Lúng túng trong phần thi ứng xử tại một cuộc thi sắc đẹp là điều dễ hiểu. Song không thể vì thế mà họ bị coi là "lỗi văn hoá".
Có gì đặc biệt trong câu trả lời của Hoa hậu Hoàn vũ?
Những người hâm mộ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ hẳn không thể quên phần trả lời phỏng vấn của Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản 2009 Erimi Miyasaka khi cô được hỏi “Điều gì thú vị ở đất nước của bạn mà mọi người không thể quên?”.
Trong khi thí sinh hầu hết các nước (trong đó có Việt Nam) đều nhắc đến các món ăn, một vài nét văn hoá… thì Erimi tự hào khoe: “Nhật Bản là đất nước có hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch nhất thế giới”.
Với câu trả lời quá đặc biệt và gây "sốc", Erimi đã bị không ít người dân trong nước chỉ trích rất nặng nề.
Tuy nhiên, người hâm mộ cô trên toàn thế giới lại cực kỳ ấn tượng với câu trả lời rất “thông minh và cuốn hút” của Erimi. Không biết, các bạn trẻ Việt Nam - những người vốn đã quá quen với những biểm “cấm đái bậy” có suy nghĩ gì về câu trả lời của Hoa hậu Nhật Bản?
Từ xứ người ngẫm lại chuyện ở ta.
Câu trả lời của Thuỳ Dung – một sắc đẹp đến từ ĐH Bách khoa trong cuộc thi Miss Bách khoa cũng ít nhiều gây tranh cãi.
Là người dân Việt Nam, ai ai chẳng biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Xưa nay, trước mỗi kỳ thi quan trọng, sĩ tử khắp nơi thường đổ về Văn Miếu sờ đầu rùa với hy vọng gặp may mắn trong kỳ thi. Giờ, sờ đầu rùa bị cấm, bạn trẻ chỉ còn biết chụp ảnh cụ rùa về nhà làm kỷ niệm, hay đi xin chữ ngày đầu năm mà thôi.
Thuỳ Dung không hề bịa chuyện khi cô tả thêm về Văn Miếu: “là nơi có phong cảnh đẹp, có tượng và rùa đá để các bạn trẻ có thể chụp ảnh”.
Những người lớn tuổi có thể sẽ khắt khe với cách trả lời có phần dí dỏm của Thuỳ Dung khi nói về một nơi rất trang nghiêm như vậy. Ngược lại với các bạn trẻ, nhất là những người nước ngoài, nếu nghe nói đến câu trả lời đó, lập tức họ sẽ hiểu đó là một danh thắng đẹp của thủ đô Hà Nội.
Có nên quá khắt khe với “người đẹp sinh viên”?
Đứng trên sân khấu với ánh đèn lộng lẫy, những bộ trang phục cầu kỳ, được các chuyên gia trang điểm, làm tóc… ai ai cũng thật đẹp. Có như vậy, họ mới được đi thi “Miss” hay “Người đẹp”. Bước ra khỏi sân khấu lộng lẫy, trở về với cuộc sống đời thường, họ lại là những sinh viên như bao bạn bè khác.
Vũ Thị Thuý – Miss Tài năng của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí 2010 là một cô gái đến từ thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Cô gái đến từ một thị trấn nhỏ bé ấy đã vượt qua rất nhiều bạn bè khác đến từ thủ đô hay những thành phố lớn để giành danh hiệu Miss Tài năng.
Thuý gập hoa giấy rất đẹp, cô đã giới thiệu với ban giám khảo những bình hoa giấy do đôi bàn tay khéo léo của mình tạo ra. Trong đêm chung kết cuộc thi, Thuý đã mang lại rất nhiều tiếng cười cho khán giả qua vở hài kịch “Mị Châu - Trọng Thuỷ” do cô tự viết kịch bản, biên đạo và làm diễn viên chính.
Quá bất ngờ với việc bản thân mình lọt vào top 5 trả lời ứng xử, khi ấy, tay Thuý dường như cầm mic cũng không còn vững nữa. Cô được ban giám khảo hỏi thế này:
Ban Giám khảo: Vì sao em thi vào trường Học viện Báo chí?
Vũ Thị Thuý trả lời sau một chút ngập ngừng: Thật ra, mơ ước của em khi còn là học sinh đó là trở thành một sinh viên của Học viện Cảnh sát, nhưng đáng tiếc là em không vượt qua vòng kiểm tra sức khoẻ. (Lúc này mọi người ồ lên vì ngạc nhiên) Sau đó, em đã nộp hồ sơ dự thi vào trường Học viện Báo chí và đã may mắn trở thành một sinh viên của trường. Em gửi đến Ban giám khảo những lời tâm sự chân thành nhất của mình.
Khoan bàn về câu trả lời của Thuý, câu hỏi của Ban giám khảo đã làm khó cho thí sinh. Câu hỏi tưởng dễ mà lại thật… khó nói.
Nếu Thuý là người khôn ngoan, cô có thể bịa ra một lý do rất “hoa mĩ” như: đó là ước mơ, là hoài bão từ thuở học sinh, hay đó là nguyện vọng nối nghiệp gia đình… Câu trả lời thực tế của Thuý bị đánh giá là “Không thể thật hơn được nữa” và bị đánh đồng là… kém văn hoá. Vậy lẽ nào, nói thật là kém văn hoá?
Cũng trong cuộc thi này, Á khôi 2 Xuân Thu cũng bị hớ khi nói: “Báo truyền hình, báo phát thanh rất cần những phóng viên đẹp, còn báo in thì không yêu cầu điều đó”. Nhưng cô đã nhanh chóng khắc phục câu nói hớ bằng cách nói thêm: “Vẻ đẹp con người không chỉ ở vẻ bề ngoài và ai cũng cần có cái đẹp”!
Kỹ năng ứng xử trước đám đông
Chuyện thí sinh đứng cũng không vững, giọng run bần bật, ăn nói lắp bắp hay nói hớ đều do nguyên nhân thiếu tự tin khi phát biểu trước đám đông.
Không phải ai trước khi bước lên sân khấu cuộc thi cũng từng có kinh nghiệm thi thố, hay có tài năng hùng biện.
Việc lần đầu tiên xuất hiện trước một sân khấu lớn, ánh đèn chĩa thẳng vào mặt, đèn flash máy ảnh lia lịa, hàng nghìn người đang đổ dồn con mắt về mình… đã tác động không nhỏ đến tâm lý các thí sinh.
Thế mới có chuyện thí sinh nói lắp, nói hớ, nói nhầm… hay thậm chí là không thể nói thành lời như trường hợp của Mai Dung – thí sinh Miss Teen.
Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều những “Người đẹp sinh viên” thông minh, trí tuệ và khéo léo, được chứng thực qua các câu trả lời ứng xử như Thuỳ Linh – Miss Bách khoa. Vì thế, không thể đánh đồng “phông văn hoá” của thí sinh vẫn còn thấp kém qua các cuộc thi sắc đẹp.
Chẳng sách vở, trường lớp nào có những bài học về kỹ năng ứng xử trước đám đông cho các bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Có chăng, chỉ là một số ít có kinh nghiệm được dẫn chương trình hay một vài tiết học thảo luận trước lớp.
Những điểm yếu mà các “Người đẹp sinh viên” bộc lộ trên sân khấu các cuộc thi sắc đẹp chính là bài học về kỹ năng ứng xử - nơi chẳng có trường lớp nào nhận đào tạo như một nhu cầu phổ biến.
Sau cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí, Vũ Thị Thuý tâm sự: “Mình có nhận được rất nhiều phản hồi từ những người quan tâm đến cuộc thi, nhiều trong số đó dễ làm mình tổn thương. Nhưng điều quan trọng là mình đã có rất nhiều bài học quý sau khi bước ra từ cuộc thi, đặc biệt là bài học điều tiết tâm lý và kỹ năng phát biểu trong một hội trường hàng nghìn người - điều mà ở quê hương mình ít có thể có được”.
Theo VNN.
Những người hâm mộ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ hẳn không thể quên phần trả lời phỏng vấn của Hoa hậu Hoàn vũ Nhật Bản 2009 Erimi Miyasaka khi cô được hỏi “Điều gì thú vị ở đất nước của bạn mà mọi người không thể quên?”.
Trong khi thí sinh hầu hết các nước (trong đó có Việt Nam) đều nhắc đến các món ăn, một vài nét văn hoá… thì Erimi tự hào khoe: “Nhật Bản là đất nước có hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch nhất thế giới”.
Với câu trả lời quá đặc biệt và gây "sốc", Erimi đã bị không ít người dân trong nước chỉ trích rất nặng nề.
Tuy nhiên, người hâm mộ cô trên toàn thế giới lại cực kỳ ấn tượng với câu trả lời rất “thông minh và cuốn hút” của Erimi. Không biết, các bạn trẻ Việt Nam - những người vốn đã quá quen với những biểm “cấm đái bậy” có suy nghĩ gì về câu trả lời của Hoa hậu Nhật Bản?
Từ xứ người ngẫm lại chuyện ở ta.
Câu trả lời của Thuỳ Dung – một sắc đẹp đến từ ĐH Bách khoa trong cuộc thi Miss Bách khoa cũng ít nhiều gây tranh cãi.
Là người dân Việt Nam, ai ai chẳng biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Xưa nay, trước mỗi kỳ thi quan trọng, sĩ tử khắp nơi thường đổ về Văn Miếu sờ đầu rùa với hy vọng gặp may mắn trong kỳ thi. Giờ, sờ đầu rùa bị cấm, bạn trẻ chỉ còn biết chụp ảnh cụ rùa về nhà làm kỷ niệm, hay đi xin chữ ngày đầu năm mà thôi.
Thuỳ Dung không hề bịa chuyện khi cô tả thêm về Văn Miếu: “là nơi có phong cảnh đẹp, có tượng và rùa đá để các bạn trẻ có thể chụp ảnh”.
Những người lớn tuổi có thể sẽ khắt khe với cách trả lời có phần dí dỏm của Thuỳ Dung khi nói về một nơi rất trang nghiêm như vậy. Ngược lại với các bạn trẻ, nhất là những người nước ngoài, nếu nghe nói đến câu trả lời đó, lập tức họ sẽ hiểu đó là một danh thắng đẹp của thủ đô Hà Nội.
Có nên quá khắt khe với “người đẹp sinh viên”?
Đứng trên sân khấu với ánh đèn lộng lẫy, những bộ trang phục cầu kỳ, được các chuyên gia trang điểm, làm tóc… ai ai cũng thật đẹp. Có như vậy, họ mới được đi thi “Miss” hay “Người đẹp”. Bước ra khỏi sân khấu lộng lẫy, trở về với cuộc sống đời thường, họ lại là những sinh viên như bao bạn bè khác.
Vũ Thị Thuý – Miss Tài năng của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí 2010 là một cô gái đến từ thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Cô gái đến từ một thị trấn nhỏ bé ấy đã vượt qua rất nhiều bạn bè khác đến từ thủ đô hay những thành phố lớn để giành danh hiệu Miss Tài năng.
Thuý gập hoa giấy rất đẹp, cô đã giới thiệu với ban giám khảo những bình hoa giấy do đôi bàn tay khéo léo của mình tạo ra. Trong đêm chung kết cuộc thi, Thuý đã mang lại rất nhiều tiếng cười cho khán giả qua vở hài kịch “Mị Châu - Trọng Thuỷ” do cô tự viết kịch bản, biên đạo và làm diễn viên chính.
Quá bất ngờ với việc bản thân mình lọt vào top 5 trả lời ứng xử, khi ấy, tay Thuý dường như cầm mic cũng không còn vững nữa. Cô được ban giám khảo hỏi thế này:
Ban Giám khảo: Vì sao em thi vào trường Học viện Báo chí?
Vũ Thị Thuý trả lời sau một chút ngập ngừng: Thật ra, mơ ước của em khi còn là học sinh đó là trở thành một sinh viên của Học viện Cảnh sát, nhưng đáng tiếc là em không vượt qua vòng kiểm tra sức khoẻ. (Lúc này mọi người ồ lên vì ngạc nhiên) Sau đó, em đã nộp hồ sơ dự thi vào trường Học viện Báo chí và đã may mắn trở thành một sinh viên của trường. Em gửi đến Ban giám khảo những lời tâm sự chân thành nhất của mình.
Khoan bàn về câu trả lời của Thuý, câu hỏi của Ban giám khảo đã làm khó cho thí sinh. Câu hỏi tưởng dễ mà lại thật… khó nói.
Nếu Thuý là người khôn ngoan, cô có thể bịa ra một lý do rất “hoa mĩ” như: đó là ước mơ, là hoài bão từ thuở học sinh, hay đó là nguyện vọng nối nghiệp gia đình… Câu trả lời thực tế của Thuý bị đánh giá là “Không thể thật hơn được nữa” và bị đánh đồng là… kém văn hoá. Vậy lẽ nào, nói thật là kém văn hoá?
Cũng trong cuộc thi này, Á khôi 2 Xuân Thu cũng bị hớ khi nói: “Báo truyền hình, báo phát thanh rất cần những phóng viên đẹp, còn báo in thì không yêu cầu điều đó”. Nhưng cô đã nhanh chóng khắc phục câu nói hớ bằng cách nói thêm: “Vẻ đẹp con người không chỉ ở vẻ bề ngoài và ai cũng cần có cái đẹp”!
Kỹ năng ứng xử trước đám đông
Chuyện thí sinh đứng cũng không vững, giọng run bần bật, ăn nói lắp bắp hay nói hớ đều do nguyên nhân thiếu tự tin khi phát biểu trước đám đông.
Không phải ai trước khi bước lên sân khấu cuộc thi cũng từng có kinh nghiệm thi thố, hay có tài năng hùng biện.
Việc lần đầu tiên xuất hiện trước một sân khấu lớn, ánh đèn chĩa thẳng vào mặt, đèn flash máy ảnh lia lịa, hàng nghìn người đang đổ dồn con mắt về mình… đã tác động không nhỏ đến tâm lý các thí sinh.
Thế mới có chuyện thí sinh nói lắp, nói hớ, nói nhầm… hay thậm chí là không thể nói thành lời như trường hợp của Mai Dung – thí sinh Miss Teen.
Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều những “Người đẹp sinh viên” thông minh, trí tuệ và khéo léo, được chứng thực qua các câu trả lời ứng xử như Thuỳ Linh – Miss Bách khoa. Vì thế, không thể đánh đồng “phông văn hoá” của thí sinh vẫn còn thấp kém qua các cuộc thi sắc đẹp.
Chẳng sách vở, trường lớp nào có những bài học về kỹ năng ứng xử trước đám đông cho các bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Có chăng, chỉ là một số ít có kinh nghiệm được dẫn chương trình hay một vài tiết học thảo luận trước lớp.
Những điểm yếu mà các “Người đẹp sinh viên” bộc lộ trên sân khấu các cuộc thi sắc đẹp chính là bài học về kỹ năng ứng xử - nơi chẳng có trường lớp nào nhận đào tạo như một nhu cầu phổ biến.
Sau cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí, Vũ Thị Thuý tâm sự: “Mình có nhận được rất nhiều phản hồi từ những người quan tâm đến cuộc thi, nhiều trong số đó dễ làm mình tổn thương. Nhưng điều quan trọng là mình đã có rất nhiều bài học quý sau khi bước ra từ cuộc thi, đặc biệt là bài học điều tiết tâm lý và kỹ năng phát biểu trong một hội trường hàng nghìn người - điều mà ở quê hương mình ít có thể có được”.
Theo VNN.