rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Cold People: What Makes Them That Way?
Emotionally unavailable moms prompt their children to be "avoidantly attached."
Published on May 31, 2011 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
Chắc chắn bạn đã từng tương tác với 1 ai đó ‘lạnh lùng’. Xa cách, không cởi mở hoặc thân thiện, họ dường như giữ khoảng cách với bạn. Và nếu bạn cố gắng nói điều gì đó để tình huống bớt căng thẳng, phản ứng của họ có thể sẽ làm cho những nỗ lực của bạn trở nên vô ích.
Hoặc bạn có thể từng bắt đầu 1 mối quan hệ lãng mạn nhưng theo thời gian bạn phải đương đầu với thực tế là người đó không thực sự để bạn đi vào tâm hồn họ. Mặc cho tất cả nỗ lực của bạn để “phát triển” mối quan hệ, để làm nó chân thành và tương hỗ hơn, thì anh/cô í dường như thích nó giữ nguyên như lúc bắt đầu – không cam kết, tương đối hời hợt và bàng quan. Sự thân mật tình cảm/cảm xúc không xảy ra.
Ở cả 2 trường hợp, bạn đang tương tác với 1 người được tâm lý học phát triển gọi là có 1 kiểu gắn bó né tránh (avoidant attachment pattern). Đây là 1 khái niệm được đưa ra bởi Mary Ainsworth và John Bowlby. Bản chất của mối gắn bó của đứa trẻ với người chăm sóc đầu đời của chúng rất quan trọng đối với việc chúng sẽ quan hệ với những người khác như thế nào sau này.
Sau đây là 1 số từ tôi dùng để mô tả ‘người lạnh lùng’:
Cách biệt, Không vướng bận
Kiêu căng, ngạo mạn
Chỉ quan tâm đến bản thân
Không sẵn sàng về tình cảm, không tới gần được, vô tâm, lãnh đạm, khó động
Vô cảm, không cười
Thiếu thấu cảm và từ bi
Hoài nghi, đề phòng
Tức giận, thù địch, chỉ trích
Quá độc lập và tự dựa vào bản thân, không phụ thuộc
Trước khi xem xét những nguyên nhân sự chăm sóc của người mẹ ảnh hưởng đến tính lạnh lùng cũng như những ảnh hưởng về mặt tâm lý trong ngắn hạn và dài hạn, tôi sẽ đề cập ngắn gọn những gì sự gắn bó né tránh không là.
Thứ nhất, kiểu gắn bó né tránh không nên bị nhầm lẫn với tính hướng nội (hiện tại được hiểu như 1 nét tính cách bẩm sinh). Những người hướng nội hầu như không thiếu khả năng cho sự thân mật. 1 khi họ đủ thoải mái trong 1 mối quan hệ, họ có thể bộc lộ sự cam kết và nồng ấm nhiều như đối tác hướng ngoại của họ.
Thứ 2, kiểu gắn bó né tránh không nên bị nhầm lẫn với bất kì chứng rối loạn tự kỉ nào. Bệnh tự kỉ hiện nay được xem là do những sự rối loạn chức năng của bộ não dẫn đến việc tự cô lập bản thân. Các nhà nghiên cứu thường xem những kiểu gắn bó né tránh được quyết định chủ yếu bởi môi trường gia đình đầu đời của đứa trẻ.
Nguyên nhân cơ bản của những nhân cách “lạnh lùng”
Chính xác thì điều gì gây ra kiều “gắn bó né tránh” lạ lùng này từ lúc bắt đầu?
Người chăm sóc ban đầu (thường là mẹ ruột) “thô bạo” bị xem là nguyên nhân khiến đứa con của họ hình thành nên kiểu gắn bó loạn chức năng. Người mẹ “thô bạo” nhìn chung là lãnh đạm với đứa con của bà. Bà không muốn kết nối về cơ thể (ôm ấp đứa con), khiến đứa bé cố gắng để có được sự yêu thương thường xuyên bị thất vọng, hụt hẫng.
Cùng với sự từ chối này, những bà mẹ đó (ngấm ngầm) cũng có thể bộc lộ sự tức giận đối với đứa bé, và đặc biệt khi đứa bé đang nỗ lực 1 cách tuyệt vọng để thiết lập 1 mối quan hệ thân mật với mẹ. Đó là khi đứa bé tìm kiếm sự chú ý, tình cảm hoặc sự giúp đỡ 1 cách dữ dội, thì mẹ chúng có thể đáp lại bằng những cách trừng phạt. Và họ ít chịu đựng được trước đứa trẻ khi bé bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là sự tức giận của bé để đáp lại việc bị mẹ từ chối.
Mặt khác, khi đứa trẻ mê mải trong hoạt động khám phá, người mẹ này vô cảm 1 cách kì quặc, hoặc không nhạy cảm với cảm xúc của đứa bé, có thể gây cản trở cho bé. Và sự xâm phạm đó khiến đứa bé cảm thấy bị xâm phạm, bị nhận chìm, bị ‘bóp nghẹt’. Nói ngắn gọn, bà mẹ từ chối và không sẵn sàng về mặt tình cảm khi đứa bé khao khát sự gần gũi và có xu hướng hành động xâm phạm khi đứa bé cần thời gian ở 1 mình.
Bố mẹ không hòa hợp như vậy khiến đứa trẻ cảm thấy cực kì thất vọng, không thỏa mãn về tình cảm và bất an.
Ainsworth et al. đã kết luận (Patterns of Attachment, 1978), trong 1 hoàn cảnh liên nhân cách khó khăn như vậy, hành động xấu của người mẹ khiến đứa con phát triển 1 “sự xung đột tiếp cận-né tránh”.
Người lạnh lùng chỉ đang cố gắng bảo vệ tính dễ bị tổn thương của họ
Để đáp ứng lại trước sự mất kết nối cảm xúc với người chăm sóc ban đầu của chúng, những cơ chế phòng vệ tâm lý của 1 đứa bé chủ yếu liên quan đến nỗ lực bảo vệ bản thân của chúng chống lại sự đau đớn của việc bị từ chối.
Mary Main, ("Avoidance of the Attachment Figure in Infancy," 1982): những bé sơ sinh có 1 người mẹ khó chịu với sự kết nối cơ thể cuối cùng chấm dứt đáp ứng lại trước những nỗ lực của người mẹ muốn ôm chúng. Và Robert Karen, (Becoming Attached: First Relationships and How they Shape Our Capacity to Love (1994), mô tả nó: "Họ không âu yếm, vuốt ve và khi ôm, họ có xu hướng ôm 1 cách ẻo lả.”
Rõ ràng là đứa bé có kiểu gắn bó né tránh đến lúc này quyết định rằng phụ thuộc vào bố mẹ là quá nguy hiểm- đặc biệt khi trong hầu hết tình huống, bộc lộ sự phụ thuộc dẫn đến sự thất vọng gây tổn thương. Nếu thông điệp chung từ người mẹ từ chối là sự tách biệt và tự chủ được ưa thích hơn, và sự phụ thuộc gây khó chịu, và do đó đáng bị từ chối, đứa trẻ nhanh chóng học được càng đưa ra ít yêu cầu với mẹ càng tốt.
Khi đứa trẻ thường xuyên bị cự tuyệt trước những nỗ lực thiết lập 1 sự gắn bó an toàn, ổn định với mẹ, chúng sẽ chủ động cố gắng giảm đến tối thiểu những kì vọng của chúng về sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Đáng tiếc là trong những hoàn cảnh đó, 1 sự thích ứng trước những khiếm khuyết làm mẹ của người mẹ chắc chắn là phù hợp. Và chắc chắn nó giúp làm giảm mức độ thất vọng không thể chịu đựng nổi. Đứa trẻ chỉ thiết lập gần đủ với mẹ để tránh trải nghiệm sự từ chối công khai.
Chúng ta cần xem xét đến 2 phòng vệ quan trọng theo Freud, là sự dồn nén (repression) và chối bỏ (denial). Những đứa bé đó có thể phát triển những chiến lược giúp chúng xoa dịu nỗi đau nhận thức rằng chúng thường xuyên bị mẹ từ chối đồng thời làm giảm sự bất an và lo lắng của chúng.
Và đứa trẻ không chỉ cố gắng chôn vùi ở dưới ý thức những cảm xúc tổn thương, sợ hãi, thất vọng mà còn có cả sự tức giận, cơn thịnh nộ. Bằng cách chối bỏ hầu hết tất cả những cảm xúc tiêu cực của chúng – và cả người mẹ xua đuổi của chúng – chúng bằng cách này hay cách khác cố kiểm soát để trấn an bản thân chúng rằng mọi việc đều ổn, rằng chúng hoàn toàn ổn, và tình yêu ít ỏi chúng nhận được cũng là đủ tốt. Và có thể chối bỏ thành công nhu cầu nuôi dưỡng yêu thương cơ bản của chúng giúp chúng tránh không phải cảm nhận thêm nỗi đau gắn bó nữa.
Trong trường hợp của đứa trẻ có kiểu gắn bó né tránh, hành vi tìm kiếm sự thân mật bẩm sinh bị thay thể bởi hành vi chia tách và độc lập- những phẩm chất mà đứa trẻ nhận ra là được mẹ yêu thích. “Nếu tôi có thể giữ khoảng cách và cho mẹ điều bà muốn từ tôi, thì khi đó bà sẽ đáp ứng 1 số nhu cầu của tôi.” Rõ ràng là những nhu cầu của người mẹ phải được ưu tiên trước những nhu cầu của chúng.
Người lớn lạnh lùng là người kìm nén, mất kết nối với những cảm xúc sâu xa của họ. Họ xa lạ với những cảm xúc của họ nên họ không thể bộc lộ trước người khác những cảm xúc mà họ không thể tiếp cận trong bản thân họ.
Vấn đề liên nhân cách này là 1 kết quả không thể tránh khỏi của việc làm theo những cơ chế phòng vệ để bảo vệ họ chống lại sự từ chối của người mẹ. Việc bộc lộ và thậm chí trải nghiệm những cảm xúc căn bản đơn giản là gây đe dọa với họ. Và điều rất tồi tệ của sự thích nghi cực đoan này là họ kết luận cách tốt nhất để hành xử với mẹ họ có thể dễ dàng được khái quát hóa thành cách tốt nhất để hành xử với mọi người xung quanh. Vì vậy ta có thể hiểu được họ không bộc lộ những cảm xúc cụ thể nào đó hoặc những nhu cầu cảm xúc với người mẹ/người chăm sóc chối từ của họ, thì họ cũng tránh những cảm xúc tương tự đó với những người khác nói chung- hoặc ít nhất trong bối cảnh của những mối quan hệ “thân mật” tiềm năng.
Vậy những hậu quả tiêu cực đối với những trẻ có trải nghiệm đầu đời với những bà mẹ lạnh lùng, lãnh đạm là gì?
Mất kết nối với nhiều cảm xúc của riêng họ, những người đó cũng thường phải cố gắng để đọc được những tín hiệu không lời của người khác, để cảm nhận những điều họ cảm nhận. Nhận thức xã hội và sự nhạy cảm cơ bản thiếu vắng ở họ, vì không bao giờ được hòa hợp đúng đắn với mẹ, cảm xúc của họ chưa bao giờ phát triển đầy đủ. Vì mẹ/người chăm sóc họ không cho phép họ được bộc lộ những cảm xúc của họ 1 cách an toàn, nên họ cũng bị hạn chế trong khả năng hòa hợp với những người khác.
Trong mối quan hệ với người mẹ từ chối, họ thường xuyên phải dập tắt sự bộc lộ những cảm xúc 1 cách tự phát vì họ sợ nhận được phản ứng tiêu cực của người mẹ, do đó khả năng trải nghiệm những trạng thái cảm xúc tích cực (vui vẻ, hăng hái, phấn khởi) của những người trưởng thành có kiểu gắn bó né tránh có thể bị thu hẹp.
Khi còn bé, đơn giản là cho phép bản thân họ được là bản thân họ có vẻ là 1 điều xa xỉ. Vì vậy, khi là người trường thành, những mối quan hệ gần gũi làm họ cảm thấy không thoải mái. Và họ cảm nhận theo cách tương tự về việc cho phép bản thân họ phụ thuộc vào người khác hoặc tin tưởng người khác. Những khái niệm như sự thân mật và sự phụ thuộc lẫn nhau là xa lạ với họ.
Và nếu họ là phụ nữ và sau đó kết hôn, họ có thể quan hệ với đứa con của họ rất giống với cách mẹ của họ tương tác với họ. Bây giờ bản thân họ là những bố mẹ xua đuổi, họ trong vô thức huấn luyện cho (những) đứa con trở nên gắn bó né tránh với họ.
Cuối cùng, đó là 1 bi kịch nhiều thế hệ: 1 cái vòng vô tận của sự tách rời và mất mát. Những nạn nhân của người mẹ lạnh lùng (hoặc không hòa hợp) có khả năng trở thành những người lớn lạnh lùng, và sau đó những bố mẹ lạnh lùng vô tình nuôi dạy những đứa con có kiểu gắn bó né tránh giống họ, và trở thành những người lớn lạnh lùng, sau đó là những bố mẹ lạnh lùng...và tiếp tục, và tiếp tục.
Nguồn: PsychologyToday
Cold People: What Makes Them That Way?
Emotionally unavailable moms prompt their children to be "avoidantly attached."
Published on May 31, 2011 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
Chắc chắn bạn đã từng tương tác với 1 ai đó ‘lạnh lùng’. Xa cách, không cởi mở hoặc thân thiện, họ dường như giữ khoảng cách với bạn. Và nếu bạn cố gắng nói điều gì đó để tình huống bớt căng thẳng, phản ứng của họ có thể sẽ làm cho những nỗ lực của bạn trở nên vô ích.
Hoặc bạn có thể từng bắt đầu 1 mối quan hệ lãng mạn nhưng theo thời gian bạn phải đương đầu với thực tế là người đó không thực sự để bạn đi vào tâm hồn họ. Mặc cho tất cả nỗ lực của bạn để “phát triển” mối quan hệ, để làm nó chân thành và tương hỗ hơn, thì anh/cô í dường như thích nó giữ nguyên như lúc bắt đầu – không cam kết, tương đối hời hợt và bàng quan. Sự thân mật tình cảm/cảm xúc không xảy ra.
Ở cả 2 trường hợp, bạn đang tương tác với 1 người được tâm lý học phát triển gọi là có 1 kiểu gắn bó né tránh (avoidant attachment pattern). Đây là 1 khái niệm được đưa ra bởi Mary Ainsworth và John Bowlby. Bản chất của mối gắn bó của đứa trẻ với người chăm sóc đầu đời của chúng rất quan trọng đối với việc chúng sẽ quan hệ với những người khác như thế nào sau này.
Sau đây là 1 số từ tôi dùng để mô tả ‘người lạnh lùng’:
Cách biệt, Không vướng bận
Kiêu căng, ngạo mạn
Chỉ quan tâm đến bản thân
Không sẵn sàng về tình cảm, không tới gần được, vô tâm, lãnh đạm, khó động
Vô cảm, không cười
Thiếu thấu cảm và từ bi
Hoài nghi, đề phòng
Tức giận, thù địch, chỉ trích
Quá độc lập và tự dựa vào bản thân, không phụ thuộc
Trước khi xem xét những nguyên nhân sự chăm sóc của người mẹ ảnh hưởng đến tính lạnh lùng cũng như những ảnh hưởng về mặt tâm lý trong ngắn hạn và dài hạn, tôi sẽ đề cập ngắn gọn những gì sự gắn bó né tránh không là.
Thứ nhất, kiểu gắn bó né tránh không nên bị nhầm lẫn với tính hướng nội (hiện tại được hiểu như 1 nét tính cách bẩm sinh). Những người hướng nội hầu như không thiếu khả năng cho sự thân mật. 1 khi họ đủ thoải mái trong 1 mối quan hệ, họ có thể bộc lộ sự cam kết và nồng ấm nhiều như đối tác hướng ngoại của họ.
Thứ 2, kiểu gắn bó né tránh không nên bị nhầm lẫn với bất kì chứng rối loạn tự kỉ nào. Bệnh tự kỉ hiện nay được xem là do những sự rối loạn chức năng của bộ não dẫn đến việc tự cô lập bản thân. Các nhà nghiên cứu thường xem những kiểu gắn bó né tránh được quyết định chủ yếu bởi môi trường gia đình đầu đời của đứa trẻ.
Nguyên nhân cơ bản của những nhân cách “lạnh lùng”
Chính xác thì điều gì gây ra kiều “gắn bó né tránh” lạ lùng này từ lúc bắt đầu?
Người chăm sóc ban đầu (thường là mẹ ruột) “thô bạo” bị xem là nguyên nhân khiến đứa con của họ hình thành nên kiểu gắn bó loạn chức năng. Người mẹ “thô bạo” nhìn chung là lãnh đạm với đứa con của bà. Bà không muốn kết nối về cơ thể (ôm ấp đứa con), khiến đứa bé cố gắng để có được sự yêu thương thường xuyên bị thất vọng, hụt hẫng.
Cùng với sự từ chối này, những bà mẹ đó (ngấm ngầm) cũng có thể bộc lộ sự tức giận đối với đứa bé, và đặc biệt khi đứa bé đang nỗ lực 1 cách tuyệt vọng để thiết lập 1 mối quan hệ thân mật với mẹ. Đó là khi đứa bé tìm kiếm sự chú ý, tình cảm hoặc sự giúp đỡ 1 cách dữ dội, thì mẹ chúng có thể đáp lại bằng những cách trừng phạt. Và họ ít chịu đựng được trước đứa trẻ khi bé bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là sự tức giận của bé để đáp lại việc bị mẹ từ chối.
Mặt khác, khi đứa trẻ mê mải trong hoạt động khám phá, người mẹ này vô cảm 1 cách kì quặc, hoặc không nhạy cảm với cảm xúc của đứa bé, có thể gây cản trở cho bé. Và sự xâm phạm đó khiến đứa bé cảm thấy bị xâm phạm, bị nhận chìm, bị ‘bóp nghẹt’. Nói ngắn gọn, bà mẹ từ chối và không sẵn sàng về mặt tình cảm khi đứa bé khao khát sự gần gũi và có xu hướng hành động xâm phạm khi đứa bé cần thời gian ở 1 mình.
Bố mẹ không hòa hợp như vậy khiến đứa trẻ cảm thấy cực kì thất vọng, không thỏa mãn về tình cảm và bất an.
Ainsworth et al. đã kết luận (Patterns of Attachment, 1978), trong 1 hoàn cảnh liên nhân cách khó khăn như vậy, hành động xấu của người mẹ khiến đứa con phát triển 1 “sự xung đột tiếp cận-né tránh”.
Người lạnh lùng chỉ đang cố gắng bảo vệ tính dễ bị tổn thương của họ
Để đáp ứng lại trước sự mất kết nối cảm xúc với người chăm sóc ban đầu của chúng, những cơ chế phòng vệ tâm lý của 1 đứa bé chủ yếu liên quan đến nỗ lực bảo vệ bản thân của chúng chống lại sự đau đớn của việc bị từ chối.
Mary Main, ("Avoidance of the Attachment Figure in Infancy," 1982): những bé sơ sinh có 1 người mẹ khó chịu với sự kết nối cơ thể cuối cùng chấm dứt đáp ứng lại trước những nỗ lực của người mẹ muốn ôm chúng. Và Robert Karen, (Becoming Attached: First Relationships and How they Shape Our Capacity to Love (1994), mô tả nó: "Họ không âu yếm, vuốt ve và khi ôm, họ có xu hướng ôm 1 cách ẻo lả.”
Rõ ràng là đứa bé có kiểu gắn bó né tránh đến lúc này quyết định rằng phụ thuộc vào bố mẹ là quá nguy hiểm- đặc biệt khi trong hầu hết tình huống, bộc lộ sự phụ thuộc dẫn đến sự thất vọng gây tổn thương. Nếu thông điệp chung từ người mẹ từ chối là sự tách biệt và tự chủ được ưa thích hơn, và sự phụ thuộc gây khó chịu, và do đó đáng bị từ chối, đứa trẻ nhanh chóng học được càng đưa ra ít yêu cầu với mẹ càng tốt.
Khi đứa trẻ thường xuyên bị cự tuyệt trước những nỗ lực thiết lập 1 sự gắn bó an toàn, ổn định với mẹ, chúng sẽ chủ động cố gắng giảm đến tối thiểu những kì vọng của chúng về sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Đáng tiếc là trong những hoàn cảnh đó, 1 sự thích ứng trước những khiếm khuyết làm mẹ của người mẹ chắc chắn là phù hợp. Và chắc chắn nó giúp làm giảm mức độ thất vọng không thể chịu đựng nổi. Đứa trẻ chỉ thiết lập gần đủ với mẹ để tránh trải nghiệm sự từ chối công khai.
Chúng ta cần xem xét đến 2 phòng vệ quan trọng theo Freud, là sự dồn nén (repression) và chối bỏ (denial). Những đứa bé đó có thể phát triển những chiến lược giúp chúng xoa dịu nỗi đau nhận thức rằng chúng thường xuyên bị mẹ từ chối đồng thời làm giảm sự bất an và lo lắng của chúng.
Và đứa trẻ không chỉ cố gắng chôn vùi ở dưới ý thức những cảm xúc tổn thương, sợ hãi, thất vọng mà còn có cả sự tức giận, cơn thịnh nộ. Bằng cách chối bỏ hầu hết tất cả những cảm xúc tiêu cực của chúng – và cả người mẹ xua đuổi của chúng – chúng bằng cách này hay cách khác cố kiểm soát để trấn an bản thân chúng rằng mọi việc đều ổn, rằng chúng hoàn toàn ổn, và tình yêu ít ỏi chúng nhận được cũng là đủ tốt. Và có thể chối bỏ thành công nhu cầu nuôi dưỡng yêu thương cơ bản của chúng giúp chúng tránh không phải cảm nhận thêm nỗi đau gắn bó nữa.
Trong trường hợp của đứa trẻ có kiểu gắn bó né tránh, hành vi tìm kiếm sự thân mật bẩm sinh bị thay thể bởi hành vi chia tách và độc lập- những phẩm chất mà đứa trẻ nhận ra là được mẹ yêu thích. “Nếu tôi có thể giữ khoảng cách và cho mẹ điều bà muốn từ tôi, thì khi đó bà sẽ đáp ứng 1 số nhu cầu của tôi.” Rõ ràng là những nhu cầu của người mẹ phải được ưu tiên trước những nhu cầu của chúng.
Người lớn lạnh lùng là người kìm nén, mất kết nối với những cảm xúc sâu xa của họ. Họ xa lạ với những cảm xúc của họ nên họ không thể bộc lộ trước người khác những cảm xúc mà họ không thể tiếp cận trong bản thân họ.
Vấn đề liên nhân cách này là 1 kết quả không thể tránh khỏi của việc làm theo những cơ chế phòng vệ để bảo vệ họ chống lại sự từ chối của người mẹ. Việc bộc lộ và thậm chí trải nghiệm những cảm xúc căn bản đơn giản là gây đe dọa với họ. Và điều rất tồi tệ của sự thích nghi cực đoan này là họ kết luận cách tốt nhất để hành xử với mẹ họ có thể dễ dàng được khái quát hóa thành cách tốt nhất để hành xử với mọi người xung quanh. Vì vậy ta có thể hiểu được họ không bộc lộ những cảm xúc cụ thể nào đó hoặc những nhu cầu cảm xúc với người mẹ/người chăm sóc chối từ của họ, thì họ cũng tránh những cảm xúc tương tự đó với những người khác nói chung- hoặc ít nhất trong bối cảnh của những mối quan hệ “thân mật” tiềm năng.
Vậy những hậu quả tiêu cực đối với những trẻ có trải nghiệm đầu đời với những bà mẹ lạnh lùng, lãnh đạm là gì?
Mất kết nối với nhiều cảm xúc của riêng họ, những người đó cũng thường phải cố gắng để đọc được những tín hiệu không lời của người khác, để cảm nhận những điều họ cảm nhận. Nhận thức xã hội và sự nhạy cảm cơ bản thiếu vắng ở họ, vì không bao giờ được hòa hợp đúng đắn với mẹ, cảm xúc của họ chưa bao giờ phát triển đầy đủ. Vì mẹ/người chăm sóc họ không cho phép họ được bộc lộ những cảm xúc của họ 1 cách an toàn, nên họ cũng bị hạn chế trong khả năng hòa hợp với những người khác.
Trong mối quan hệ với người mẹ từ chối, họ thường xuyên phải dập tắt sự bộc lộ những cảm xúc 1 cách tự phát vì họ sợ nhận được phản ứng tiêu cực của người mẹ, do đó khả năng trải nghiệm những trạng thái cảm xúc tích cực (vui vẻ, hăng hái, phấn khởi) của những người trưởng thành có kiểu gắn bó né tránh có thể bị thu hẹp.
Khi còn bé, đơn giản là cho phép bản thân họ được là bản thân họ có vẻ là 1 điều xa xỉ. Vì vậy, khi là người trường thành, những mối quan hệ gần gũi làm họ cảm thấy không thoải mái. Và họ cảm nhận theo cách tương tự về việc cho phép bản thân họ phụ thuộc vào người khác hoặc tin tưởng người khác. Những khái niệm như sự thân mật và sự phụ thuộc lẫn nhau là xa lạ với họ.
Và nếu họ là phụ nữ và sau đó kết hôn, họ có thể quan hệ với đứa con của họ rất giống với cách mẹ của họ tương tác với họ. Bây giờ bản thân họ là những bố mẹ xua đuổi, họ trong vô thức huấn luyện cho (những) đứa con trở nên gắn bó né tránh với họ.
Cuối cùng, đó là 1 bi kịch nhiều thế hệ: 1 cái vòng vô tận của sự tách rời và mất mát. Những nạn nhân của người mẹ lạnh lùng (hoặc không hòa hợp) có khả năng trở thành những người lớn lạnh lùng, và sau đó những bố mẹ lạnh lùng vô tình nuôi dạy những đứa con có kiểu gắn bó né tránh giống họ, và trở thành những người lớn lạnh lùng, sau đó là những bố mẹ lạnh lùng...và tiếp tục, và tiếp tục.
Nguồn: PsychologyToday