Nghị luận về câu "Nản lòng là cái chết trong tâm hồn"

Chị Lan

New member
NGHỊ LUẬN VỀ CÂU "NẢN LÒNG LÀ CÁI CHẾT TRONG TÂM HỒN"

Cách ngôn Pháp có câu: “Nản lòng là cái chết trong tâm hồn”. Hãy giải thích và bình luận câu nói trên.

Dàn ý:

1. Mở bài:

Bất kỳ một công việc nào, dù công việc làm ăn, học tập hay công tác, cũng thường có nhiều lời ong tiếng ve bàn ra tán vào, nên nhiều yếu tố khách quan tác động đến. Chủ trì công việc đó, nếu không “giữ chí cho bền”, ta sẽ dao động, lúng túng và nản lòng. Mà nản lòng thì kết quả công việc sẽ ra sao? Bàn về điều này, cách ngôn Pháp có câu: “Nản lòng là cái chết trong tâm hồn”.

2. Thân bài:

a/ Giải thích nội dung y nghĩa câu cách ngôn.


- Nản lòng: Là thoái chí, giảm sút y chí, không muốn làm tiếp công việc khi bất chợt gặp khó khăn, chướng ngại khó có thể vượt qua. Lúc này, người chủ trì công việc đã muốn ngừng tay, bỏ dở, buông xuôi. Nản lòng cũng là trạng thái tâm lí mất hứng thú, mất hăng hái, mất tin tưởng và hi vọng, lụi tắt lửa nhiệt tình, tâm hồn nguội lạnh.

- Theo câu cách ngôn, “Nản lòng là cái chết trong tâm hồn”. Cái chết trong tâm hồn chính là trạng thái tâm lí vừa nói.

b/ Bình luận câu cách ngôn.

- Câu cách ngôn này mới đọc qua, tưởng chừng như vô lí, nhưng suy ngẫm kỹ, đây đúng là một cách diễn đạt mạnh mẽ gây được ấn tượng sâu sắc. Sự nguội lạnh của tâm hồn được tác giả dân gian Pháp thể hiện bằng hình ảnh “cái chết trong tâm hồn”. Hình ảnh này không những dự báo một kết cục đen tối bi thảm mà còn có một y nghĩa phê phán mãnh liệt đối với những ai thiếu dũng khí không giữ được chí cho bền, yếu đuối về mặt y’ chí và nghị lực.

- Đây là một lời khuyên đầy y’ nghĩa cho tất cả mọi người. Trong đời, ai chẳng đi theo một lí tưởng, thực hiện một mục đích, tiến hành một công việc và chẳng gặp khó khăn trở ngại, có nhiều khó khăn, phải thất bại liên tiếp. Do đó, cuộc đời đòi hỏi tất cả mọi người phải có một tinh thần giữ bền y’ chí, giữ vững nghị lực và niềm tin.

- Đủ thấy, sự bền lòng vững chí là yếu tố rất cần thiết trong cuộc sống thường ngày của tất cả mọi người, mọi giới. Tục ngữ của ta nhiều câu đã đề cập đến tinh thần này:

Sóng cả không ngã tay chèo

Có công mài sắt có ngày nên kim

Ai ơi! Giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai


Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Bá Học viết: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Bác Hồ cũng từng khẳng định:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên


3. Kết bài

- Câu cách ngôn trên là một tư tưởng quí báu, một bài học sâu sắc khuyên bảo mọi người kiên trì nhẫn nại trước mọi khó khăn trên đường đời để được thành công

- Câu cách ngôn này phù hợp với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Chúng ta là học sinh nên lấy đó làm phương châm sống cho mình để luôn luôn chiến thắng cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đừng để tâm hồn mình nguội lạnh. Ánh lửa của nhiệt tình, niềm tin, hi vọng dù không giúp ta trở thành người tài năng dũng cảm thì cũng có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình.

(Theo Trần Văn Sáu - Trần Tước Nguyên)
 
Đôi khi trong cuộc sống chúng ta gặp phải những trở ngại làm nản chí, và chỉ muốn trốn tránh, tìm một góc tôí nào đó để gậm nhấm đắng cay- đó là sự nàn lòng.
Nhưng cuộc đơì vẫn còn nhiêù bất ngờ đang chờ ta ở phía trước, hãy đứng lên và ngẩng cao đâù để bước tiếp tơí tương lai.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top