rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Chúng ta thường nghe ai đó nói rằng một người bạn, người yêu, bố mẹ hoặc đồng nghiệp của họ dường như có nhiều nhân cách. Ví dụ, chúng ta thấy mình tự hỏi tại sao Sarah quyết đoán trong công việc nhưng lại quá quỵ lụy bạn trai cô? Hoặc chúng ta nghĩ, làm sao Mike có thể ngoan ngoãn khi ở cạnh gia đình anh nhưng quá dũng cảm với những bạn bè đại học?
Người có nhiều bản sắc tâm lý và sự đa dạng trong bản sắc thường không phải là người bị “tâm thần phân liệt” (thuật ngữ thường dùng cho chứng bệnh rối loạn bản sắc phân ly, trước đây còn gọi là rối loạn đa nhân cách). Người có nhiều cái tôi khác nhau là điều phổ biến, và những người đó có thể có lợi từ sự đa dạng của những cái tôi của họ.
Khi người nào đó có nhiều bản sắc cái tôi, thể hiện qua những hành vi và nét tính cách khác biệt, thì những người đó được gọi là người có sự phức tạp trong cái tôi cao (highly self-complex people). Người có cái tôi phức tạp cao hơn thông báo là họ có nhiều khía cạnh cái tôi (ví dụ, một cái tôi người tình, một cái tôi công việc, một cái tôi vận động viên) với những tính cách khác nhau góp phần trong mỗi khía cạnh của cái tôi (ví dụ, tính hợp tác khi là một người tình, nhưng tính cạnh tranh khi là một vận động viên). Mặt khác, người có sự phức tạp trong cái tôi thấp thông báo là có những khía cạnh của cái tôi ít hơn và chúng giống nhau hơn trong sự đóng góp của chúng (ví dụ, tính sáng tạo khi là một nhân viên và khi là một người tình).
Tại sao sự khác biệt này là quan trọng?
Nghiên cứu cho rằng khi đối mặt với stress, người có sự phức tạp trong cái tôi cao thường đương đầu tốt hơn. Hãy xem xét về sự thách thức kinh tế mà tất cả chúng ta phải đối mặt, ở đó một người có thể bị giảm lương bất kỳ lúc nào. Đối với một ai đó có những khía cạnh của cái tôi khác biệt và đa dạng, thì một sự kiện tiêu cực như bị giảm lương chắc chắn sẽ làm tổn thương “cái tôi công việc” của họ, nhưng một người có sự phức tạp trong cái tôi cao sẽ có nhiều cái tôi khác không chia sẻ những giá trị cốt lõi giống nhau như cái tôi công việc của họ. Ngược lại, người có cái tôi ít phức tạp sẽ trải nghiệm sự kiện bị giảm lương một cách nặng nề hơn vì họ có ít khía cạnh trong cái tôi hơn và những phẩm chất gắn liền với cái tôi công việc của một người sẽ quan trọng đối với nhiều cái tôi khác. Do đó, nếu mất việc làm một người cảm thấy ít sáng tạo, và tính sáng tạo là quan trọng đối với những khía cạnh của cái tôi khác, thì khi đó mất việc sẽ có những tác động lớn hơn. Nói cách khác, tin xấu sẽ lan sang những khía cạnh cái tôi khác, gây ra ảnh hưởng lớn hơn như làm giảm lòng tự trọng, trầm cảm nặng hơn và nhiều bệnh liên quan đến stress.
Điều này có nghĩa là người có sự phức tạp trong cái tôi cao thì hạnh phúc hơn?
Không hẳn. Quả thật, có sự phức tạp trong cái tôi thấp là một con dao hai lưỡi. Vào những thời điểm tồi tệ, sự tràn cảm xúc sẽ nguy hại hơn như ví dụ ở trên. Nhưng vào những thời điểm tốt đẹp, sự tràn cảm xúc tích cực sang những khía cạnh cái tôi khác đối với người có cái tôi ít phức tạp hơn, làm họ hạnh phúc hơn. Do đó, được lên chức trong công việc sẽ làm người có sự phức tạp trong cái tôi thấp không chỉ cảm thấy vui hơn như là một cái tôi công việc mà còn trong những cái tôi khác của họ.
Kết luận cuối cùng, đó là “Cái tôi” thường không phải là một khái niệm cái tôi duy nhất. Trong nghiên cứu được tiến hành trong phòng thực nghiệm của chúng tôi, chúng tôi phát hiện thấy hầu hết mọi người liệt kê 4 đến 5 khía cạnh cái tôi quan trọng và chỉ có khoảng 5% nói rằng họ chỉ có một bản sắc cái tôi. Điều này đặc biệt ấn tượng khi bạn xem xét bối cảnh văn hóa của chúng ta. Ở Mĩ, quan điểm phổ biến về bản chất cái tôi đó là con người có một “cái tôi chân thực” bao gồm những nét tính cách vượt thời gian và bối cảnh. Chúng ta thích nghĩ rằng con người là “trung thực” hoặc “chân thành” hoặc “cạnh tranh” trong mọi tình huống, nhưng thực tế là, con người có thể bộc lộ sự thay đổi trong những vai khác nhau và những bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra tính hay thay đổi đó là phổ biến, và mức độ mà những quan niệm về cái tôi của mọi người khác nhau trong sự phức tạp của họ có những ngụ ý quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của họ.
Nguồn
The self is typically a community of selves, not a single monolith
Having many selves common, often healthy
Published on June 18, 2009 by Allen R. McConnell, Ph.D. in The Social Self
PsychologyToday
------------------
Sự phức tạp trong cái tôi và những ngụ ý của nó
Ví dụ, đó không phải là điều bất thường khi khám phá ra một người hàng xóm có vẻ như là một ông bố ấm áp và biết quan tâm có thể trở thành một người gây hấn trong một cuộc họp. Trong tâm lý học, chúng tôi kiểm tra tính hay thay đổi này trong con người trong một hiện tượng được gọi là “sự phức tạp trong cái tôi” ("self-complexity" (McConnell, 2011).
Người có sự phức tạp trong cái tôi lớn hơn khi họ có nhiều khía cạnh của cái tôi hơn (ví dụ, những vai trong cuộc sống, những bản sắc tâm lý, những mối quan hệ) tương đối khác nhau (ví dụ, sự quan tâm khi là một người cha, sự đối đầu trong công việc). Dù một số người có sự phức tạp của cái tôi thấp (ví dụ, ít bản sắc tâm lý hơn và khá nhất quán trong các vai trong cuộc sống của họ), thì những người có sự phức tạp của cái tôi lớn hơn có vẻ giống “con người hoàn toàn khác” trong những bối cảnh xã hội khác nhau.
Khi con người có sự phức tạp của cái tôi lớn hơn thì có nhiều hệ quả xảy ra. Thứ nhất, những người đó nhìn chung ít trải nghiệm những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Trong một số nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã chỉ ra rằng sự phản hồi (tích cực hoặc tiêu cực) sống “tập trung” trong một bản sắc cái tôi cụ thể nào đó đối với người có sự phức tạp của cái tôi lớn hơn (McConnell et al., 2009). Do đó, sự tức giận vì mất một khách hàng lớn trong công việc có thể không được tiết lộ bởi người có sự phức tạp của cái tôi cao khi họ về nhà và gặp các thành viên trong gia đình của họ.
Điều thứ hai chúng tôi quan sát thấy trong nghiên cứu của chúng tôi đó là người có những thuộc tính trung tâm có thể không bộc lộ chúng trong những bối cảnh mà thuộc tính đó không có liên quan đến bản sắc cái tôi cụ thể nào đó (Brown & McConnell, 2009). Ví dụ, nếu “quan tâm” là thuộc tính quan trọng nhất một người sở hữu, thì nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ sẽ không bộc lộ nó trong một lĩnh vực nào đó mà “sự quan tâm” không liên quan với bối cảnh (ví dụ, trong công việc) mặc cho thực tế rằng “quan tâm” có thể quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác (ví dụ, khi là một người tình, một người bố, với hàng xóm và bạn bè).
Tài liệu tham khảo
Brown, C. M., & McConnell, A. R. (2009). When chronic isn’t chronic: The moderating role of active self-aspects. Personality and Social Psychology Bulletin, 35, 3-15.
McConnell, A. R. (2011). The Multiple Self-aspects Framework: Self-concept representation and its implications. Personality and Social Psychology Review, 15, 3-27.
McConnell, A. R., Rydell, R. J., & Brown, C. M. (2009). On the experience of self-relevant feedback: How self-concept organization influences affective responses and self-evaluations. Journal of Experimental Social Psychology, 45, 695-707.
Người có nhiều bản sắc tâm lý và sự đa dạng trong bản sắc thường không phải là người bị “tâm thần phân liệt” (thuật ngữ thường dùng cho chứng bệnh rối loạn bản sắc phân ly, trước đây còn gọi là rối loạn đa nhân cách). Người có nhiều cái tôi khác nhau là điều phổ biến, và những người đó có thể có lợi từ sự đa dạng của những cái tôi của họ.
Khi người nào đó có nhiều bản sắc cái tôi, thể hiện qua những hành vi và nét tính cách khác biệt, thì những người đó được gọi là người có sự phức tạp trong cái tôi cao (highly self-complex people). Người có cái tôi phức tạp cao hơn thông báo là họ có nhiều khía cạnh cái tôi (ví dụ, một cái tôi người tình, một cái tôi công việc, một cái tôi vận động viên) với những tính cách khác nhau góp phần trong mỗi khía cạnh của cái tôi (ví dụ, tính hợp tác khi là một người tình, nhưng tính cạnh tranh khi là một vận động viên). Mặt khác, người có sự phức tạp trong cái tôi thấp thông báo là có những khía cạnh của cái tôi ít hơn và chúng giống nhau hơn trong sự đóng góp của chúng (ví dụ, tính sáng tạo khi là một nhân viên và khi là một người tình).
Tại sao sự khác biệt này là quan trọng?
Nghiên cứu cho rằng khi đối mặt với stress, người có sự phức tạp trong cái tôi cao thường đương đầu tốt hơn. Hãy xem xét về sự thách thức kinh tế mà tất cả chúng ta phải đối mặt, ở đó một người có thể bị giảm lương bất kỳ lúc nào. Đối với một ai đó có những khía cạnh của cái tôi khác biệt và đa dạng, thì một sự kiện tiêu cực như bị giảm lương chắc chắn sẽ làm tổn thương “cái tôi công việc” của họ, nhưng một người có sự phức tạp trong cái tôi cao sẽ có nhiều cái tôi khác không chia sẻ những giá trị cốt lõi giống nhau như cái tôi công việc của họ. Ngược lại, người có cái tôi ít phức tạp sẽ trải nghiệm sự kiện bị giảm lương một cách nặng nề hơn vì họ có ít khía cạnh trong cái tôi hơn và những phẩm chất gắn liền với cái tôi công việc của một người sẽ quan trọng đối với nhiều cái tôi khác. Do đó, nếu mất việc làm một người cảm thấy ít sáng tạo, và tính sáng tạo là quan trọng đối với những khía cạnh của cái tôi khác, thì khi đó mất việc sẽ có những tác động lớn hơn. Nói cách khác, tin xấu sẽ lan sang những khía cạnh cái tôi khác, gây ra ảnh hưởng lớn hơn như làm giảm lòng tự trọng, trầm cảm nặng hơn và nhiều bệnh liên quan đến stress.
Điều này có nghĩa là người có sự phức tạp trong cái tôi cao thì hạnh phúc hơn?
Không hẳn. Quả thật, có sự phức tạp trong cái tôi thấp là một con dao hai lưỡi. Vào những thời điểm tồi tệ, sự tràn cảm xúc sẽ nguy hại hơn như ví dụ ở trên. Nhưng vào những thời điểm tốt đẹp, sự tràn cảm xúc tích cực sang những khía cạnh cái tôi khác đối với người có cái tôi ít phức tạp hơn, làm họ hạnh phúc hơn. Do đó, được lên chức trong công việc sẽ làm người có sự phức tạp trong cái tôi thấp không chỉ cảm thấy vui hơn như là một cái tôi công việc mà còn trong những cái tôi khác của họ.
Kết luận cuối cùng, đó là “Cái tôi” thường không phải là một khái niệm cái tôi duy nhất. Trong nghiên cứu được tiến hành trong phòng thực nghiệm của chúng tôi, chúng tôi phát hiện thấy hầu hết mọi người liệt kê 4 đến 5 khía cạnh cái tôi quan trọng và chỉ có khoảng 5% nói rằng họ chỉ có một bản sắc cái tôi. Điều này đặc biệt ấn tượng khi bạn xem xét bối cảnh văn hóa của chúng ta. Ở Mĩ, quan điểm phổ biến về bản chất cái tôi đó là con người có một “cái tôi chân thực” bao gồm những nét tính cách vượt thời gian và bối cảnh. Chúng ta thích nghĩ rằng con người là “trung thực” hoặc “chân thành” hoặc “cạnh tranh” trong mọi tình huống, nhưng thực tế là, con người có thể bộc lộ sự thay đổi trong những vai khác nhau và những bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra tính hay thay đổi đó là phổ biến, và mức độ mà những quan niệm về cái tôi của mọi người khác nhau trong sự phức tạp của họ có những ngụ ý quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của họ.
Nguồn
The self is typically a community of selves, not a single monolith
Having many selves common, often healthy
Published on June 18, 2009 by Allen R. McConnell, Ph.D. in The Social Self
PsychologyToday
------------------
Sự phức tạp trong cái tôi và những ngụ ý của nó
Ví dụ, đó không phải là điều bất thường khi khám phá ra một người hàng xóm có vẻ như là một ông bố ấm áp và biết quan tâm có thể trở thành một người gây hấn trong một cuộc họp. Trong tâm lý học, chúng tôi kiểm tra tính hay thay đổi này trong con người trong một hiện tượng được gọi là “sự phức tạp trong cái tôi” ("self-complexity" (McConnell, 2011).
Người có sự phức tạp trong cái tôi lớn hơn khi họ có nhiều khía cạnh của cái tôi hơn (ví dụ, những vai trong cuộc sống, những bản sắc tâm lý, những mối quan hệ) tương đối khác nhau (ví dụ, sự quan tâm khi là một người cha, sự đối đầu trong công việc). Dù một số người có sự phức tạp của cái tôi thấp (ví dụ, ít bản sắc tâm lý hơn và khá nhất quán trong các vai trong cuộc sống của họ), thì những người có sự phức tạp của cái tôi lớn hơn có vẻ giống “con người hoàn toàn khác” trong những bối cảnh xã hội khác nhau.
Khi con người có sự phức tạp của cái tôi lớn hơn thì có nhiều hệ quả xảy ra. Thứ nhất, những người đó nhìn chung ít trải nghiệm những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Trong một số nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã chỉ ra rằng sự phản hồi (tích cực hoặc tiêu cực) sống “tập trung” trong một bản sắc cái tôi cụ thể nào đó đối với người có sự phức tạp của cái tôi lớn hơn (McConnell et al., 2009). Do đó, sự tức giận vì mất một khách hàng lớn trong công việc có thể không được tiết lộ bởi người có sự phức tạp của cái tôi cao khi họ về nhà và gặp các thành viên trong gia đình của họ.
Điều thứ hai chúng tôi quan sát thấy trong nghiên cứu của chúng tôi đó là người có những thuộc tính trung tâm có thể không bộc lộ chúng trong những bối cảnh mà thuộc tính đó không có liên quan đến bản sắc cái tôi cụ thể nào đó (Brown & McConnell, 2009). Ví dụ, nếu “quan tâm” là thuộc tính quan trọng nhất một người sở hữu, thì nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ sẽ không bộc lộ nó trong một lĩnh vực nào đó mà “sự quan tâm” không liên quan với bối cảnh (ví dụ, trong công việc) mặc cho thực tế rằng “quan tâm” có thể quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác (ví dụ, khi là một người tình, một người bố, với hàng xóm và bạn bè).
Tài liệu tham khảo
Brown, C. M., & McConnell, A. R. (2009). When chronic isn’t chronic: The moderating role of active self-aspects. Personality and Social Psychology Bulletin, 35, 3-15.
McConnell, A. R. (2011). The Multiple Self-aspects Framework: Self-concept representation and its implications. Personality and Social Psychology Review, 15, 3-27.
McConnell, A. R., Rydell, R. J., & Brown, C. M. (2009). On the experience of self-relevant feedback: How self-concept organization influences affective responses and self-evaluations. Journal of Experimental Social Psychology, 45, 695-707.