Thích Nạp Tên Riêng Nước Ngoài
Vấn để tên riêng (địa danh, nhân danh) ngoại quốc, Việt ngữ còn trong tình trạng lộn xộn. Các nước đều có từ của họ cho các tên riêng ngoại quốc. Chẳng hạn sau đây là một số địa danh của bản quốc: Munich; Munchen: Cologne:Kohn; Switzerland: Schweiz; Naples: Napoli; Spain: Espana; Lisbon: Lisboa; Moscow: Mokva . Các từ ấy được cấu tạo theo hai nguyên tắc: một là có dáng dấp ngôn ngữ của mình, tức là theo văn tự và phát âm của mình; hai là các từ ấy nghe na ná như các tên bản quốc, để người ta dễ nhận ra .
Ngoại trừ trướng hợp nhập cảng y nguyên từ ngoại quốc, Việt ngữ chỉ dựa vào Hoa ngữ qua trung gian chữ Hán. Vì người Hoa đọc chữ Hán khác với ta rất nhiều, nên tên riêng của ta phát âm khác với âm gốc đến hai đợt: đợt thứ nhất do người Hoa nhại âm gốc, đợt thứ hai do đọc chữ Hán khác với người Hoa . Chữ Washington người Hoa nhại ra Hua Shêng tun đã hơi khác với giọng ngoại quốc và ghi bằng chữ Hán, đến lượt ta đọc thì thành ra Hoa Thịnh Đốn. Chữ Mo skva (Moscow) người Hoa phiên âm là Mokzu kõ o, trong đó hai vần mo và kõo khá đúng âm gốc, còn vần kzu thêm vào chỉ là để phiên ấm chữ S mà thôi . Rồi ba chữ Hán ghi các ầm nầy được người Việt đọc là Mạc Tư Khoa . Bởi vậy, âm của Việt ngữ thường khác với âm gốc quá xa không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, Afghanistan: A Phu Hãn; Ar gentina: Á Căn Đình; Philippines: Phi Luật Tân; Alsaka: A Lạp Tư Gia; Nicaragua: Ni Gia Lạp Qua; Pakistan: Ba Cơ Tư Thản; Slovakia: Tư Lạc Phạt Khắc; Stalin: Sử Đạt Lâm; Steven: Sử Địch Vặn Trên đầy các chữ “tư” và ỏsửõ dùng để phiên âm chữ S, cũng như người Việt dịch chữ Stalin thành Xít Ta Lin, scandal thành xì căng đan, một điều rất chướng tai gai mắt.
Một trở ngại lớn hơn là Hoa ngữ và Hán tự thiếu một số âm . Có những người thạo tiếng Anh nhưng gặp lúc vội vàng thì nói: “Velly boor” thay vì very poor, hoặc “bay for lice” thay vì pay for rice, “lesbonse” thay vì response; “balade” thay vì parade.
Hán tự và Hoa ngữ không có chữ R (xem Hán việt Tự điển, Đào Duy Anh) phải lấy chữ L thay thế. Chữ T trong Hoa ngữ chuyển sáng Hán ngữ thành Đ . Chữ P trước nguyên âm thiếu trong Hoa ngữ cũng như trong Việt ngữ, chữ B được dùng thay thế. Chữ G trước nguyên âm không có trong Hán tự, nên G và cả C nữa thường được thay bằng GI .
Vì thiếu R nên Roma, Romania, Arabia trở thành La Mã, Lỗ Ma Ni, A Lạp Bá. Vì thiếu P nên Poland, Panama, Persia thành ra Ba Lan, Ba Na Mã, Ba Tư (giọng tự phiên âm chữ S) . Vì thiếu P và R nên Paris thành Ba Lê .
Các âm ca và ga thường được phiên âm là gia . Canada, California, Galilee, Galicia trở thành Gia Nã Đại, Gia Lợi Phúc Ni Á; Gia Lý Lợi; Gia Lý Tây Á. Vì thiếu R và GA nên Hungary, Riga thành Hung Gia Lợi, Lý Gia .
Giọng T trước nguyên âm trong Hoa ngữ đối chiếu với giọng Đ trong Hán tự; Taiwan; Đài Loan; Taipei; Đài Bắc; Typhoon; đại phong; Tycoon: đại quân; Italy: Ý Đại Lợi; Tirana: Địa lạp na (thiếu cả R); Tunis: Đột ni ti (vần ti thay cho chữ S).
Âm S, SI được thay thế bằng ty, tây: Siberia, Sicily, Silesia, Spain, Syria thành Tây Bá Lợi Á (thiếu cả R); Tây tây lý; Tây lợi tây á; Tây Ban Nha; Tây Lợi Á (thiếu cả R)
Các âm trên đây vốn có sẵn trong tiếng ta thỉ cớ sao không dùng khi lập các tên riêng ngoại quốc, thay vì mượn từ của Hoa ngữ qua chữ Hán để nói trại theo người Hoa .
Đương nhiên tiếng ta thiếu âm p đứng trước nguyên âm và nhiều phụ âm kép của các nước, chẳng hạn b, c, d, g, p, t đứng trước L hoặc r. Nhưng đấy không phải là một trở ngại căn bản, vì miệng lưỡi của thường dân trong nước chỉ cần luyện tí chút là phát các âm ấy được.
Vậy xem ra điều hợp lý là trực tiếp áp dụng các âm hiện có trong Việt ngữ và các âm mà người Việt có thể phát được sau khi đã làm quen một thời kỳ. Chỉ trừ những tên có gốc Đông Á và những tên chữ Hán mình đã dùng lâu đời như: Đông Kinh (Tokyo); Tây Tạng (Tibet); Xiêm (Siam); Hàn quốc (Korea); Tân Gia Ba (Singapore); Hy Lạp (Greece, ông tổ là Hel len).
Chỉnh Đốn Văn Tự
Một lý do khác để người Việt hãnh diện về tiếng mẹ đẻ của mình là ở Đông Á văn tự của Việt nam được Âu Tây hoá trước tiên . Việt ngữ (phân biệt với Nho ngữ cũng là ngôn ngữ của VN) bắt đầu có văn tự khi ông Hàn Thuyên sáng chế chữ Nôm . Nhưng thường dân khôngg đọc và viết được chữ Nôm , vì phải biết chữ Nho khá nhiều mới học được chữ Nôm . Đến khi có chữ “quốc ngữ” người ta chỉ học chơi bời vài tháng là đọc và viết được chữ Việt ngữ. Kiến thức thông thường coi như bùng nổ trong dân gian . Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận rằng hệ thống văn tự của Việt ngữ còn hơi thiếu sự nhất quán và có những điểm tương khắc.
Ga và Gi, Ge; Nga và Nge
Chữ g đứng trước nguyên âm có giọng gơ như trong các vần ga, go, gu, gự Nhưng khi đứng chữ i và e thì phải kèm chữ h mới giữ được giợng gơ: ghi, ghệ Vần gi được dành cho giọng dơ (zơ) gì, giá, gió, giun, giữ.. Còn vần ge thì không dùng vào việc gì cả trong Việt ngữ. Các ngôn ngữ Âu Tây dành hai vần gi và ge cho một âm riêng, bổ túc cho chữ j như trong các từ gin, gẹm
Phụ âm kép ng đứng trước nguyên âm có một giọng đặc hữu của Việt ngữ, người ngoài phải tập lâu mới đọc được như nga, ngo, ngu, ngư . Nhưng trước e và i thì phải thêm chữ h, phải viết nghe, nghi, không được viết nge, ngi, mặc dầu viết như vậy thì cũng không đọc khác được.
Xác và Xách; Chệc và Chệch
Trong trường hợp hai chữ c và ch đứng sau nguyên âm, ta phân biệt hai âm: ác và ách; xác và xách; chú chệch và xiên chệch; tíc tắc và cổ tích. Nếu vậy thì phải viết: trí óch thay vì trí óc; gạo thóch thay vì gạo thóc; cỏ mọch thay vì cỏ mọc; ọch ạch thay vì ọc ạch thay vì ọc ạch; con ốch thay vì con ốc; thợ mộch thay vị thợ mộc. Lý do là vì chữ c trong các vần óc, mọc, ốc. mộc như được dùng bấy lâu nay, phat âm y hệt như ch trong các vần xách, chệch, chếch, tích, tịch. Còn các vần ấc và ấch, éc và ếch, óc và óch, úc và úch, nghe ra không khách nhau về phát âm, nên viết đàng nào cũng được.
Ng và Nh sau nguyên âm
Bây giờ ta so sánh hai phụ âm kép là ng và nh đứng cuối vần. Trước hết ta nhận thấy các vần ânh, enh, ơnh, unh, ưnh không dùng trong Việt ngữ vì âm của nó không khác với các vần âng (dâng), eng (xẻng), ơng (đờng hay đờn), ung (rung), ưng (xưng).
Ta cũng nhận thấy ng và nh khi đứng sau chữ a (trừ ă và â) phát âm khác hẳn với nhạu Ví dụ: đang, đanh; tháng, thánh; rảnh rang, lăng lãnh. mạng mạnh.
Một sự kiện nữa cũng đáng chú ý là trong các vần anh, ênh, inh, phần nh đọc đều giống nhau: anh, cành, gánh, hạnh, rãnh, ảnh, bênh, ghềnh, chếnh, lệnh, vểnh, chểnh, xinh, rình, chính, thinh, vĩnh, chỉnh. Vậy thì các vần ong, ông (với bất cứ dấu sắc huyền ngã nặng hoặc không dấu) phải viết là onh, ônh, vì ở đây phần được ghi là ng phát âm như nh . Sau đây là một ít ví dụ: đặnh đừnh, lónh lánh, tổ onh, bonh bónh, conh queo, gồnh gánh, bồnh bềnh, cồng kềnh, chốnh gọnh. Chữ mênh mông tiêu biểu rõ rệt cho tình trạnh bất nhất nầy. Cùng một giọng mà viết khác nhau; đã viết mênh thì tại sao không viết mônh thay vì mông ?
Trên đây ta bàn đến việc sửa đổi một ít điểm trong văn tự. Nếu ta viết: đọch sách, ọch ạch, róch rách thay vì đọc sach, ọc ạch, róc rách; và monh manh, phonh phanh, gồnh gánh, bồnh bềnh, vônh vênh thay vì mong manh, phong phanh, gồng gánh, bồng bềnh, vông vênh, thì cả hệ thống văn tự của ta thêm phần nhất quán hợn
Nhưng việc sửa đổi không phải chỉ tránh được một ít điều bất nhất hoặc phi lý. Nó cũng này sinh những lợi ich đáng kể khác. Những vần óc, ốc, ong, ông bị thay thế như trình bày trên, nhưng không vì thế mà nó trở nên vô dụng.
Vần óc nếu đọc chữ c đúng như trong các vần ác, ấc, úc, ức, nghĩa là đọc O-cơ thì có thể dùng để Việt hoá một số âm ngoại quốc. Chẳng hạn từ tiếng Pháp Bordeaux, remorque, sang tiếng Việt Bọc đô, rờ mọc. Từ tiếng Anh Bangkok, Ne York, sang tiếng Việt Beng cóc, Nu dóc. Vần ốc nếu đọc đúng là O-cơ cũng có một công dụng tương tư: Oakland, Mocha thành Ốc Lân, Mốc Cạ
Một số vùng ở Nghệ Tỉnh Bình có thổ từ trốc là cái đầu. Trong đó có vùng không nói trốc mà lại nói trốoc (cách phiên âm hiện thời). Nếu sửa văn tự thì trốc thành trốch, còn trốc với âm đúng của nó (Ô-cơ) sẽ thay cho trốoc, tránh được vần ôo quá kềnh kàng. Ở Quảng Bình có một địa danh bấy lâu viết là Trốc. Nay chỉ cần viết Tróc là ghi đúng giọng địa phương khỏi cần dùng đến vần oo .
Vần ic (I-cơ) khác với Ích) ít dùng trong tiếng Việt, nhưng âm của nó vẫn thuận cho miệng lưỡi người Việt. Vậy, nên dùng nó trong những trường hợp thích đáng, chẳng hạn: con heo kêu ịc ịc, chữ thịt quay có người nói vội thành ra thịc quay . Vần ic cũng rất hữu ích khi phiên âm ngoại ngữ: Mexique: Méc Xic; Martinique: Mác ti Níc; Zunich: Xuríc.
Vần ong như trong chữ con ong đã được thay thế bằng vần onh . Nếu đọc vần ong đúng theo giọng ng trong các vần ang, âng, eng, êng, ơng, ung, ưng thì ra đng cái giọng mà bấy lâu được ghi là oong, như trong các chữ boong tàu, chuông kêu boong boong . Bây giờ chỉ cần viết bong tàu, bong bong . Tên Hồng Kông là Hương Cảng. Nếu đọc tên ấy theo lối ta thì bấy lâu viết Hồng Kông nhưng đáng lẻ phải viết Hoong Ko ong; nếu sửa văn tự thì chỉ cần viết Hong Hong là được.
Vần ông cũng thế. Nếu đọc đúng ng thì ra cái âm thanh mà bấy lâu được ghi là ôông . Một số địa phương ở Nghệ Tỉnh Bình có những giọng như: chôông gai, đôông đúc, lôông lá, gấy nhôông (vợ chồng). Nếu sửa văn tự thì chỉ viết: chông gai, đông đúc, lông lá, gấy nhông, là ghi đúng giọng địa phương . Còn giọng phổ thông tiêu chuẩn của Việt ngữ thì sẽ viết: chônh gai, đônh đúc, lônh lá, gấy nhônh .