Ngôn ngữ xứ Nẫu

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Quãng năm 1997-1998, tôi có về công tác tại một xã ven biển Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi vãi mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thân nhân liệt sĩ, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại dũng cảm lấy một người chồng khuyết tật, chị ậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng "kết luận": "Dẫy á!".

Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đắt làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy. Ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng". Rồi cúp máy.

Cái câu "dẫy ngheng" rất tròn vành rõ chữ, lại kéo dài âm "eng" như một lời xin lỗi, mong được thông cảm. Tan giấc nghỉ trưa nhưng tôi cũng chẳng còn cảm giác bực mình bởi dư vị của hai chữ "dẫy ngheng" cứ ngọt ngào trong tâm tưởng.

Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.

Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.

Sưu tầm
 
"Ngôn ngữ của xứ Nẫu dỡ thương dãy mà nhiều ngừ không chịu tìm hiểu".
Thật vui vì BTre cũng là người con xứ Nẫu! Tuy nhiên giọng nói thì không mang đậm chất Nẫu như ở vùng đồng bằng Tuy Hoà hay những vùng lân cận khác. :big_smile::big_smile:

[MEDIA]https://home.student.uu.se/jela9856/184443.wma[/MEDIA]
 
BTre ở Huyện Sơn Hoà, nơi có dòng sông Ba thơ mộng hiền hoà chảy ngang qua, và cả núi Lá nữa (từ xưa người ta đã gọi như vậy)
Non nước hữu tình ^^! :feel_good::feel_good:

Chị có lên Sơn Hòa 1 lần. Có đi đò để qua huyện Sông Hinh. Cảnh núi non hùng vĩ đẹp thật, sông nước mênh mang... Nhưng chị không biết núi Lá là núi nào? :)
 
Chiều nhạt nắng trên đồi. Tôi đứng lặng trong một không gian tĩnh mịch đầy nỗi u hoài trên đồi Thanh Lâm giữa ngàn thông reo, nơi các bậc tiền nhân họ tộc Nguyễn yên nghỉ… Hương nhang phảng phất tỏa lan trong gió chiều. Lòng bâng khuâng hoài niệm... Thương về xứ Nẫu!

Thương về xứ Nẫu - Miền Trung! Trong sự tiếp biến và giao thoa văn hóa, phương ngữ xứ Nẫu đi vào ca dao, thơ, dân ca, văn học dân gian mở rộng ra bao trùm cả miền trung khu V bao gồm các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. Tuy âm sắc phát âm mỗi vùng mỗi khác do vị trí địa lý nhưng đều chân quê, mộc mạc và có nhiều điểm tương đồng. Nếu một lần về đây để cảm nhận, người xứ Nẫu mến khách, thân thiện và hài hước, hồn nhiên
"... Bạn về xứ Nẫu ngẩn ngơ Nẫu cười."
Nẫu cười thì kệ Nẫu cười, Nẫu cười lạnh bụng, hở mười cái răng"

Cái khí chất ăn sóng, nói gió của cư dân miền duyên hải miền Trung cũng góp phần vào cái sắc thái ngôn ngữ xứ Nẫu, phương ngữ xứ Nẫu như cái độ nồng mặn chát mang theo cả gió biển và cát nóng khắc nghiệt, hình thành nên khí chất người dân xứ Nẫu: Cần mẫm, hiền lành nhưng cộc cằn, phóng khoáng nhưng ngang ngạch, tình cảm nhưng vụng về, trào lộng và dí dỏm... Dân xứ Nẫu không khôn ngoan, ngọt ngào và khéo léo như người xứ Bắc , không lịch lãm và rộng rãi, vô tư như người xứ Nam Bộ cho nên đi xa mưu sinh thường ít thành đạt, ít bạn nhưng nếu có bạn tri kỷ sẽ sống chết vì bạn. Dân Nẫu sống trực tính và khí khái, trực tính quá hóa cực đoan, đôi khi Nẫu không quan tâm người khác nghĩ về mình như thế nào nên hay đề cao cái Tôi cá nhân. Quan trọng là cái Tâm của Nẫu nên " Mược kệ Nẫu" như Nẫu dzậy ( Nẫu vậy) Đặc điểm chung của dân xứ Nẫu miền Trung là vậy.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top