Nghị luận về một hiện tượng đời sống

ngan trang

New member
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. Kiến thức cơ bản:

1. Khái niệm: nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội, có ý nghĩa xã hội đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ.

2. Các yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- bố cục: Gồm 3 phần MB, TB, KL
- Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách làm bài văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,…..
- Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

II. Luyện tâp:


Đề 1
: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

1. Tìm hiểu đề:


- Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nội dung: bày tỏ các suy nghĩ về hiện tượng các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về nuôi dạy các em nên người.
- Tư liệu:đời sống thực tế, sách báo…

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.

b. Thân bài:

- Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào những mái ấm tình thương để nuôi dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái (dẫn chứng).

- Công việc này không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, nó đòi hỏi tính kiên nhẫn, lòng vị tha và đức hy sinh của những người thực hiện (dẫn chứng).

- Mỗi đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ có một hoàn cảnh riêng rất éo le, nhưng chúng đều giống nhau ở nỗi bất hạnh và tâm trạng mặc cảm; vì vậy việc thu nhận và nuôi dạy những đứa trẻ này có thể coi là cuộc tái sinh nhọc nhằn và kì diệu (dẫn chứng).

- Phê phán những hành vi ngược đãi trẻ em và phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với trẻ em (dẫn chứng).

c. Kết bài:
phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.

Đề 2:
Anh (chị), hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
1.Tìm hiểu đề
- Nội dung bình luận: hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay….
- Kiểu bài:nghị luận xã hội với các thao tác bình luận, chứng minh…
- Tư liệu: trong đời sống xã hội.

2. Lập dàn ý


a) Mở bài:
Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…

b) Thân bài:


- Phân tích hiện tượng.

+ Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…(DC)
+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường( DC)
-> Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Bình luận về hiện tượng:
+ Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận; Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.

c) Kết bài
.- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.

- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.

Đề 3
: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

1
, Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

2, Thân bài:
Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn lµ các vụ tai nạn đường bộ.

* Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:


- Khách quan:
Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...

- Chủ quan:


+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.

* Hậu quả
: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.

* Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:


- TNGT ¶nh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.

- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động

- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...

- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.

=>
Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

* ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PH¸P (HSTL).


3. Kết bài)


III.
Đề về nhà: Trình bày hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm của mình về những hịên tượng sau

1. Những người bị nhiễm HIV- AIDS.
2. Nạn bạo lực gia đình.
3. Nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em lang thang cơ nhỡ để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
4. Phong trào “ Tiếp sức mùa thi”.
5.Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong những ngày tết nguyên đán của VN.
6. Hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ tết ở VN là gì?
7. Phong trào tình nguyện “Mùa hè xanh”.
8. Đồng cảm và chia sẻ.




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề 2: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .

- Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dục đưa ra cuộc vận động "hai không".

- Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật. Hướng tới một nền giáo dục sạch trong toàn quốc.

- Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề:
+ Nói không với tiêu cực trong thi cử.
+ Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.
- Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì?

( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường...; quay cóp, gà bài để được điểm cao...)
- Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì? ( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báo cáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch, thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên...)

- Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không?
- Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không?

- Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động như thế nào?

- Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không.

- Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này trong giai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cần thiết? thực hiện ở mức độ nào? )

- Hướng phấn đấu và học tập của bản thân.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top