Ngôn ngữ các vùng, miền

thangcongthan

New member
Xu
0
Chào các bạn. Xin phép tham gia diễn đàn mặc dù là dân ngoại đạo. Mình có một câu hỏi mà rất lâu rồi không có câu trả lời, đó là:
1. Ngôn ngữ được quyết định bởi những yếu tố nào, bởi cái gì? để giải thích cho việc mỗi đất nước, vùng miền lại có một ngôn ngữ riêng (thường là như thế).
2. Liệu một đứa trẻ người Việt được sinh ra tại nước Anh có thể nói tiếng Việt được hay không nếu từ nhỏ chỉ nghe tiếng Anh?
3. Ngôn ngữ hiện tại mà người dân Việt Nam ta đang dùng xuất hiện từ bao giờ? Chữ viết có thể thay đổi nhưng ngôn ngữ có thay đổi hay không? (Ví dụ ngày trước cụ An Dương Vương, 2 Bà Trưng có nói tiếng như bây giờ hay không?
Mong các bạn giải đáp. Dân ngoại đạo nên có thể thể dùng các từ ngữ chưa chuẩn với chuyên ngành của các bạn
Thân!
 
Chào các bạn. Xin phép tham gia diễn đàn mặc dù là dân ngoại đạo. Mình có một câu hỏi mà rất lâu rồi không có câu trả lời, đó là:
1. Ngôn ngữ được quyết định bởi những yếu tố nào, bởi cái gì? để giải thích cho việc mỗi đất nước, vùng miền lại có một ngôn ngữ riêng (thường là như thế).
2. Liệu một đứa trẻ người Việt được sinh ra tại nước Anh có thể nói tiếng Việt được hay không nếu từ nhỏ chỉ nghe tiếng Anh?
3. Ngôn ngữ hiện tại mà người dân Việt Nam ta đang dùng xuất hiện từ bao giờ? Chữ viết có thể thay đổi nhưng ngôn ngữ có thay đổi hay không? (Ví dụ ngày trước cụ An Dương Vương, 2 Bà Trưng có nói tiếng như bây giờ hay không?
Mong các bạn giải đáp. Dân ngoại đạo nên có thể thể dùng các từ ngữ chưa chuẩn với chuyên ngành của các bạn
Thân!

Chào bạn. Theo những gì mình được học và tìm hiểu qua sách báo thì:

1. Ngôn ngữ được quyết định bởi yếu tố xã hội là chính, ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng bởi khí hậu, nguồn nước, thời tiết..

yếu tố xã hội ở đây bao gồm lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán...Mình ví dụ có lần mình về một huyện của tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), mình thấy có 2 nhà sát nhau, chỉ cách nhau một giậu mồng tơi nhưng hai nhà thuộc hai làng khác nhau và họ nói hai phương ngữ hoàn toàn khác nhau. Như vậy không thể nói yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng dẫn đến sự khác nhau này. Thường thì một đứa trẻ sinh ra, những người chung quanh nó sử dụng ngôn ngữ như thế nào thì nó sẽ nói như thế. Bố mẹ, gia đình và bạn bè là những người có ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của đứa trẻ. Ở cty mình có hai anh em ruột nhà anh kia cùng làm một cty, cùng sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhưng hai người nói hai thứ phương ngữ khác nhau: Một người nói tiếng Bắc một người nói tiếng Nam. Giải thích về điều này thì họ nói lúc nhỏ đi học, người anh học với những đứa trẻ người Bắc, thầy giáo người Bắc nên nói tiếng Bắc, còn người em học cùng với những đứa trẻ người Nam, thầy cô cũng người Nam nên nói tiếng Nam. Như vậy cho thấy yếu tố xã hội đóng một vài trò rất lớn.

Trước đây có một ngôn ngữ gọi là Quốc tế ngữ. Tuy nhiên, nó được một người phát minh ra chứ không thuộc về ngôn ngữ của xã hội nào, và ngày nay Quốc tế ngữ đã biến mất.

2. Qua những gì mình được biết thì nếu một đứa trẻ có bố và mẹ người Việt mà sinh ra ở nước Anh, từ nhỏ chỉ nghe tiếng Anh thì chúng sẽ nói tiếng Anh. Tuy nhiên, cấu âm của chúng không thể tốt như người bản ngữ. Mình đã gặp một chị người Việt sinh ra tại Mỹ, hầu như chị ấy không nói được từ tiếng Việt nào.

3. Theo các nhà nghiên cứu thì tiếng Việt của chúng ta được nói từ hồi đầu công nguyên, nghĩa là từ thời Bà Trưng đã có tiếng Việt rồi. Tuy nhiên, tiếng Việt hồi đó là dạng tiếng không có thanh như bây giờ. Bạn có thể xem tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt TẠI ĐÂY.

Mình cũng chỉ học sơ qua về ngôn ngữ với một số bộ môn như Dẫn luận ngôn ngữ, Tiếng Việt thực hành, Ngữ nghĩa học...

Có ai là cử nhân ngôn ngữ học xin bàn luận thêm về vấn đề này nhé!. Thanks.
 
cùng 1 nước việt nhưng ngừoi miền bắc nói chuyện chưa chắc miền trung miền nam đã hiểu dc, còn miền trung nói chuyện thì 2 vị nam bắc nghe cả ngày cũng hok hiểu

Hai người Việt Nam nói chuyện với nhau, thì chỉ cần nghe qua là người này có thể đoán người kia đến từ vùng nào. Tiếng Bắc thì nhẹ nhàng dễ nghe chứ ko nặng như tiếng miền Trung hay miền Nam. Ví dụ: người Bắc nói là "ví dụ" còn người miền Nam nói từ này thì nghe như là "dí dụ". Hoặc người Bắc hay nói là "không về đâu" còn người miền Nam thì nói là "hông zề đâu".

Hoặc ngay ở miền Bắc, giữa các tỉnh đã có sự khác biệt về cách phát âm. Người Bắc mà nói chuyện với nhau thì đoán ngay ra là người đối diện đến từ đâu: Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa...

Tiếng Hà Nội ĐƯỢC COI là chuẩn. Vì bảng chính tả hiện thời cơ bản được xây dựng dựa trên tập quán phát âm của người ở vùng Hà Nội VÀ CÓ BỔ SUNG, SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC. Nếu so với bảng chính tả bạn sẽ thấy người Hà Nội vẫn "nói ngọng" đấy.

Người Hà Nội thay vì nói "cái rổ", "cái rá", "đi ra đi vào" sẽ nói "cái dổ", "cái dá", "đi da đi vào" (trong khi người Nam Định, Ninh Bình lại nói rất đúng)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top