Sẽ không gọi là thành công nếu ta hành động quyết liệt bằng mọi giá, kể cả làm tổn thương người khác. Đến bây giờ tôi vẫn còn thấy ái ngại mỗi khi nhớ lại cảnh ông Jack Canfield té chỏng gọng trên bục diễn thuyết khi có hai thanh niên chạy vọt lên xô vào ông để giành lấy cuốn sách Bí quyết thành công trên tay ông do chính ông là tác giả.
Sẵn sàng giành giật?
Trong buổi phỏng vấn sau đó của VTV, cảnh té chỏng gọng đó đã được chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Có lẽ VTV cũng như đa số khán giả đều thấy có gì đó không ổn, xa lạ với văn hóa của người Việt Nam, khi một người đã có tuổi; tóc bạc phơ như Jack Canfield bị chèn ngã. Trả lời VTV ông nói đại ý nếu tự nhiên mà họ chạy lên giật sách trên tay ông thì không tốt nhưng đây là do ông giơ quyển sách lên và hỏi ai muốn có quyển sách này... Vậy thì họ không đáng trách.
Theo tường thuật của các báo, "Lúc đó ông đặt một câu hỏi với các tham dự viên: "Bạn có biết sự khác biệt giữa kẻ thắng, người thua trong xã hội là gì không?" Ông cầm quyển sách của mình lên và bảo: "Có ai muốn được quyển sách này không? Hãy đến lấy?". Cả hội trường đông đúc, người này nhìn người kia. Thế rồi có hai thanh niên chạy vọt lên giành lấy quyển sách, chèn ông té văng vì cú chen lấn này, song ông vẫn thản nhiên tiếp lời: "Họ đã có được quyển sách. Khác biệt chính ở chỗ họ đã hành động?" . Vâng, họ đã hành động và đã thắng. Tóm lại, để thắng họ phải sẵn sàng giành giật và xô ngã mọi chướng ngại? Triết lý ở đây là dám hành động - một trong những bí quyết thành công của Jack Canfield?
Có điều như chính Jack Canfield đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn trước đó không lâu, "Sẽ không thể gọi là thành công nếu hôm nay chúng ta làm tổn thương người khác, vì chắc chắn một ngày nào đó đến lượt mình sẽ bị tổn thương!". Một vị khách ngồi ở hàng ghế đầu bất nhẫn đã chạy vội lên đỡ ông dậy. May mà chưa đến nỗi chấn thương sọ não. Sau đó, tuy ông vẫn giữ được vẻ điềm nhiên nhưng không giấu được ít nhiều gượng gạo khi phát biểu và chắc chắn sẽ… rút kinh nghiệm dài lâu khi khuyến khích người ta hành động với bất cứ giá nào!
(ảnh minh họa: Internet)
Không chỉ ngước lên cao
Jack Canfield là một tỉ phú Mỹ, nổi tiếng với quyển sách Chicken soups for the soul, hiện là tác giả của hơn 110 đầu sách với hàng trăm triệu bản phát hành trên toàn thế giới bằng 46 thứ tiếng và ngay tại Mỹ, người ta gọi ông là America’s Success Coach.
Ông đã đi diễn thuyết khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, mở nhiều lớp huấn luyện dạy "bí quyết thành công”.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, ông diễn thuyết tại khách sạn Equatorial, TPHCM. Theo báo chí thì hôm đó Jack Canfield bắt đầu buổi diễn thuyết của mình bằng cách hứa hẹn sẽ giúp mọi người tăng thu nhập gấp đôi, sẽ làm việc ít hơn mà thu lợi nhiêu hơn hạnh phúc gia tăng.
Quá hấp dẫn? Những nguyên tắc ông đưa ra là phải dám ước mơ, dám hành động và "hãy giao du vượt cấp và biết ơn người khác".
Biết ơn người khác thì tốt rồi nhưng giao du... vượt cấp thì có lẽ cần coi lại, cũng như dám hành động thì tốt rồi nhưng hành động với bất cứ giá nào để đạt ước muốn thì phải coi lại.
Đọc tiểu sử của Jack Canfield thì đó là một người tự thành đạt - self made man - đáng khâm phục. Con đường ông trải qua không hề dễ dàng. Lớn lên ở miền Tây Virginia, cha làm ở một cửa hàng bán hoa, mẹ nghiện rượu. Ông phải phụ cha mẹ trong các kỳ nghỉ hè. Ông từng làm bảo vệ hồ bơi, bán hàng, phục vụ bữa ăn sáng trong ký túc xá, làm việc cật lực để trả tiền sách vở, quần áo dù được học bổng. Ở các năm cuối đại học ông còn phải đi dạy thêm.
Có thời, mỗi tối ông chỉ có 21 xu để ăn tối, "chỉ để tồn tại" như ông tiết lộ. Tốt nghiệp đại học, ông dạy sử ở một đường người da màu và may mắn gặp W. Clement Stone, một triệu phú giúp đỡ. Nếu nhà triệu phú kia cũng theo nguyên tắc chỉ "giao du vượt cấp " của ông thì chắc là ông không có cơ hội tiếp cận để có ngày hôm nay.
Phát tâm Bồ đề - phát tâm làm giàu
Jack Canfield là một người có ý chí, có nghị lực và hiếu học. . . Hồi trẻ, ông đã đọc rất nhiều sách, cả ngàn cuốn, "cứ hai ngày ngốn một cuốn". Khi nổi tiếng, ông vẫn tiếp tục học hỏi bằng cách đi nhiều nơi, phỏng vấn nhiều người thành đạt lặn lội đến tận Ấn Độ, Nepal để học Thiền.
Ở ông toát ra một sự tự tin, dễ mến nhưng cách thuyết giảng của ông thực là đáng ngại, nhất là đối với những người bạn trẻ, mới vào đời, trên đường lập nghiệp dễ thấy cái hào quang hiện tại mà quên đi sự phấn đấu gian khổ của ông trong quá khứ.
Cách quảng cáo các lớp học của ông như: "6 days for prosperity" (6 ngày để đạt tới sự thịnh vượng), Change your life in under a week (Thay đổi đời bạn trong chưa đầy một tuần lễ)... nhằm kích thích lòng ham muốn của mọi người.
Thành công là đem hạnh phúc đến cho người khác bằng cách vượt qua chính mình
Cũng rất cần được cân nhắc. Bản thân Jack Canfield đã là một tấm gương tốt: gương kiên nhẫn, gương chiến đấu với nghịch cảnh đề tự thành đạt, đáng được trân trọng. Nhưng cái cách quảng cáo tiếp thị ồn ào, truyền tiêu đa cấp… thì lại rất cần phải cảnh giác.
Phát hiện lớn nhất giúp ông thành công, theo tôi đó là sự "chuyển hóa tâm", giúp một người thất bại, ngã lòng, tự ti có thể thay đổi cách nhìn, cách nghĩ để phấn đấu vươn lên. Có thể nói bài học đó ông đã học từ phương Đông, được nói từ nhiều ngàn năm trước: "Nhất thiết duy tâm tạo" mà theo cách nói hiện đại của ông là “just by shifting your mindset" - chỉ cần chuyển dịch cái tâm của bạn hoặc "re-boot the mind" - chỉ cần kích hoạt lại cái tâm đó hoặc "through the mind alone" . Điều này thì đúng.
Nhưng ở phương Đông, đó là cái "phát tâm Bồ đề ", cái tâm tỉnh giác, tiết độ, kham nhẫn, tri túc, từ bi hỷ xả thì mới có được hạnh phúc bên lâu. Ông đã áp dụng triết lý Đông phương kết hợp với hành động Tây phương thì cái "phát tâm Bồ đề" kia trở thành cái "phát tâm làm giàu”. Dĩ nhiên phát tâm làm giàu, quyết chí làm giàu là điều tốt nhưng làm giàu bằng mọi giá, làm giàu thật nhanh mà không phải tốn công sức thì dễ nguy! Bởi thành nào cũng phải có công, thành mà không có công thì rất mau đổ vỡ?
Thành công chứa nỗ lực và sự yêu thương
Cũng thời điểm đó, giới trẻ Việt Nam rộ lên một sự kiện khác được báo chí - cả báo viết lẫn báo mạng - nhất là các blog của giới trẻ truyền đi một bài văn của một nữ sinh lớp 10, cũng nói về sự thành công bản chất của thành công. Đó là bài tập làm văn của em Hà Minh Ngọc với đề tài: "Một bài học sâu sắc ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em".
Hà Minh Ngọc đã đạt điểm 9+ với lời phê của cô giáo: “Cám ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất? Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công."
Điều thú vị ở đây, em chỉ được cô giáo cho có chín điểm thôi, không cho điểm 10. Bởi vì người phương Đông ai cũng biết cái gì đầy quá tất đổ? Cô còn chừa cửa cho em phấn đấu. Em mà tự cao, tự đại thì em…. hỏng?
Phần cô, cô rất khiêm tốn, cô coi học trò cũng là “thầy” mình, cô cám ơn học trò đã tặng cô một bài học, đã cho cô một lời động viên đúng lúc.
Tóm lại, cô sẵn sàng "giao du” với kẻ thấp hơn mình? Theo cái nhìn của người học trò nhỏ kia thì thành công chính là biết vượt qua chính mình.
Em viết đó là: "Khi bố và con trai bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đóa hồng" của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ”.
Hóa ra thành công là đem hạnh phúc đến cho người khác bằng cách vượt qua chính mình. Thành công còn có ý nghĩa là phải có nghị lực và phải khổ luyện. Đó là câu chuyện một cậu bé bị dị tật ở chân mà ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá, để rồi sau bao nỗ lực khổ luyện với bao nghị lực và quyết tâm đã chiến thắng hoàn cảnh, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ.
Bài học tiếp theo của thành công là phải kiên nhẫn và nỗ lực hết sức để khẳng định mình
Điều quan trọng, thành công phải chất chứa tình yêu thương. Em kể chuyện một bài văn của một cậu bé, thay vì tả người mẹ đã tả bà ngoại, người đã cưu mang mình từ nhỏ vì mất mẹ. Bài văn bị bắt lỗi lạc đề. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. "Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?". Cô bé học trò viết.
Thành công còn là sự hy sinh: Khi một cậu học trò nghèo đậu thủ khoa một kỳ thi đại học, được báo chí vinh danh thì có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Rồi là khi một người phụ nữ chấp nhận hy sinh những cơ hội của đời mình để có được một gia đình hạnh phúc, trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ: "Chăm sóc bố và hai con chu đáo đối với mẹ đã là một thành công lớn"!
Cô học trò 15 tuổi kết luận: Con người luôn khát khao thành công nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Không chỉ giàu có về vật chất mà còn phải giàu có cả tâm hồn.
Theo: Pháp luật
Sẵn sàng giành giật?
Trong buổi phỏng vấn sau đó của VTV, cảnh té chỏng gọng đó đã được chiếu đi chiếu lại nhiều lần. Có lẽ VTV cũng như đa số khán giả đều thấy có gì đó không ổn, xa lạ với văn hóa của người Việt Nam, khi một người đã có tuổi; tóc bạc phơ như Jack Canfield bị chèn ngã. Trả lời VTV ông nói đại ý nếu tự nhiên mà họ chạy lên giật sách trên tay ông thì không tốt nhưng đây là do ông giơ quyển sách lên và hỏi ai muốn có quyển sách này... Vậy thì họ không đáng trách.
Theo tường thuật của các báo, "Lúc đó ông đặt một câu hỏi với các tham dự viên: "Bạn có biết sự khác biệt giữa kẻ thắng, người thua trong xã hội là gì không?" Ông cầm quyển sách của mình lên và bảo: "Có ai muốn được quyển sách này không? Hãy đến lấy?". Cả hội trường đông đúc, người này nhìn người kia. Thế rồi có hai thanh niên chạy vọt lên giành lấy quyển sách, chèn ông té văng vì cú chen lấn này, song ông vẫn thản nhiên tiếp lời: "Họ đã có được quyển sách. Khác biệt chính ở chỗ họ đã hành động?" . Vâng, họ đã hành động và đã thắng. Tóm lại, để thắng họ phải sẵn sàng giành giật và xô ngã mọi chướng ngại? Triết lý ở đây là dám hành động - một trong những bí quyết thành công của Jack Canfield?
Có điều như chính Jack Canfield đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn trước đó không lâu, "Sẽ không thể gọi là thành công nếu hôm nay chúng ta làm tổn thương người khác, vì chắc chắn một ngày nào đó đến lượt mình sẽ bị tổn thương!". Một vị khách ngồi ở hàng ghế đầu bất nhẫn đã chạy vội lên đỡ ông dậy. May mà chưa đến nỗi chấn thương sọ não. Sau đó, tuy ông vẫn giữ được vẻ điềm nhiên nhưng không giấu được ít nhiều gượng gạo khi phát biểu và chắc chắn sẽ… rút kinh nghiệm dài lâu khi khuyến khích người ta hành động với bất cứ giá nào!
(ảnh minh họa: Internet)
Không chỉ ngước lên cao
Jack Canfield là một tỉ phú Mỹ, nổi tiếng với quyển sách Chicken soups for the soul, hiện là tác giả của hơn 110 đầu sách với hàng trăm triệu bản phát hành trên toàn thế giới bằng 46 thứ tiếng và ngay tại Mỹ, người ta gọi ông là America’s Success Coach.
Ông đã đi diễn thuyết khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, mở nhiều lớp huấn luyện dạy "bí quyết thành công”.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, ông diễn thuyết tại khách sạn Equatorial, TPHCM. Theo báo chí thì hôm đó Jack Canfield bắt đầu buổi diễn thuyết của mình bằng cách hứa hẹn sẽ giúp mọi người tăng thu nhập gấp đôi, sẽ làm việc ít hơn mà thu lợi nhiêu hơn hạnh phúc gia tăng.
Quá hấp dẫn? Những nguyên tắc ông đưa ra là phải dám ước mơ, dám hành động và "hãy giao du vượt cấp và biết ơn người khác".
Biết ơn người khác thì tốt rồi nhưng giao du... vượt cấp thì có lẽ cần coi lại, cũng như dám hành động thì tốt rồi nhưng hành động với bất cứ giá nào để đạt ước muốn thì phải coi lại.
Đọc tiểu sử của Jack Canfield thì đó là một người tự thành đạt - self made man - đáng khâm phục. Con đường ông trải qua không hề dễ dàng. Lớn lên ở miền Tây Virginia, cha làm ở một cửa hàng bán hoa, mẹ nghiện rượu. Ông phải phụ cha mẹ trong các kỳ nghỉ hè. Ông từng làm bảo vệ hồ bơi, bán hàng, phục vụ bữa ăn sáng trong ký túc xá, làm việc cật lực để trả tiền sách vở, quần áo dù được học bổng. Ở các năm cuối đại học ông còn phải đi dạy thêm.
Có thời, mỗi tối ông chỉ có 21 xu để ăn tối, "chỉ để tồn tại" như ông tiết lộ. Tốt nghiệp đại học, ông dạy sử ở một đường người da màu và may mắn gặp W. Clement Stone, một triệu phú giúp đỡ. Nếu nhà triệu phú kia cũng theo nguyên tắc chỉ "giao du vượt cấp " của ông thì chắc là ông không có cơ hội tiếp cận để có ngày hôm nay.
Phát tâm Bồ đề - phát tâm làm giàu
Jack Canfield là một người có ý chí, có nghị lực và hiếu học. . . Hồi trẻ, ông đã đọc rất nhiều sách, cả ngàn cuốn, "cứ hai ngày ngốn một cuốn". Khi nổi tiếng, ông vẫn tiếp tục học hỏi bằng cách đi nhiều nơi, phỏng vấn nhiều người thành đạt lặn lội đến tận Ấn Độ, Nepal để học Thiền.
Ở ông toát ra một sự tự tin, dễ mến nhưng cách thuyết giảng của ông thực là đáng ngại, nhất là đối với những người bạn trẻ, mới vào đời, trên đường lập nghiệp dễ thấy cái hào quang hiện tại mà quên đi sự phấn đấu gian khổ của ông trong quá khứ.
Cách quảng cáo các lớp học của ông như: "6 days for prosperity" (6 ngày để đạt tới sự thịnh vượng), Change your life in under a week (Thay đổi đời bạn trong chưa đầy một tuần lễ)... nhằm kích thích lòng ham muốn của mọi người.
Thành công là đem hạnh phúc đến cho người khác bằng cách vượt qua chính mình
Cũng rất cần được cân nhắc. Bản thân Jack Canfield đã là một tấm gương tốt: gương kiên nhẫn, gương chiến đấu với nghịch cảnh đề tự thành đạt, đáng được trân trọng. Nhưng cái cách quảng cáo tiếp thị ồn ào, truyền tiêu đa cấp… thì lại rất cần phải cảnh giác.
Phát hiện lớn nhất giúp ông thành công, theo tôi đó là sự "chuyển hóa tâm", giúp một người thất bại, ngã lòng, tự ti có thể thay đổi cách nhìn, cách nghĩ để phấn đấu vươn lên. Có thể nói bài học đó ông đã học từ phương Đông, được nói từ nhiều ngàn năm trước: "Nhất thiết duy tâm tạo" mà theo cách nói hiện đại của ông là “just by shifting your mindset" - chỉ cần chuyển dịch cái tâm của bạn hoặc "re-boot the mind" - chỉ cần kích hoạt lại cái tâm đó hoặc "through the mind alone" . Điều này thì đúng.
Nhưng ở phương Đông, đó là cái "phát tâm Bồ đề ", cái tâm tỉnh giác, tiết độ, kham nhẫn, tri túc, từ bi hỷ xả thì mới có được hạnh phúc bên lâu. Ông đã áp dụng triết lý Đông phương kết hợp với hành động Tây phương thì cái "phát tâm Bồ đề" kia trở thành cái "phát tâm làm giàu”. Dĩ nhiên phát tâm làm giàu, quyết chí làm giàu là điều tốt nhưng làm giàu bằng mọi giá, làm giàu thật nhanh mà không phải tốn công sức thì dễ nguy! Bởi thành nào cũng phải có công, thành mà không có công thì rất mau đổ vỡ?
Thành công chứa nỗ lực và sự yêu thương
Cũng thời điểm đó, giới trẻ Việt Nam rộ lên một sự kiện khác được báo chí - cả báo viết lẫn báo mạng - nhất là các blog của giới trẻ truyền đi một bài văn của một nữ sinh lớp 10, cũng nói về sự thành công bản chất của thành công. Đó là bài tập làm văn của em Hà Minh Ngọc với đề tài: "Một bài học sâu sắc ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em".
Hà Minh Ngọc đã đạt điểm 9+ với lời phê của cô giáo: “Cám ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất? Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công."
Điều thú vị ở đây, em chỉ được cô giáo cho có chín điểm thôi, không cho điểm 10. Bởi vì người phương Đông ai cũng biết cái gì đầy quá tất đổ? Cô còn chừa cửa cho em phấn đấu. Em mà tự cao, tự đại thì em…. hỏng?
Phần cô, cô rất khiêm tốn, cô coi học trò cũng là “thầy” mình, cô cám ơn học trò đã tặng cô một bài học, đã cho cô một lời động viên đúng lúc.
Tóm lại, cô sẵn sàng "giao du” với kẻ thấp hơn mình? Theo cái nhìn của người học trò nhỏ kia thì thành công chính là biết vượt qua chính mình.
Em viết đó là: "Khi bố và con trai bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đóa hồng" của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ”.
Hóa ra thành công là đem hạnh phúc đến cho người khác bằng cách vượt qua chính mình. Thành công còn có ý nghĩa là phải có nghị lực và phải khổ luyện. Đó là câu chuyện một cậu bé bị dị tật ở chân mà ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá, để rồi sau bao nỗ lực khổ luyện với bao nghị lực và quyết tâm đã chiến thắng hoàn cảnh, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ.
Bài học tiếp theo của thành công là phải kiên nhẫn và nỗ lực hết sức để khẳng định mình
Điều quan trọng, thành công phải chất chứa tình yêu thương. Em kể chuyện một bài văn của một cậu bé, thay vì tả người mẹ đã tả bà ngoại, người đã cưu mang mình từ nhỏ vì mất mẹ. Bài văn bị bắt lỗi lạc đề. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. "Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?". Cô bé học trò viết.
Thành công còn là sự hy sinh: Khi một cậu học trò nghèo đậu thủ khoa một kỳ thi đại học, được báo chí vinh danh thì có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Rồi là khi một người phụ nữ chấp nhận hy sinh những cơ hội của đời mình để có được một gia đình hạnh phúc, trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ: "Chăm sóc bố và hai con chu đáo đối với mẹ đã là một thành công lớn"!
Cô học trò 15 tuổi kết luận: Con người luôn khát khao thành công nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Không chỉ giàu có về vật chất mà còn phải giàu có cả tâm hồn.
Theo: Pháp luật