Nghịch Lý của sự lựa chọn ( paradox of choice )

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Quá nhiều sự lựa chọn sẽ khiến người tiêu dùng nản lòng vì họ buộc phải nỗ lực nhiều hơn để đưa ra quyết định .
Việc có nhiều chọn lựa cũng sẽ làm giảm độ hấp dẫn của cái khách hàng đã chọn , vì họ vẫn cứ vấn vương với những sản phẩm kia và làm sao mà vui thích được nữa.
Ngành công nghiệp tiếp thị và quảng cáo khổng lồ đã khiến chúng ta rấ khó hoặc ko thể nào phớt lờ 1 sản phẩm được ; chúng luôn xuất hiện trước mắt chúng ta từng giây từng phút .
Con người luôn có khuynh hướng nhìn xung quanh xem người khác làm gì và xem đó là tiêu chuẩn để so sánh .
Sự thống trị của những quyết định vụn vặt .
Người ta luôn tự nhủ “ đi thêm 1 cửa hàng nữa xem “ hay “ xem thử 1 cuốn catalogue nữa nhé “ chứ ko phải là “ hãy đi hết tất cả các cửa hàng hay xem tất cả các catalogue “.
Người ta sẽ ko bao giờ phớt lờ những lựa chọn .
Khi đời sống ngày càng văn minh , con người ko còn phải vắt kiệt sức lực mỗi ngày để kiếm miếng ăn .
Một trong những chức năng cơ bản của ý thức là khả năng chọn lọc thông tin . Chúng ta ko thể nào tập trung chú ý đến tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh chúng ta hằng ngày .
Tập trung vào những gì chúng ta muốn ko hề là giải pháp cho vấn đề có quá nhiều lựa chọn đang bao vây con người . Chính xác là mỗi người chúng ta đều có khả năng tập trung vào những gì mình muốn , nhưng mối cái “ muốn “ của chúng ta sẽ dẫn tới vô số lựa chọn xuất hiện .
Người ta sẽ ko thể nào có thể thoải mái tận hưởng những thành quả của mình và luôn trong trạng thái tìm kiếm những cơ hội tốt hơn .
Chúng ta sẽ rất bực mình nếu như bị ai đó lấy đi quyền tự do lựa chọn .
Trong thế giới mà sự lựa chọn ngày càng bị nới rộng , rối rắm , mâu thuẫn , chúng ta thấy rằng sự khó khăn trong việc xác định được mục tiêu của chúng ta 1 cách chính xác .
Những chương trình quảng cáo ko phải nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích dành cho người tiêu dùng , mà mục tiêu của quảng cáo là bán được hàng .
Những gì gần gũi sẽ tạo ra sở thích .
Lý thuyết triển vọng cho chúng ta biết rằng : sự mất mát thì luôn tệ hơn việc có được. Vice ghét mất mát cũng dẫn mọi người đến việc trở thành quá nhạy cảm với cái gọi là “ những chi phí chìm “.
Ko có ai có thời gian và nguồn nhận thức đủ để trở nên chuẩn xác và hoàn toàn thấu đáo trong mỗi quyết định của mình .
Satisficer : nghĩa là hài lòng với những gì bạn cảm thấy tốt và ko lo lắng gì về khả năng có những thứ tốt hơn ở ngoài kia . Họ có những tiêu chí và tiêu chuẩn riêng để lựa chọn ; họ sẽ tìm kiếm cho đến khi tìm được 1 mặt hàng thỏa mãn những tiêu chuẩn của mình và dừng lại. Ngay khi kiếm được 1 cái áo đáp ứng mọi yêu cầu về kích cỡ , chất lượng và giá cả trong cửa hàng đầu tiên , người tri túc sẽ lập tức mua nó và hết chuyện . anh ta ko để tâm tới những cái áo tốt hơn hay rẻ hơn đang nằm đâu đó.
Dĩ nhiên ko phải ai cũng là người cầu toàn tuyệt đối . Nếu thật sự bạn sẽ kiểm tra hết mọi cái áo trong mọi cửa hàng thì việc tìm được 1 cái áo như ý sẽ mất cả đời người . Điểm mấu chốt là người cầu toàn khao khát đạt được mục tiêu đó . Vì thế họ bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm , đọc nhãn hiệu , tham khảo các tạp chí tiêu dùng và thử các sản phẩm mới . Tồi tệ hơn sau khi đã chọn 1 thứ nào đó , họ lại bị làm tình làm tội vì những khả năng mà họ ko đủ thời gian để kiểm tra. Cuối cùng là họ ko thể nào đạt được sự hài lòng với quyết định của mình như những người tri túc , và họ sẽ ko thể hiểu tại sao mình lại ko vừa ý mỗi khi buộc phải ngưng cuộc tìm kiếm và đưa ra quyết định . Người cầu toàn xem người tri túc là dễ dàng hài lòng với những gì trung bình và tầm thường nhưng sự thật ko phải như vậy . 1 ng tri túc cũng khó tính ko kém ng cầu toàn , nhưng điểm khác biệt giữa 2 bên là ng tri túc tìm kiếm sự xuất sắc đơn thuần chứ ko bị ám ảnh bởi cái tối ưu .
Sự cầu toàn chính là 1 nguồn gốc của sự bất mãn khiến mọi người khổ sở , đặc biệt trong 1 thế giới có quá nhiều lựa chọn cả to tát lẫn vụn vặt .
Khi mọi “ chi phí “ về thời gian , tiền bạc và công sức được tính đến thì thật sự tri túc chính là cầu toàn . Nếu xem xét hết mọi nhân tố thì điều tốt nhất con người có thể làm là hài lòng với những gì tốt nhất 1 cách chừng mực .
Nếu bạn là 1 người tri túc , số lượng những lựa chọn hiện diện sẽ ko thể ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định của bạn . 1 khi bạn đã tìm ra thứ đáp ứng được những tiêu chuẩn của mình thì những lựa chọn khác trở nên ko thích hợp và dư thừa .
Nếu bạn là ng cầu toàn , mỗi lựa chọn đều có thể đưa bạn vào những cái bẫy lo lắng , hối tiếc và suy đoán lung tung .
Ng cầu toàn dễ bị sự hối tiếc tấn công hơn dưới tất cả các dạng , tình trạng này được gọi là “ nỗi hối hận của ng mua “.
1 cuộc sống như vậy thật khắc nghiệt và ta dễ dàng nhận ra rằng nếu thường xuyên hối hận thì dần dần sự thỏa mãn do các quyết định đúng mang lại cũng sẽ mất đi .
Những gì mình ưa thích hay sự thỏa mãn trong cuộc sống hoàn toàn mang tính chủ quan . Đạt được kết quả khách quan hoàn hảo nhất sẽ ko mang nhiều giá trị nếu chúng ta vẫn cảm thấy thất vọng với nó.
Có lẽ nếu tôi bỏ thêm thời gian và công sức để tìm kiếm những lựa chọn tốt hơn , tôi sẽ có nhiều tiền hơn hay trở thành 1 giảng viên giỏi hơn , nhưng tôi biết chấp nhận những “ tổn thất “ như vậy.
Sự thật là khuynh hướng cầu toàn cũng như tự bằng lòng của chúng ta thường tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nào đó. Ko ai là ng cầu toàn trong tất cả các quyết định và ai cũng phải có vài “ khu vực nhạy cảm “ của riêng mình .
Quá nhiều lựa chọn sẽ biến 1 người trở nên cầu toàn .
Quyền tự do chọn lựa chứa 1 thứ được gọi là giá trị thể hiện . Lựa chọn là cách chúng ta cho thế giới biết mình là ai và mình quan tâm tới điều gì .
Để thể hiện thành công bản thân bạn cần có những lựa chọn chính xác và đầy đủ.
Khi mức thu nhập tính theo đầu người của XH vượt ngưỡng đói nghèo và đảm bảo được cuộc sống thì dù tài sản quốc gia đó có tăng bao nhiêu cũng hầu như khó có thể tác động đến hạnh phúc con người . Các mối quan hệ XH thân thiết mới chính là nhân tố quan trọng nhất mang đến hạnh phúc.
Hầu hết những mối quan hệ XH ràng buộc sự tự do, quyền lựa chọn và khả năng tự chủ của con người . Hôn nhân , được hiểu như cam kết sống chung tự nguyện giữa 2 người , là 1 điển hình tước đi sự tự do lựa chọn cả về mặt tình cảm lẫn nhục cảm. Và tình bạn thân thiết lâu năm cũng đòi hỏi bạn sự gắn kết lâu dài . Tình bạn đòi hỏi sự cam kết về trách nhiệm cũng như bổn phận , do đó nó ảnh hưởng đến tự do của bạn . Hạnh phúc cũng chính là sợi dây vô hình ràng buộc sự tự do chọn lựa của con người .
Tôi quan niệm nhân tố chính dẫn đến sự thiếu hụt thời gian là việc chúng ta có quá nhiều lựa chọn để quyết định , để đánh giá và rồi có thể sau đó phải hối tiếc . Những lựa chọn này đã chiếm trọn phần lớn thời gian chúng ta , ko còn chỗ cho quan hệ bạn bè , người yêu , gia đình .
Vice thiết lập và duy trì các mối quan hệ XH tốt đẹp đòi hỏi bạn phải sẵn lòng chịu hạn chế hoặc áp đặt từ các mối quan hệ đó, cho dù bạn ko hài lòng đi nữa . 1 khi đã ràng buộc với ai rồi , bạn sẽ ko còn được cơ hội lựa chọn nữa.
Sự an toàn còn quan trọng hơn sự sung túc . VD : con chồn có sự an toàn khi nó nhận thức được điều gì quan trọng nhất và cách thực hiện những gì cần làm để sinh tồn , vì nó có 1 sự kiềm chế bản năng đối với những lựa chọn ko cần thiết . Sự kiềm chế này giúp con chồn nhận ra thức ăn , bạn tình , kẻ thù với những mối nguy hiêm rkhasc và giúp nó có những hoạt động vừa đủ và chính xác để đạt được cái nó thật sự cần .
1 trong những “ cái giá “ của 1 lựa chọn chính là việc bỏ qua các cơ hội mà 1 lựa chọn khác có thể mang lại . Đó là phí tổn cơ hội . Mỗi 1 lựa chọn đều hàm chứa những phí tổn cơ hội liên quan tới nó . Khi càng có nhiều lựa chọn , ta càng trải nghiệm được nhiều về phí tổn cơ hội . Và khi đó , ta lại càng cảm thấy ít thỏa mãn hơn từ chính lựa chọn của mình .
Trong 1 thế giới có sự khan hiếm thì cơ hội ko tự nó xuất hiện hàng loạt , và những quyết định mà con người phải đối mặt đó là tiến đến hay tránh đi , chấp nhận hay từ chối .
Phân biệt giữa tốt và xấu thì dễ hơn rất nhiều so với việc phải chọn được cái nào là tốt , cái nào tốt hơn và cái nào là tốt nhất .
Lịch sử ở dạng ngắn gọn của loài người được thể hiện trong thời kì phát triển của trẻ nhỏ . Em bé ko phải lựa chọn nhiều . Chúng chỉ chấp nhận hoặc từ chối những gì được đưa đến cho chúng .
Vice chọn 1 thứ gì đó trong 2 thứ đồng nghĩa với việc thứ kia bị mất đi.
Trưởng thành đồng nghĩa với việc phải đưa ra lựa chọn và bỏ qua những lựa chọn khác .
Học cách lựa chọn đúng là rất khó . Học cách lựa chọn sáng suốt lại càng khó hơn . Và học cách để lựa chọn sáng suốt trong 1 thế giới có vô số lựa chọn thì càng khó, thậm chí là quá khó .
1 trong những lí do khiến việc ra quyết định trở nên khó khăn đến vậy , đó là do chúng ta ko thay đổi quyết định đó được . Hôn nhân ko đi kèm với bảo đảm hoàn lại tiền , sự nghiệp cũng vậy . Thay đổi quyết định đối với 2 việc đó thường khiến chúng ta phải trả giá đắt về thời gian , năng lượng , tình cảm và tiền bạc .
Mọi người hay đưa ra những quyết định có thể thay đổi được và sai lầm mà họ, gây ra có thể sửa chữa được .
Người tri túc chỉ tìm kiếm 1 cái gì vừa đủ mà thôi chứ ko phải cái tốt nhất . Chuẩn “ vừa đủ “ sẽ làm cho người tri túc bớt tìm tòi , bớt đòi hỏi ở những lựa chọn hơn là ng cầu toàn . Do vậy , họ sẽ có ít phí tổn cơ hội hơn .
Bất cứ khi nào bạn đưa ra 1 quyết định ko mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc đối với 1 lựa chọn đáng lý ra còn có thể làm được nhiều hơn thế , bạn sẽ trở thành 1 nạn nhân của sự hối tiếc .
Cảm giácđắng cay khi hối tiếc sẽ làm suy giảm đi sự thỏa mãn chúng ta có được .
Khi phải đưa ra quyết định , ta thường nghiêng về lựa chọn giảm thiểu khả năng trải qua hối tiếc .
Con người lập các chuẩn về mức độ hài lòng dựa trên đánh giá 3 điểm cách biệt sau : cách biệt giữa những gì mình có và những gì mình muốn , cách biệt giữa những gì mình có và những gì mà những người đồng trang lứa với mình có , và cách biệt giữa những gì mình đang có và điều tốt nhất trong quá khứ mình đã từng có .
Người cầu toàn là người có tiêu chuẩn cao , nhiều kỳ vọng .
Trong số những tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để đánh giá trải nghiệm , có lẽ ko điều gì quan trọng hơn là so sánh đối với người khác .
Cách để cảm thấy hạnh phúc , cũng là cách để thành công khi theo đuổi địa vị XH , đó là hãy tìm ra cái ao thích hợp với chúng ta và ở trong đó.
Ko phải ai cũng có khả năng sở hữu được 1 mẫu đất ven biển . Ko phải ai cũng được làm những công việc thú vị nhất . Ko phải ai cũng được chữa bệnh bởi những bác sỹ giỏi nhất ở những bệnh viện tốt nhất . Hirsch gọi những hàng hóa như thế là hàng hóa địa vị.
Nếu càng có nhiều lựa chọn thì chúng ta càng gặp nhiều khó khăn khi tổng hợp thông tin nhằm đưa ra 1 quyết định sáng suốt . Thông tin càng khó tổng hợp thì càng có khả năng bạn phải phụ thuộc vào lựa chọn của người khác.
Chúng ta càng có nhiều tùy chọn thì chúng ta càng cảm thấy ítthoara mãn với những gì chúng ta chọn.
Chúng ta càng được làm chủ số phận của mình thì chúng ta càng kỳ vọng nhiều hơn về bản thân .
Giảm tính cá nhân đi – đồng nghĩa với việc tự trói buộc mình vào các mối quan hệ gia đình , bạn bè và cộng đồng .
Nếu mối liên hệ của chúng ta với những người khác là bền chặt thì chúng ta ko thể cứ làm bất cứ điều gì mình muốn .
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top