Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Xã hội học tập
Nghẹn lòng giấc mơ của "thần đồng" bị lãng quên
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 26658" data-attributes="member: 18"><p>“Con muốn sau này làm bác sĩ nhưng nhà con nghèo quá, sợ phải bỏ học giữa chừng. Con thường xem chương trình “Vượt lên chính mình” của HTV và chú Quyền Linh, lúc nào cũng mơ được tới lượt mình...”</p><p></p><p>Bé Bùi Thị Diễm Trang, sinh năm 2000, ở xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, được phát hiện và suy tôn là “thần đồng” cách đây 5 năm vì chưa đi học mẫu giáo đã biết đọc - viết, làm được nhiều phép toán. Rất nhiều người hiếu kỳ tìm đến nhà cô bé để kiểm tra thực hư và đều thán phục. Nhưng rồi, tài năng ấy dần bị lãng quên.</p><p> </p><p>Nay, chúng tôi tìm về thăm Diễm Trang. Thật bất ngờ, “thần đồng” sống cùng ba mẹ trong căn nhà tình thương chật chội, cũ nát của bà ngoại, nhiều năm liền là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Lộc Thuận.</p><p></p><p><strong>Khả năng thiên phú</strong></p><p><strong></strong></p><p>Khi mới lên 5, bé Diễm Trang đã sớm bộc lộ những khả năng thiên phú: biết đọc, viết rành rọt và làm toán cộng - trừ - nhân - chia, thậm chí giải được phương trình bậc 1 dù em chưa qua lớp mẫu giáo. Chị Nhung, một người bán nước gần nhà em, kể: “Hồi đó, người của đài truyền hình xuống làm phóng sự. Họ ra đề toán nhân nhiều số, kết quả lên đến hàng tỉ. Trong lúc những người ra đề còn bấm máy tính tìm kết quả thì bé Trang đã có đáp số chính xác bằng cách tính nhẩm, rồi đọc vang dãy số. Đúng là thần đồng!”.</p><p></p><p style="text-align: center"><img src="https://vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/25/images1927286diemtrang.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Bùi Thị Diễm Trang (thứ hai từ trái sang) cùng mẹ, bà ngoại và anh trai bên căn nhà tình thương chật chội, cũ nát </p><p></p><p>Chị Phạm Thị Thanh, mẹ của bé Trang, kể lại: Khi đó, dù phát hiện con có những khả năng đặc biệt nhưng nghèo quá, chị không có tiền cho con đi nhà trẻ. Đến khi Trang gần 5 tuổi, chị dạy cho con làm quen với bảng chữ cái để chuẩn bị vào mẫu giáo, chỉ cần dạy thoáng qua, cô bé đã thuộc lòng. Ngoài chị, trong nhà không có ai dạy Trang học. Vậy mà em tự ráp vần và đọc chữ lưu loát. Từ đó, có bao nhiêu sách vở của anh trai, bé Trang cũng tìm đọc, học và nhớ rất nhanh.</p><p></p><p>“Hồi đó, thằng Tâm (Bùi Hữu Tâm, SN 1992, anh của Trang, hiện đang học lớp 12 - PV) học lớp 7 nhưng thường bị con Trang “rượt”. Nó lấy sách của thằng Tâm đọc rồi quay sang hỏi, nhiều khi làm thằng anh ú ớ” - bà Phạm Thị Đê, bà ngoại của Diễm Trang, kể. Cô Nguyễn Thị Oanh, tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Lộc Thuận, xác nhận với chúng tôi về những khả năng đặc biệt của Diễm Trang: “Lúc bé Trang chưa đi học, tôi và Huyện đoàn có đến nhà em để kiểm tra và bất ngờ khi thấy em thực hiện được phép toán chia 3 chữ số, chữ viết của em cũng đẹp tuyệt vời”.</p><p></p><p><strong>Sau 5 năm, vẫn... “thần đồng”</strong></p><p></p><p>Thời gian đầu, ngày nào cũng có các tổ chức và người dân đến nhà cô bé để xác thực. Bé Trang cũng khá siêng, hễ có người yêu cầu thể hiện khả năng “thần đồng” là em làm, có khi quên ăn cơm. Hầu hết những người đến nhà tìm hiểu năng lực của em chẳng qua là để thỏa trí tò mò chứ không phải thật sự quý trọng tài học của cô bé.</p><p></p><p>“Thần đồng” Bùi Thị Diễm Trang nay đã lên lớp 4. Nhiều năm liền, em là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Lộc Thuận. Giấy khen của em xếp cả chồng dày cộp. Chúng tôi lật xem những bài kiểm tra của em, hầu hết là điểm 10, rất ít bài điểm 9, kể cả hai môn khó “ăn điểm” là văn và tiếng Anh. Chữ em rất đẹp và đều đặn, vở rất sạch sẽ và ngăn nắp. Em đã giành nhiều giải nhất của các cuộc thi “vở sạch – chữ đẹp” ở tỉnh Bến Tre những năm qua. Chị Thanh cho biết: “Trang tự luyện chữ viết ngay từ lớp 1, có thể viết chữ đứng, chữ nghiêng và viết giống bất kỳ mẫu chữ nào thầy, cô giáo đưa ra”. Bởi vậy, tập vở của Trang thường được những người hàng xóm đến xin để cho con, cháu họ học theo.</p><p></p><p>Diễm Trang còn viết bài gửi các chương trình phát thanh, truyền hình và báo dành cho thiếu nhi, đồng thời tham gia bản tin “Tuổi thơ xứ dừa” của CLB Phóng viên nhỏ tỉnh Bến Tre.</p><p></p><p><strong>Có thể bỏ học vì quá nghèo</strong></p><p></p><p>Cả nhà Diễm Trang có đến 5 miệng ăn, trong đó em và anh trai đang đi học, toàn bộ đều nhờ vào khoản thu nhập 400.000 đồng/tháng từ tiền công làm tạp vụ của mẹ em ở trạm y tế xã và 300.000 đồng/tháng của ba em làm ở Hội Chữ thập đỏ xã Lộc Thuận. Vì vậy, quanh năm suốt tháng cứ thiếu trước hụt sau. Căn nhà đang ở cũng là nhà tình thương do xã cất cho bà ngoại em, em và anh trai cùng ba mẹ về ở nhờ.</p><p></p><p>Ba em (anh Bùi Văn An, SN 1965) từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia từ năm 1984, đến năm 1987 thì xuất ngũ. Trong thời gian ấy, anh “dính” sốt rét rừng nên 11 năm qua không thể làm việc nặng. Anh phải thường xuyên uống thuốc để trị bệnh nhưng vì tiền ít nên bệnh cứ dai dẳng. Túng bấn, gần 4 năm trước, gia đình em vay 13 triệu đồng từ nguồn xóa đói giảm nghèo của xã để chăn nuôi. Nuôi bò được 2 năm, bò lăn ra chết hết, thế là vừa ôm nợ vừa trả lãi vay hằng tháng. Để có điện cho Trang học bài, ba mẹ em vay 2 triệu đồng của Trạm Y tế xã Lộc Thuận để gắn đồng hồ điện, 3 năm rồi chưa trả nổi.</p><p></p><p>Chúng tôi rời căn nhà tuềnh toàng của gia đình Diễm Trang, lòng nghèn nghẹn bởi câu nói trong trẻo của em ban nãy: “Con muốn sau này làm bác sĩ nhưng nhà con nghèo quá, sợ phải bỏ học giữa chừng. Con thường xem chương trình “Vượt lên chính mình” của HTV và chú Quyền Linh, lúc nào cũng mơ được tới lượt mình...”. Thật tội nghiệp cho giấc mơ của một thần đồng!</p><p> </p><p>Theo Người lao động</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 26658, member: 18"] “Con muốn sau này làm bác sĩ nhưng nhà con nghèo quá, sợ phải bỏ học giữa chừng. Con thường xem chương trình “Vượt lên chính mình” của HTV và chú Quyền Linh, lúc nào cũng mơ được tới lượt mình...” Bé Bùi Thị Diễm Trang, sinh năm 2000, ở xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, được phát hiện và suy tôn là “thần đồng” cách đây 5 năm vì chưa đi học mẫu giáo đã biết đọc - viết, làm được nhiều phép toán. Rất nhiều người hiếu kỳ tìm đến nhà cô bé để kiểm tra thực hư và đều thán phục. Nhưng rồi, tài năng ấy dần bị lãng quên. Nay, chúng tôi tìm về thăm Diễm Trang. Thật bất ngờ, “thần đồng” sống cùng ba mẹ trong căn nhà tình thương chật chội, cũ nát của bà ngoại, nhiều năm liền là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Lộc Thuận. [B]Khả năng thiên phú [/B] Khi mới lên 5, bé Diễm Trang đã sớm bộc lộ những khả năng thiên phú: biết đọc, viết rành rọt và làm toán cộng - trừ - nhân - chia, thậm chí giải được phương trình bậc 1 dù em chưa qua lớp mẫu giáo. Chị Nhung, một người bán nước gần nhà em, kể: “Hồi đó, người của đài truyền hình xuống làm phóng sự. Họ ra đề toán nhân nhiều số, kết quả lên đến hàng tỉ. Trong lúc những người ra đề còn bấm máy tính tìm kết quả thì bé Trang đã có đáp số chính xác bằng cách tính nhẩm, rồi đọc vang dãy số. Đúng là thần đồng!”. [CENTER][IMG]https://vtc.vn/media/vtcnews/2010/02/25/images1927286diemtrang.jpg[/IMG] Bùi Thị Diễm Trang (thứ hai từ trái sang) cùng mẹ, bà ngoại và anh trai bên căn nhà tình thương chật chội, cũ nát [/CENTER] Chị Phạm Thị Thanh, mẹ của bé Trang, kể lại: Khi đó, dù phát hiện con có những khả năng đặc biệt nhưng nghèo quá, chị không có tiền cho con đi nhà trẻ. Đến khi Trang gần 5 tuổi, chị dạy cho con làm quen với bảng chữ cái để chuẩn bị vào mẫu giáo, chỉ cần dạy thoáng qua, cô bé đã thuộc lòng. Ngoài chị, trong nhà không có ai dạy Trang học. Vậy mà em tự ráp vần và đọc chữ lưu loát. Từ đó, có bao nhiêu sách vở của anh trai, bé Trang cũng tìm đọc, học và nhớ rất nhanh. “Hồi đó, thằng Tâm (Bùi Hữu Tâm, SN 1992, anh của Trang, hiện đang học lớp 12 - PV) học lớp 7 nhưng thường bị con Trang “rượt”. Nó lấy sách của thằng Tâm đọc rồi quay sang hỏi, nhiều khi làm thằng anh ú ớ” - bà Phạm Thị Đê, bà ngoại của Diễm Trang, kể. Cô Nguyễn Thị Oanh, tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Lộc Thuận, xác nhận với chúng tôi về những khả năng đặc biệt của Diễm Trang: “Lúc bé Trang chưa đi học, tôi và Huyện đoàn có đến nhà em để kiểm tra và bất ngờ khi thấy em thực hiện được phép toán chia 3 chữ số, chữ viết của em cũng đẹp tuyệt vời”. [B]Sau 5 năm, vẫn... “thần đồng”[/B] Thời gian đầu, ngày nào cũng có các tổ chức và người dân đến nhà cô bé để xác thực. Bé Trang cũng khá siêng, hễ có người yêu cầu thể hiện khả năng “thần đồng” là em làm, có khi quên ăn cơm. Hầu hết những người đến nhà tìm hiểu năng lực của em chẳng qua là để thỏa trí tò mò chứ không phải thật sự quý trọng tài học của cô bé. “Thần đồng” Bùi Thị Diễm Trang nay đã lên lớp 4. Nhiều năm liền, em là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Lộc Thuận. Giấy khen của em xếp cả chồng dày cộp. Chúng tôi lật xem những bài kiểm tra của em, hầu hết là điểm 10, rất ít bài điểm 9, kể cả hai môn khó “ăn điểm” là văn và tiếng Anh. Chữ em rất đẹp và đều đặn, vở rất sạch sẽ và ngăn nắp. Em đã giành nhiều giải nhất của các cuộc thi “vở sạch – chữ đẹp” ở tỉnh Bến Tre những năm qua. Chị Thanh cho biết: “Trang tự luyện chữ viết ngay từ lớp 1, có thể viết chữ đứng, chữ nghiêng và viết giống bất kỳ mẫu chữ nào thầy, cô giáo đưa ra”. Bởi vậy, tập vở của Trang thường được những người hàng xóm đến xin để cho con, cháu họ học theo. Diễm Trang còn viết bài gửi các chương trình phát thanh, truyền hình và báo dành cho thiếu nhi, đồng thời tham gia bản tin “Tuổi thơ xứ dừa” của CLB Phóng viên nhỏ tỉnh Bến Tre. [B]Có thể bỏ học vì quá nghèo[/B] Cả nhà Diễm Trang có đến 5 miệng ăn, trong đó em và anh trai đang đi học, toàn bộ đều nhờ vào khoản thu nhập 400.000 đồng/tháng từ tiền công làm tạp vụ của mẹ em ở trạm y tế xã và 300.000 đồng/tháng của ba em làm ở Hội Chữ thập đỏ xã Lộc Thuận. Vì vậy, quanh năm suốt tháng cứ thiếu trước hụt sau. Căn nhà đang ở cũng là nhà tình thương do xã cất cho bà ngoại em, em và anh trai cùng ba mẹ về ở nhờ. Ba em (anh Bùi Văn An, SN 1965) từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia từ năm 1984, đến năm 1987 thì xuất ngũ. Trong thời gian ấy, anh “dính” sốt rét rừng nên 11 năm qua không thể làm việc nặng. Anh phải thường xuyên uống thuốc để trị bệnh nhưng vì tiền ít nên bệnh cứ dai dẳng. Túng bấn, gần 4 năm trước, gia đình em vay 13 triệu đồng từ nguồn xóa đói giảm nghèo của xã để chăn nuôi. Nuôi bò được 2 năm, bò lăn ra chết hết, thế là vừa ôm nợ vừa trả lãi vay hằng tháng. Để có điện cho Trang học bài, ba mẹ em vay 2 triệu đồng của Trạm Y tế xã Lộc Thuận để gắn đồng hồ điện, 3 năm rồi chưa trả nổi. Chúng tôi rời căn nhà tuềnh toàng của gia đình Diễm Trang, lòng nghèn nghẹn bởi câu nói trong trẻo của em ban nãy: “Con muốn sau này làm bác sĩ nhưng nhà con nghèo quá, sợ phải bỏ học giữa chừng. Con thường xem chương trình “Vượt lên chính mình” của HTV và chú Quyền Linh, lúc nào cũng mơ được tới lượt mình...”. Thật tội nghiệp cho giấc mơ của một thần đồng! Theo Người lao động [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Xã hội học tập
Nghẹn lòng giấc mơ của "thần đồng" bị lãng quên
Top