Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
ĐỀ 23: Suy nghĩ của anh /chị về câu nói sau đây: “ nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa”.
BÀI LÀM
Để sống được trên đời là một điều khó. Nhưng sống làm sao cho cuộc đời có ý nghĩa thì lại là một chặng đường dài và gian nan hơn. Con người ta ai cũng muốn được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, đa số họ luôn coi vật chất là thứ rất quan trọng và không thể thiếu. Đánh mất bản thân vào những cuộc tranh quyền hưởng lợi. Dần dần nó khiến họ quên đi cái thật sự quý giá nhất là gì. Một bàn cân giữa “ vật chất’ và “ tâm hồn” từ đó mà hình thành.
Vật chất là những thứ của cải do chính con người làm ra.. Nếu ta nghèo về vật chất, ta cố gắng làm lụng, ta cố gắng hơn những người khác thì đến một lúc nào đó ta sẽ vượt qua, dù không giàu có nhưng cũng không còn nghèo nữa. Nghèo vật chất, có khi chỉ cần vài năm hoặc hơn một chút nữa, ta có thể trở nên ổn định. Thế nhưng tâm hồn đã nghèo nàn, khô cằn như một thân cây khô thì khó mà làm nó sống lại. Thêm nữa, một khi ta cố gắng, sẽ có nhiều người giúp đỡ ta, nhiều khi sự giúp đỡ đó không là của cải vật chất, nhưng giúp ta thêm nghị lực để vượt qua. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của vật chất quá lớn nên có không ít người đã hi sinh vì nó. Còn tâm hồn lại là “ của cải tinh thần” là cái phải trau dồi, vun đắp, nhận xét để rút ra những bài học kinh nghiệm làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho bản thân. Ngoài ra, ta còn phải biết yêu thương, phải biết cho và nhận những giá trị tinh thần. Một khi “ tâm hồn” đã nghèo nàn thì không còn phương cứu chữa, vì người nghèo nàn về tâm hồn chỉ biết đến bản thân họ. Khi thành công thì tự phụ, cho ta là hơn hết tất thảy mọi người khác, coi những người khác là tầm thường , là vô dụng. Người nghèo thiếu gì nhất ? Là tiền! Thiếu tiền đã mang những nỗi khổ khôn cùng cho người nghèo.
Tuy nhiên, quá chú ý đến tiền thì dễ coi thường những thứ không thuộc về tiền, kết quả người nghèo nhận được ít mà mất đi rất nhiều. Không có tiền thì không có hành động to tát, chỉ có thể là những dằn vặt về cơm áo gạo tiền. Ở trong tầng lớp thấp của xã hội thì khó nhìn xa trông rộng, thế là người nghèo thường để lỡ mất cơ hội, cả đời đều sẽ chỉ ngước nhìn người khác, ngưỡng mộ sự nghiệp của người khác. Không còn cách nào khác, chỉ có người nghèo tự mình hiểu rằng thiếu tiền thì không có nền móng của sự nghiệp, thiếu tiền thì không có được điều kiện học tập, giáo dục tốt nhất, thiếu tiền ảnh hưởng tới trạng thái tâm lí; thiếu tiền sẽ là phần bi kịch của cuộc đời. Tại sao ư? Tại vì tiền đâu cho con tới trường; tiền đâu mua quà cho con; tiền đâu chăm sóc sức khỏe mỗi khi mẹ cha trái gió trở trời…? Nó sẽ trở thành câu hỏi thống thiết làm dằn vặt những con người sống trong nghèo khó. Thế nhưng, vẫn không đáng sợ bằng một tâm hồn đã chết vì chẳng còn yêu thương. Tâm hồn đã khô cằn sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ con đường phía trước. Thiếu tiền có thể dẫn đến thiếu lí trí, điều đó có thể dẫn họ đi tới những hành động thiếu suy nghĩ, trở thành những phần tử xấu của xã hội. họ dễ mắc những sai lầm như cướp giật, giết người… những hành vi trái pháp luật. Còn đối với những người giàu có, họ lại càng muốn mình trở nên giàu hơn, coi thường những tầng lớp thấp kém trong xã hội, luôn nhìn họ với một ánh mắt lạnh lung, vô cảm. Để đạt được mục đích đó đã có không ít người làm những việc bất hợp pháp. Kết quả là ảnh hưởng to lớn tới người xung quanh hoặc có thể mất đi tất cả những gì đang có.
Ít hai hiểu được một người giàu có thật sự là thế nào? Đó là một người nhiều tiền, nhiều của cải, địa vị cao sang, có kẻ hầu người hạ. Tất cả đều không phải. Một người giàu có thật sự là một người có tâm hồn cao đẹp, biết đặt tình thương lên hàng đầu, cho đi mà không mong nhận lại. Làm gì cũng nghĩ đến lợi ích chung, luôn xem xét lại những thất bại trong công việc để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Có thể về mặt vật chất họ không có gì nhiều, nhưng ngược lại họ sống vui vẻ bên bạn bè và người thân. Tâm hồn họ không bị vấy bẩn bởi điều gì và không có gì phải lo sợ. Đối với riêng tôi, vật chất luôn có một sức hút, tôi luôn khao khát trở thành một người giàu có. Tôi đã sống nhiều năm trong cái lớp ngoài hào nhoáng của những điều hư ảo đó và không biết cái thật sự tôi cần là gì? Nhưng cuối cùng tôi đã nhận ra rằng, tất cả những thứ vật chất đó vốn chỉ là phù du không hơn không kém. Và tôi vui mừng vì tôi chưa đánh đổi tâm hồn mình cho những thứ phù phiếm ấy.
Cuộc sống vốn không bao giờ có điều gì hoàn thiện cả vì vậy bàn cân giữa “ vật chất” và “tâm hồn” luôn luôn chênh lệch nhau dù ít hay nhiều. Nhưng sống làm sao để luôn ngẩng cao đầu mới gọi là sống, sống làm sao để khi “ ra đi” những người xung quanh phải tiếc thương thì mới không uổng một đời người. Ranh giới giữa “ tâm hồn” và “ vật chất” do chính chúng ta đặt ra, vì vậy theo thời gian hãy cố gắng hoàn thiện nó ngày một tốt hơn!
Theo Sách Chuyên đề Văn Nghị luận xã hội*
BÀI LÀM
Để sống được trên đời là một điều khó. Nhưng sống làm sao cho cuộc đời có ý nghĩa thì lại là một chặng đường dài và gian nan hơn. Con người ta ai cũng muốn được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, đa số họ luôn coi vật chất là thứ rất quan trọng và không thể thiếu. Đánh mất bản thân vào những cuộc tranh quyền hưởng lợi. Dần dần nó khiến họ quên đi cái thật sự quý giá nhất là gì. Một bàn cân giữa “ vật chất’ và “ tâm hồn” từ đó mà hình thành.
Vật chất là những thứ của cải do chính con người làm ra.. Nếu ta nghèo về vật chất, ta cố gắng làm lụng, ta cố gắng hơn những người khác thì đến một lúc nào đó ta sẽ vượt qua, dù không giàu có nhưng cũng không còn nghèo nữa. Nghèo vật chất, có khi chỉ cần vài năm hoặc hơn một chút nữa, ta có thể trở nên ổn định. Thế nhưng tâm hồn đã nghèo nàn, khô cằn như một thân cây khô thì khó mà làm nó sống lại. Thêm nữa, một khi ta cố gắng, sẽ có nhiều người giúp đỡ ta, nhiều khi sự giúp đỡ đó không là của cải vật chất, nhưng giúp ta thêm nghị lực để vượt qua. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của vật chất quá lớn nên có không ít người đã hi sinh vì nó. Còn tâm hồn lại là “ của cải tinh thần” là cái phải trau dồi, vun đắp, nhận xét để rút ra những bài học kinh nghiệm làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho bản thân. Ngoài ra, ta còn phải biết yêu thương, phải biết cho và nhận những giá trị tinh thần. Một khi “ tâm hồn” đã nghèo nàn thì không còn phương cứu chữa, vì người nghèo nàn về tâm hồn chỉ biết đến bản thân họ. Khi thành công thì tự phụ, cho ta là hơn hết tất thảy mọi người khác, coi những người khác là tầm thường , là vô dụng. Người nghèo thiếu gì nhất ? Là tiền! Thiếu tiền đã mang những nỗi khổ khôn cùng cho người nghèo.
Tuy nhiên, quá chú ý đến tiền thì dễ coi thường những thứ không thuộc về tiền, kết quả người nghèo nhận được ít mà mất đi rất nhiều. Không có tiền thì không có hành động to tát, chỉ có thể là những dằn vặt về cơm áo gạo tiền. Ở trong tầng lớp thấp của xã hội thì khó nhìn xa trông rộng, thế là người nghèo thường để lỡ mất cơ hội, cả đời đều sẽ chỉ ngước nhìn người khác, ngưỡng mộ sự nghiệp của người khác. Không còn cách nào khác, chỉ có người nghèo tự mình hiểu rằng thiếu tiền thì không có nền móng của sự nghiệp, thiếu tiền thì không có được điều kiện học tập, giáo dục tốt nhất, thiếu tiền ảnh hưởng tới trạng thái tâm lí; thiếu tiền sẽ là phần bi kịch của cuộc đời. Tại sao ư? Tại vì tiền đâu cho con tới trường; tiền đâu mua quà cho con; tiền đâu chăm sóc sức khỏe mỗi khi mẹ cha trái gió trở trời…? Nó sẽ trở thành câu hỏi thống thiết làm dằn vặt những con người sống trong nghèo khó. Thế nhưng, vẫn không đáng sợ bằng một tâm hồn đã chết vì chẳng còn yêu thương. Tâm hồn đã khô cằn sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ con đường phía trước. Thiếu tiền có thể dẫn đến thiếu lí trí, điều đó có thể dẫn họ đi tới những hành động thiếu suy nghĩ, trở thành những phần tử xấu của xã hội. họ dễ mắc những sai lầm như cướp giật, giết người… những hành vi trái pháp luật. Còn đối với những người giàu có, họ lại càng muốn mình trở nên giàu hơn, coi thường những tầng lớp thấp kém trong xã hội, luôn nhìn họ với một ánh mắt lạnh lung, vô cảm. Để đạt được mục đích đó đã có không ít người làm những việc bất hợp pháp. Kết quả là ảnh hưởng to lớn tới người xung quanh hoặc có thể mất đi tất cả những gì đang có.
Ít hai hiểu được một người giàu có thật sự là thế nào? Đó là một người nhiều tiền, nhiều của cải, địa vị cao sang, có kẻ hầu người hạ. Tất cả đều không phải. Một người giàu có thật sự là một người có tâm hồn cao đẹp, biết đặt tình thương lên hàng đầu, cho đi mà không mong nhận lại. Làm gì cũng nghĩ đến lợi ích chung, luôn xem xét lại những thất bại trong công việc để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Có thể về mặt vật chất họ không có gì nhiều, nhưng ngược lại họ sống vui vẻ bên bạn bè và người thân. Tâm hồn họ không bị vấy bẩn bởi điều gì và không có gì phải lo sợ. Đối với riêng tôi, vật chất luôn có một sức hút, tôi luôn khao khát trở thành một người giàu có. Tôi đã sống nhiều năm trong cái lớp ngoài hào nhoáng của những điều hư ảo đó và không biết cái thật sự tôi cần là gì? Nhưng cuối cùng tôi đã nhận ra rằng, tất cả những thứ vật chất đó vốn chỉ là phù du không hơn không kém. Và tôi vui mừng vì tôi chưa đánh đổi tâm hồn mình cho những thứ phù phiếm ấy.
Cuộc sống vốn không bao giờ có điều gì hoàn thiện cả vì vậy bàn cân giữa “ vật chất” và “tâm hồn” luôn luôn chênh lệch nhau dù ít hay nhiều. Nhưng sống làm sao để luôn ngẩng cao đầu mới gọi là sống, sống làm sao để khi “ ra đi” những người xung quanh phải tiếc thương thì mới không uổng một đời người. Ranh giới giữa “ tâm hồn” và “ vật chất” do chính chúng ta đặt ra, vì vậy theo thời gian hãy cố gắng hoàn thiện nó ngày một tốt hơn!
Theo Sách Chuyên đề Văn Nghị luận xã hội*