• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hướng dẫn Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Ngọc Suka

Cộng tác viên
timthumb.php

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Đặc điểm nhận diện loại đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý

- Tư tưởng đạo lý thường là quan điểm về đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan của con người về văn hóa, tôn giáo,
tín ngưỡng, phương pháp, tư tưởng.

- Đề tài nghị luận về một hiện tượng đời sống: phong phú, đa dạng, bao gồm các vấn đề:

+ Về mục đích (lý tưởng, mục đích sống).

+Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, ba hoa, vụ lợi...).

+Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...), quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).

+ Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.

6212965-368-k42e2c8.jpg

- Hình thức trình bày: đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường được trình bày dưới dạng một danh ngôn, một phương ngôn hoặc một câu nói nổi tiếng, cũng có khi vấn đề tư tưởng đạo lí đó được hỏi trực tiếp.

- Yêu cầu của đề thường được trình bày dưới dạng suy nghĩ về ý kiến trên, giải thích và bình luận ý kiến trên.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý
* Kết cấu thông thường của một bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý gồm ba phần:​

Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

Thân bài:

1. Giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn luận:

(Trả lời câu hỏi: là gì?) Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu:

a. Lí giải
vấn đề. (Trả lời câu hỏi: tại sao?)
+Giải thích: người viết phải cắt nghĩa, làm sáng tỏ về ý nghĩa của đề, làm rõ chủ đề. Thường người viết sẽ cắt nghĩa theo từng vế câu, từng phần của câu nói, mỗi phần được giải thích sẽ tương đương với một luận điểm lớn của bài văn. Khái quát nội dung chính của tư tưởng đạo lí đó.

b. Đánh giá, luận bàn
về vấn đề đặt ra trong nhận định của đề bài. (Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng, ví dụ: có ngoại lệ hay không?, vấn đề có thể đúng, sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào?...)

b1. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

b2. Bày tỏ quan điểm để bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra 2 bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

Kết bài

- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
 
Đề bài: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lời tâm sự của HelenKiller: “Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”.
trietlidoigiayvoitinhyeu4.jpg
Hướng dẫn: Bài làm cần nêu được các ý chính sau:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng đạo lý cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề

2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định:

- Tôi đã khóc khi không có giày để đi: Trạng thái tâm lí buồn tủi, đau khổ, xấu hổ… khi thiếu thốn về vật chất.
- Khi nhìn thấy một người không có chân để đi giày: Nhìn thấy sự khiếm khuyết, thiệt thòi của người khác. So sánh với mình chợt nhận thấy mình còn may mắn, hạnh phúc hơn họ.
- Ý nghĩa câu nói: Câu nói là lời nhắc nhở mỗi người hãy bằng lòng với hoàn cảnh, tự tin lạc quan vươn lên trong cuộc sống, đừng buồn tủi vì những thiếu thốn, khiếm khuyết của bản thân.

b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc sống có rất nhiều người đã từng khóc khi gặp những thiếu thốn (về vật chất hoặc tinh thần); những chông gai, khó khăn trắc trở. Và từ đó họ buông xuôi, sống bi quan, chán nản, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên, cuộc sống của họ trở thành vô nghĩa.
- Nhưng rất nhiều người dù hoàn cảnh đầy bi đát, đen tối nhưng họ vẫn cố gắng nỗ lực phấn đấu bằng thái độ lạc quan, bằng niềm tin vào chính mình. Bởi những người đó đã biết nhìn rộng ra xung quanh để nhận thức được rằng những thiếu thốn của mình chẳng đáng gì so với người khác (Dẫn chứng).
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai thử thách. Con người không thể quyết định được hoàn cảnh của mình nhưng cần có nghị lực để vượt qua hoàn cảnh đó.

c. Bài học nhận thức và hành động
- Lời tâm sự của Helen Killer là thông điệp muốn nhắn gửi cho mọi người:đừng bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, những trắc trở, những khó khăn trong cuộc sống.
- Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân, cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập, biết đồng cảm, chia sẻ hình thành chí tiến thủ, có nghị lực vượt qua những bất hạnh trong cuộc sống.

3. Kết bài:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng đạo lý đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top