MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ những năm 1960-1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, các công trình về tự sự học xuất hiện khá muộn và đến nay vẫn còn ở tình trạng lẻ tẻ nhưng bước đầu đã có thể cung cấp một số công cụ hữu hiệu cho người nghiên cứu. Vận dụng các khái niệm này vào việc tiếp nhận tác phẩm văn học Việt Nam chính là hướng nghiên cứu thi pháp học hiệu quả.
Cùng với sự vận động của đời sống xã hội Việt Nam, tư duy văn học ngày càng mở ra những biên độ thẩm mỹ mới. Quan niệm hiện thực, quan niệm về con người, về chức năng văn học thay đổi tất yếu kéo theo thay đổi nghệ thuật tự sự. Tiểu thuyết là nơi hội tụ nhiều khát vọng cách tân và cho thấy khá rõ những nét mới trong nghệ thuật tự sự. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện một số tiểu thuyết để lại ấn tượng mạnh cho người đọc bởi sự khác lạ về bút pháp như báo hiệu một “tinh thần thẩm mỹ” mới. Đây được coi là “mảnh đất” hấp dẫn mời gọi người nghiên cứu vận dụng lí thuyết về tự sự học giải mã tác phẩm.
Đoàn Minh Phượng là cây bút tiểu thuyết còn khá mới mẻ nhưng rất ấn tượng với công chúng Việt Nam. Chị vốn là một nhà đạo diễn phim với bộ phim Hạt mưa rơi bao lâu sau đó chuyển sang viết văn. Cuốn tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi của chị xuất bản năm 2006 (NXB Văn học) đã đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất của Hội nhà văn năm 2007. Sau đó Đoàn Minh Phượng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết thứ hai Mưa ở kiếp sau (NXB Văn học, 2007). Hai cuốn tiểu thuyết có nhiều thành công trong nghệ thuật tự sự. Chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng”, chúng tôi muốn nhận diện một hiện tượng đáng chú ý trong đời sống văn chương nước ta mấy năm gần đây, qua đó nắm bắt con đường vận động phong phú, đa dạng các thể nghiệm cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những tư tưởng cơ bản về tự sự học
Như đã đề cập, tự sự học là ngành nghiên cứu còn khá mới mẻ ở nước ta. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới bước đầu quan tâm nên các công trình về tự sự học chưa nhiều. Công trình đầu tiên tập hợp các bài viết về tự sự học ở Việt Nam là Tự sự học – những vấn đề lí luận (2 phần) của tác giả Trần Đình Sử. Bên cạnh những bài viết có tính chất nhận định chung về tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam là các bài viết của các tác trong và ngoài nước, thể hiện quan điểm về lí thuyết tự sự học. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu: bài viết của tác giả Trần Đình Sử: Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năn và bài viết: Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển; bài viết của tác giả Lê Thời Tân: Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết; bài viết của Phương Lựu: Bút kí về tự sự học; bài viết của Nguyễn Thái Hòa: Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện; bài viết của GS Đặng Anh Đào: Bàn về một vài thuật ngữ trong kể chuyện; bài viết của Nguyễn Đức Dân: Cấu trúc truyện kể: Greimas – người xây nền cho trường phái kí hiệu học Pháp; bài viết của Phan Thu Hiền: Về lí thuyết tự sự của Northrop Frye; bài viết của Nguyễn Thị Ngọc Minh: Giới thiệu lí thuyết tự sự học của Mieke Bal…
Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu lí thuyết tự sự học ở nhiều phương diện, qua đó, ta vừa thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở nước ngoài như châu Âu, châu Mĩ…, vừa bước đầu thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam. Mặt khác một số bài viết trong công trình đã bước đầu cung cấp những công cụ hữu hiệu giúp người đi sau có được điểm tựa lí thuyết ban đầu.
2.2. Sơ lược những ý kiến bàn chung về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật, nhất là giai đoạn từ sau đổi mới đến nay. Đây là giai đoạn mà văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng có những bước tiến đáng ghi nhận, đội ngũ sáng tác ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, trong đó có những tác phẩm thực sự có giá trị. Thực tế đó đòi hỏi giới nghiên cứu một sự quan tâm thích đáng về thể loại văn học chủ soái này.
Trong công trình Văn học Việt Nam sau năm 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn chủ biên tập hợp khá nhiều ý kiến khác nhau về tiểu thuyết. Xin được điểm qua một số bài viết sau:
Bài Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại của Bùi Việt Thắng; bài viết Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại của tác giả Nguyễn Hòa; bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Bích Thu; bài viết Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay của Nguyễn Thị Bình…
Những công trình, bài viết trên đây đề cập khái quát về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua các công trình, bài viết đó chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Việt Nam đang nỗ lực làm mới thể loại cho thích hợp với hiện thực mới phức tạp, đa chiều. Dư luận bạn đọc có chỗ thống nhất cũng có chỗ xung đột, có cả cái nhìn hoài nghi bi quan nhưng không thể phủ nhận được một thực tiễn là các nhà văn nước ta đang rất giàu khát vọng cách tân tiểu thuyết. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận diện đóng góp của tác giả Đoàn Minh Phượng với hai cuốn tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích.
2.3. Những ý kiến về tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
Đoàn Minh Phượng sáng tác chưa nhiều, công chúng biết đến chị chủ yếu qua hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau. Tuy nhiên đã có nhiều lời bàn luận về hai tác phẩm này: Đình Khôi trong Và khi tro bụi rơi về, Nguyễn Tuấn trong Và khi tro bụi …
Khi cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi đoạt giải thưởng văn xuôi năm 2007 do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng, đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về cuốn tiểu thuyết này, tiêu biểu như ý kiến của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, của nhà thơ Vũ Quần Phương, của tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, của tác giả Trương Hồng Quang…
Sau Và khi tro bụi, cuốn tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau cũng được bạn đọc đón nhận nhiệt tình, tiêu biểu như ý kiến của tác giả Trâm Anh, của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, của TS. Nguyễn Thanh Tú …
Tuy nhiên hầu hết đều là các bài viết mang tính chất điểm sách hoặc nhân đề cập đến một phương diện nào đó của văn xuôi đương đại nước ta mà nhắc tới tác phẩm của Đoàn Minh Phượng. Chưa có công trình nghiên cứu nào thực sự bao quát toàn diện nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Đấy là lí do để chúng tôi mạnh dạn từ những gợi ý quý báu của người đi trước để triển khai đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm làm nổi bật những nét đặc sắc trong Nghệ thuật tự sự của Đoàn Minh Phượng qua hai cuốn tiểu thuyết khá thành công của chị, qua đó giới thiệu với bạn đọc kỹ lưỡng hơn về một cây bút nữ đáng chú ý ở những năm đầu thế kỷ 21.
Thông qua việc tìm hiểu sự đổi mới mô hình tự sự của tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, chúng tôi muốn góp thêm cứ liệu khẳng định tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay, mà điểm nhấn là tiểu thuyết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưu ở kiếp sau, đặt chúng trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại để đánh giá sự đổi mới trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều yếu tố, luận văn của chúng tôi đi sâu vào các vấn đề không - thời gian; người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Theo chúng tôi đây là những yếu tố tiêu biểu trong lí thuyết tự sự học đồng thời cũng thể hiện nổi trội trong nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Chọn góc độ khảo sát là không - thời gian; người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, trên thực tế, là phân tích kết cấu tự sự của tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp tiếp cận thi pháp học, Phương pháp cấu trúc - hệ thống, Phương pháp khái quát, tổng hợp, Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài cung cấp một cách “đọc hiểu” tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng. Từ đó, mở ra cái nhìn khái quát về vấn đề nghệ thuật tự sự trong sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn gồm 3 phần: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Không - thời gian trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng.
Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng.
Chương 3: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng.
Tải xem TẠI ĐÂY
pass DIENDANKIENTHUC.NET
1. Lý do chọn đề tài
Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ những năm 1960-1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, các công trình về tự sự học xuất hiện khá muộn và đến nay vẫn còn ở tình trạng lẻ tẻ nhưng bước đầu đã có thể cung cấp một số công cụ hữu hiệu cho người nghiên cứu. Vận dụng các khái niệm này vào việc tiếp nhận tác phẩm văn học Việt Nam chính là hướng nghiên cứu thi pháp học hiệu quả.
Cùng với sự vận động của đời sống xã hội Việt Nam, tư duy văn học ngày càng mở ra những biên độ thẩm mỹ mới. Quan niệm hiện thực, quan niệm về con người, về chức năng văn học thay đổi tất yếu kéo theo thay đổi nghệ thuật tự sự. Tiểu thuyết là nơi hội tụ nhiều khát vọng cách tân và cho thấy khá rõ những nét mới trong nghệ thuật tự sự. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện một số tiểu thuyết để lại ấn tượng mạnh cho người đọc bởi sự khác lạ về bút pháp như báo hiệu một “tinh thần thẩm mỹ” mới. Đây được coi là “mảnh đất” hấp dẫn mời gọi người nghiên cứu vận dụng lí thuyết về tự sự học giải mã tác phẩm.
Đoàn Minh Phượng là cây bút tiểu thuyết còn khá mới mẻ nhưng rất ấn tượng với công chúng Việt Nam. Chị vốn là một nhà đạo diễn phim với bộ phim Hạt mưa rơi bao lâu sau đó chuyển sang viết văn. Cuốn tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi của chị xuất bản năm 2006 (NXB Văn học) đã đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất của Hội nhà văn năm 2007. Sau đó Đoàn Minh Phượng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết thứ hai Mưa ở kiếp sau (NXB Văn học, 2007). Hai cuốn tiểu thuyết có nhiều thành công trong nghệ thuật tự sự. Chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng”, chúng tôi muốn nhận diện một hiện tượng đáng chú ý trong đời sống văn chương nước ta mấy năm gần đây, qua đó nắm bắt con đường vận động phong phú, đa dạng các thể nghiệm cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những tư tưởng cơ bản về tự sự học
Như đã đề cập, tự sự học là ngành nghiên cứu còn khá mới mẻ ở nước ta. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới bước đầu quan tâm nên các công trình về tự sự học chưa nhiều. Công trình đầu tiên tập hợp các bài viết về tự sự học ở Việt Nam là Tự sự học – những vấn đề lí luận (2 phần) của tác giả Trần Đình Sử. Bên cạnh những bài viết có tính chất nhận định chung về tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam là các bài viết của các tác trong và ngoài nước, thể hiện quan điểm về lí thuyết tự sự học. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu: bài viết của tác giả Trần Đình Sử: Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năn và bài viết: Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển; bài viết của tác giả Lê Thời Tân: Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết; bài viết của Phương Lựu: Bút kí về tự sự học; bài viết của Nguyễn Thái Hòa: Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện; bài viết của GS Đặng Anh Đào: Bàn về một vài thuật ngữ trong kể chuyện; bài viết của Nguyễn Đức Dân: Cấu trúc truyện kể: Greimas – người xây nền cho trường phái kí hiệu học Pháp; bài viết của Phan Thu Hiền: Về lí thuyết tự sự của Northrop Frye; bài viết của Nguyễn Thị Ngọc Minh: Giới thiệu lí thuyết tự sự học của Mieke Bal…
Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu lí thuyết tự sự học ở nhiều phương diện, qua đó, ta vừa thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở nước ngoài như châu Âu, châu Mĩ…, vừa bước đầu thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam. Mặt khác một số bài viết trong công trình đã bước đầu cung cấp những công cụ hữu hiệu giúp người đi sau có được điểm tựa lí thuyết ban đầu.
2.2. Sơ lược những ý kiến bàn chung về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có cách tân cả về nội dung lẫn nghệ thuật, nhất là giai đoạn từ sau đổi mới đến nay. Đây là giai đoạn mà văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng có những bước tiến đáng ghi nhận, đội ngũ sáng tác ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, trong đó có những tác phẩm thực sự có giá trị. Thực tế đó đòi hỏi giới nghiên cứu một sự quan tâm thích đáng về thể loại văn học chủ soái này.
Trong công trình Văn học Việt Nam sau năm 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn chủ biên tập hợp khá nhiều ý kiến khác nhau về tiểu thuyết. Xin được điểm qua một số bài viết sau:
Bài Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại của Bùi Việt Thắng; bài viết Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại của tác giả Nguyễn Hòa; bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Bích Thu; bài viết Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay của Nguyễn Thị Bình…
Những công trình, bài viết trên đây đề cập khái quát về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua các công trình, bài viết đó chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Việt Nam đang nỗ lực làm mới thể loại cho thích hợp với hiện thực mới phức tạp, đa chiều. Dư luận bạn đọc có chỗ thống nhất cũng có chỗ xung đột, có cả cái nhìn hoài nghi bi quan nhưng không thể phủ nhận được một thực tiễn là các nhà văn nước ta đang rất giàu khát vọng cách tân tiểu thuyết. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận diện đóng góp của tác giả Đoàn Minh Phượng với hai cuốn tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích.
2.3. Những ý kiến về tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
Đoàn Minh Phượng sáng tác chưa nhiều, công chúng biết đến chị chủ yếu qua hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau. Tuy nhiên đã có nhiều lời bàn luận về hai tác phẩm này: Đình Khôi trong Và khi tro bụi rơi về, Nguyễn Tuấn trong Và khi tro bụi …
Khi cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi đoạt giải thưởng văn xuôi năm 2007 do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng, đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về cuốn tiểu thuyết này, tiêu biểu như ý kiến của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, của nhà thơ Vũ Quần Phương, của tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, của tác giả Trương Hồng Quang…
Sau Và khi tro bụi, cuốn tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau cũng được bạn đọc đón nhận nhiệt tình, tiêu biểu như ý kiến của tác giả Trâm Anh, của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, của TS. Nguyễn Thanh Tú …
Tuy nhiên hầu hết đều là các bài viết mang tính chất điểm sách hoặc nhân đề cập đến một phương diện nào đó của văn xuôi đương đại nước ta mà nhắc tới tác phẩm của Đoàn Minh Phượng. Chưa có công trình nghiên cứu nào thực sự bao quát toàn diện nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Đấy là lí do để chúng tôi mạnh dạn từ những gợi ý quý báu của người đi trước để triển khai đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm làm nổi bật những nét đặc sắc trong Nghệ thuật tự sự của Đoàn Minh Phượng qua hai cuốn tiểu thuyết khá thành công của chị, qua đó giới thiệu với bạn đọc kỹ lưỡng hơn về một cây bút nữ đáng chú ý ở những năm đầu thế kỷ 21.
Thông qua việc tìm hiểu sự đổi mới mô hình tự sự của tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, chúng tôi muốn góp thêm cứ liệu khẳng định tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay, mà điểm nhấn là tiểu thuyết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưu ở kiếp sau, đặt chúng trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại để đánh giá sự đổi mới trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều yếu tố, luận văn của chúng tôi đi sâu vào các vấn đề không - thời gian; người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Theo chúng tôi đây là những yếu tố tiêu biểu trong lí thuyết tự sự học đồng thời cũng thể hiện nổi trội trong nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Chọn góc độ khảo sát là không - thời gian; người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, trên thực tế, là phân tích kết cấu tự sự của tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp tiếp cận thi pháp học, Phương pháp cấu trúc - hệ thống, Phương pháp khái quát, tổng hợp, Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài cung cấp một cách “đọc hiểu” tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng. Từ đó, mở ra cái nhìn khái quát về vấn đề nghệ thuật tự sự trong sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn gồm 3 phần: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Không - thời gian trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng.
Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng.
Chương 3: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng.
Tải xem TẠI ĐÂY
pass DIENDANKIENTHUC.NET
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: