Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học trẻ em
Truyện Thiếu Nhi
Người đánh trống trường
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 54069" data-attributes="member: 6"><p style="text-align: center"><img src="https://www.nguoidaibieu.com.vn/Portals/0/DANSOVAPHATTRIEN/7/05-Nguoi-danh-16610-300.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p>(Tiếp theo)</p><p></p><p></p><p> Thầy bỏ công nhiều nhất cho việc tập nói. Biết mình hễ xúc động là cuống, là lắp bắp, nên mỗi khi lâm vào cảnh nọ là thầy lập tức đặt tay lên ngực trái, để kìm chế nhịp đập dồn của con tim hay rạo rực. Đồ dùng giảng dạy các môn thầy tự làm lấy hết. Tấm bản đồ thế giới, cái địa bàn, mô hình con chim, con cá, tuy còn sơ sài, nhưng kết tinh thật đầy đủ lòng tận tụy của thầy. Nhiều cái thầy quá tốn công tốn sức, thậm chí quá cả cái mức cần thiết. Chẳng hạn, học trò nông thôn chúng tôi còn lạ gì con bò mà thầy phải hì hụi cả tuần lễ để vẽ nó lên mặt giấy, mà có giống đâu! Vào buổi dạy, đã thế, thầy còn chống hai tay xuống đất, lưng khom khom, cổ nghển nghển, hỏi các trò rằng: “Con bò nó đứng trên bốn chân như thế này này, các em nhận ra chưa?”</p><p></p><p> Thầy Ngọc Kim lại nhếch môi:</p><p></p><p> - Như thế có thể gọi là lẩm cẩm, gàn quải được chưa, ngài Ivan Rưng Rưng?</p><p></p><p> Thầy Huân quay mặt, bỏ đi, miệng lẩm bẩm: “Người quân tử biết rõ về nghĩa, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ rành về cái lợi”.</p><p></p><p> Thầy Huân lẩm cẩm, thầy Huân gàn dở treo giải thưởng giấy bút, bánh kẹo cho học trò, giới thiệu vợ trước học trò, làm bò cho học sinh xem, tự xưng là kẻ sĩ, một mình một lối đi, chẳng chịu tùy thuộc ai! Thầy Huân gàn, thầy Huân ương, hay giở văn sách nho nhe ra lý sự. Về mặt này đặc biệt phải kể đến những cuộc đôi co, tranh cãi giữa thầy và ông Chiến, chủ tịch xã.</p><p></p><p> Chiến tuổi ngoại tứ tuần, người to, đầu nhỏ, mặt vênh, mắt ngưỡng thiên, mắt chỉ địa, mày rậm, môi thâm, sẹo đầu sẹo cổ, tóc lởm khởm, tiếng nói the thé. Con người diện mạo, hình trạng kỳ dị nọ, một thời đi làm ở mỏ than, ăn cắp bị đuổi về, thuộc nòi lục lâm, dâm bôn khét tiếng. Dân quê vốn ngu, hèn, sợ Chiến hơn sợ cọp.</p><p></p><p> Chiến có thằng con vừa đầu bò đầu bướu, vừa dốt nát, ba năm không qua nổi một lớp, ức thầy Huân lắm, nhưng há miệng mắc quai. Đối với công việc trong xã, Chiến có đặc điểm là hay bày đặt ra các phong trào. Mà đã có phong trào thì tất phải sinh ra cổ động. Sạch làng tốt ruộng. Gia đình văn hóa mới. Bầu cử các cấp. Tòng quân. Ba thu... Các cuộc phát động nối nhau liên tục nên gần như tuần nào học trò cũng vài ba lượt tập trung trống giong cờ mở, diễu hành hô khẩu hiệu qua gần chục thôn xóm. Thầy Ngọc Kim thừa cơ trổ tài bám sát nhiệm vụ chính trị, ra sức kẻ vẽ, hò hét, tín nhiệm lên như diều, chả mấy chốc đã có chân trong hàng ngũ các chiến sĩ tiên phong, tức trở thành đảng viên. Còn thầy Huân thì chẳng những không nhiệt tình, lại còn hục hặc phản đối việc trưng tập học sinh quá đáng vào những nhiệm vụ xã hội vặt vãnh. Bị thầy Ngọc Kim nhếch mép, cười chê, rồi lấy tình đồng nghiệp bảo rằng như thế là ngu si, dốt nát, không khác gì anh dân quê, thầy Huân vẫn chẳng chịu nghe, đã thế lại còn đòi chất vấn chủ tịch xã.</p><p></p><p> - Tôi hỏi ông, <em>răng </em>mà như <em>rứa</em>? <em>Rứa</em> thời học trò tôi <em>mần răng</em> mà hắn còn có thì giờ để học bài!</p><p> Nghe câu căn vặn, chẳng cần nghĩ suy, sẵn uất khí tích tụ, Chiến liền giở thói chuyên chế, trợn trừng trợn trạc:</p><p></p><p> - Ông <em>răng rứa</em> cái gì? Có chấp hành không hay muốn làm thằng phản động?</p><p></p><p> Thầy Huân nghe vậy, thấy đầu váng vất, vội đặt bàn tay ép vào ngực trái, cố điềm tĩnh, chậm rãi:</p><p> - Trị thiên hạ có chín phép. Quan trọng hàng đầu là sửa mình, trọng người hiền. Ông có hiểu ý tôi nói không mà đã vội vàng quy kết?</p><p></p><p> - A! Cái ách giữa đàng lại muốn quàng vào cổ. Định dạy khôn ai, hả?</p><p></p><p> - Ông nên hiểu cho, rằng con người ta hơn con vật ở chỗ tri giác. Nếu không thì nó chỉ là một khối cành khô, than nguội, một cục máu thịt tanh hôi thôi.</p><p></p><p> Máu dồn lên mặt, Chiến chành hai con mắt đỏ sặc, quát:</p><p></p><p> - Mi có biết ta là ai không?</p><p></p><p> Không ngờ thầy Huân cũng phanh áo ngực, hét:</p><p></p><p> - Thế ông có biết tôi là gì không?</p><p></p><p> Chiến thét:</p><p></p><p> - Ta không phải là học trò của mi. Ta là kẻ lãnh đạo mi!</p><p></p><p> Tức thì, thầy Huân cũng lớn tiếng:</p><p></p><p> - Ta không phải là đám dân đen ngu hèn, liều lĩnh của ông. Ta là kẻ sĩ! Chính trị là chính đính đó, ông chủ tịch!</p><p></p><p> Thương thay thầy Huân một bồ chữ nghĩa, những mong cảnh tỉnh, khuyến cáo Chiến bằng lời hay lẽ phải mà có khác chi đàn gảy tai trâu và nói với bụi cây, hòn đá! Chiến vốn vô học, lại hung hãn. Lại nhiễm thói tự thị, coi người bằng nửa con mắt, quen sai khiến người bằng bạo lực. Nay gặp một ông giáo quèn bất tuân, lại có mối thù riêng từ trước, nên chẳng nề chi mà không túm lấy hai mảnh áo của thầy Huân, du lắc một hồi, rồi đẩn mạnh một phát khiến thầy ngã chỏng chơ trên sân đất.</p><p> - Muốn chết hả? Muốn chống chính quyền hả? Thế thì cho chết luôn. Công an đâu!</p><p></p><p> Thầy Huân lồm cồm bò dậy. Phải những lúc như thế này mới thấy cổ nhân nói không sai: thầy không tự phô nên được thấy, thầy không tự thị nên được biết. Bởi vì, lúc này cái phần ẩn ngầm trong cái vỏ xuềnh xoàng của thầy mới có dịp lộ diện, cái phần ngẩm ấy chính là cái bản ngã cương trực, bất khuất trước quyền uy bạo ngược của thầy. Sửa sang lại áo quần cho chỉnh tề, không mảy may run sợ, thầy Huân tiến thẳng đến trước nhà lãnh đạo chuyên chế đang đỏ găng mặt mày trong cơn khùng nộ nọ, điềm tĩnh, rành rọt:</p><p></p><p> - Phép đối nhân xử thế dạy rằng, cần phải biết người biết ta. Còn bây giờ, ông hành hung giáo viên, xin cho lập biên bản để tôi gửi lên Bộ Giáo dục thượng cấp.</p><p></p><p> Thói đời mềm nắn rắn buông, Chiến nghe nói tới thượng cấp, lại biết kẻ cắp gặp phải bà già rồi, nên đành hạ cơn nộ khí, mím mím môi, gật gật đầu, quay phắt đi:</p><p></p><p> - Đừng có nỏ mồm vu oan giá họa! Ông thế nào thì thiên hạ biết cả rồi. Cứ liệu liệu đấy!</p><p></p><p> Từ đấy Chiến khi thì công khai đối địch, khi thì ngấm ngầm làm hại thầy Huân. Từ việc nói xấu thầy Huân ở các cuộc họp đến việc bỗng dưng thầy Ngọc Kim ký lệnh không cho thầy Huân dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ xã. Rồi chẳng có lệnh mà công an xã cứ tự tiện vào khám nhà thầy Huân. Và không hiểu từ đâu nảy nòi ra một thằng kẻ trộm vô lương tới mức chó cắn áo rách, nửa đêm mò vào khoắng sạch, từ bộ quần áo khâu lấy đến cái niêu đất trong cái gia sản rách rưới, nghèo nàn của thầy. Trời ơi! Tất cả đều là những hành vi trả thù đê tiện do bàn tay một kẻ vô lương điều khiển, ai mà chẳng biết! Nói chi đến hàng xấp thư nặc danh gửi tới vu cáo thầy đủ tội, từ ăn bớt tiền học phí tới việc sờ tí nữ sinh, lăng nhăng với phụ nữ, và yêu cầu trục xuất thầy ra khỏi xã. Nói chi tới việc từ đâu bỗng loan truyền cái tin khủng khiếp: thầy Huân là con địa chủ gian ác sắp bị áp điệu về quê để chịu tội đấu tố!</p><p></p><p style="text-align: center">*</p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p><p>Nhưng, xã hội xây dựng trên cơ cấu có cả cái thiện lẫn cái ác, cũng như trên cơ sở những điều dự tính được lẫn những yếu tố bất ngờ kỳ quái, nên quan hệ của ông Chiến và thầy Huân cũng chẳng phải cứ giẫm chân tại chỗ mãi mãi như vậy.</p><p></p><p> Một ngày kia, đã xảy ra một bước ngoặt lạ lùng. Quan hệ thù nghịch của họ bỗng dưng chuyển đánh phắt thành tình bằng hữu thân tín, nhanh còn hơn lật bàn tay. Thoắt cái thằng con ông Chiến đang giữa năm học từ lớp ba nhảy lên ngồi ghế lớp bốn. Đùng cái thầy Huân được phong chức Q. hiệu trưởng, thay thầy Ngọc Kim khôn ngoan, được chuyển vùng về dạy ở thành phố. Chủ tịch Chiến thông qua hội đồng nhân dân xã, cấp cho thầy Huân, riêng thầy Huân, hai sào thổ canh có đến hai chục cây quýt trĩu trịt quả, tịch thu của địa chủ Sản, ở mé sông, giáp trường. Thầy Huân mượn trâu ra cày. Người nhấp nhổm theo con trâu da đồng lông móc, miệng đang <em>vắt vắt riệt riệt</em> hớn hở như con trẻ, thì Chiến đi qua, dừng lại, cười khành khạch: “Sức như trai tơ thế kia mà không rinh bà xã lên phùa nữa thì phí quá đấy, thầy Huân!” Thầy Huân chành miệng cười, ngượng nghịu: “Cái khó nó bó cái khôn. Lên chơi có hai tháng mà ở nhà ba thằng con sắp thành ma đói đấy, bác ạ”.</p><p></p><p> Chiến xăm xăm bước vào vườn, giằng tay cày của người thầy đã trở nên thân thiết từ lúc nào, gắt yêu: “Chết thôi, rõ là anh giáo dài lưng tốn vải nhá! Cày chạm vó, bừa mó đuôi, sao để dây dợ lằng nhằng thế này! Thầy nghỉ đi mà lấy sức. Các bà các cô đang ngắm kia kìa. Thật chả bõ làm rốn cho thầy”.</p><p></p><p> Quan hệ thân tình, chí thiết ấy xảy ra sau hơn một tuần liền, đêm nào thầy Huân cũng đến nhà Chiến. Chuyện này kín không ra kín, hở không ra hở. Nhưng cũng là cách trị dân, nhất là những anh đầu bò đầu bướu, của Chiến. Đêm đầu tiên, để thầy Huân yên vị, nhấc chén trà lên vừa áp môi, Chiến mới đẩn một cái phong bì đến trước mặt thầy, thong thả: “Ông Huân! Xã ông, người ta có trát đòi ông về nhận tội là con địa chủ đại gian ác, có nợ máu đây. Giờ ông tính sao?”</p><p></p><p> Trời! Gia sản đồng tiền tất thảy chỉ có ba sào ruộng. Ngoài việc cấy cày, ông thân sinh chỉ có biết ngồi bảo học và bốc thuốc. Cả ba bốn đời cả nhà chả người nào biết cầm cái roi thét lác, chửi mắng ai lấy một câu. Sao quy chụp cho nhau cái mũ ác nghiệt thế! Thầy Huân tắc nghẹn cổ, đặt tay lên trái tim, trí cũng vẫn không tĩnh lại được. Cuối cùng, nước mắt chan hòa, kêu oan, nhưng cũng đành ngồi viết bản tự luận tội. Chiến thu bản viết của thầy, hỉ hả trỏ ngực mình: “Cùng nong, cùng né, tôi không thương thầy còn thương ai! Có điều tôi bảo gì phải nghe. Thầy nên biết, cả cái xã này, đám dân đen sợ tôi một phép. Dân các vị là cái quái gì! Một đám ngu, hèn, liều! Có đúng không!”</p><p></p><p> Bây giờ thì chẳng còn một lời đàm tiếu, một câu chê bai nào nữa. Bây giờ, trong các cuộc hội nghị, lên phát biểu, dù là chủ đề nào, ông chủ tịch xã cũng lèo vào được mấy lời ca ngợi nhà trường, khen ngợi thầy Huân, đặc biệt ở vai trò công cụ đắc lực của cấp ủy chính quyền trong các nhiệm vụ trung tâm đột xuất.</p><p></p><p> Rồi một hôm toàn thể học sinh được thầy Huân thông báo: cả trường sẽ nghỉ học một tuần lễ để tham gia cuộc đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan do xã phát động. Đối tượng cụ thể mọi người phải nhất thiết diệt trừ là ngôi đền cổ ở bờ sông, cạnh mấy sào đất xã đã cấp cho thầy Huân.</p><p></p><p> Theo truyền miệng của các bậc cao niên trong làng xã thì ngôi đền có từ thời Lê Trung Hưng, do trải qua nhiều phen binh hỏa, nên đã tàn tạ, xập xệ nhiều; gần đây, nhãng đi một thời hiu quạnh bỗng lại lục tục hàng đoàn con nhang đệ tử từ các nơi đổ về nhang khói, chăng đèn kết hoa, vẽ tranh, tô tượng, lập quỹ công đức, thật sầm uất.</p><p></p><p> Việc nhang khói trong đền ít lâu nay do một phụ nữ trẻ đảm trách. Người phụ nữ này phốp pháp, mắt lá răm, môi đỏ quết trầu, cổ cao ba ngấn, điệu đi dáng đứng toát ra vẻ nồng nẫu khác thường. Hàng ngày, người này, có một nghĩa vụ đặc biệt phải thực hiện, đó là tắm truồng ở cái giếng trước cửa đền. Vì, tương truyền vị thánh ở đây rất thiêng, nhưng sinh thời dâm đãng vô độ, nay không để ngài thỏa mắt thì dẫu có cúng lễ ba bò chín trâu ngài cũng làm lơ, chẳng phù hộ cho ai hết. Sự cúng bái trở nên hưng vượng cũng còn vì lý do đặc sắc đó nữa. Không ít các bà, các cô, từ các mệnh phụ phu nhân tới đám con gái chanh cốm dậy thì đến đây, còn là để được đòi quyền phô bày tấm thân ngọc ngà trước là để vị thánh thiêng xúc động mà ban phát tài lộc, sau là để thỏa mãn cái khoái cảm tự ngắm vuốt mình. Bao bọc quanh ngôi đền tối linh là những lớp cây um tùm, xanh um, vừa thâm u, cô tịch, vừa kín đáo thăm thẳm, kích động cái bản năng tăm tối rộn rạo của con người.</p><p></p><p> Ông Chiến không hiểu vì sao gần đây bỗng tỏ ra rất căm tức ngôi đền và người phụ nữ coi đền nọ. Chị trở thành đối tượng để ông Chiến tha hồ đả kích, nói xấu, chê cười, y như thầy giáo Huân những năm xưa. Cuối cùng, tiêu biểu cho tinh thần triệt để của người nông phu, ông Chiến tuyên bố phát động toàn dân triệt phá cái cơ sở mê tín - dâm ô này.</p><p></p><p><em></em></p><p><em>Nguồn : nguoidaibieu.com.vn</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 54069, member: 6"] [CENTER][IMG]https://www.nguoidaibieu.com.vn/Portals/0/DANSOVAPHATTRIEN/7/05-Nguoi-danh-16610-300.jpg[/IMG][/CENTER] (Tiếp theo) Thầy bỏ công nhiều nhất cho việc tập nói. Biết mình hễ xúc động là cuống, là lắp bắp, nên mỗi khi lâm vào cảnh nọ là thầy lập tức đặt tay lên ngực trái, để kìm chế nhịp đập dồn của con tim hay rạo rực. Đồ dùng giảng dạy các môn thầy tự làm lấy hết. Tấm bản đồ thế giới, cái địa bàn, mô hình con chim, con cá, tuy còn sơ sài, nhưng kết tinh thật đầy đủ lòng tận tụy của thầy. Nhiều cái thầy quá tốn công tốn sức, thậm chí quá cả cái mức cần thiết. Chẳng hạn, học trò nông thôn chúng tôi còn lạ gì con bò mà thầy phải hì hụi cả tuần lễ để vẽ nó lên mặt giấy, mà có giống đâu! Vào buổi dạy, đã thế, thầy còn chống hai tay xuống đất, lưng khom khom, cổ nghển nghển, hỏi các trò rằng: “Con bò nó đứng trên bốn chân như thế này này, các em nhận ra chưa?” Thầy Ngọc Kim lại nhếch môi: - Như thế có thể gọi là lẩm cẩm, gàn quải được chưa, ngài Ivan Rưng Rưng? Thầy Huân quay mặt, bỏ đi, miệng lẩm bẩm: “Người quân tử biết rõ về nghĩa, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ rành về cái lợi”. Thầy Huân lẩm cẩm, thầy Huân gàn dở treo giải thưởng giấy bút, bánh kẹo cho học trò, giới thiệu vợ trước học trò, làm bò cho học sinh xem, tự xưng là kẻ sĩ, một mình một lối đi, chẳng chịu tùy thuộc ai! Thầy Huân gàn, thầy Huân ương, hay giở văn sách nho nhe ra lý sự. Về mặt này đặc biệt phải kể đến những cuộc đôi co, tranh cãi giữa thầy và ông Chiến, chủ tịch xã. Chiến tuổi ngoại tứ tuần, người to, đầu nhỏ, mặt vênh, mắt ngưỡng thiên, mắt chỉ địa, mày rậm, môi thâm, sẹo đầu sẹo cổ, tóc lởm khởm, tiếng nói the thé. Con người diện mạo, hình trạng kỳ dị nọ, một thời đi làm ở mỏ than, ăn cắp bị đuổi về, thuộc nòi lục lâm, dâm bôn khét tiếng. Dân quê vốn ngu, hèn, sợ Chiến hơn sợ cọp. Chiến có thằng con vừa đầu bò đầu bướu, vừa dốt nát, ba năm không qua nổi một lớp, ức thầy Huân lắm, nhưng há miệng mắc quai. Đối với công việc trong xã, Chiến có đặc điểm là hay bày đặt ra các phong trào. Mà đã có phong trào thì tất phải sinh ra cổ động. Sạch làng tốt ruộng. Gia đình văn hóa mới. Bầu cử các cấp. Tòng quân. Ba thu... Các cuộc phát động nối nhau liên tục nên gần như tuần nào học trò cũng vài ba lượt tập trung trống giong cờ mở, diễu hành hô khẩu hiệu qua gần chục thôn xóm. Thầy Ngọc Kim thừa cơ trổ tài bám sát nhiệm vụ chính trị, ra sức kẻ vẽ, hò hét, tín nhiệm lên như diều, chả mấy chốc đã có chân trong hàng ngũ các chiến sĩ tiên phong, tức trở thành đảng viên. Còn thầy Huân thì chẳng những không nhiệt tình, lại còn hục hặc phản đối việc trưng tập học sinh quá đáng vào những nhiệm vụ xã hội vặt vãnh. Bị thầy Ngọc Kim nhếch mép, cười chê, rồi lấy tình đồng nghiệp bảo rằng như thế là ngu si, dốt nát, không khác gì anh dân quê, thầy Huân vẫn chẳng chịu nghe, đã thế lại còn đòi chất vấn chủ tịch xã. - Tôi hỏi ông, [I]răng [/I]mà như [I]rứa[/I]? [I]Rứa[/I] thời học trò tôi [I]mần răng[/I] mà hắn còn có thì giờ để học bài! Nghe câu căn vặn, chẳng cần nghĩ suy, sẵn uất khí tích tụ, Chiến liền giở thói chuyên chế, trợn trừng trợn trạc: - Ông [I]răng rứa[/I] cái gì? Có chấp hành không hay muốn làm thằng phản động? Thầy Huân nghe vậy, thấy đầu váng vất, vội đặt bàn tay ép vào ngực trái, cố điềm tĩnh, chậm rãi: - Trị thiên hạ có chín phép. Quan trọng hàng đầu là sửa mình, trọng người hiền. Ông có hiểu ý tôi nói không mà đã vội vàng quy kết? - A! Cái ách giữa đàng lại muốn quàng vào cổ. Định dạy khôn ai, hả? - Ông nên hiểu cho, rằng con người ta hơn con vật ở chỗ tri giác. Nếu không thì nó chỉ là một khối cành khô, than nguội, một cục máu thịt tanh hôi thôi. Máu dồn lên mặt, Chiến chành hai con mắt đỏ sặc, quát: - Mi có biết ta là ai không? Không ngờ thầy Huân cũng phanh áo ngực, hét: - Thế ông có biết tôi là gì không? Chiến thét: - Ta không phải là học trò của mi. Ta là kẻ lãnh đạo mi! Tức thì, thầy Huân cũng lớn tiếng: - Ta không phải là đám dân đen ngu hèn, liều lĩnh của ông. Ta là kẻ sĩ! Chính trị là chính đính đó, ông chủ tịch! Thương thay thầy Huân một bồ chữ nghĩa, những mong cảnh tỉnh, khuyến cáo Chiến bằng lời hay lẽ phải mà có khác chi đàn gảy tai trâu và nói với bụi cây, hòn đá! Chiến vốn vô học, lại hung hãn. Lại nhiễm thói tự thị, coi người bằng nửa con mắt, quen sai khiến người bằng bạo lực. Nay gặp một ông giáo quèn bất tuân, lại có mối thù riêng từ trước, nên chẳng nề chi mà không túm lấy hai mảnh áo của thầy Huân, du lắc một hồi, rồi đẩn mạnh một phát khiến thầy ngã chỏng chơ trên sân đất. - Muốn chết hả? Muốn chống chính quyền hả? Thế thì cho chết luôn. Công an đâu! Thầy Huân lồm cồm bò dậy. Phải những lúc như thế này mới thấy cổ nhân nói không sai: thầy không tự phô nên được thấy, thầy không tự thị nên được biết. Bởi vì, lúc này cái phần ẩn ngầm trong cái vỏ xuềnh xoàng của thầy mới có dịp lộ diện, cái phần ngẩm ấy chính là cái bản ngã cương trực, bất khuất trước quyền uy bạo ngược của thầy. Sửa sang lại áo quần cho chỉnh tề, không mảy may run sợ, thầy Huân tiến thẳng đến trước nhà lãnh đạo chuyên chế đang đỏ găng mặt mày trong cơn khùng nộ nọ, điềm tĩnh, rành rọt: - Phép đối nhân xử thế dạy rằng, cần phải biết người biết ta. Còn bây giờ, ông hành hung giáo viên, xin cho lập biên bản để tôi gửi lên Bộ Giáo dục thượng cấp. Thói đời mềm nắn rắn buông, Chiến nghe nói tới thượng cấp, lại biết kẻ cắp gặp phải bà già rồi, nên đành hạ cơn nộ khí, mím mím môi, gật gật đầu, quay phắt đi: - Đừng có nỏ mồm vu oan giá họa! Ông thế nào thì thiên hạ biết cả rồi. Cứ liệu liệu đấy! Từ đấy Chiến khi thì công khai đối địch, khi thì ngấm ngầm làm hại thầy Huân. Từ việc nói xấu thầy Huân ở các cuộc họp đến việc bỗng dưng thầy Ngọc Kim ký lệnh không cho thầy Huân dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ xã. Rồi chẳng có lệnh mà công an xã cứ tự tiện vào khám nhà thầy Huân. Và không hiểu từ đâu nảy nòi ra một thằng kẻ trộm vô lương tới mức chó cắn áo rách, nửa đêm mò vào khoắng sạch, từ bộ quần áo khâu lấy đến cái niêu đất trong cái gia sản rách rưới, nghèo nàn của thầy. Trời ơi! Tất cả đều là những hành vi trả thù đê tiện do bàn tay một kẻ vô lương điều khiển, ai mà chẳng biết! Nói chi đến hàng xấp thư nặc danh gửi tới vu cáo thầy đủ tội, từ ăn bớt tiền học phí tới việc sờ tí nữ sinh, lăng nhăng với phụ nữ, và yêu cầu trục xuất thầy ra khỏi xã. Nói chi tới việc từ đâu bỗng loan truyền cái tin khủng khiếp: thầy Huân là con địa chủ gian ác sắp bị áp điệu về quê để chịu tội đấu tố! [CENTER]* [/CENTER] Nhưng, xã hội xây dựng trên cơ cấu có cả cái thiện lẫn cái ác, cũng như trên cơ sở những điều dự tính được lẫn những yếu tố bất ngờ kỳ quái, nên quan hệ của ông Chiến và thầy Huân cũng chẳng phải cứ giẫm chân tại chỗ mãi mãi như vậy. Một ngày kia, đã xảy ra một bước ngoặt lạ lùng. Quan hệ thù nghịch của họ bỗng dưng chuyển đánh phắt thành tình bằng hữu thân tín, nhanh còn hơn lật bàn tay. Thoắt cái thằng con ông Chiến đang giữa năm học từ lớp ba nhảy lên ngồi ghế lớp bốn. Đùng cái thầy Huân được phong chức Q. hiệu trưởng, thay thầy Ngọc Kim khôn ngoan, được chuyển vùng về dạy ở thành phố. Chủ tịch Chiến thông qua hội đồng nhân dân xã, cấp cho thầy Huân, riêng thầy Huân, hai sào thổ canh có đến hai chục cây quýt trĩu trịt quả, tịch thu của địa chủ Sản, ở mé sông, giáp trường. Thầy Huân mượn trâu ra cày. Người nhấp nhổm theo con trâu da đồng lông móc, miệng đang [I]vắt vắt riệt riệt[/I] hớn hở như con trẻ, thì Chiến đi qua, dừng lại, cười khành khạch: “Sức như trai tơ thế kia mà không rinh bà xã lên phùa nữa thì phí quá đấy, thầy Huân!” Thầy Huân chành miệng cười, ngượng nghịu: “Cái khó nó bó cái khôn. Lên chơi có hai tháng mà ở nhà ba thằng con sắp thành ma đói đấy, bác ạ”. Chiến xăm xăm bước vào vườn, giằng tay cày của người thầy đã trở nên thân thiết từ lúc nào, gắt yêu: “Chết thôi, rõ là anh giáo dài lưng tốn vải nhá! Cày chạm vó, bừa mó đuôi, sao để dây dợ lằng nhằng thế này! Thầy nghỉ đi mà lấy sức. Các bà các cô đang ngắm kia kìa. Thật chả bõ làm rốn cho thầy”. Quan hệ thân tình, chí thiết ấy xảy ra sau hơn một tuần liền, đêm nào thầy Huân cũng đến nhà Chiến. Chuyện này kín không ra kín, hở không ra hở. Nhưng cũng là cách trị dân, nhất là những anh đầu bò đầu bướu, của Chiến. Đêm đầu tiên, để thầy Huân yên vị, nhấc chén trà lên vừa áp môi, Chiến mới đẩn một cái phong bì đến trước mặt thầy, thong thả: “Ông Huân! Xã ông, người ta có trát đòi ông về nhận tội là con địa chủ đại gian ác, có nợ máu đây. Giờ ông tính sao?” Trời! Gia sản đồng tiền tất thảy chỉ có ba sào ruộng. Ngoài việc cấy cày, ông thân sinh chỉ có biết ngồi bảo học và bốc thuốc. Cả ba bốn đời cả nhà chả người nào biết cầm cái roi thét lác, chửi mắng ai lấy một câu. Sao quy chụp cho nhau cái mũ ác nghiệt thế! Thầy Huân tắc nghẹn cổ, đặt tay lên trái tim, trí cũng vẫn không tĩnh lại được. Cuối cùng, nước mắt chan hòa, kêu oan, nhưng cũng đành ngồi viết bản tự luận tội. Chiến thu bản viết của thầy, hỉ hả trỏ ngực mình: “Cùng nong, cùng né, tôi không thương thầy còn thương ai! Có điều tôi bảo gì phải nghe. Thầy nên biết, cả cái xã này, đám dân đen sợ tôi một phép. Dân các vị là cái quái gì! Một đám ngu, hèn, liều! Có đúng không!” Bây giờ thì chẳng còn một lời đàm tiếu, một câu chê bai nào nữa. Bây giờ, trong các cuộc hội nghị, lên phát biểu, dù là chủ đề nào, ông chủ tịch xã cũng lèo vào được mấy lời ca ngợi nhà trường, khen ngợi thầy Huân, đặc biệt ở vai trò công cụ đắc lực của cấp ủy chính quyền trong các nhiệm vụ trung tâm đột xuất. Rồi một hôm toàn thể học sinh được thầy Huân thông báo: cả trường sẽ nghỉ học một tuần lễ để tham gia cuộc đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan do xã phát động. Đối tượng cụ thể mọi người phải nhất thiết diệt trừ là ngôi đền cổ ở bờ sông, cạnh mấy sào đất xã đã cấp cho thầy Huân. Theo truyền miệng của các bậc cao niên trong làng xã thì ngôi đền có từ thời Lê Trung Hưng, do trải qua nhiều phen binh hỏa, nên đã tàn tạ, xập xệ nhiều; gần đây, nhãng đi một thời hiu quạnh bỗng lại lục tục hàng đoàn con nhang đệ tử từ các nơi đổ về nhang khói, chăng đèn kết hoa, vẽ tranh, tô tượng, lập quỹ công đức, thật sầm uất. Việc nhang khói trong đền ít lâu nay do một phụ nữ trẻ đảm trách. Người phụ nữ này phốp pháp, mắt lá răm, môi đỏ quết trầu, cổ cao ba ngấn, điệu đi dáng đứng toát ra vẻ nồng nẫu khác thường. Hàng ngày, người này, có một nghĩa vụ đặc biệt phải thực hiện, đó là tắm truồng ở cái giếng trước cửa đền. Vì, tương truyền vị thánh ở đây rất thiêng, nhưng sinh thời dâm đãng vô độ, nay không để ngài thỏa mắt thì dẫu có cúng lễ ba bò chín trâu ngài cũng làm lơ, chẳng phù hộ cho ai hết. Sự cúng bái trở nên hưng vượng cũng còn vì lý do đặc sắc đó nữa. Không ít các bà, các cô, từ các mệnh phụ phu nhân tới đám con gái chanh cốm dậy thì đến đây, còn là để được đòi quyền phô bày tấm thân ngọc ngà trước là để vị thánh thiêng xúc động mà ban phát tài lộc, sau là để thỏa mãn cái khoái cảm tự ngắm vuốt mình. Bao bọc quanh ngôi đền tối linh là những lớp cây um tùm, xanh um, vừa thâm u, cô tịch, vừa kín đáo thăm thẳm, kích động cái bản năng tăm tối rộn rạo của con người. Ông Chiến không hiểu vì sao gần đây bỗng tỏ ra rất căm tức ngôi đền và người phụ nữ coi đền nọ. Chị trở thành đối tượng để ông Chiến tha hồ đả kích, nói xấu, chê cười, y như thầy giáo Huân những năm xưa. Cuối cùng, tiêu biểu cho tinh thần triệt để của người nông phu, ông Chiến tuyên bố phát động toàn dân triệt phá cái cơ sở mê tín - dâm ô này. [I] Nguồn : nguoidaibieu.com.vn[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Văn học trẻ em
Truyện Thiếu Nhi
Người đánh trống trường
Top