Nghệ thuật tạo hình thời tiền sử và thời các vua Hùng

  • Thread starter Thread starter Tuyền Nguyễn
  • Ngày gửi Ngày gửi
T

Tuyền Nguyễn

Guest
Nghệ thuật tạo hình nước ta trong thời kì nguyên thủy không có nhiều, nhất là trong thời kỳ đồ đá cũ. Những di chỉ còn lại ở núi Đọ, Trung Đội, Yên Lương không có giá trị gì nhiều về mặt mỹ thuật.
Vào thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ đã bắt đầu có tính chuyên môn hơn, và bắt đầu thể hiện sự ý thức về mỹ thuật.như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn. Có những công cụ tiếp tục phát triển hình thức tới thời đại đồ đồng ( như lưỡi rìu có vai, lưỡi rìu xéo). Có những hình dáng vò, vại, chum, nồi đã được tạo hình hợp lý và tồn tại tới ngày nay không thay đổi gì lớn. Cách đan khuôn trước, trát đất rồi đem nung để làm đồ gốm tạo một gợi ý về những hoa văn trang trí sau này. Cuối thời đồ đá mới hoa văn trang trí đã phong phú, làm nền tảng cho trang trí về sau.
Khoảng 3.000 năm trước công nguyên, nhà nước Văn Lang ra đời từ sự thống nhất của những bộ tộc bản địa và những bộ tộc người Việt di chuyển từ phương Bắc xuống. Đây là được gọi là thời đại các vua Hùng, thời kỳ dựng nước. Cách gọi này để chỉ giai đoạn lịch sử có các nền văn hóa từ văn hóa Phùng Nguyên(hậu kỳ đồ đá mới), Đồng Đậu, Gò Mun đến nền văn hóa Đông Sơn, thời đại đồng thau, mà trong thời kì này, nổi bật lên là sự kiện Hùng vương tạo dựng nước Au Lạc, đoàn kết các bộ tộc thành những người “ đồng bào” như sự tích trăm trứng biểu hiện.


Giai đoạn Phùng Nguyên.
Trong thời gian này dân tộc ta đã biết sử dụng đồng luyện kim làm công cụ như dấu vết ở Thượng Nung (Gò Bông) chứng tỏ. Đồ gốm và đồ đá mài đã trở nên tinh vi và độc đáo, chứng tỏ tính “ Bản địa” của nền văn hóa này. Những công cụ được chế khéo léo hơn, nhất là những đồ trang sức đã trở nên rất thanh nhã, chứng tỏ trình độ điêu luyện, óc thẩm mỹ của dân ta trong thời kỳ này. Đồ gốm với nhiều hoa văn phong phú sẽ là nền tảng cho sự phát triển liên tục đến thời Đông Sơn. Luật lặp lại, đối xứng và xen kẽ đã xuất hiện trong các hoa văn thời kì này.
Những di vật này chứng minh nguồn gốc dân tộc của nền văn hóa nước ta.


Giai đoạn Đồng Đậu
Đồng thau đã được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn này. Tuy vậy, hiện vật chủ yếu được tìm thấy là đồ đá tinh xảo và đồ gốm với nhiệt độ nung cao hơn, do vậy, nhiều màu sắc phong phú hơn. Loại hoa văn “khuôn nhạc” (có lẽ dùng một dụng cụ hình răng lược ấn vào vật dụng chưa nung) tạo nên sự đặc sắc, khác biệt với thời Phùng Nguyên. Ơ Đồng Đền, Từ Sơn, hiện vật tìm thấy nhiều chủng loại dụng cụ đồng thau có hình dáng rất hợp lý.


Giai đoạn Gò Mun
Kỹ thuật đúc đồng đã trở nên phổ biến với trình độ cao. Đồ gốm có nhiệt độ nung cao hơn nên rắn chắc hơn.
Điểm đặc biệt là thị hiếu thẩm mỹ của con người của giai đoạn Gò Mun.
Những hoa văn trang trí trở nên đơn giản hơn với tính trừu tượng cao hơn, chứng tỏ khả năng khái quát hóa cao hơn trong thị hiếu thẩm mỹ của thời đại này. Chúng sẽ được phát triển cao hơn ở giai đoạn Đông Sơn. Có thể nói Đồng Đậu là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn.



Giai đoạn Đông Sơn
Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ dựng nước, đến nỗi nhiều học giả nước ngoài, với tính kỳ thị dân tộc, đã cho rằng những hiện vật của thời kỳ này thuộc một nền văn hóa ngoại lai. Sau khi phát hiện các giai đoạn phát triển liên tục, có qui luật từ văn hóa Phùng Nguyên, trải dài qua văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, chúng ta đã có bằng chứng không thể chối cãi về nguồn gốc dân tộc của nền văn hóa này. Chỉ đến cuối giai đoạn này, một số yếu tố ngoại lai như những đường nét cách điệu cao, mất tính hiện thực mới xuất hiện.
Đồ đá đến giai đoạn này chủ yếu chỉ đóng vai trò làm trang sức. Đồ gốm cũng không tinh xảo như trong những giai đoạn trước. Tất cả tinh hoa nghệ thuật của dân tộc ta dường như dồn hết cho những chế tác bằng đồng thau, biến
chúng thành những sản phẩm tuyệt vời, mang lại vinh dự cho nền nghệ thuật dân tộc.
Những công cụ sản xuất nông nghiệp trở nên nhiều kiểu dáng, có lẽ để thích hợp với nhiều vùng đất khác nhau như các loại lưỡi cày, mai, lưỡi hái…
Công cụ thủ công cũng trở nên tinh xảo hơn.
Nhưng có lẽ đáng lưu ý nhất là các loại vũ khí bằng đồng, chứng tỏ mối quan tâm của dân tộc ta vào thời kỳ dựng nước. Nhiều loại vũ khí trở nên một tác phẩm nghệ thuật, mang đầy sắc thái dân tộc với sự độc đáo của nó. Nhất là loại rìu lưỡi xéo mà hình dáng đã xuất hiện từ giai đoạn Phùng Nguyên, đến nay đã trở nên hoàn thiện. Chúng được trang trí bằng những họa tiết đẹp, hình dáng cân xứng, tiện lợi. Ngoài ra các cán dao găm cũng được trang trí bằng những hình tượng người, động vật, có thể làm tư liệu cho chúng ta ngày nay về cách trang phục của người xưa và thị hiếu thẩm mỹ của họ. Số lượng lớn những mũi tên, mũi lao đồng ở Cổ Loa cũng minh chứng cho truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương là dựa trên sự thật.
Đồ trang sức bằng đồng thời Đông Sơn là sự phát triển kiểu tổ mà hiện nay vẫn còn thấy ở mái nhà các dân tộc thiểu số. Có người cho rằng loại mái này do chiếc thuyền hoặc chiếc thuyền lật úp, phương tiện vận chuyển

chủ yếu của cư dân vùng Đông Nam Á gợi ý.
Nhưng kiến trúc quan trọng nhất vẫn tồn tại tới ngày nay là thành Cổ Loa.
Đây là một kiến trúc hết sức độc đáo với sự kết hợp tài tình của nó với địa hình thiên nhiên, tạo nên một công trình quân sự rất hiệu quả. Cổ Loa cùng với nỏ liên châu của Cao Lỗ trở nên hai lợi khí quan trọng trong việc bảo vệ đất nước, và được thần thánh hóa trong huyền thoại An Dương Vuơng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top