Khi tôi đọc Đảo Tường Vy của An Ni Bảo Bối, tôi không biết nàng đang viết về Hà nội, về một góc nhìn của giới nữ ba lô, sống trên con đường du lịch, mang theo trong mình những nỗi buồn không thể chia sẻ.
Xin lối vì tôi đang bàn về phụ nữ trong văn Việt nam mà lại mở màn bằng một tác phẩm của nhà văn nữ Trung quốc. Đó là bởi vì tôi tìm kiếm sự hội nhập của những người phụ nữ đương thời ở Việt nam và ở các nước khác, từ cùng châu lục cho đến khắp nơi trên thế giới. Họ đã không chậm bước.
Tôi nhớ vào những năm trước, ở một tác phẩm “Những ngón tay còn thơm mùi oải hương” của Ngô thị Giáng Uyên, một người phụ nữ đi học và du lịch, rồi viết về vùng đất mình đi qua. Dù chúng không nhiều hình ảnh trăn trở như ở Đảo Tường Vy, nhưng hai người phụ nữ có chung một điểm: đi. Tính ra, phụ nữ Việt nam khoảng chừng 40 tuổi trở lại đây luôn song hành cùng trào lưu phụ nữ trẻ thế giới.
Tôi thích nhìn những người phụ nữ trong văn và ngoài đời. Họ sáng tác và họ để lại hình ảnh của họ trong những tác phẩm ấy. Như thế hệ lớn hơn, có Lý Lan, Phan thị Ngọc Liên, và Y Ban. Phụ nữ của các chị mang dáng dấp không đẹp kiêu sa, không thông thạo laptop, không mặc hàng hiệu như phụ nữ của DiLi, Keng, Gào, những người phụ nữ mang tàn tích thời cổ điển, thời xã hội chắt chiu từng tí thịt, từng phiếu mua hàng. Những người phụ nữ bảo chứng cho một thời đêm trước mở cửa.
Thi thoảng, tôi thấy thích đọc phụ nữ của Nguyên Hương. Người phụ nữ với trái tim dịu dàng quá đỗi, nhìn vật và người luôn ở đôi mắt nhân từ và nhiều yêu thương. Sau này, Trần Thuỳ Mai cũng tạo được nhân vật nữ như thế. Nhân vật nữ mang hình của mẹ, trìu mến, và vị tha với lừa lọc của cuộc đời. Khó mà không bao dung sau khi đọc phụ nữ của hai chị.
Vẫn người phụ nữ chân chất, không hiện đại đó còn có một người nổi tiếng, và thành công hiện nay. Chị Nguyễn Ngọc Tư. Những phụ nữ của chị Tư không mang dáng dấp đô thành, phố thị, mang nét dân dã miệt đồng bằng mà sâu lắng lạ. Dưới ngòi bút của chị Tư, những phụ nữ có nét chân chim ấy, khổ hạnh ấy, bỗng bừng lên gam màu nồng ấm của đất, nơi sinh ra và nhận về mọi vật. Phụ nữ của chị Tư không triết lí vụn, không hô nhiều câu nghe đau điềng, cái đau của lời nói người phụ nữ miền quê là một cái đau mặn mòi của biển. Tựa như biển, nó khởi sự bằng nước mắt, nó bao la thăm thẳm, rồi nó nhạt nhoà bọt sóng. Chị Tư tinh tế từng lời thoại, đến nỗi người ta đọc chị, không thể không nhớ đến từng lời từng chữ người ta nói với nhau trong đó. Để rồi từ đó, thấy được rằng, người phố thị hời hợt ra sao, bỏ quên lời nhau ngỡ ngàng thế nào.
Nhưng phụ nữ cũng cần hiện đại, phải không?
Tôi thích nhân vật nữ của một vài tác giả, như Phan Việt chẳng hạn. Trong Phù phiếm truyện của chị, phụ nữ là phụ nữ nước ngoài, một dân tộc khác, giống nòi khác, mà qua cái nhìn của Phan Việt, nó cũng như thân phận phụ nữ ở quê nhà. Đó là một cái nhìn toàn diện hình ảnh phụ nữ của mọi dân tộc, bước qua rào cản ngôn ngữ, văn hoá, tập tục, phụ nữ nước nào cũng giống nhau, cũng đang trên đường đấu tranh cho quyền sống và độc lập, tự do của mình, cũng phải khó nhọc bước qua vành đai tâm lí sở hữu, chủ quyền của nam giới. Rồi thấy phụ nữ Việt nam cũng hiện đại không kém.
Có một người lưng lửng giữa hiện đại và truyền thống. Phụ nữ trong truyện của Đoàn Minh Phượng. Phụ nữ mang trong mình huyết thống, căn cơ của Việt nam, và hoà nhập vào nền văn hoá khác, mang thân phận lưỡng cư, tích hợp nhiều nền văn hoá. Không thể xét đặc tính người phụ nữ tổng hoà của Minh Phượng. Đọc Và khi tro bụi của chị, chỉ có thể nhận ra đó là người phụ nữ, nhưng chịu, không thể xác định rõ nguồn gốc văn hoá của người phụ nữ đó, nhập nhoà tất cả.
Trở lại truyện đi du lịch và sáng tác trên đầu bài, người phụ nữ Việt nam cũng đã mang trong mình dòng máu hoà cùng với bạn nữ châu Á và thế giới, những Hà Kin, Phan Việt, Dương Thuỵ trên bước đường phiêu du cùng công việc và đam mê, đã không ngần ngại chia sẻ những cảm nghĩ và ước mong phụ nữ Việt nam mạnh dạn, tự tin, hiểu biết như họ khi ở ngoài đất nước.
Dẫu sao thì, lúc này đây, phụ nữ sáng tác và sống cùng với nhân vật của mình đã mạnh dạn hơn, tự tin đối diện với hiện thực cuộc sống mà không cần nhiều thứ yểm trợ. Đó là tín hiệu họ sẵn sàng dấn thân hơn nữa trong việc sống của họ. Điều đó, có lợi cho việc tiếp nhận cảm xúc mới mẻ từ người đọc họ, là chúng ta đây.
4.1.11
quekhuong
Xin lối vì tôi đang bàn về phụ nữ trong văn Việt nam mà lại mở màn bằng một tác phẩm của nhà văn nữ Trung quốc. Đó là bởi vì tôi tìm kiếm sự hội nhập của những người phụ nữ đương thời ở Việt nam và ở các nước khác, từ cùng châu lục cho đến khắp nơi trên thế giới. Họ đã không chậm bước.
Tôi nhớ vào những năm trước, ở một tác phẩm “Những ngón tay còn thơm mùi oải hương” của Ngô thị Giáng Uyên, một người phụ nữ đi học và du lịch, rồi viết về vùng đất mình đi qua. Dù chúng không nhiều hình ảnh trăn trở như ở Đảo Tường Vy, nhưng hai người phụ nữ có chung một điểm: đi. Tính ra, phụ nữ Việt nam khoảng chừng 40 tuổi trở lại đây luôn song hành cùng trào lưu phụ nữ trẻ thế giới.
Tôi thích nhìn những người phụ nữ trong văn và ngoài đời. Họ sáng tác và họ để lại hình ảnh của họ trong những tác phẩm ấy. Như thế hệ lớn hơn, có Lý Lan, Phan thị Ngọc Liên, và Y Ban. Phụ nữ của các chị mang dáng dấp không đẹp kiêu sa, không thông thạo laptop, không mặc hàng hiệu như phụ nữ của DiLi, Keng, Gào, những người phụ nữ mang tàn tích thời cổ điển, thời xã hội chắt chiu từng tí thịt, từng phiếu mua hàng. Những người phụ nữ bảo chứng cho một thời đêm trước mở cửa.
Thi thoảng, tôi thấy thích đọc phụ nữ của Nguyên Hương. Người phụ nữ với trái tim dịu dàng quá đỗi, nhìn vật và người luôn ở đôi mắt nhân từ và nhiều yêu thương. Sau này, Trần Thuỳ Mai cũng tạo được nhân vật nữ như thế. Nhân vật nữ mang hình của mẹ, trìu mến, và vị tha với lừa lọc của cuộc đời. Khó mà không bao dung sau khi đọc phụ nữ của hai chị.
Vẫn người phụ nữ chân chất, không hiện đại đó còn có một người nổi tiếng, và thành công hiện nay. Chị Nguyễn Ngọc Tư. Những phụ nữ của chị Tư không mang dáng dấp đô thành, phố thị, mang nét dân dã miệt đồng bằng mà sâu lắng lạ. Dưới ngòi bút của chị Tư, những phụ nữ có nét chân chim ấy, khổ hạnh ấy, bỗng bừng lên gam màu nồng ấm của đất, nơi sinh ra và nhận về mọi vật. Phụ nữ của chị Tư không triết lí vụn, không hô nhiều câu nghe đau điềng, cái đau của lời nói người phụ nữ miền quê là một cái đau mặn mòi của biển. Tựa như biển, nó khởi sự bằng nước mắt, nó bao la thăm thẳm, rồi nó nhạt nhoà bọt sóng. Chị Tư tinh tế từng lời thoại, đến nỗi người ta đọc chị, không thể không nhớ đến từng lời từng chữ người ta nói với nhau trong đó. Để rồi từ đó, thấy được rằng, người phố thị hời hợt ra sao, bỏ quên lời nhau ngỡ ngàng thế nào.
Nhưng phụ nữ cũng cần hiện đại, phải không?
Tôi thích nhân vật nữ của một vài tác giả, như Phan Việt chẳng hạn. Trong Phù phiếm truyện của chị, phụ nữ là phụ nữ nước ngoài, một dân tộc khác, giống nòi khác, mà qua cái nhìn của Phan Việt, nó cũng như thân phận phụ nữ ở quê nhà. Đó là một cái nhìn toàn diện hình ảnh phụ nữ của mọi dân tộc, bước qua rào cản ngôn ngữ, văn hoá, tập tục, phụ nữ nước nào cũng giống nhau, cũng đang trên đường đấu tranh cho quyền sống và độc lập, tự do của mình, cũng phải khó nhọc bước qua vành đai tâm lí sở hữu, chủ quyền của nam giới. Rồi thấy phụ nữ Việt nam cũng hiện đại không kém.
Có một người lưng lửng giữa hiện đại và truyền thống. Phụ nữ trong truyện của Đoàn Minh Phượng. Phụ nữ mang trong mình huyết thống, căn cơ của Việt nam, và hoà nhập vào nền văn hoá khác, mang thân phận lưỡng cư, tích hợp nhiều nền văn hoá. Không thể xét đặc tính người phụ nữ tổng hoà của Minh Phượng. Đọc Và khi tro bụi của chị, chỉ có thể nhận ra đó là người phụ nữ, nhưng chịu, không thể xác định rõ nguồn gốc văn hoá của người phụ nữ đó, nhập nhoà tất cả.
Trở lại truyện đi du lịch và sáng tác trên đầu bài, người phụ nữ Việt nam cũng đã mang trong mình dòng máu hoà cùng với bạn nữ châu Á và thế giới, những Hà Kin, Phan Việt, Dương Thuỵ trên bước đường phiêu du cùng công việc và đam mê, đã không ngần ngại chia sẻ những cảm nghĩ và ước mong phụ nữ Việt nam mạnh dạn, tự tin, hiểu biết như họ khi ở ngoài đất nước.
Dẫu sao thì, lúc này đây, phụ nữ sáng tác và sống cùng với nhân vật của mình đã mạnh dạn hơn, tự tin đối diện với hiện thực cuộc sống mà không cần nhiều thứ yểm trợ. Đó là tín hiệu họ sẵn sàng dấn thân hơn nữa trong việc sống của họ. Điều đó, có lợi cho việc tiếp nhận cảm xúc mới mẻ từ người đọc họ, là chúng ta đây.
4.1.11
quekhuong