều vị thuốc có tác dụng ích trí, cường trí. chẳng hạn trong Bị cấp thiên kim yếu phương, Tôn Tư Mạc đời Đường có nói: Viên xương bồ ích trí gồm các vị xương bồ, viễn chí, ngưu tất, cát cánh, nhân sâm, bạch phục linh, chế phụ tử, nhục quế. Tất cả tán nhỏ, trộn với mật, viên thành viên, ngày uống hai lần sẽ có tác dụng ích trí, dưỡng tâm, an thần, tăng cường trí nhớ. Cũng trong sách này, ông còn đưa ra phương thuốc Dưỡng mệnh, khai tâm, ích trí có tác dụng phát triển trí tuệ, tăng cường trí nhớ, ôn thận, tráng dương.
Trong những cuốn sách cổ như: Thần nông bản thảo kinh; Bản thảo cương mục; Thiên kim dục phương v.v... đều có liệt kê những vị thuốc có tác dụng ích trí. ví dụ "xương bồ" được mệnh danh là tinh anh của thủy thảo, linh dược của thần tiên; "phục linh" được coi là có công dụng khai tâm ích trí, an hồn phách, dưỡng tinh thần; "long nhãn" thì giúp ích trí, ninh tâm, dưỡng huyết, an thần ..
Có thể nói, qua kinh nghiệm ngàn đời, người Đông phương đã tích lũy được những tri thức phong phú và quý giá về phép ẩm thực phát triển trí tuệ. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các nhà dinh dưỡng học quan tâm nhiều đến phép ẩm thực Đông phương. Các công thình nghiên cứu hiện đại đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa dinh dưỡng với sự tăng trưởng của não và phát triển trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng thất thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của toàn não bộ. Dinh dưỡng đúng phép ẩm thực có thể tăng cường một số quá trình tâm lý trong hoạt động trí tụệ: như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ...
Những thực nghiệm trên động vật và những công trình nghiên cứu trên người đã chứng minh rằng tình trang suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể đưa đến tai họa đối với sự phát triển trí tuệ con người. Nếu như động vật trong thời gian mang thai (đặc biệt là trước lúc sinh) thiếu dinh dưỡng và sau khi sinh vẫn tiếp tục thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn tới tế bào não của đông vật con thiếu hụt, thể tích cũng nhỏ bé. Thời gian thiếu dinh dưỡng sau khi sinh càng dài thì tác hại càng lớn. Các chuyên gia Anh quốc đã làm thí nghiệm trên chuột bạch: hạn chế thời gian bú sữa của chuột bạch nhằm làm thiếu chất dinh dưỡng, sau một tháng tiến hành giải phẫu thì thấy não của chúng có sự khác biệt rõ rệt với những chú chuột bạch được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các chuyên gia thuộc sở nghiên cứu dinh dưỡng của người thuộc Trường đại học Columbia Mỹ đã tiến hành nghiên cứu não của những trẻ em chết do những biến cố ngẫu nhiên hoặc do trúng độc đã phát hiện thấy rằng hiện tượng thiếu dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tương tự đến sự phát triển của bộ não đứa trẻ. Cách đó ít lâu, các nhà khoa học tiến hành điều tra ở một Bang của Cộng hòa liên bang Brazil đã phát hiện thấy có 200 nghìn bà mẹ có trình độ phát triển trí tuệ không bằng các trẻ em 12 tuổi. Thì ra, các bà mẹ này lúc nhỏ bị thiếu Protein nên đã làm cho trí tuệ của họ thấp hơn các trẻ em bình thường 12 tuổi. Và, như tất cả chúng ta đều biết, cơ sở vật chất của trí tuệ, của hết thảy mọi hành vi con người là não bộ. Sự phát triển tốt xấu như thế nào mà then chốt là sự phát triển của não là ở chỗ con người có ăn vào đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho nó hay không.
Người Đông phương xưa, qua kinh nghiệm đã ý thức được rõ điểm này. Vì vậy các Tú tài khi đi thi ăn hồ đào quả là có lý. Những kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm hiện đại đã cho hay rằng, trong Hồ đào có rất nhiều Lipit, mà phần lớn lại là các Axít béo chưa no. Y học hiện đại đã chứng minh rằng, Axit béo chưa no có quan hệ mật thiết đến cấu tạo sinh lý của não.
Khoa học ngày nay đã cho hay rằng, các tế bào não chủ yếu do bảy loại thành phần dinh dưỡng dưới đây tạo thành:
Lipit: Chiếm 60% thành phần tế bào não.
Protein: Chiếm 35% thành phần tế bào não.
Đường
Họ Vitamin B
Vitamin C
Vitamin E
Canxi.
Trong bảy thành phần trên, Lipit chiếm vị trí chủ yếu. Lipit có nhiều trong động vật, các loại dầu thực vật, các loại đậu, sữa, mỡ v.v … Trong cơ thể người, Lipit tồn tại dưới dạng Lipit nhìn thấy và Lipit không nhìn thấy. Lipit nhìn thấy chỉ chất béo dưới da hình thành do Axit béo no được tạo thành trong cơ thể. Còn Lipit không nhìn thấy là Axit béo chưa no của Photpholipit và Axit Linoleic v.v… do không thể tạo thành trong cơ thể nên nó còn có tên gọi là Axit béo không thể thiếu được. Lipit nằm trong thành phần não chính là Lipit không nhìn thấy, cũng tức là Axit béo chưa no, mà Axit béo chưa no có rất nhiều trong Hồ đào.
Chính vì vậy mà các nhà dinh dưỡng học ngày nay nói: Trí tuệ có thể được ăn vào qua miệng !
Theo sử sách của các Tú tài cổ đại Trung Quốc, cứ mỗi lần đi thi thì thường ăn nhiều một loại thức ăn là Hồ đào.Theo kinh nghiệm, trong những lúc cần động não căng thẳng, nhớ lại tức thời, thể hiện tài ứng đối v.v... ăn Hồ đào đã giúp cho các nhà Tú tài đầu óc sáng suốt, minh mẫn, kinh sách tái hiện mạch lạc, rạch ròi. Trong các bí phương còn lưu truyền lại, người Trung Hoa xưa đã phát hiện được nhiều vị thuốc có tác dụng ích trí, cường trí. chẳng hạn trong Bị cấp thiên kim yếu phương, Tôn Tư Mạc đời Đường có nói: Viên xương bồ ích trí gồm các vị xương bồ, viễn chí, ngưu tất, cát cánh, nhân sâm, bạch phục linh, chế phụ tử, nhục quế. Tất cả tán nhỏ, trộn với mật, viên thành viên, ngày uống hai lần sẽ có tác dụng ích trí, dưỡng tâm, an thần, tăng cường trí nhớ. Cũng trong sách này, ông còn đưa ra phương thuốc Dưỡng mệnh, khai tâm, ích trí có tác dụng phát triển trí tuệ, tăng cường trí nhớ, ôn thận, tráng dương.
Trong những cuốn sách cổ như: Thần nông bản thảo kinh; Bản thảo cương mục; Thiên kim dục phương v.v... đều có liệt kê những vị thuốc có tác dụng ích trí. ví dụ "xương bồ" được mệnh danh là tinh anh của thủy thảo, linh dược của thần tiên; "phục linh" được coi là có công dụng khai tâm ích trí, an hồn phách, dưỡng tinh thần; "long nhãn" thì giúp ích trí, ninh tâm, dưỡng huyết, an thần ..
Có thể nói, qua kinh nghiệm ngàn đời, người Đông phương đã tích lũy được những tri thức phong phú và quý giá về phép ẩm thực phát triển trí tuệ. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học, các nhà dinh dưỡng học quan tâm nhiều đến phép ẩm thực Đông phương. Các công thình nghiên cứu hiện đại đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa dinh dưỡng với sự tăng trưởng của não và phát triển trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng thất thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của toàn não bộ. Dinh dưỡng đúng phép ẩm thực có thể tăng cường một số quá trình tâm lý trong hoạt động trí tụệ: như trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ...
Những thực nghiệm trên động vật và những công trình nghiên cứu trên người đã chứng minh rằng tình trang suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể đưa đến tai họa đối với sự phát triển trí tuệ con người. Nếu như động vật trong thời gian mang thai (đặc biệt là trước lúc sinh) thiếu dinh dưỡng và sau khi sinh vẫn tiếp tục thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn tới tế bào não của đông vật con thiếu hụt, thể tích cũng nhỏ bé. Thời gian thiếu dinh dưỡng sau khi sinh càng dài thì tác hại càng lớn. Các chuyên gia Anh quốc đã làm thí nghiệm trên chuột bạch: hạn chế thời gian bú sữa của chuột bạch nhằm làm thiếu chất dinh dưỡng, sau một tháng tiến hành giải phẫu thì thấy não của chúng có sự khác biệt rõ rệt với những chú chuột bạch được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các chuyên gia thuộc sở nghiên cứu dinh dưỡng của người thuộc Trường đại học Columbia Mỹ đã tiến hành nghiên cứu não của những trẻ em chết do những biến cố ngẫu nhiên hoặc do trúng độc đã phát hiện thấy rằng hiện tượng thiếu dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tương tự đến sự phát triển của bộ não đứa trẻ. Cách đó ít lâu, các nhà khoa học tiến hành điều tra ở một Bang của Cộng hòa liên bang Brazil đã phát hiện thấy có 200 nghìn bà mẹ có trình độ phát triển trí tuệ không bằng các trẻ em 12 tuổi. Thì ra, các bà mẹ này lúc nhỏ bị thiếu Protein nên đã làm cho trí tuệ của họ thấp hơn các trẻ em bình thường 12 tuổi. Và, như tất cả chúng ta đều biết, cơ sở vật chất của trí tuệ, của hết thảy mọi hành vi con người là não bộ. Sự phát triển tốt xấu như thế nào mà then chốt là sự phát triển của não là ở chỗ con người có ăn vào đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho nó hay không.
Người Đông phương xưa, qua kinh nghiệm đã ý thức được rõ điểm này. Vì vậy các Tú tài khi đi thi ăn hồ đào quả là có lý. Những kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm hiện đại đã cho hay rằng, trong Hồ đào có rất nhiều Lipit, mà phần lớn lại là các Axít béo chưa no. Y học hiện đại đã chứng minh rằng, Axit béo chưa no có quan hệ mật thiết đến cấu tạo sinh lý của não.
Khoa học ngày nay đã cho hay rằng, các tế bào não chủ yếu do bảy loại thành phần dinh dưỡng dưới đây tạo thành:
Lipit: Chiếm 60% thành phần tế bào não.
Protein: Chiếm 35% thành phần tế bào não.
Đường
Họ Vitamin B
Vitamin C
Vitamin E
Canxi.
Trong bảy thành phần trên, Lipit chiếm vị trí chủ yếu. Lipit có nhiều trong động vật, các loại dầu thực vật, các loại đậu, sữa, mỡ v.v … Trong cơ thể người, Lipit tồn tại dưới dạng Lipit nhìn thấy và Lipit không nhìn thấy. Lipit nhìn thấy chỉ chất béo dưới da hình thành do Axit béo no được tạo thành trong cơ thể. Còn Lipit không nhìn thấy là Axit béo chưa no của Photpholipit và Axit Linoleic v.v… do không thể tạo thành trong cơ thể nên nó còn có tên gọi là Axit béo không thể thiếu được. Lipit nằm trong thành phần não chính là Lipit không nhìn thấy, cũng tức là Axit béo chưa no, mà Axit béo chưa no có rất nhiều trong Hồ đào.
Chính vì vậy mà các nhà dinh dưỡng học ngày nay nói: Trí tuệ có thể được ăn vào qua miệng !
Sưu tầm.