• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nghị luận:Nạn bạo lực học đường

ngan trang

New member
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Sự thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vấn đề nóng bỏng này thông qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược, mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người”  mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên  ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương  Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
 
ta có thể nói thêm về sự giả tạo của những học sinh đanh nhau. ơ trường, ở lớp họ tỏ vẻ là một người ngoan hiền nhưng khi ra ngoài xã hội họ mới thật sư lột xác hoàn toàn. những" nữ sinh thanh lịch" ấy lại là những học sinh gây ra nhiều vụ đánh nhau ngoài xã hội. họ chỉ tạo một vỏ bọc bên ngoài thật hoàn mĩ,thật bóng bẩy nhưng thực chất thì hoàn toàn ngược lại.
 
Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng việc học sinh đánh nhau,mang vũ khí vào trường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân cận. Đồng thời cũng vì thế mà bộ Giáo Dục chỉ đưa ra những qui định qua loa như:”Học sinh không được đánh nhau,không mang vũ khí vào trường”nhưng không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung, . Song thời gian gần đây, những vấn đề này đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?


Đánh nhau,mang vũ khí vào trường hay còn gọi là bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở Việt Nam.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội.Những hành động này xảy ra ở nhiều dạng như xúc phạm,lăng mạ,đay nghiến từ đó dẫn tới đánh nhau,tra tấn,làm hại sức khỏe,cơ thê con người.


Ngày nay chỉ gần lên mạng thì cũng đã có hàng tá clip đánh nhau của các học sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót.Tại TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng).1 nữ học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác.


Những hành động trên là do sự phát triên thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống,ngoài ra do ảnh hưởng của phim, ảnh, sách, báo,game mang tính bạo lực,sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.Nền giáo dục nặng về kiến thức,đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người,từ đó dẫn nên những vấn đề về
tâm lí của tuổi học trò.Bực dọc,ức chế không thê chia sẻ hay được sự quan tâm của người lớn,thầy cô.Các học sinh có những hành động bạo lực trong nhà trường đê “xả” đi những ức chế trong người,những học sinh có những hành động này cũng là do mặc cảm với bản thân,với bạn bè nên có xu hướng hù dọa đê được nê trọng.Ngoài cách xa lánh các bạn ấy thì chúng ta phải cố gắng giúp đỡ mở rộng vòng tay chào đón đê các bạn ấy trở lại thành những học sinh ngoan hiền chứ không phải quậy phá dùng vũ lực đê ức hiếp người khác.
Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ thì sẽ có nhiều học sinh sẽ trở thành nạn nhân hoặc là kẻ gây ra bạo lực trong vấn nạn bạo lực học đường này,những kết quả mà ta không hề mong muốn sẽ xảy ra.Đối với nạn nhân:tôn thương về thê xác và tinh thần,tôn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại,tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.Đối với kẻ gây ra bạo lực làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội;bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.Đê xóa bỏ vấn nạn bạo lực học đường trong nhà trường,ngoài đặc ra những qui định,chúng ta phải tuyên truyền giáo dục,cải cách nhân phẫm,tư vấn tâm lí cho những đối tượng gây ra bạo lực và nạn nhân của bạo lực học đường, có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác đê phòng ngừa và triệt tiêu vấn nạn này.Ngoài xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và khống chế hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực,mạnh dạn lên án bạo lực gia đình.


Qua câu nói của Mahatma Gandhi: “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bân được.”Chúng ta thấy rằng không chỉ 1 vài cá nhân mà làm chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ ngày nay,cũng còn rất nhiều bạn trẻ tài năng là tương lai của đất nước.Qua vấn đề trên,chúng ta phải có những quan điêm,nhận thức,hành động đúng đắn,hình thành những quan niệm sống tốt đẹp và phải cố gắng học tập đê phát triển đất nước,nâng cao xã hội văn minh.


Những qui định của bộ Giáo Dục cũng chỉ là những qui định,muốn vấn nạn về việc đánh nhau mang hung khí vào trường kết thúc thì người lớn,thầy cô giáo trong trường phải trở thành những tấm gương sáng để học sinh,con cái noi theo.Và quan trọng nhất là do chúng ta,những học sinh phải biết tự ý thức về chính mình,cố gắng học tập đê có tương lai tốt đẹp mai sau.
 
bàn về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.

a/Yêu cầu :

Về nội dung:

- Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được vấn đề tình trạng bạo lực học đường đang trở nên phổ biến khiến dư luận xã hội quan tâm, báo động.

- Giải thích khái niệm bạo lực học đường : cách úng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa học sinh bằng bạo lực…Học sinh có thể nêu ví dụ làm rõ.

- Nguyên nhân của tình trạng trên: việc giáo dục đạo đức học sinh, thanh thiếu niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng; nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế kinh tế thị trường; tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong một bộ phận giới trẻ… Nêu một vài dẫn chứng làm rõ lập luận.

- Cách giải quyết tình trạng bạo lực học đường.

- Suy nghĩ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…

Về kĩ năng:

- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về các vấn đề xã hội, biết nêu vấn đề, giải thích, chứng minh, đánh giá vấn đề; từ đó rút ra bài học cho bản thân.

- Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

b/Cho điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu ở mức khá; biết tìm dẫn chứng làm rõ lập luận.Văn viết trôi chảy; có thể mắc 3- lỗi chính tả, ngữ pháp .

- Điểm 1: Không rõ lập luận, không biết giải thích khái niệm, giải thích không chính xác; không có dẫn chứng; bài làm sơ sài,; có trên 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top