Interferon (IFN) là một dạng protein được chính tế bào trong cơ thể sống tiết ra khi có sự xâm nhiễm của virus. Tuy cơ chế chưa được biết nhưng qua các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cho thấy IFN đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể, và hiện nay, ứng dụng nổi bật nhất của IFN dùng IFN α 2b trong điều trị viêm gan siêu vi C và viêm gan siêu vi B.
Hiện nay, hơn 3% dân số thế giới bị nhiễm virus gây viêm gan siêu vi C và hơn 2 tỷ người bị nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B. Tính riêng tại Việt Nam, số người đang nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C chiếm đến hơn 25% dân số. Hơn thế nữa, theo đánh giá của các nhà kinh tế thì thị trường của HCV tăng từ 2.2 USD năm 2005 lên 4.4 USD vào năm 2010 và 8.8 USD vào năm 2015. Từ đó có thể thấy nhu cầu Interferon, vốn được xem là loại thuốc cơ bản và duy nhất được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C, là rất cao. Chỉ trong năm 2005, tổng doanh thu của ngành dược thế giới cho sản phẩm Interferon beta là khoảng 3.8 tỷ USD và Interferon alpha là 2.1 tỷ USD.
Ở Việt Nam đang lưu hành 6 loại thuốc interferon với các tên biệt dược như RoferonA (của hãng Roche, Thụy Sỹ), IntronA (Mỹ), Shanthaferon (Ấn Độ), La feron (Ucraina), Alpha Feron (Jedang - Hàn Quốc) và Superferon và IVACFeron (Interferon alpha 2b do Viện Vaccine và Sinh phẩm Nha Trang đã nhập và đóng gói). Tất cả các loại thuốc Interferon này đều phải nhập từ nước ngoài, dẫn đến việc điều trị bằng Interferon (kéo dài trong vòng 4-6 tháng, mỗi tuần điều trị 2-3 lần, mỗi lần tốn 1-4 triệu đồng) là quá cao đối với mức thu nhập của người Việt Nam.
Trước tình hình thực tế như vậy, cũng như theo chiến lược của Trung tâm CNSH Thành phố HCM là sản xuất các loại dược sinh học có nhu cầu cao trong nước với giá thành thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu dựa trên các bản quyền của các loại thuốc này hết hạn và sắp hết hạn, Trung tâm bước đầu nghiên cứu việc tạo dòng và biểu hiện Interferon alpha 2b của người trên hệ thống nấm men Pichia pastoris.
Hiện nay, hơn 3% dân số thế giới bị nhiễm virus gây viêm gan siêu vi C và hơn 2 tỷ người bị nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B. Tính riêng tại Việt Nam, số người đang nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C chiếm đến hơn 25% dân số. Hơn thế nữa, theo đánh giá của các nhà kinh tế thì thị trường của HCV tăng từ 2.2 USD năm 2005 lên 4.4 USD vào năm 2010 và 8.8 USD vào năm 2015. Từ đó có thể thấy nhu cầu Interferon, vốn được xem là loại thuốc cơ bản và duy nhất được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C, là rất cao. Chỉ trong năm 2005, tổng doanh thu của ngành dược thế giới cho sản phẩm Interferon beta là khoảng 3.8 tỷ USD và Interferon alpha là 2.1 tỷ USD.
Ở Việt Nam đang lưu hành 6 loại thuốc interferon với các tên biệt dược như RoferonA (của hãng Roche, Thụy Sỹ), IntronA (Mỹ), Shanthaferon (Ấn Độ), La feron (Ucraina), Alpha Feron (Jedang - Hàn Quốc) và Superferon và IVACFeron (Interferon alpha 2b do Viện Vaccine và Sinh phẩm Nha Trang đã nhập và đóng gói). Tất cả các loại thuốc Interferon này đều phải nhập từ nước ngoài, dẫn đến việc điều trị bằng Interferon (kéo dài trong vòng 4-6 tháng, mỗi tuần điều trị 2-3 lần, mỗi lần tốn 1-4 triệu đồng) là quá cao đối với mức thu nhập của người Việt Nam.
Trước tình hình thực tế như vậy, cũng như theo chiến lược của Trung tâm CNSH Thành phố HCM là sản xuất các loại dược sinh học có nhu cầu cao trong nước với giá thành thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu dựa trên các bản quyền của các loại thuốc này hết hạn và sắp hết hạn, Trung tâm bước đầu nghiên cứu việc tạo dòng và biểu hiện Interferon alpha 2b của người trên hệ thống nấm men Pichia pastoris.