• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ngôn từ nghệ thuật thơ Bích Khê

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
Ngôn từ nghệ thuật thơ Bích Khê


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Trong thơ Việt Nam hiện đại, thơ Bích Khê tiêu biểu cho sự lựa chọn và đổi mới ngôn từ nghệ thuật. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, nhưng thi nhân đã kịp cống hiến toàn bộ tinh anh của mình cho thơ ca. Bằng chất liệu ngôn từ độc đáo, Bích Khê đã tạo được chỗ đứng riêng biệt ở “một thời đại trong thi ca”. Đáng chú ý trên tiến trình vận động của Thơ mới, dù mang tâm thế cách tân nhưng thi nhân vẫn giữ được gốc rễ truyền thống. Hơn sáu mươi năm qua, lịch sử phê bình đã xác nhận những giá trị đích thực của thơ Bích Khê. Những đổi mới về quan niệm, thi pháp và bút pháp… là sự đóng góp to lớn của ông cho thơ Việt Nam hiện đại.

Khi khảo sát toàn bộ thơ ca của của Bích Khê, có thể thấy ông rất có ý thức cách tân thơ, ít nhất là về mặt hình thức. So với các tác giả trong phong trào Thơ mới, ông đã tạo ra một bước rẽ về mặt biểu đạt trong tiến trình thơ ca hiện đại. Chính vì sự trau chuốt, luyện từng con chữ mà thơ Bích Khê thật đẹp, thật sang trọng, tràn ngập nhạc điệu và màu sắc góp phần làm đẹp thêm Tiếng Việt.
Luận văn này xuất phát từ ngôn ngữ, cố gắng nêu lên một số đặc sắc trong nghệ thuật ngôn từ của thơ Bích Khê.

2. Lịch sử vấn đề

Trước năm 1945:
Cuối năm 1939, Tinh huyết của Bích Khê ra đời, Hàn Mặc Tử nhận xét, đó là : "Một bông hoa lạ nở hương, một thứ hương quý trọng, thơm đủ mùi phước lộc. Một đóa hoa thần dị...". [45]
Tháng 11/1941, Hoài Thanh - Hoài Chân trong “Thi nhân Việt Nam” đã nhận định Bích Khê có những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam. [43].

Từ 1945 đến nay:

Trong Phong trào thơ mới, Phan Cự Đệ đã nêu lên những đặc điểm nổi bật của thơ Bích Khê, đặc biệt là sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Bích Khê.
Năm 1988, khi đề tựa cho tập Thơ Bích Khê, Chế Lan Viên cho rằng thơ Bích Khê là “đỉnh núi lạ” trong phong trào Thơ mới.
Trong Con mắt thơ, nhà phê bình Đỗ Lai Thuý đã xem thơ Bích Khê là “Sự thức nhận ngôn từ” [44].
Trong Thơ Mới – những bước thăng trầm, giáo sư Lê Đình Kỵ đã có đánh giá rất xác đáng về thơ Bích Khê khi đặt trong mối tương quan với các nhà thơ trong Trường thơ Loạn.
Trong Tinh hoa Thơ mới – thẩm bình và suy ngẫm, Chu Văn Sơn thẩm bình bài thơ Nhạc của Bích Khê trên nền tảng của tư duy tượng trưng.
Trong bài viết Ba khúc ca ngắn về Bích Khê, nhà thơ Thanh Thảo đã chỉ ra những đóng nổi bật của Bích Khê trong phong trào Thơ mới.
Bàn về ngôn ngữ thơ Bích Khê, có các bài viết: Bích Khê – nhà thơ đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ của Đặng Thị Bích Phượng và “Về nghệ thuật ngôn từ thơ Bích Khê” của Trịnh Sâm.
Hầu hết các công trình nghiên cứu về thơ Bích Khê đã đi sâu vào một số bình diện thuộc bút pháp, thi pháp hoặc phong cách, nhưng chưa có công trình thật sự chuyên sâu về ngôn ngữ thơ Bích Khê. Với đề tài “Ngôn từ nghệ thuật thơ Bích Khê”, chúng tôi mong muốn trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những nghiên cứu trước đây để tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ thơ Bích Khê.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát toàn bộ thơ Bích Khê được in trong hai tập Tinh huyết Tinh hoa. Từ đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu các bình diện thuộc ngôn từ thơ Bích Khê, bao gồm: tư duy thơ, các hình thức liên tưởng, so sánh, cấu trúc câu thơ, thể thơ và các yếu tố tạo nhạc tính như vần, nhịp… Những bình diện này góp phần nhận diện phong cách thơ Bích Khê, đồng thời ghi nhận những nỗ lực cách tân của ông trong Thơ mới, cũng như trong thơ ca hiện đại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Về lý thuyết, chúng tôi sử dụng lý thuyết thi pháp học.

5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật thơ Bích Khê, chúng tôi mong muốn chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, từ đó góp phần nhận diện phong cách thơ Bích Khê.
Ngoài ra, đề tài còn góp phần làm nổi bật thêm những đóng góp tích cực của Bích Khê trong tiến trình hiện đại hóa thi ca Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn tập trong 3 chương:
Chương 1: Bích Khê trong tiến trình Thơ mới 1932 – 1945
Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật thơ Bích Khê qua tư duy thơ
Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật thơ Bích Khê qua các phương thức tạo nhạc tính



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top