[FONT="]NGƯỜI LÁI ĐÒ HAY CHỮ[/FONT]
Sư Đỗ Thuận là người học rộng, thơ hay, am hiểu việc đời có công giúp nước. Mỗi lần nhà vua định phong chức cho thì sư không nhận. Vì thế vua Lê Đại Hành càng kính trọng.
Khoảng năm Thiên Phúc thứ tám ( 987), vua nhà Tống sai Quốc tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ Việt Nam. Vua Lê Đại Hành bèn sai sư Thuận giả làm người chèo đò ra đón ở bến sông Sách Giang ( Nam Sách, Hải Dương). Lý Giác vốn là tay sính thơ, khi ngồi đò nhìn thấy xa xa trên mặt nước có hai con ngỗng trời, liền ngâm hai câu thơ rằng:
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nga
Dịch:
Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Chân trời nghểnh cổ trông.
Sư Thuận nghe xong tay vẫn chèo nhịp nhàng, miệng tươi tắn nối vần ngâm tiếp hai câu thơ thành một tứ tuyệt:
Bạch mao phô hồng thủy
Hồng trạo bã thanh ba
Dịch:
Lông trắng phơi nước biếc
Sóng xanh quẫy chèo hồng
Thấy tay lái đò hay chữ như vậy, Lý Giác hết sức kinh ngạc và cảm phục. Về sau, vua nhà Tống còn sai Lý Giác sang sứ Giao Châu một lần nữa. Lúc về, Lý Giác có tặng sư Thuận một bài thơ lưu biệt trong đó có hai câu:
Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu
Khê đàm ba tỉnh kiến thiêm thu
Dịch:
Ngoài trời còn có trời nên chiếu
Sóng lặng khe đầm rọi mảnh thu
Vua triệu sư Đỗ Thuận vào giải thích thơ “ Đây là sứ Trung Hoa tỏ ý kính trọng bệ hạ cũng ngang tài với hoàng đế của ông ta”.
[FONT="] Nguồn NXBLD.
[/FONT]