Người nước ngoài làm giám đốc thuê tại Việt Nam phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam trước thời hạn bắt đầu làm việc ít nhất 20 ngày.
Hỏi: Tôi có quốc tịch Hàn Quốc, đang làm thuê cho một công ty tại Việt Nam với chức danh giám đốc, có hợp đồng lao động trong thời hạn ba năm. Bạn tôi nói phải xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam nếu không sẽ không được thường trú tại Việt Nam lâu dài. Xin hỏi, bạn tôi nói có đúng không?. Thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? (Huang Yanping - Hàn Quốc)
Trả lời: Khoản 1, Điều 9 Nghị định 34/2008/NĐ-CP, ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới ba tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: Những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên ba tháng thì hết ba tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Đối chiếu với quy định trên, bạn phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam.
Trước thời hạn ít nhất 20 ngày kể từ ngày bạn dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp ở Việt Nam, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở LĐ-TB-XH địa phương nơi bạn thường xuyên làm việc.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động gồm: “Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động; Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (Theo mẫu); Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp.
Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 6 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp; Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài (Theo mẫu); Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam; Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.
Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 5 kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận; 3 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng)....
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn
Công ty TNHH Luật Hoàng Minh
Theo Đất việt.
Hỏi: Tôi có quốc tịch Hàn Quốc, đang làm thuê cho một công ty tại Việt Nam với chức danh giám đốc, có hợp đồng lao động trong thời hạn ba năm. Bạn tôi nói phải xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam nếu không sẽ không được thường trú tại Việt Nam lâu dài. Xin hỏi, bạn tôi nói có đúng không?. Thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? (Huang Yanping - Hàn Quốc)
Trả lời: Khoản 1, Điều 9 Nghị định 34/2008/NĐ-CP, ngày 25/3/2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới ba tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: Những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên ba tháng thì hết ba tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Đối chiếu với quy định trên, bạn phải làm thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam.
Trước thời hạn ít nhất 20 ngày kể từ ngày bạn dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp ở Việt Nam, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở LĐ-TB-XH địa phương nơi bạn thường xuyên làm việc.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động gồm: “Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động; Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (Theo mẫu); Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp.
Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 6 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp; Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài (Theo mẫu); Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam; Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài.
Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 5 kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận; 3 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng)....
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn
Công ty TNHH Luật Hoàng Minh
Theo Đất việt.