Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao

  • Thread starter Thread starter zuzu2902
  • Ngày gửi Ngày gửi

zuzu2902

New member
Xu
0
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao

Cho mình hỏi nếu xét về phương diện ngôn ngữ trong các tác phẩm của nam cao thì cần nối về những vấn đề gì?
Có phải như ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả, từ tượng hình, từ láy,.... ko?
Nếu bạn nào biết mong bạn sẽ ghi những phương diện đó. Chỉ cần ghi đề mục thôi nếu có chi tiết thì càng tốt.
Cùng thời với Nam Cao còn có tác giả nào khác không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao liên quan mật thiết đến quan điểm nghệ thuật của tác giả. Ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, phục vụ thị hiếu ''lãng mạn'' của bọn trưởng giả. Với Nam Cao, nhà văn phải xứng đáng với cây bút của mình,đây là 1 hình thái lao động cao quý, trách nhiệm với xã hội !

Từ quan điểm đó, Nam Cao rất chú trọng đến ngôn ngữ trong tác phẩm. Truyện Nam Cao đóng góp to lớn cho ngôn ngữ văn xuôi nước ta.
Lời văn vừa linh hoạt vừa chặt chẽ, tính triết lí sâu sắc, giọng điệu luôn thay đổi.
Ngôn ngữ gắn với những cái đời thường nhỏ nhặt cuộc sống nên đơn giản, gần gũi, thân quen...Tuy vậy bóc tách những lớp ngôn ngữ có thể thấy được sự sâu sắc trong con người tác giả cũng như giá trị nhân đạo mà Nam Cao muốn gửi gắm
..........

Các tác giả cùng thời Nam Cao có thể kể : Vũ Trọng Phụng, Ngô TẤt Tố, Nguyên Hồng , Nguyễn Công Hoan...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Các tác giả cùng thời Nam Cao được xếp vào dòng hiện thực phê phán có thể kể : Vũ Trọng Phụng, Ngô TẤt Tố, Nguyên Hồng , Nguyễn Công Hoan...
Còn 1 số dòng nữa: lãng mạn, cách mạng, nô dịch.... có thể xem Nhà văn hiện đại của VNP cũng gần đủ
 
Nhưng cho mình hỏi nếu bóc tách các vấn đề thuộc về ngôn ngữ của NC ta có thể chia ra những phần nào?
Nói cụ thể tí bạn nhé
 
Nhưng cho mình hỏi nếu bóc tách các vấn đề thuộc về ngôn ngữ của NC ta có thể chia ra những phần nào?
Nói cụ thể tí bạn nhé

Theo mình thì chia theo đề tài đi.
Nam Cao sáng tác theo 2 đề tài chính là Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo, viết về 2 đề tài này tác giả dùng ngôn ngữ khác nhau.
-Người tri thức nghèo : ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết lí, nhiều quan điểm sống sâu sắc, có thể coi là tuyên ngôn của tác giả ( Các tác phẩm như :Sống mòn, Đời thừa, Cười...)
-Người nông dân nghèo : Ngôn ngữ đời thường dung dị, đơn giản nhưng hàm nghĩa, nhiều từ cảm thán, ...
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top