benoinhieu_kg
New member
- Xu
- 40
Đôi chân nhỏ bé do ảnh hưởng của chất độc da cam không nâng nổi sức nặng của cơ thể khiến thầy giáo trẻ Phạm Thế Minh phải dùng thêm chiếc gậy mới đứng vững trên bục giảng, thế nhưng từ sáng tới tối, lớp học ngoại ngữ ven đường tàu do thầy tổ chức, lúc nào cũng vang lên những tiếng đồng thanh, rộn rã.
Qua đường tàu, đoạn rải đá gập ghềnh ở xã An Hưng (An Dương, Hải Phòng), phải quen lắm người ta mới dễ dàng vượt qua, là đến lớp học mang tên Sunlight của thầy giáo trẻ Phạm Thế Minh. Thầy còn khá trẻ, chừng độ ngoài 30 tuổi, đôi mắt qua cặp kính cận nhưng trông vẫn rất thông minh, nhanh nhẹn.
Thầy Minh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện An Dương, Hải Phòng.
Với diện tích chưa đầy 10 m2 nhưng nhờ sự khéo léo và khoa học của người chủ, ba dãy bàn ghế vẫn được kê gọn gàng, ngăn nắp. Thầy Minh cho biết: “Do nguồn kinh phí còn eo hẹp nên tôi chưa thể tạo được một cơ sở thật tốt, rộng rãi cho các em học tập”. Được biết, các lớp học của thầy giáo trẻ khuyết tật thu học phí theo mức nhân đạo, thấp hơn các trung tâm khác thậm chí miễn, giảm từ 20 - 100 % cho các em học sinh nghèo, khuyết tật.
Thầy Minh sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là những người lính quân chủng Phòng không - Không quân từ và có thời gian chiến đấy ở chiến trường Gio Linh - Quảng Trị. Thứ chất độc hóa học màu da cam quái ái, nhiễm vào cha mẹ trong những năm chiến đấu tại chiến trường này đã khiến cho cậu bé Minh, khi mới sinh ra, đã có đôi chân khẳng khiu, mềm yếu khác hẳn với những đứa trẻ đồng lứa. Sau khi cùng gia đình dịch chuyển nhiều lần, cậu bé Minh cùng gia đình dừng chân là xóm nhỏ ven đường tàu, ngoại ô thành phố Hải Phòng. Tại đây, cha mẹ anh đã luân phiên đạp xe đưa con tới trường, giúp anh hòa nhập vào xã hội. Nhờ sự động viên của bố mẹ, anh vượt qua các cấp học và luôn giành vị trí đứng đầu lớp nhờ thành tích hợp tập.
Thầy Minh cùng các cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện An Dương (Hải Phòng).
Mặc dù học khá đều các môn nhưng Minh vẫn yêu thích môn Tiếng Nga hơn cả và ước mơ sau này trở thành một giáo viên ngoại ngữ. Thế rồi, sang lớp 12, nhà trường bỏ môn tiếng Nga, khi đó, anh đang theo học khối D (Toán, Văn, Ngoại Ngữ) rồi nên rất lo ngại. Thêm vào đó, lúc làm hồ sơ dự thi, nhiều trường sư phạm không nhận học sinh mắc dị tật vì vậy con đường học hành gần như khép kín trước mắt Minh. “Khi đó, tôi thật sự thấy vọng tưởng không gượng dậy được. Bao nhiêu ước mơ dự định cũng như cố gắng của mình trước đó giờ trở thành công cốc”, anh Minh tâm sự. Thương con, cha mẹ anh chắt chiu, dành dụm để anh theo học ngành Điện tử khoa Vô tuyến điện của ĐH Hàng hải. Học xong, anh mở cửa hiệu ngay tại nhà. Nhờ cửa hiệu này, anh tích cóp được một khoản tiền và quyết tâm thực hiện ước mơ dang dở của mình là trở thành một giáo viên ngoại ngữ.
Minh chấp nhận một thử thách mới đó là học lại từ đầu môn tiếng Anh vì tiếng Nga không còn thông dụng như trước. Hàng ngày, cậu phải vượt 15 km với đôi chân khẳng khiu, dốc sức đạp vào thành phố học. Có những hôm mưa to, giớ lớn, phải dùng gậy chống, đẩy từng bước một tới trường mà vẫn quyết tâm không bỏ một buổi nào . Rồi anh thi đỗ và hoàn thành chương trình ĐH từ xa của ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội.
Ra trường, với tâm bằng khá trong tay, Minh nộp đơn xin việc ở nhiều trường nhưng đều nhận được những lời từ chối. Một lần nữa anh phải đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, không thể lùi nước, đầu hàng số phận. Năm 1996, anh được người quen giới thiệu về tiếp quản lớp Ngoại ngữ thuộc Trung tâm dạy nghề An Hải. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp cùng với sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, anh được học trò vô cùng khâm phục và yêu quý.
Một thời gian sau, Trung tâm giải thể, học trò đã tự nguyện theo thầy Minh về ngôi nhà nhỏ ven đường tàu để tiếp tục học tập. Rồi tiếng lành đồn xa, học trò đến với lớp học ngày một nhiều hơn. Thầy Minh đã có số học sinh đa dạng và ổn định. Có các em học sinh học nâng cao, ôn luyện ĐH; người học để thi lấy chứng chỉ; cán bộ học phục vụ công tác, người chuẩn bị đi nước ngoài... nhưng thầy Minh đặc biệt hướng tới các em có hoàn cảnh khó khăn.
Ở mỗi lớp học, các em không chỉ được thầy Minh truyền thụ kiến thức mà còn được giáo dục về nhân cách và đạo đức làm người. Em Phương Thảo, một học sinh lớp ngoại ngữ buổi chiều, cho biết: “Chúng em rất khâm phục thầy. Thầy là tấm gương về một nghị lực sống, vượt khó có thật trong cuộc đời mà chúng em ngưỡng mộ”.
Học sinh theo học các lớp của thầy có sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2002, sau khi thí điểm lớp luyện thi ĐH với bốn em thì có tới ba em thi đỗ, thầy Minh đã mạnh dạn mở rộng quy mô đào tạo. Từ năm 2003 tới nay, con số các em đến với lớp học ven đường tàu đỗ ĐH đã lên tới con số hơn trăm em. Thầy Minh cho biết: “Sự thành đạt của các em chính là nguồn cổ vũ, lớn lao giúp thêm yêu và tâm huyết với nghề”.
Không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật những thể loại bài tập để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thế hệ học trò, đêm đêm bên trang giáo án và chiếc máy vi tính, thầy Minh lại cặm cụi, mày mò tìm hiểu những phương pháp giảng dạy mới, cách dạy hay để truyền thụ lại cho học sinh của mình.
Qua đường tàu, đoạn rải đá gập ghềnh ở xã An Hưng (An Dương, Hải Phòng), phải quen lắm người ta mới dễ dàng vượt qua, là đến lớp học mang tên Sunlight của thầy giáo trẻ Phạm Thế Minh. Thầy còn khá trẻ, chừng độ ngoài 30 tuổi, đôi mắt qua cặp kính cận nhưng trông vẫn rất thông minh, nhanh nhẹn.
Thầy Minh chụp ảnh lưu niệm với cán bộ phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện An Dương, Hải Phòng.
Với diện tích chưa đầy 10 m2 nhưng nhờ sự khéo léo và khoa học của người chủ, ba dãy bàn ghế vẫn được kê gọn gàng, ngăn nắp. Thầy Minh cho biết: “Do nguồn kinh phí còn eo hẹp nên tôi chưa thể tạo được một cơ sở thật tốt, rộng rãi cho các em học tập”. Được biết, các lớp học của thầy giáo trẻ khuyết tật thu học phí theo mức nhân đạo, thấp hơn các trung tâm khác thậm chí miễn, giảm từ 20 - 100 % cho các em học sinh nghèo, khuyết tật.
Thầy Minh sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là những người lính quân chủng Phòng không - Không quân từ và có thời gian chiến đấy ở chiến trường Gio Linh - Quảng Trị. Thứ chất độc hóa học màu da cam quái ái, nhiễm vào cha mẹ trong những năm chiến đấu tại chiến trường này đã khiến cho cậu bé Minh, khi mới sinh ra, đã có đôi chân khẳng khiu, mềm yếu khác hẳn với những đứa trẻ đồng lứa. Sau khi cùng gia đình dịch chuyển nhiều lần, cậu bé Minh cùng gia đình dừng chân là xóm nhỏ ven đường tàu, ngoại ô thành phố Hải Phòng. Tại đây, cha mẹ anh đã luân phiên đạp xe đưa con tới trường, giúp anh hòa nhập vào xã hội. Nhờ sự động viên của bố mẹ, anh vượt qua các cấp học và luôn giành vị trí đứng đầu lớp nhờ thành tích hợp tập.
Thầy Minh cùng các cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện An Dương (Hải Phòng).
Mặc dù học khá đều các môn nhưng Minh vẫn yêu thích môn Tiếng Nga hơn cả và ước mơ sau này trở thành một giáo viên ngoại ngữ. Thế rồi, sang lớp 12, nhà trường bỏ môn tiếng Nga, khi đó, anh đang theo học khối D (Toán, Văn, Ngoại Ngữ) rồi nên rất lo ngại. Thêm vào đó, lúc làm hồ sơ dự thi, nhiều trường sư phạm không nhận học sinh mắc dị tật vì vậy con đường học hành gần như khép kín trước mắt Minh. “Khi đó, tôi thật sự thấy vọng tưởng không gượng dậy được. Bao nhiêu ước mơ dự định cũng như cố gắng của mình trước đó giờ trở thành công cốc”, anh Minh tâm sự. Thương con, cha mẹ anh chắt chiu, dành dụm để anh theo học ngành Điện tử khoa Vô tuyến điện của ĐH Hàng hải. Học xong, anh mở cửa hiệu ngay tại nhà. Nhờ cửa hiệu này, anh tích cóp được một khoản tiền và quyết tâm thực hiện ước mơ dang dở của mình là trở thành một giáo viên ngoại ngữ.
Minh chấp nhận một thử thách mới đó là học lại từ đầu môn tiếng Anh vì tiếng Nga không còn thông dụng như trước. Hàng ngày, cậu phải vượt 15 km với đôi chân khẳng khiu, dốc sức đạp vào thành phố học. Có những hôm mưa to, giớ lớn, phải dùng gậy chống, đẩy từng bước một tới trường mà vẫn quyết tâm không bỏ một buổi nào . Rồi anh thi đỗ và hoàn thành chương trình ĐH từ xa của ĐH Sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội.
Ra trường, với tâm bằng khá trong tay, Minh nộp đơn xin việc ở nhiều trường nhưng đều nhận được những lời từ chối. Một lần nữa anh phải đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, không thể lùi nước, đầu hàng số phận. Năm 1996, anh được người quen giới thiệu về tiếp quản lớp Ngoại ngữ thuộc Trung tâm dạy nghề An Hải. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp cùng với sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, anh được học trò vô cùng khâm phục và yêu quý.
Một thời gian sau, Trung tâm giải thể, học trò đã tự nguyện theo thầy Minh về ngôi nhà nhỏ ven đường tàu để tiếp tục học tập. Rồi tiếng lành đồn xa, học trò đến với lớp học ngày một nhiều hơn. Thầy Minh đã có số học sinh đa dạng và ổn định. Có các em học sinh học nâng cao, ôn luyện ĐH; người học để thi lấy chứng chỉ; cán bộ học phục vụ công tác, người chuẩn bị đi nước ngoài... nhưng thầy Minh đặc biệt hướng tới các em có hoàn cảnh khó khăn.
Ở mỗi lớp học, các em không chỉ được thầy Minh truyền thụ kiến thức mà còn được giáo dục về nhân cách và đạo đức làm người. Em Phương Thảo, một học sinh lớp ngoại ngữ buổi chiều, cho biết: “Chúng em rất khâm phục thầy. Thầy là tấm gương về một nghị lực sống, vượt khó có thật trong cuộc đời mà chúng em ngưỡng mộ”.
Học sinh theo học các lớp của thầy có sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2002, sau khi thí điểm lớp luyện thi ĐH với bốn em thì có tới ba em thi đỗ, thầy Minh đã mạnh dạn mở rộng quy mô đào tạo. Từ năm 2003 tới nay, con số các em đến với lớp học ven đường tàu đỗ ĐH đã lên tới con số hơn trăm em. Thầy Minh cho biết: “Sự thành đạt của các em chính là nguồn cổ vũ, lớn lao giúp thêm yêu và tâm huyết với nghề”.
Không ngừng nâng cao kiến thức, cập nhật những thể loại bài tập để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thế hệ học trò, đêm đêm bên trang giáo án và chiếc máy vi tính, thầy Minh lại cặm cụi, mày mò tìm hiểu những phương pháp giảng dạy mới, cách dạy hay để truyền thụ lại cho học sinh của mình.
Nguồn Tin: Đất Việt