rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
1. Tính phê phán
Mặc định người học và hành tâm lý thường duy trì là không tin; bởi họ vốn hay hoài nghi, cần được thuyết phục thông qua chứng cứ cho sự kiện nào đó là xác thực, đúng đắn.
2. Phẩm chất uyên thâm
Trong công việc, người làm nghề tâm lý muốn nhìn thấy các khung tham chiếu bài bản (references): chúng đảm bảo thẩm quyền giải quyết và sự tham khảo sáng giá.
Điều này cực kỳ thiết yếu vì tâm thế chịu ơn vô số học giả (scholars) đi trước từng đề cập cùng vấn đề bản thân đang chia sẻ, và đến phiên mình, nhận bổn phận đáp ứng trung thực để bất kỳ ai cũng tiếp cận, dõi theo vấn đề triển khai đến đâu rồi kiểm tra, đối chứng…
3. Thói tò mò
Háo hức tìm hiểu, khám phá các hiện tượng và lý thuyết mới.
Điều này dẫn tới…
4. Năng lực đả phá thần tượng
Nhiệm vụ dài hơi của người học và hành tâm lý nên nhắm tới tích tụ, chọn lọc các chứng cớ hiển nhiên đủ sức vượt qua các lý thuyết đã xuất hiện lâu nay, thậm chí, với chính sản phẩm của mình.
Cơn cớ gì mà chẳng cởi mở với những sự kiện trái ngược, đối chọi với niềm tin bấy lâu ung dung sở hữu chứ?
5. Nhìn nhận nhiều chiều, đa diện
Người học và hành tâm lý biết rõ họ có thể đưa ra các cách tiếp cận, với các mức độ phân tích khác nhau, về bất kỳ một vấn đề nào.
6. Phân tích cụ thể
Người học và hành tâm lý thuộc kiểu người mê phân tích, ít nhiều ám ảnh với những định nghĩa, xếp loại và phân biệt.
( theo Ngô Toàn )
Mặc định người học và hành tâm lý thường duy trì là không tin; bởi họ vốn hay hoài nghi, cần được thuyết phục thông qua chứng cứ cho sự kiện nào đó là xác thực, đúng đắn.
2. Phẩm chất uyên thâm
Trong công việc, người làm nghề tâm lý muốn nhìn thấy các khung tham chiếu bài bản (references): chúng đảm bảo thẩm quyền giải quyết và sự tham khảo sáng giá.
Điều này cực kỳ thiết yếu vì tâm thế chịu ơn vô số học giả (scholars) đi trước từng đề cập cùng vấn đề bản thân đang chia sẻ, và đến phiên mình, nhận bổn phận đáp ứng trung thực để bất kỳ ai cũng tiếp cận, dõi theo vấn đề triển khai đến đâu rồi kiểm tra, đối chứng…
3. Thói tò mò
Háo hức tìm hiểu, khám phá các hiện tượng và lý thuyết mới.
Điều này dẫn tới…
4. Năng lực đả phá thần tượng
Nhiệm vụ dài hơi của người học và hành tâm lý nên nhắm tới tích tụ, chọn lọc các chứng cớ hiển nhiên đủ sức vượt qua các lý thuyết đã xuất hiện lâu nay, thậm chí, với chính sản phẩm của mình.
Cơn cớ gì mà chẳng cởi mở với những sự kiện trái ngược, đối chọi với niềm tin bấy lâu ung dung sở hữu chứ?
5. Nhìn nhận nhiều chiều, đa diện
Người học và hành tâm lý biết rõ họ có thể đưa ra các cách tiếp cận, với các mức độ phân tích khác nhau, về bất kỳ một vấn đề nào.
6. Phân tích cụ thể
Người học và hành tâm lý thuộc kiểu người mê phân tích, ít nhiều ám ảnh với những định nghĩa, xếp loại và phân biệt.
( theo Ngô Toàn )