Người cầm quyền khôi phục uy quyền

ngan trang

New member
Mọi người giúp mình nhé:
1.Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong tác phẩm cùng tên là ai?
2. Tư tửong của Huy- gô trong tác phẩm giống nhà thơ nào?
Hj, Thanks trước nhé!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1.Người cầm quyền khôi phục uy quyền là đoạn trích trong tác phẩm Những người khốn khổ của V.Hugo nói về thanh tra Javès khi đến bắt Jean val Jean ở bệnh viện
2. Tư tửong của Huy- gô trong tác phẩm là tư tưởng nhân đạo tư sản, giống nhiều nhà thơ, như Nguyễn Du của VN
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Uhm, Thanks, nhưng theo Trang cả 2 người đều đúng, quan trọng là cách bảo vệ luận điểm của mình thế nào mà thôi.
Gia ven đã từng phục tùng thị trưởng Ma-đơ-len, sau đó nghi ngờ ông là Giăng-van-giang, đoạn Gia-ven bắt Giăng-van-giăng cũng có thể là người cầm quyền khôi phục uy quyền nhưng trong đoạn trich Gia-ven lại có thái độ sợ Giăng-van-giang
Còn Giăng-van-giăng; đã từng là thị trưởng, vì phải cứu một người vô tội nên đã thừa nhận mình là người tù khổ sai Giăng-van-giăng, trong đoạn trích, phần sau, ông đã không hề tỏ ra sợ sệt, còn dám kết tội Gia-ven, phải chăng lúc đó người cầm quyền đã khôi phục uy quyền.
Còn về phần tư tưởng của Huy-gô giống nhà thơ nào, có thể đó là Tố Hữu chăng, ông vẫn thường viết về những con người phải chịu nhiều đau khổ.
mọi người thảo luận và góp ys giúp Trang nhé!
 
-Javes chẳng sợ ai chỉ sợ pháp luật. Khi ông Madelain cầm thanh sắt dọa hắn, hắn ko sợ chết chỉ sợ ông chạy thoát. Ngay cả khi hắn bị bắt ở chiến lũy hắn vẫn bình thản. Hugo nói hắn trung thành như 1con chó vậy
-Tư tưởng của Tố Hữu là nhân đạo Cách mạng khác hẳn Hugo. Nói với cô gái trên sông Hương, nhà thơ hình dung ra ngày mai xã hội thay đổi sẽ giải quyết tận gốc rễ vấn đề của cô và bao ng khác: Ngày mai bao lớp đời dơ. Sẽ tan như đám mây mờ hôm nay...
+Viết về em Phước ông khuyên: Đi đi em can đảm bước chân lên. Ừ đói khổ phải đâu là tội ác

-Tư tưởng của Hugo: khi thương hại cô Fantine phải đi làm điếm thì quy kết ng nhân cho kẻ Sở khanh và mấy mụ lắm điều. Còn ông Madelain đưa cô vào viên chữa trị chỉ là chữa trị cho cá nhân ko giải quyết được toàn bộ vấn đề
+Hugo hy vọng lòng tốt, tình thương như của giám mục Bienvenue sẽ cải tạo được xã hội như với Jean val Jean nhưng đó là mơ ước không tưởng

-Tư tưởng của Ng Du: Đổ cho mệnh trời hoặc số kiếp, thương hại mà ko có cách giải quyết
Đau đớn thay phận đàn bà. Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Kiều)
Đau đớn thay phận đàn bà. Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu (văn tế thập loại chúng sinh)
+Viết về mẹ con ng hành khất ông chỉ có cách giải quyết là mơ ước hão huyền: Ai vẽ bức tranh này Dâng lên nhà vua rõ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hj, Thanks, Hôm nay sau khi thảo luận ở tiết học, C13 đã có một kết luận như sau:
Nếu xét trong phạm vi toàn bộ tác phẩm những người khốn khổ thì người cầm quyền khôi phục uy quyền là Giave,
nhưng trong đoạn trích này thì đó là Giăng van giăng
( sách bài tập ngữ văn 11 cũng nới vậy).
Còn tư tưởng thì đó là của nhà văn Nam Cao.
Thân!
 
Tôi lại nghĩ ngược lại, nếu xét trong phạm vi toàn bộ tác phẩm những người khốn khổ thì người cầm quyền khôi phục uy quyền là Jean val Jean.
Còn tư tưởng của Nam Cao gần với hiện thực phê phán hơn là nhân đạo. Có thể so sánh với Bỉ vỏ của N Hồng.
Tp của Th Lam về 2 ng kĩ nữ trong đêm 30 còn thiên về nhân đạo như Hugo hơn

Vậy là tốt rồi, có nhà thơ như X Diệu, VH Chương còn thi vị hóa ng kĩ nữ (và phần nào cả Ng Tuân nữa)

Khách ngồi lại cùng em đây gối lả
Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử (Lời kĩ nữ)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top