Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học trẻ em
Truyện Thiếu Nhi
Người đánh trống trường
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 54070" data-attributes="member: 6"><p style="text-align: left"></p> <p style="text-align: center"><img src="https://www.nguoidaibieu.com.vn/Portals/0/VANNGHE/2010/Thang%206/05-nguoi-danh-16710-300.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p>Việc triệt phá chia từng bước. Bước một, hạ cây gạo lão đại đã thành tinh thành quái đứng như thần hộ mệnh cạnh ngôi đền, tức triệt cái uy của nó trước tiên. Chiến khôn, định dùng cái lợi để sử dụng sức lực lũ dân đen, nên ra thông báo: ai có sức, cứ việc hạ cây gạo, toàn bộ thân cành xã cho không cả. Nhưng, thông báo ra cả tuần mà chẳng có ma nào chịu vung dao, vung rìu. Dẫu có ngu thì đám bách tính cũng thừa biết gỗ gạo là cái anh vô tích sự, bở bục, đóng đồ đã chả xong mà đút bếp cũng khói mù. Hơn nữa, động vào ngôi đền, đâu có phải chuyện đùa!</p><p></p><p></p><p> Công việc đánh ngã cây gạo cuối cùng đành phải nhờ cậy vào hai tay bợm già trong xã. Một tên An, một tên Ngoạn. Nhưng, đúng cái ngày xã rầm rộ khởi đầu chiến dịch thì An lăn ra ốm, còn Ngoạn thì sau khi tu một hơi rượu, cầm thanh mã tấu từ xa xông tới, đáng lẽ nhằm thân cây gạo, chém nhát đầu lấy khí thế và làm cữ thì lại như kẻ nhắm mắt, lao tuột ra bờ sông và rơi tòm xuống nước.</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân lúc ấy mặt bỗng bừng bừng, rậm rật. Rồi thầy cởi phăng cái áo trấn thủ, xắn tay áo, gấp ống quần lên. Đoạn nắm con dao quắm mới mài sáng rợn, giơ cao lên thầy hét: “Để tôi!” Ông Chiến vỗ tay, quát: “Các em, nổi trống lên! Nhiệt liệt hoan nghênh ý chí quyết thắng của thầy Huân!” Thầy Huân mặt đỏ rửng, gào:</p><p></p><p></p><p> - Nhà trường chúng ta phải là lực lượng xung kích, là cái đầu tàu trong mọi việc của xã hội!</p><p></p><p></p><p> Rồi mắm môi mắm lợi, như xung kích ào ào xông lên qua đột phá khẩu, thầy nhằm thẳng cây gạo. <em>Pặp! Pặp! Pặp!</em> Cây gạo bị ba nhát chém, nhựa ứa ròng ròng. Ông Chiến yêu cầu mọi người tề tựu, nhất loạt vỗ tay, hoan hô thầy Huân. Thầy Huân tiếp tục ra dao tới tấp. Mãi sau, có người quát đám học trò đang nghênh ngáo nhìn thầy: “Chúng bay bỏ mặc thầy một mình thế à?” Lúc ấy mới có mấy đứa học trò lớn nhảy tới, đỡ con dao của thầy, thay thầy.</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân lui ra ngoài, mũi và miệng tranh nhau thở.</p><p></p><p></p><p> Ông Chiến nắm tay thầy, lắc lắc:</p><p></p><p></p><p> - Nhân dân và lãnh đạo xã rất cảm ơn thầy!</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân đưa mu tay gạt mồ hôi trán:</p><p></p><p></p><p> - Tôi phải đền đáp công ơn đồng chí. Tôi phải thực hiện bằng được những điều đã dự định, đã hứa hẹn.</p><p></p><p></p><p> Trong đám người chứng kiến cảnh tượng này, có người chép miệng: “Rõ mật ngọt chết ruồi chưa!” Ôi chao! Chẳng lẽ thầy Huân của chúng tôi lại thích lời đường mật, ưa điều phỉnh nịnh? Không hẳn. Ông Chiến nói ở hội đồng nhân dân xã: “Thầy Huân tiêu biểu cho người trí thức xã hội chủ nghĩa của nước ta”. Thầy Huân còn được toàn thể hội đồng nhân dân cử làm trưởng ban đời sống mới. Và như một kẻ từ bến mê đã tới bờ giác ngộ, vô cùng phấn chấn, thầy phác thảo ra một kế hoạch xây dựng đời sống mới, con người mới hết sức quy mô, trong đó có một điểm được nhấn mạnh: lực lượng xung kích, tức đám học trò non trẻ của thầy, sẽ lần lượt phá tan hết các đền chùa, miếu mạo, văn chỉ trong lãnh thổ xã sở hữu.</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân nổi cơn hứng bất tử! Thầy Huân thăng hoa! Nhưng, thầy Huân của chúng tôi chưa kịp ra tay thực hiện kế hoạch do mình đặt ra, sau công tích mở đầu cuộc hạ sát cây gạo đền thánh dâm, thầy lăn ra ốm. Ốm sau một đêm ngủ vật vã trong mộng mị. Mộng mị rất kỳ quái, toàn thấy lửa cháy và khủng long gào réo. Sau hết, lửa tàn, đám sinh vật cổ đại biến đi, thì một người đàn bà phốp pháp, cổ cao ba ngấn, xinh nhã tuyệt trần, nhưng nhang nhác như đã gặp ở đâu, hiện ra, tỏ tình mến mộ, rồi khuyến cáo. Khuyến cáo rằng: “Thầy nên lưu tâm, thế gian mấy kẻ ở địa vị quan chức mà tránh được những phường bạc hãnh!”</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân sốt nóng bốn mươi mốt độ một tuần liền. Rồi cái lưỡi và cả cái mặt đỏ rửng chuyển dần thành màu đen than củi. Y sĩ trên huyện xuống thăm bệnh, yêu cầu gửi lên bệnh viện tỉnh ngay. Bọn học trò lớn chúng tôi vội chặt tre làm đòn mắc võng khiêng thầy đi. Dọc đường có một người phụ nữ đòi theo. Đó là người coi sóc đèn nhang ngôi đền nọ. Chúng tôi sợ quá, đuổi bà về.</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân nằm bệnh viện tỉnh gần một năm trời. Thầy bị tràn dịch màng phổi. Lại thêm tim suy và viêm đại tràng. Thầy không chết, nhưng giờ đây, trở về trường học cũ, thầy chỉ là một bộ xương khô trong bộ quần áo ta cũ kỹ, lùng thùng, ngơ ngơ ngác ngác đưa đẩy hai vòng tròn đen bạc trong hố mắt lờ đờ, leo lét một ánh hồi tưởng xa vắng, như một kẻ lạc đường giữa nơi xa lạ.</p><p></p><p></p><p> Nhà trường đã sang một năm học khác. Giáo viên mới. Hiệu trưởng mới. Học trò cũng lạ lẫm. Túp nhà cũ đã dỡ bỏ. Mảnh vườn hai sào, hội phụ lão xã đã biến thành vườn ươm bạch đàn.</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân tìm đến ông Chiến. Năm lần bảy lượt không gặp. Săn đón mãi mới gặp được ông lúc ông sắp nhảy lên xe đạp để lên huyện họp. Khóa này ông trúng phó chủ tịch huyện. Ông nhìn thầy, lạnh lùng:</p><p></p><p></p><p> - Thầy ốm nặng, mới gượng dậy được, đang cần tĩnh dưỡng, nên tôi chưa tiện nói. Vừa qua, thầy phạm khuyết điểm nặng, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng của dân, để trên trách, dưới oán. Uy tín do đó không phải là sứt mẻ, mà là không còn gì nữa!</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân há hốc miệng, cổ cứng đơ, thân lặng ngắt. Ghê gớm quá, miệng người! Bây giờ ăn làm sao, nói làm sao? Chợt nhìn sâu vào đoạn đời vừa qua mới nhận ra điều hệ trọng. Hóa ra sống với những điều mình đinh ninh không phải là dễ. Hóa ra mình cũng chỉ là một phần tử của đám chúng sinh vừa ngu, vừa hèn, vừa liều, như lời Chiến nói. Đau quá! Bây giờ thân tàn, tay trắng, sống sao đây? Cực chẳng đã, đành xin gặp thầy hiệu trưởng:</p><p></p><p></p><p> - Thưa thầy hiệu trưởng. Sau sửa sai, gia đình tôi được xuống thành phần trung nông lớp dưới. Ngặt nỗi quê hương đất đai cằn cỗi, vợ dại con đông. Vả, ông nội là giáo thụ, ông bố là hương sư, nay nhìn vào lòng mình thấy ngọn lửa yêu nghề, yêu trẻ còn đượm. Con tôm chật gì sông, cái lông chật gì lỗ. Xin cho được tiếp tục nghề xưa, gõ đầu trẻ.</p><p></p><p></p><p> Nghe lời giãi bày như lời cầu xin của kẻ hành khất nọ, thầy hiệu trưởng gật đầu đánh khực, đáp:</p><p></p><p></p><p> - Tôi biết. Nhưng, các lớp giờ đã đủ thầy. Chỉ còn chân đánh trống trường ăn lương hợp đồng, thầy có chịu thì nhận. </p><p></p><p></p><p></p><p> Thầy Huân nghe vậy liền ôm đầu, gục xuống mặt bàn. Cũng chiều ấy, thầy nhận được một lá thư từ quê nhà gửi lên. Không hiểu thư viết gì mà đọc xong thầy ngã ngay xuống đất, lăn lộn một lúc, rồi kêu đau đầu, nhức óc, buốt mắt quá. Đến nửa đêm thì con mắt trái nổ đánh bục! Mọi người vội xúm lại, đưa lên bệnh viện huyện. Thầy bị thiên đầu thống. May không mất cả hai con mắt.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><strong>*</strong></p> <p style="text-align: center"></p><p>Trở lại với trường học lần thứ hai, thầy Huân vẫn được giữ chân thủ trống của nhà trường. ấy là số thầy vẫn còn gặp may. Thầy được công đoàn bảo vệ quyền lợi, chống lại được âm mưu chính quyền định sa thải thầy. Đại diện công đoàn nói: “Đồng chí Huân còn khả năng lao động”. Quả nhiên là vậy, thầy còn một con mắt. Con mắt này thị lực đạt ba phần mười.</p><p></p><p></p><p> Bây giờ, vào giờ gà lên chuồng, muốn đi đâu, thầy phải cầm một cái đèn dầu, vừa là để soi đường, vừa là để người ta biết mà tránh. Xung quanh thầy, ban ngày ban mặt mà tù mù, lờ mờ như ban đêm. Ấy vậy mà nhiệm vụ đánh trống trường, thầy thực hiện hết sức trọn vẹn. Có nhìn rõ đồng hồ đâu mà trống báo, trống tập họp, trống vào lớp, trống chuyển tiết, trống tan trường, thầy hạ dùi không sai một giây.</p><p></p><p></p><p> Đặc biệt nữa là tiếng trống của thầy. Nhất là những hồi trống giục. Cũng là âm thanh của da gỗ cộng hưởng trong khoảng không dồn nén bung bật ra ngoài, cũng chỉ là chày dùi thô mộc khua động vẻ thường tình mà sao nó vang lộng, thống thiết và đa tầng cảm xúc thế! Lúc nó dồn dập tràn đầy khí lực, lúc nó thủng thẳng buồn rứt như một linh hồn đơn côi đang vơ vẩn. Có lúc nó dài dại. Có lúc nó nức nở, gào thét. Có lúc nó như tiếng kêu bi thảm phát tỏa ra từ nỗi lòng bực bội thê thiết. Ôi, tiếng trống, hóa ra nó là một thực thể phân thân của thầy, là ngôn ngữ của thầy, là âm thanh mang hồn thầy đang quằn quại!</p><p></p><p></p><p> Thế là giờ đây qua tiếng trống trường, thầy vẫn tồn tại, vẫn hiện diện ở cõi đời này. Nghe trống thầy đánh, có anh cười khẩy: “Cái thằng phá đền, trời đánh thánh vật, giờ dở người, thật đáng kiếp!” Số đông chép miệng: “Khổ! Con người có trí lự lắm, sao đến nông nỗi vậy!” Còn Chiến, nghe trống lần nào cũng nhổ bọt: “Mẹ cái thằng này! Điên rồi! Điên thật rồi!”</p><p></p><p></p><p> Thầy Huân dở người, thầy Huân điên? Chúng tôi đến thăm thầy, lòng dạ thật phân vân. Bắt gặp nhiều hôm thầy đang ngồi tay đỡ má ra chiều mệt mỏi, lại cũng nhiều khi nhận ra thầy như người ngây, hồn xác tách rời nhau, ngơ ngẩn đến mức không nhớ thân mình từ đâu đến. Cũng có lúc xót xa khi thấy thầy lểu đểu như người bên âm, hoặc quá ư cô độc, một thân người và bóng đổi nhau trong túp lều nhỏ dựng ở góc trường. Nhưng, cũng có khi thật bất ngờ, thầy như ngọn đèn thốt nhiên phát sáng, nói cười sang sảng: “Trách phận của kẻ sĩ là phải cất tiếng, các em à!”. Đó là câu thầy thường hay nói nhất. Chúng tôi càng hiểu biết càng ngậm ngùi thương thầy. Bản lĩnh của một con người là sự tổng hòa lý trí với bản năng. Thầy tôi, cả hai mặt đều yếu ớt, làm sao chống chọi được với bạc ác ở ngoài đời? Cái kết cục của số phận dường như đã được vạch ra. Tấn bi kịch dường như đã đến hồi chung cuộc. Chúng tôi đến thăm thầy lần ấy, tỏ ý ái ngại cho kiếp phận hẩm hiu của thầy, thì thầy cười xòa: “Giày dép ta đang đi còn có số nữa là...” Nói xong câu đó, thầy đứng dậy, cầm cây đèn đi. Thầy đi ra ngôi đền hồi nào thầy đã đóng vai xung kích đi đầu trong cuộc triệt phá. Ngôi đền giờ được trùng tu, đẹp hơn bao giờ hết. Thầy đến thắp hương, khấn vái, xin tạ tội. Cả Chiến cũng đến lễ lạy ở đây. Chiến có cơ trúng cử chủ tịch huyện khóa tới.</p><p></p><p></p><p> Một kiếp người thế là đã mãn! Tuy vậy, tôi vẫn kinh hoàng khi nhận được tin thầy Huân tự tử. Thầy tự treo cổ trên một cành si cạnh cái giếng trước ngôi đền thờ vị thánh dâm đãng thiêng liêng nọ. Lục rương hòm thầy, người ta thấy lá thư từ quê gửi ra hồi nào và rất nhiều thơ thầy sáng tác. Lá thư báo tin quê thầy vừa bị một cơn sóng thần ập vào quét sạch cả nhà cửa, ruộng vườn, vợ con thầy; đó là một trong những nguyên cớ gây nên cơn thiên đầu thống tai ác ở thầy.</p><p></p><p></p><p> Còn thơ thầy sáng tác chỉ đơn thuần là những câu xuống dòng vừa cổ giả vừa tự do, bất kể vần điệu và chỉ tập trung vào một đề tài: những người đàn bà tắm truồng.</p><p></p><p></p><p> Chẳng hạn:</p><p></p><p></p><p> <strong>Bài thơ người đàn bà trước thần linh</strong></p><p></p><p> <em>Ngây ngây hồn ấu nhi</em></p><p> <em>Ngời ngời tình nguyên thủy</em></p><p> <em>Lôm lốp thịt da, rùm ròa lông lá</em></p><p> <em>Người ba đấng, của ba loài</em></p><p> <em>Em là ai.</em></p><p> <em>Đây chốn thiên thai hay động quỷ.</em></p><p> <em>Tiên Dung hỡi, khi quây màn tắm trên bãi cát sa</em></p><p> <em>Chính là giọt nước trôi cát bụi trên thân nàng</em></p><p> <em>Đã làm lộ ra thiên tình sử đẹp nhất giữa nàng và chàng Chử khốn khó.</em></p><p> <em>Còn những câu thơ hay nhất trong Thánh thư của cụ Nguyễn Tiên Điền</em></p><p> <em>Lại đẻ ra từ cuộc tẩy trần tuyệt diệu của nàng Kiều bồ liễu</em></p><p> <em>Em gái Thái tắm bên con nước sinh ra thơ của anh chàng nhìn trộm</em></p><p> <em>Ngó em tắm, anh không có thơ</em></p><p> <em>Nhưng anh nhận ra sự bất ngờ kỳ lạ</em></p><p> <em>Em dâng hiến lòng trinh bạch, thân ngọc ngà, hồn tươi trẻ, nghĩa là tất cả những gì </em></p><p> <em>đẹp đẽ nhất cho cao cả thần linh! </em></p><p> <em>Em là mây trắng sinh ra từ xa xăm huyền bí</em></p><p> <em>Là tiếng chim sớm mai long lanh</em></p><p> <em>Là cuộc trốn chạy vinh quang</em></p><p> <em>Là cuộc phô bày da thịt và tiếng nói bất diệt</em></p><p> <em>Tiếng nói của những giọt nước xanh.</em></p><p> <em>Trước thánh thần.</em></p><p> ______________</p><p></p><p></p><p> Chiến đọc bài thơ này, rồi bài thơ khác. Cuối cùng, lẳng đi cả xấp, nhổ bọt, lên giọng:</p><p> - Rõ chưa chết đã thối! Hạ xác lão xuống. Chôn cất tử tế. Nhưng không có điếu văn, không có vòng hoa thương tiếc gì hết. Thôi, làm đi!</p><p></p><p></p><p></p><p></p><p><em><strong>Ma Văn Kháng</strong></em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 54070, member: 6"] [LEFT][/LEFT] [CENTER][IMG]https://www.nguoidaibieu.com.vn/Portals/0/VANNGHE/2010/Thang%206/05-nguoi-danh-16710-300.jpg[/IMG] [/CENTER] Việc triệt phá chia từng bước. Bước một, hạ cây gạo lão đại đã thành tinh thành quái đứng như thần hộ mệnh cạnh ngôi đền, tức triệt cái uy của nó trước tiên. Chiến khôn, định dùng cái lợi để sử dụng sức lực lũ dân đen, nên ra thông báo: ai có sức, cứ việc hạ cây gạo, toàn bộ thân cành xã cho không cả. Nhưng, thông báo ra cả tuần mà chẳng có ma nào chịu vung dao, vung rìu. Dẫu có ngu thì đám bách tính cũng thừa biết gỗ gạo là cái anh vô tích sự, bở bục, đóng đồ đã chả xong mà đút bếp cũng khói mù. Hơn nữa, động vào ngôi đền, đâu có phải chuyện đùa! Công việc đánh ngã cây gạo cuối cùng đành phải nhờ cậy vào hai tay bợm già trong xã. Một tên An, một tên Ngoạn. Nhưng, đúng cái ngày xã rầm rộ khởi đầu chiến dịch thì An lăn ra ốm, còn Ngoạn thì sau khi tu một hơi rượu, cầm thanh mã tấu từ xa xông tới, đáng lẽ nhằm thân cây gạo, chém nhát đầu lấy khí thế và làm cữ thì lại như kẻ nhắm mắt, lao tuột ra bờ sông và rơi tòm xuống nước. Thầy Huân lúc ấy mặt bỗng bừng bừng, rậm rật. Rồi thầy cởi phăng cái áo trấn thủ, xắn tay áo, gấp ống quần lên. Đoạn nắm con dao quắm mới mài sáng rợn, giơ cao lên thầy hét: “Để tôi!” Ông Chiến vỗ tay, quát: “Các em, nổi trống lên! Nhiệt liệt hoan nghênh ý chí quyết thắng của thầy Huân!” Thầy Huân mặt đỏ rửng, gào: - Nhà trường chúng ta phải là lực lượng xung kích, là cái đầu tàu trong mọi việc của xã hội! Rồi mắm môi mắm lợi, như xung kích ào ào xông lên qua đột phá khẩu, thầy nhằm thẳng cây gạo. [I]Pặp! Pặp! Pặp![/I] Cây gạo bị ba nhát chém, nhựa ứa ròng ròng. Ông Chiến yêu cầu mọi người tề tựu, nhất loạt vỗ tay, hoan hô thầy Huân. Thầy Huân tiếp tục ra dao tới tấp. Mãi sau, có người quát đám học trò đang nghênh ngáo nhìn thầy: “Chúng bay bỏ mặc thầy một mình thế à?” Lúc ấy mới có mấy đứa học trò lớn nhảy tới, đỡ con dao của thầy, thay thầy. Thầy Huân lui ra ngoài, mũi và miệng tranh nhau thở. Ông Chiến nắm tay thầy, lắc lắc: - Nhân dân và lãnh đạo xã rất cảm ơn thầy! Thầy Huân đưa mu tay gạt mồ hôi trán: - Tôi phải đền đáp công ơn đồng chí. Tôi phải thực hiện bằng được những điều đã dự định, đã hứa hẹn. Trong đám người chứng kiến cảnh tượng này, có người chép miệng: “Rõ mật ngọt chết ruồi chưa!” Ôi chao! Chẳng lẽ thầy Huân của chúng tôi lại thích lời đường mật, ưa điều phỉnh nịnh? Không hẳn. Ông Chiến nói ở hội đồng nhân dân xã: “Thầy Huân tiêu biểu cho người trí thức xã hội chủ nghĩa của nước ta”. Thầy Huân còn được toàn thể hội đồng nhân dân cử làm trưởng ban đời sống mới. Và như một kẻ từ bến mê đã tới bờ giác ngộ, vô cùng phấn chấn, thầy phác thảo ra một kế hoạch xây dựng đời sống mới, con người mới hết sức quy mô, trong đó có một điểm được nhấn mạnh: lực lượng xung kích, tức đám học trò non trẻ của thầy, sẽ lần lượt phá tan hết các đền chùa, miếu mạo, văn chỉ trong lãnh thổ xã sở hữu. Thầy Huân nổi cơn hứng bất tử! Thầy Huân thăng hoa! Nhưng, thầy Huân của chúng tôi chưa kịp ra tay thực hiện kế hoạch do mình đặt ra, sau công tích mở đầu cuộc hạ sát cây gạo đền thánh dâm, thầy lăn ra ốm. Ốm sau một đêm ngủ vật vã trong mộng mị. Mộng mị rất kỳ quái, toàn thấy lửa cháy và khủng long gào réo. Sau hết, lửa tàn, đám sinh vật cổ đại biến đi, thì một người đàn bà phốp pháp, cổ cao ba ngấn, xinh nhã tuyệt trần, nhưng nhang nhác như đã gặp ở đâu, hiện ra, tỏ tình mến mộ, rồi khuyến cáo. Khuyến cáo rằng: “Thầy nên lưu tâm, thế gian mấy kẻ ở địa vị quan chức mà tránh được những phường bạc hãnh!” Thầy Huân sốt nóng bốn mươi mốt độ một tuần liền. Rồi cái lưỡi và cả cái mặt đỏ rửng chuyển dần thành màu đen than củi. Y sĩ trên huyện xuống thăm bệnh, yêu cầu gửi lên bệnh viện tỉnh ngay. Bọn học trò lớn chúng tôi vội chặt tre làm đòn mắc võng khiêng thầy đi. Dọc đường có một người phụ nữ đòi theo. Đó là người coi sóc đèn nhang ngôi đền nọ. Chúng tôi sợ quá, đuổi bà về. Thầy Huân nằm bệnh viện tỉnh gần một năm trời. Thầy bị tràn dịch màng phổi. Lại thêm tim suy và viêm đại tràng. Thầy không chết, nhưng giờ đây, trở về trường học cũ, thầy chỉ là một bộ xương khô trong bộ quần áo ta cũ kỹ, lùng thùng, ngơ ngơ ngác ngác đưa đẩy hai vòng tròn đen bạc trong hố mắt lờ đờ, leo lét một ánh hồi tưởng xa vắng, như một kẻ lạc đường giữa nơi xa lạ. Nhà trường đã sang một năm học khác. Giáo viên mới. Hiệu trưởng mới. Học trò cũng lạ lẫm. Túp nhà cũ đã dỡ bỏ. Mảnh vườn hai sào, hội phụ lão xã đã biến thành vườn ươm bạch đàn. Thầy Huân tìm đến ông Chiến. Năm lần bảy lượt không gặp. Săn đón mãi mới gặp được ông lúc ông sắp nhảy lên xe đạp để lên huyện họp. Khóa này ông trúng phó chủ tịch huyện. Ông nhìn thầy, lạnh lùng: - Thầy ốm nặng, mới gượng dậy được, đang cần tĩnh dưỡng, nên tôi chưa tiện nói. Vừa qua, thầy phạm khuyết điểm nặng, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng của dân, để trên trách, dưới oán. Uy tín do đó không phải là sứt mẻ, mà là không còn gì nữa! Thầy Huân há hốc miệng, cổ cứng đơ, thân lặng ngắt. Ghê gớm quá, miệng người! Bây giờ ăn làm sao, nói làm sao? Chợt nhìn sâu vào đoạn đời vừa qua mới nhận ra điều hệ trọng. Hóa ra sống với những điều mình đinh ninh không phải là dễ. Hóa ra mình cũng chỉ là một phần tử của đám chúng sinh vừa ngu, vừa hèn, vừa liều, như lời Chiến nói. Đau quá! Bây giờ thân tàn, tay trắng, sống sao đây? Cực chẳng đã, đành xin gặp thầy hiệu trưởng: - Thưa thầy hiệu trưởng. Sau sửa sai, gia đình tôi được xuống thành phần trung nông lớp dưới. Ngặt nỗi quê hương đất đai cằn cỗi, vợ dại con đông. Vả, ông nội là giáo thụ, ông bố là hương sư, nay nhìn vào lòng mình thấy ngọn lửa yêu nghề, yêu trẻ còn đượm. Con tôm chật gì sông, cái lông chật gì lỗ. Xin cho được tiếp tục nghề xưa, gõ đầu trẻ. Nghe lời giãi bày như lời cầu xin của kẻ hành khất nọ, thầy hiệu trưởng gật đầu đánh khực, đáp: - Tôi biết. Nhưng, các lớp giờ đã đủ thầy. Chỉ còn chân đánh trống trường ăn lương hợp đồng, thầy có chịu thì nhận. Thầy Huân nghe vậy liền ôm đầu, gục xuống mặt bàn. Cũng chiều ấy, thầy nhận được một lá thư từ quê nhà gửi lên. Không hiểu thư viết gì mà đọc xong thầy ngã ngay xuống đất, lăn lộn một lúc, rồi kêu đau đầu, nhức óc, buốt mắt quá. Đến nửa đêm thì con mắt trái nổ đánh bục! Mọi người vội xúm lại, đưa lên bệnh viện huyện. Thầy bị thiên đầu thống. May không mất cả hai con mắt. [CENTER][B]*[/B] [/CENTER] Trở lại với trường học lần thứ hai, thầy Huân vẫn được giữ chân thủ trống của nhà trường. ấy là số thầy vẫn còn gặp may. Thầy được công đoàn bảo vệ quyền lợi, chống lại được âm mưu chính quyền định sa thải thầy. Đại diện công đoàn nói: “Đồng chí Huân còn khả năng lao động”. Quả nhiên là vậy, thầy còn một con mắt. Con mắt này thị lực đạt ba phần mười. Bây giờ, vào giờ gà lên chuồng, muốn đi đâu, thầy phải cầm một cái đèn dầu, vừa là để soi đường, vừa là để người ta biết mà tránh. Xung quanh thầy, ban ngày ban mặt mà tù mù, lờ mờ như ban đêm. Ấy vậy mà nhiệm vụ đánh trống trường, thầy thực hiện hết sức trọn vẹn. Có nhìn rõ đồng hồ đâu mà trống báo, trống tập họp, trống vào lớp, trống chuyển tiết, trống tan trường, thầy hạ dùi không sai một giây. Đặc biệt nữa là tiếng trống của thầy. Nhất là những hồi trống giục. Cũng là âm thanh của da gỗ cộng hưởng trong khoảng không dồn nén bung bật ra ngoài, cũng chỉ là chày dùi thô mộc khua động vẻ thường tình mà sao nó vang lộng, thống thiết và đa tầng cảm xúc thế! Lúc nó dồn dập tràn đầy khí lực, lúc nó thủng thẳng buồn rứt như một linh hồn đơn côi đang vơ vẩn. Có lúc nó dài dại. Có lúc nó nức nở, gào thét. Có lúc nó như tiếng kêu bi thảm phát tỏa ra từ nỗi lòng bực bội thê thiết. Ôi, tiếng trống, hóa ra nó là một thực thể phân thân của thầy, là ngôn ngữ của thầy, là âm thanh mang hồn thầy đang quằn quại! Thế là giờ đây qua tiếng trống trường, thầy vẫn tồn tại, vẫn hiện diện ở cõi đời này. Nghe trống thầy đánh, có anh cười khẩy: “Cái thằng phá đền, trời đánh thánh vật, giờ dở người, thật đáng kiếp!” Số đông chép miệng: “Khổ! Con người có trí lự lắm, sao đến nông nỗi vậy!” Còn Chiến, nghe trống lần nào cũng nhổ bọt: “Mẹ cái thằng này! Điên rồi! Điên thật rồi!” Thầy Huân dở người, thầy Huân điên? Chúng tôi đến thăm thầy, lòng dạ thật phân vân. Bắt gặp nhiều hôm thầy đang ngồi tay đỡ má ra chiều mệt mỏi, lại cũng nhiều khi nhận ra thầy như người ngây, hồn xác tách rời nhau, ngơ ngẩn đến mức không nhớ thân mình từ đâu đến. Cũng có lúc xót xa khi thấy thầy lểu đểu như người bên âm, hoặc quá ư cô độc, một thân người và bóng đổi nhau trong túp lều nhỏ dựng ở góc trường. Nhưng, cũng có khi thật bất ngờ, thầy như ngọn đèn thốt nhiên phát sáng, nói cười sang sảng: “Trách phận của kẻ sĩ là phải cất tiếng, các em à!”. Đó là câu thầy thường hay nói nhất. Chúng tôi càng hiểu biết càng ngậm ngùi thương thầy. Bản lĩnh của một con người là sự tổng hòa lý trí với bản năng. Thầy tôi, cả hai mặt đều yếu ớt, làm sao chống chọi được với bạc ác ở ngoài đời? Cái kết cục của số phận dường như đã được vạch ra. Tấn bi kịch dường như đã đến hồi chung cuộc. Chúng tôi đến thăm thầy lần ấy, tỏ ý ái ngại cho kiếp phận hẩm hiu của thầy, thì thầy cười xòa: “Giày dép ta đang đi còn có số nữa là...” Nói xong câu đó, thầy đứng dậy, cầm cây đèn đi. Thầy đi ra ngôi đền hồi nào thầy đã đóng vai xung kích đi đầu trong cuộc triệt phá. Ngôi đền giờ được trùng tu, đẹp hơn bao giờ hết. Thầy đến thắp hương, khấn vái, xin tạ tội. Cả Chiến cũng đến lễ lạy ở đây. Chiến có cơ trúng cử chủ tịch huyện khóa tới. Một kiếp người thế là đã mãn! Tuy vậy, tôi vẫn kinh hoàng khi nhận được tin thầy Huân tự tử. Thầy tự treo cổ trên một cành si cạnh cái giếng trước ngôi đền thờ vị thánh dâm đãng thiêng liêng nọ. Lục rương hòm thầy, người ta thấy lá thư từ quê gửi ra hồi nào và rất nhiều thơ thầy sáng tác. Lá thư báo tin quê thầy vừa bị một cơn sóng thần ập vào quét sạch cả nhà cửa, ruộng vườn, vợ con thầy; đó là một trong những nguyên cớ gây nên cơn thiên đầu thống tai ác ở thầy. Còn thơ thầy sáng tác chỉ đơn thuần là những câu xuống dòng vừa cổ giả vừa tự do, bất kể vần điệu và chỉ tập trung vào một đề tài: những người đàn bà tắm truồng. Chẳng hạn: [B]Bài thơ người đàn bà trước thần linh[/B] [I]Ngây ngây hồn ấu nhi[/I] [I]Ngời ngời tình nguyên thủy[/I] [I]Lôm lốp thịt da, rùm ròa lông lá[/I] [I]Người ba đấng, của ba loài[/I] [I]Em là ai.[/I] [I]Đây chốn thiên thai hay động quỷ.[/I] [I]Tiên Dung hỡi, khi quây màn tắm trên bãi cát sa[/I] [I]Chính là giọt nước trôi cát bụi trên thân nàng[/I] [I]Đã làm lộ ra thiên tình sử đẹp nhất giữa nàng và chàng Chử khốn khó.[/I] [I]Còn những câu thơ hay nhất trong Thánh thư của cụ Nguyễn Tiên Điền[/I] [I]Lại đẻ ra từ cuộc tẩy trần tuyệt diệu của nàng Kiều bồ liễu[/I] [I]Em gái Thái tắm bên con nước sinh ra thơ của anh chàng nhìn trộm[/I] [I]Ngó em tắm, anh không có thơ[/I] [I]Nhưng anh nhận ra sự bất ngờ kỳ lạ[/I] [I]Em dâng hiến lòng trinh bạch, thân ngọc ngà, hồn tươi trẻ, nghĩa là tất cả những gì [/I] [I]đẹp đẽ nhất cho cao cả thần linh! [/I] [I]Em là mây trắng sinh ra từ xa xăm huyền bí[/I] [I]Là tiếng chim sớm mai long lanh[/I] [I]Là cuộc trốn chạy vinh quang[/I] [I]Là cuộc phô bày da thịt và tiếng nói bất diệt[/I] [I]Tiếng nói của những giọt nước xanh.[/I] [I]Trước thánh thần.[/I] ______________ Chiến đọc bài thơ này, rồi bài thơ khác. Cuối cùng, lẳng đi cả xấp, nhổ bọt, lên giọng: - Rõ chưa chết đã thối! Hạ xác lão xuống. Chôn cất tử tế. Nhưng không có điếu văn, không có vòng hoa thương tiếc gì hết. Thôi, làm đi! [I][B]Ma Văn Kháng[/B][/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học trẻ em
Truyện Thiếu Nhi
Người đánh trống trường
Top