Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 80416" data-attributes="member: 17223"><p style="text-align: center"><p style="text-align: center"><strong><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chương III</span></span></span></strong></p> <p style="text-align: center"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"><strong>Truyền thống và hiện đại</strong> </span></span></span></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">I</span></span></strong></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ VIỆT NAM</span></span></strong><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></strong></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></strong></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></strong></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH.</span></span></strong></p> </p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trên mấy nghìn năm lịch sử, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc và đế quốc Âu, Mỹ thường mạnh hơn ta về tiềm lực chiến tranh.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại, như các đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ, còn vang dậy trong lòng nhân dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh giá cao.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Nước ta ở vào một vị trí địa lý đặc biệt, nơi tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, nằm ở góc cực Đông Nam của đại lục châu Á, nhìn ra Thái Bình Dương, ở trên con đường giao thông thủy bộ thuận lợi từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây... Mặt khác nước ta vốn từ xưa đã nổi tiếng là nơi có “rừng vàng biển bạc”. Với vị trí trọng yếu và những nguồn tài nguyên phong phú, nước ta đã trở thành nơi gặp gỡ nhiều nhóm dân cư trên đường thiên di, nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa phương Đông và cũng là địa bàn chiến lược, mà nhiều thế lực xâm lược thèm khát, nhòm ngó. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước, nhiệm vụ chống ngoại xâm đã trở nên cấp thiết trong sự nghiệp giữ nước. Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã ăn sâu trong đầu óc người dân Việt Nam. Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã căn dặn quân đội ta ngay từ khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc năm 1954: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau ra sức giữ nước”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Kẻ thù muốn đánh chiếm nước ta không chỉ để bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, khai thác nguồn tài nguyên phong phú, mà còn muốn biến nước ta thành một đầu cầu chiến lược để bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Vì thế, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chống xâm lược và liên tiếp phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của những thể lực bành trướng cường bạo.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trong lịch sử đấu tranh giữ nước nói chung, hầu hết các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng rất chênh lệch. Kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lớn, là những đế quốc cường bạo vào bậc nhất thế giới.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với thế lực phong kiến bành trướng phương Bắc xảy ra vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, cũng là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn, nhưng lực lượng hai bên rất khác nhau. Bấy giờ, đế chế Tần đã lập ra một đế quốc phong kiến rộng lớn, còn nước Văn Lang mới có số dân khoảng 2 triệu, cư trú chủ yếu trên địa bàn rừng núi phía Bắc tổ quốc; Thế kỷ thứ X - XI, dân tộc ta hai lần kháng chiến chống xâm lược Tống. Lúc đó, nước Tống có khoảng trên 50 triệu dân, còn Đại Việt chỉ có chừng 4 triệu người.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Ở thế kỷ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần sang xâm lược Đại Việt. Ai cũng biết, đế chế Mông - Nguyên là một đế quốc khổng lồ, tàn bạo nhất thế giới đương thời, đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Trước khi đánh vào Đại Việt, bè lũ Mông - Thát đã kiến lập được một đế quốc rộng lớn từ Bắc Á đến Đông Âu. Khi nhà Nguyên thành lập (1279), chúng đã thu phục cả lục địa Trung - Hoa và trở nên một đế quốc rộng lớn với số dân khoảng 60 triệu. Đến thế kỷ thứ XVIII, dân tộc ta có trên dưới 10 triệu người mà đã anh dũng chống lại và chiến thắng đế quốc Mãn Thanh to lớn, kẻ đã chinh phục thống trị cả một miền rộng lớn với trên 300 triệu dân. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống đế quốc Pháp, Mỹ. Chúng đều là những đế quốc mạnh, không những đông quân hơn ta, mà còn hơn hẳn ta về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật, trang bị và vũ khí.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Là những kẻ thống trị ôm mộng bá chủ thế giới, bọn đế quốc chủ tâm xây dựng những đạo quân lớn mạnh chuyên để đàn áp và xâm lược. Về quân số, kẻ thù bao giờ cũng có số lượng gấp ta nhiều lần.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Tóm lại, một quy luật phổ biến trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta là kẻ thù thường là những nước lớn, có quân đội đông, còn ta là một nước nhỏ, ít quân. Về số lượng quân đội của kẻ xâm lược bao giờ cũng gấp ta nhiều lần.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Thực tế trên chiến trường, quân địch đã tạo được một binh lực lớn hơn ta. Tạo nên được ưu thế lớn hơn đối phương về binh lực và hỏa lực là một nhân tố thắng lợi trên chiến trường. Song, trong chiến tranh, dân tộc ta không có điều kiện để thực hiện điểm này. Ta là một nước nhỏ, dân số ít, nên khả năng huy động quân đội ra chiến trường của ta có hạn. Trái lại, do tiềm lực của nước lớn, các đế chế Trung Quốc và Âu, Mỹ có khả năng huy động được những đạo quân xâm lược có ưu thế về số lượng, về trang bị, tiếp tế và có nguồn bổ sung to lớn.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Do đó, nhìn về binh lực trong các cuộc chiến tranh trước đây, ban đầu bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn ta rất nhiều. Lý chống Tống (1077) ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trần chống Mông - Nguyên lần thứ hai (năm 1285) và lần thứ ba (1288) ta có 20 vạn quân, địch có 50 vạn quân, thời kỳ Quang Trung chống quân xâm lược nhà Thanh: ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ta so với địch cả về số lượng và trang bị đều thua kém nhiều. Trong chiến tranh tháng 2-1979 chống xâm lược biên giới phía Bắc: ta 10 sư đoàn, đối phương 32 sư đoàn.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Như vậy, dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên, mà còn phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng hết sức chênh lệch. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phải thắng mọi thế lực xâm lược, bất kể đó là những thế lực to lớn và phản động như thế nào; phải bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Nhìn lại lịch sử trong suốt hơn 2.000 năm (từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến nay), dù kẻ thù là đế quốc Tần hung ác, dù chúng là Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hay Pháp, Mỹ to lớn, đông quân, lắm mưu mô xảo quyệt và tàn bạo, dù chúng là những đội quân đã lừng danh trên thế giới từ những cuộc chiến tranh nội bộ hay từ những cuộc chinh phục Đông - Tây, nhưng khi vào Việt Nam, cuối cùng chúng đều không thoát khỏi thất bại thảm hại. Tại sao vậy? Tại sao một nước nhỏ, dân ít mà lại chiến thắng những đế quốc to lớn gấp nhiều lần? Tại sao một đội quân không đông mà đánh tan những đạo quân viễn chinh khổng lồ, hiếu chiến và tàn bạo? Những kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam chống xâm lược đối với chúng ta thật có ý nghĩa. </span></span></p><p style="text-align: center"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN.</span></span></strong></p> </p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, là quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”1.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Những lời nói đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rung động lòng người dân Việt Nam, như những lời nhắc nhủ, lời kể chuyện của ông bà, cha mẹ cho trẻ thơ Việt Nam. Đã là người Việt Nam, không ít thì nhiều, ai cũng nhớ trong tâm trí câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương, hình ảnh chú bé làng Gióng “roi ngà, mảnh áo nhung, Thiên Vương 3 tuổi đã anh hùng”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Ngay từ buổi đầu tiên kháng chiến chống xâm lược của nhà Tần, tinh thần thà hy sinh tất cả, chứ không đầu hàng giặc đã nổi bật trong nhân dân Âu Lạc. Sử ký Tư Mã Thiên chép: “Quân Tần đánh giữ lâu ngày, lương thực bị tuyệt và thiếu. Quân Tần đóng ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Và Hoài Nam Tử thời Hán, trong Nhân gian huấn đã ghi: “Người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. Quân Tần thân phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Tinh thần bất khuất thà hy sinh tất cả, bỏ hết tài sản ruộng vườn, vào rừng sống với cầm thú để kháng chiến, nhất định không chịu sống nô lệ, đã ngày càng ăn sầu vào târn tư dân Việt trong quá trình mấy ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Biết bao lời kêu gọi của các lãnh tụ và hành động quyết hy sinh vì Tổ quốc đã được ghi trong sử sách và đã được thể hiện đậm nét qua cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống đế quốc Pháp - Mỹ vừa qua. Một câu nói tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi Nghĩa nghìn thu còn vang: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Bài thơ của Lý Thường Kiệt từ thể kỷ XI, đã nói lên quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc Đại Việt.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">“Nam quốc sơn hà nam đế cư,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Bài hịch kêu gọi tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã rung động lòng quân dân thời Trần:</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">“Từ xưa đến nay, trung thần nghĩa sĩ dâng mình cho nước, đời nào lại không có?... Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận không được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thân ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm... Làm sao bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở nơi cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trong Đại Cáo Bình Ngô sau thắng lợi chống xâm lược nhà Minh năm 1427, có viết về tinh thần không đội trời chung với giặc thù như sau:</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">“Như nước Đại Việt ta từ trước</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Vốn dựng nền văn hiến đã lâu,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Cõi bờ sông núi đã riêng,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Phong tục Bắc Nam cũng khác.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Tuy mạnh, yếu có lúc khác nhau,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Mà hào kiệt không bao giờ thiếu.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Quân Minh cường bạo thừa dịp hại dân,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Đảng ngụy gian tà, manh tâm bán nước…</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đày tội ác…</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Nghĩ khó đội trời cùng quân địch,</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Thề không chung sống với giặc thù”…</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trước khi xuất quân tiêu diệt quân Mãn Thanh xâm lược, Quang Trung đã kêu gọi tướng sĩ “Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Các lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc từ xưa đến nay đều nói lên quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết giữ quyền độc lập của dân tộc và trong hành động thực tế của quá trình lịch sử, biết bao anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Lời của Trần Bình Trọng “thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” trong kháng chiến chống Mông -Nguyên năm 1285 còn hòa vang với lời hô cuối cùng của Nguyễn Văn Trỗi và biết bao người con anh hùng của dân tộc trên đoạn đầu đài, trước khi bị kẻ thù xử tử. Biết bao người Việt Nam sẵn sàng đem hết tài sản và cả tính mạng mình hiến dâng cho Tổ quốc. Không phải bất cứ đâu trên trái đất này, người dân đều sẵn sàng làm thanh dã, phá cửa nhà, phá bỏ các thành phố để đánh giặc. Nhưng nhân dân Việt Nam đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến trong chống Pháp, phá các đô thị không cho địch lợi dụng, tản cư đi kháng chiến. Hàng triệu bà mẹ Việt Nam đã hiến dâng những đứa con thân yêu của mình cho Tổ quốc.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Truyền thống anh dũng bất khuất, yêu nước nồng nàn đã cứu dân Âu Lạc (Việt) khỏi bị Hán hóa đã hun đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng, đánh Pháp, Nhật, Mỹ, quét sạch bóng quân xâm lược ra khỏi nước ta. Truyền thống đó là lời cảnh cáo với mọi kẻ thù muốn xâm lược, bắt dân Việt Nam lệ thuộc, dù chúng mạnh như thế nào đi chăng nữa. Những kẻ còn có ảo tưởng muốn xâm chiếm biên giới, hải đảo, lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, muốn bắt chúng ta khuất phục trước sức của chúng.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Việt Nam trên bước đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn nhiều khó khăn, còn có nhược điểm, khuyết điểm, thậm chí có lúc có sai lầm nghiêm trọng, nhưng dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài chứng minh tinh thần bất khuất của mình. Những kẻ xâm lược mạnh nhất của thời đại, như Mông - Nguyên ở thế kỷ thứ XIII và đế quốc Mỹ trong thế kỷ thứ XX đã thất bại trước dân tộc Việt Nam, là bài học đáng nhớ cho những kẻ ôm mộng xâm lược.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">____________________________________</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">1. Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Nxb Sự Thật, t. 2, 1980, tr. 430. </span></span></p><p style="text-align: center"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">CẢ NƯỚC CHUNG SỨC ĐÁNH GIẶC</span></span></strong></p> <p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">CHIẾN TRANH TOÀN DÂN.</span></span></strong></p> </p><p></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tổng kết thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn nêu lên một nguyên nhân chủ yếu là “bây giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc phải bó tay”! sách An Nam chí lược cũng ghi rằng, đời nhà Trần “toàn dân đánh giặc”. Nhà sử học Phan Huy Chú cũng viết trong tác phẩm của mình “Đời nhà Trần nhân dân ai cũng là binh nên mới phá được giặc dữ làm cho thế nước được mạnh”. Đó là những biểu hiện cụ thể, là những tổng kết và kinh nghiệm lịch sử xuất phát từ những quan điểm chiến lược có ý nghĩa trong hệ thống tri thức quân sự, không chỉ thể hiện ở thời Trần mà cả trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Mỗi khi có xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân sống trên lãnh thổ này. Ý thức độc lập tự chủ là tư tưởng, tình cảm của dân tộc. Ý thức đó, từ rất sớm đã trở thành mục đích đấu tranh chung của tất cả các tầng lớp, mọi dân tộc trong nước. “Tình làng nghĩa nước”, “nước mất thì nhà tan” là nếp sống, là những suy nghĩ chung. Cho nên, người dân ta từ ngàn xưa đã có ý thức rất sâu rộng, nếu để kẻ thù cướp nước dày xéo quê hương, thì mất cả gia đình, mất cả của cải, mất cả nền văn hóa dân tộc, mất cả lẽ sống và đạo lý làm người. Tất cả nhân dân đều nhận thức rằng: “Quốc gia hữu sự toàn dân hữu trách” (Quốc gia có ngoại xâm thì toàn dân đều phải có trách nhiệm). Đó là tình cảm lớn nhất thúc đẩy mỗi người dân yêu nước đứng lên chiến tranh giữ nước với những thử thách gian lao, dân tộc ta ai cũng hiểu rõ giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc, nên đã “dĩ thân tuẫn quốc” (sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc). Sự sống còn của dân tộc đoàn kết toàn dân, thúc đẩy mọi tầng lớp góc sức chiến đấu và chiến thắng quân thù cường bạo.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ở nước ta, sức mạnh giữ nước không chỉ là sức mạnh của một nhà nước, mà là sức mạnh của cả nước. Thấm nhuần quan điểm đó trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Quan điểm chiến tranh toàn dân được Đảng ta xác định năm 1951, trong chính cương của Đảng ở đại hội Đảng lần thứ 2, đã bắt nguồn từ truyền thống lịch sử lâu đời đó của dân tộc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tư tưởng chiến lược “cả nước chung lòng, toàn dân đánh giặc” cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Đất nước ta đất không rộng, người không đông, nhân tài vật lực của ta có hạn, lực lượng quân đội của ta không nhiều. Trái lại, kẻ thù của dân tộc có đất rộng, người đông, có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh, chúng cậy số đông, trang bị mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược. Với điều kiện tương quan lực lượng giữa ta và địch như vậy, nếu dùng lực lượng quân đội đơn thuần thì chắc chắn không thể đánh thắng được. Muốn thắng quân thù to lớn và cường bạo, thì phải dựa vào sức mạnh cả nước, huy động toàn dân đánh giặc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trải qua các giai đoạn lịch sử, tổ tiên ta đều nhận thức một các rõ ràng vai trò của toàn dân đánh giặc giữ nước. Quan điểm quốc phú binh cường thì gốc rễ là ở dân thể hiện trong nhiều triều đại. Cho nên, để động viên được sức mạnh tiềm tàng đó, tổ tiên ta đã phải thi hành nhiều chính sách tiến bộ để “an dân”. Lý Thường Kiệt coi “đủ ăn” là nguyện vọng của dân. Trần Quốc Tuấn chủ trương “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Buổi đầu đời Lê, triều đình đã ban lệnh “Không được khinh động đến sức dân” và Nguyễn Trải cho “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đến thế kỷ thứ XVIII, Nguyễn Huệ đã có nhiều biện pháp để làm nước giàu, quân mạnh, trong đó có chủ trương “làm sao cho dân yên ổn, có ruộng cày...” hoặc “mở mang cửa ải, thông chợ búa, khiến cho các hàng hóa không ứ đọng, làm lợi cho dân”. Các triều đại phong kiến tiến bộ ở nước ta đều chú ý bồi dưỡng, khoan thư sức dân, ra chiếu khuyến nông, chăm lo thủy lợi, có khi giảm miễn tô thuế một phần để mở mang kinh tế, phần nữa để tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc, giữa triều đình và dân chúng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Khi quyền lợi của giới quý tộc phong kiến chưa đối lập với quyền lợi của bình dân, khi quyền lợi của giai cấp còn gắn liền với quyền lợi của dân tộc, thì các triều đại phong kiến có khả năng động viên được đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến. Vào những thời kỳ đó, những chính sách tiến bộ của nhà nước là một nhân tố để triều đình tập họp toàn dân đánh giặc. Mặt khác, do hoàn cảnh luôn luôn bị kẻ thù hung bạo đe dọa xâm lược, nên các triều đại phong kiến đều chăm lo xây dựng tiềm lực đất nước.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Vì lợi ích của toàn dân Việt Nam mà phải bảo toàn nền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước, điều đó đã ăn sâu vào lòng người Việt Nam, trong bất kỳ tầng lớp nào qua các thời đại. Vì toàn dân mà cũng phải do toàn dân làm mới đánh được kẻ thù hung bạo mạnh hơn, cho nên, chính sách đúng đắn của các chính quyền nhà nước qua quá trình lịch sử Việt Nam, đều phải có sức phát huy khối đoạn kết toàn dân, chung sức đánh giặc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong chiến tranh giải phóng cũng như bảo vệ Tổ quốc, mục đích vì dân và do dân lại càng được phát huy lên trình độ cao, vì quyền lợi của chính quyền nhà nước, của giai cấp công nhân, của Đảng vô sản, cũng là quyền lợi của toàn dân.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tư tưởng “Tận dân vi binh” được thực hiện ở các triều đại phong kiến ở nước ta. Tổ chức lực lượng quân sự phải như thế nào để khi cần nhân dân ai cũng có thể là binh. Đó cũng là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân. Ở thế kỷ thứ X, triều đình Đinh, Lê tổ chức lực lượng theo chế độ “thập đạo quân”. Về danh nghĩa, trong nước có một đạo quân đông đến một triệu người, song trên thực tế đó là chế độ tổ chức quân đội theo “ngạch biên số”. Lúc hòa bình, hầu hết số quân đó ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh, tất cả được huy động vào đội ngũ đã định sẵn. Đó là tiền đề của quốc sách “ngụ binh ư nông” của thời Lý - Trần. Theo cách hiểu của sử gia Ngô Thì Sĩ thì “bấy giờ binh và nông chưa chia, khi có việc thì gọi ra, xong việc lại giải tán về làm ruộng”1. Đây là biện pháp tổ chức toàn dân là lính, toàn dân tham gia luyện tập quân sự.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tổ chức lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ như hiện nay để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bắt nguồn từ truyền thống tổ chức ba thứ quân, gồm quân triều đình, quân các lộ và hương quân của tổ tiên từ thời Lý, Trần.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là câu ngạn ngữ có từ ngàn xưa. Những tấm gương liệt nữ trong chiến tranh cứu nước triều đại nào cũng có: Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng của mình đã anh dũng khởi nghĩa giành lại giang sơn và hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Đông Hán xâm lược. Thái hậu Dương Vân Nga và sau đó là Ỷ Lan phu nhân, đã thể hiện vai trò lớn lao trong kháng chiến chống xâm lược Tống. Linh từ quốc mẫu, vợ thái sư Trần Thủ Độ trong kháng chiến chống quân Nguyên, nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy đạo tượng binh Tây Sơn hồi thế kỷ XVIII. Trong cuộc kháng chiến lâu dài vừa qua của dân tộc ta, biết bao phụ nữ đã tham gia đóng góp sức mình cho chiến thắng lịch sở của dân tộc. Đó là những biểu hiện cụ thể của truyền thống anh hùng của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước của dân tộc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng của thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh chống xâm lược với câu “phá tặc đản, hiếm tam tuế văn” (trừ giặc còn hiếm ba tuổi là muộn). Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ tuổi không được dự bàn kế đánh giặc ở Bình Than còn đậm sâu trong trí óc của người Việt Nam. Già, trẻ, trai, gái cùng đánh giặc là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nước ta. Truyền thống này lại càng được phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong đội ngũ điệp trùng chống xâm lăng có đủ các thành phần dân chúng, các tầng lớp dân tộc từ khắp mọi miền đất nước. Trên chiến trường diệt quân xâm lược Tống cùng với Lý Thường Kiệt, Hoàng Chấn, Chiêu Văn, có cả Tôn Đản, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, là những tộc trưởng của các dân tộc ít người. Trong quân đội thời Trần, bên cạnh những tướng chỉ huy xuất thân từ hàng ngũ quý tộc như Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư v.v... còn có những người xuất thân từ tầng lớp bình dân như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Người anh hùng “áo vải cờ đào” ở thế kỷ XVIII, được nhiều sĩ phu yêu nước cộng sự nhiệt tình trong kháng chiến. Nhân dân đứng lên tham gia kháng chiến đông đảo, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đánh giặc diệt thù “từ việc rèn đúc vũ khí, chuẩn bị chiến thuyền, sửa chữa cầu đường, đóng góp lương thực, vận tải tiếp tế cho quân đội, đến việc cất giấu lương thực, có khi đốt cả lúa má để thóc gạo khỏi lọt vào tay giặc” hoặc chạy vào rừng quyết không hợp tác với giặc, hoặc nhiều hình thức đánh giặc ngay ở các bản làng, thôn ấp, bảo vệ quê hương sứ sở của mình. Toàn dân là lính, cả nước chung sức đánh giặc là nét đặc sắc, một truyền thống lâu đời của dân tộc ta.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Việc Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương để mất nước là mối hận của mỗi một người dân Đại Việt thời bấy giờ. Nhà Hồ có quân đông, có vũ khí tốt và thành lũy kiên cố, nhưng do sai lầm về đường lối chính trị, đã không huy động được sức mạnh chiến đấu của toàn dân và do không có phương pháp đánh địch thích hợp, nên đã chịu thất bại cay đắng, để rồi dân tộc ta phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài hơn chục năm mới đánh đuổi được giặc Minh, giành lại nền độc lập.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Người xưa nói “chúng chí thành thành”, nghĩa là ý chí của quần chúng là bức thành kiên cố.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Từ những nhận thức như vậy, các quan lại, quý tộc nhà Trần đều vững lòng tin vào sức mạnh của lực lượng kháng chiến. Lòng tin đó thể hiện trong hành động, trong chiến đấu và ngay cả trong những lời nói khảng khái trước mặt quân thù. Như trước sự hăm dọa láo xược của vua Nguyên là sẽ tiếp tục tiến công đập nát thành Thăng Long, sứ giả Đại Việt, Đào Tử Kỳ đã hiên ngang nói: “Thành Thăng Long kia chỉ là vật nhỏ mọn để phòng kẻ trộm cướp vặt, phá tan nó có khó gì. Còn như để chống với kẻ địch bên ngoài đến chực ăn cướp nước chúng tôi thì chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi, không kẻ nào phá được, đó là sức mạnh của nhân dân chúng tôi”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Truyền thống chiến tranh toàn dân, toàn diện đã được phát triển cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam. Đế quốc Mỹ mạnh nhất trong phe đế quốc hiện đại, có một tiềm lực quân sự, kinh tế lớn nhất thế giới đã huy động trên một triệu quân Mỹ và chư hầu (trong đó có trên 50 vạn quân Mỹ), với các phương tiện vũ khí hiện đại có uy lực lớn, có sức cơ động rất cao, hòng đè bẹp lực lượng kháng chiến Việt Nam. Chúng đã sử dụng lực lượng quân sự hùng hậu và sức mạnh kinh tế lớn lao của tên đế quốc giàu nhất thế giới vào cuộc chiến tranh mà từ xưa đến nay kẻ thù của nhân dân Việt Nam chưa hề có và sử dụng. Không những ta phải đấu tranh vũ trang chống lại một đạo quân đông, trang bị hiện đại, mà còn phải đấu tranh toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao chống một kẻ thù giàu có và nhiều thủ đoạn chính trị ngoại giao xảo quyệt. Đế quốc Mỹ không phải chỉ dùng quân sự đánh ta mà còn dùng sức mạnh kinh tế để buộc dân ta phải khuất phục. Chúng đã dồn dân vào các ấp chiến lược, các thị trấn, thành phố hòng cô lập cách mạng, đây là một thủ đoạn hết sức nguy hiểm mà từ xưa đến thời kỳ kháng chiến chống pháp chưa từng có.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đối với một kẻ thù như vậy, nhân dân Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ chiến tranh toàn dân, toàn diện, đấu tranh của toàn dân trên các mặt trận chính trị, kinh tế, đã phối hợp với đấu tranh quân sự của lực lượng vũ trang trên quy mô chưa từng có trong lịch sử. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã đánh bại tên hung nô của thời đại, làm cho toàn thế giới sửng sốt, khâm phục và đem lại lòng tin cho cách mạng của các dân tộc nhỏ chống các đế quốc to trên phạm vi thế giới.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Sức mạnh đó được phát huy cao như vậy vì có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động Việt Nam, có sức mạnh của chính nghĩa độc lập dân tộc chống ngoại xâm. Nó đã đoàn kết toàn dân và phát huy tinh thần chiến đấu chống kẻ thù. Nó tạo ra sức sáng tạo phong phú trong việc tìm kiếm các thủ đoạn đánh địch trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế của mọi tầng lớp, mọi thành phần trong xã hội. Trong thời đại Hồ Chí Minh, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân của ta là huy động toàn dân đánh giặc một cách toàn diện trên cả ba vùng chiến lược, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh địch vận; kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tác chiến của lực lượng vũ trang; kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ của dân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chiến tranh nhân dân ở nước ta đã huy động được hàng triệu người ra tiền tuyến, đã khai thác và phát huy đến mức cao nhất tiềm lực cửa đất nước.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nó đã làm cho đội quân xâm lược khổng lồ bị sa lầy trong biển lửa của toàn dân, bị lúng túng, bị động, bị cột chặt vào mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài, làm cho lực lượng địch ngày càng hao mòn, ý chí xâm lược ngày càng sa sút. Và cuối cùng, đế quốc Mỹ, đế quốc mạnh nhất thời đại chưa hề bị thất bại, đã phải nuốt hận chịu thua trong cuộc chiến tranh kéo dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">______________________________________</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Theo Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí, binh chế chí. NXB Sử học, Hà Nội, 1961, Tập 4, trang 4. </span></span></span></p><p style="text-align: center"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: sienna"><span style="font-family: 'Verdana'">NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ĐỘC ĐÁO</span></span></strong></p> </p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Từ khi Vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, dân tộc Việt Nam đã mấy chục năm liên tiếp chiến đấu quyết liệt.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trên các trang lịch sử còn lưu lại, ngay từ thế kỷ III trước công nguyên, nhân dân Việt (Âu Lạc) đã phải chống quân Tần xâm lược và đã chiến thắng. Trên 10 vạn quân Tần đã chịu thất bại trong một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm trên đất nước Âu Lạc.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trong 1.000 năm Bắc thuộc, bắt đầu từ năm 179 trước công nguyên, An Dương Vương để mất nước trước mưu sâu của Triệu Đà, dân tộc Việt đã bao lần nổi dậy khởi nghĩa giành lại chủ quyền và kiên cường chiến dấu giữ chính quyền mới giành được. Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của dân tộc chống xâm lược, chống đồng hóa dân tộc đã diễn ra hết sức quyết liệt trải qua bao thành công oanh liệt và cả thất bại đẫm máu. Bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Tnmg giành quyền trên 65 thành rồi đến các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, cuộc chiến tranh du kích kéo dài của Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử. Và kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dựng nước Đại Việt.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Từ thế kỷ thứ X, năm 938, với sự ra đời của nước Đại Việt tới nay, dân tộc ta đã phải trải qua trên 10 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc chống ngoại xâm. Các cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược năm 981 của Lê Hoàn và cuộc kháng chiến đời Lý năm 1077, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đem lại cho dân tộc ta gần 200 năm hòa bình xây dựng đất nước.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Sau khi đánh bại nhà Tống, đế quốc Mông - Nguyên trong 30 năm, từ 1258 đến 1288 đã gây 3 cuộc chiến tranh xâm lược lớn vào nước ta, có cuộc chúng huy động đến 60 vạn quân thiện chiến nhất của thời đại, như cuộc xâm lăng lần thứ hai năm 1285. Trong 3 lần kháng chiến đó, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công hiển hách ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp, Bạch Đằng giang. Những thắng lợi rực rỡ đó đã bảo vệ nền độc lập của ta, đưa lại hòa bình cho đất nước trên 100 năm, và cũng góp phần chặn làn sóng xâm lăng xuống Đông Nam Á của đế quốc Mông Cổ hung bạo nhất thời đó.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Nhưng khi giành được chính quyền, nhà Minh lại mở cuộc xâm lăng Đại Việt. Cuộc kháng chiến chống nhà Minh xâm lược kéo dài 20 năm, bắt đầu từ 1407 với sự thất bại của Hồ Quý Ly, do sai lầm về chiến lược dựa vào phòng ngự cố thủ các thành quách kiên cố, ỷ vào quân đông 100 vạn, súng pháo mạnh. Nhân dân ta không cam chịu ách đô hộ của ngoại bang, đã liên tiếp đứng dậy kháng chiến dưới thời hậu Trần 7 năm ròng, và cuối cùng nhân dân ta đã chiến thắng trong một cuộc chiến tranh giải phóng bền bỉ, kiên cường trong suốt 10 năm trường, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Cuộc kháng chiến oanh liệt của nhân dân ta chống nhà Minh xâm lược đã làm nhụt ý đồ bành trướng của vua quan nhà Minh, và trên 300 năm đất nước ta không bị ngoại xâm từ phương Bắc.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Khi nhà Thanh giành được quyền cai trị Trung Quốc, lợi dụng lúc Đại Việt rối ren dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, lúc Tây Sơn mới nắm được quyền lực trên một phần đất nước, vua Càn Long nhà Thanh lại phát động một cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Năm 1788, 29 vạn quân Thanh, dưới sự thống lĩnh của Tôn Sĩ Nghị đã bị Quang Trung tiêu diệt trong một trận phản công mãnh liệt ngay tại Thăng Long, chỉ trong gần 10 ngày đêm, đất nước ta lại sạch bóng quân thù.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Bước vào lịch sử cận đại, từ thế kỷ XIX dân tộc ta lại bị thực dân Pháp xâm lược. Do sự sai lầm về chiến lược là chỉ dựa vào quân thành để phòng ngự bị động và đầu hàng giặc một cách hèn hạ của triều đình nhà Nguyễn, mà dân tộc ta đã bị rơi vào ách nô lệ gần trăm năm. Trong suốt thời gian dài này, nhân dân ta đã anh dũng nổi dậy kháng chiến khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Các cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Đốc Ngũ, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, và các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa ở Yên Bái, Nghệ An, Bắc Sơn, Nam Kỳ, bị dìm trong bể máu, cho tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công. Tiếp ngay sau đó, cuộc kháng chiến trường kỳ liên tục 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã kết thúc với thắng lợi giải phóng hoàn toàn cả nước năm 1975.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Thắng lợi huy hoàng của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kẻ thù mạnh nhất của thế giới tư bản đế quốc trong thời đại, đã đem lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam, góp phần vào việc chôn vùi chủ nghĩa thực dân cũ và làm thất bại bước đầu chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, đã tô đậm nền nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trên 10 năm qua, nhân dân ta mong muốn được sống hòa bình, xây dựng đất nước, nhưng kẻ thù không để ta yên. Các cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới từ phía Tây Nam, và phía Bắc lại nổ ra và nhân dân Việt Nam lại phải vừa xây dựng Tổ quốc vừa phải chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược dưới mọi hình thức.</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Những chiến công chói lọi trong các cuộc chiến tranh yêu nước đó, chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần, phẩm giá cao quý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam</span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></p><p><span style="color: black"><span style="font-family: 'Verdana'">Trong quá trình đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, dân tộc ta đã có quyết tâm lớn, có tinh thần yêu nước cao, và có nhiều sáng tạo kiệt xuất trong việc tổ chức lực lượng và nghệ thuật đánh giặc cứu nước. </span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật đánh giặc cứu nước truyền thống được tích lũy trong mấy nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm, mang tính đặc biệt của một dân tộc nhỏ, tiềm lực kinh tế, quân sự đều yếu so với đối phương, nhưng dân tộc đó có tinh thần yêu nước cao, có truyền thống toàn dân quả cảm chống xâm lược, chứ không phải chỉ có quân đội đánh theo kiểu chiến tranh thông thường.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật đó có những đặc trưng cơ bản sau đây:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><strong>Phương thức tiến hành chiến tranh:</strong></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phương thức tiến hành chiến tranh của hai loại hình (chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc) có cái chung của chiến tranh toàn dân, nhưng cũng có đặc điểm riêng. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ta có chính quyền nhà nước, có quân đội, và lực lượng vũ trang. Công cuộc bảo vệ Tổ quốc đã được triển khai trong toàn dân ngay từ thời bình, được tổ chức, chuẩn bị theo một thế trận đã được hoạch định, từ trước khi quân địch tiến công. Quân địch phải từ ngoài tiến vào chứ không có sẵn trong nước, nên dù có sức mạnh và chủ động tiến công, chúng cũng có nhiều khó khăn, như bảo đảm hậu cần, không thông thuộc địa hình, không quen chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của đất nước ta.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Để chống lại quân thù mạnh hơn, nhân dân ta đã có nhiều phương thức tiến hành chiến tranh khác nhau, trong điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân nhà Tần ở thế kỷ thứ III trước công nguyên, lịch sử còn ghi:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Người Âu Lạc đã rút vào rừng, tổ chức lực lượng kháng chiến, cử người giỏi làm tướng, phục kích ban đêm, đánh hàng chục năm ròng rã, diệt hàng chục vạn quân Tần”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Sử ký Tư Mã Thiên chép: “Lúc bấy giờ, nhà Tần ở phía Bắc thì mắc họa với người Hồ, ở phía Nam thì mắc họa với người Việt. Đóng quân ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Trải hơn 10 năm, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi, người ta thắt cổ tự tử trên cây dọc đường, người chết trông nhau, kịp khi Tần Thủy Hoàng mất (209 trước công nguyên) thì cả thiên hạ nổi lên chống”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy phương thức cơ bản để đánh bại quân xâm lược là toàn dân chiến đấu, bất hợp tác với quân thù, rút vào rừng đánh du kích trong một cuộc kháng chiến trường kỳ 10 năm ròng. Cuối cùng khi quân Tần kiệt sức, khổ cực không sống nổi, và nhân lúc Tần Thủy Hoàng chết, thì ta tiến hành tổng khởi nghĩa và tiến công tiêu diệt quân thù, tướng Tần là Đồ Thư bị giết, quân Tần phải rút chạy về nước.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Sau khi đánh bại quân Tần, Âu Lạc nhanh chóng chuẩn bị để đề phòng xâm lược.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Sử chép rằng “Thục Phán dựng nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, rời đô xuống Cổ Loa xây thành (207 - 208 trước công nguyên) với hàng vạn nhân công, 3 vòng quanh co 9 lớp, chân kè đá, mặt có ụ đất cao nhô ra làm vọng canh và pháo đài bắn cung tên. Ngoài có hào sâu và rộng thuyền bè đi được, có đầm Cả chứa được mấy trăm thuyền chiến. Thành có 4 cửa: Đông Nam; Tây Nam, Đông Bắc và Tây Bắc. Riêng ở 2 cửa Đông Bắc và Tây Bắc có hai tầng hào lũy, là hướng phòng ngự chủ yếu. Vận dụng địa hình lấy sông làm hào, gò cao làm lũy thành ở giữa vùng đầm vực, lầy úng, vừa là căn cứ bộ binh, vừa là căn cứ thủy binh quan trọng. Thuyền chiến có thể vận động suốt 3 vòng hào, phối hợp tác chiến với bộ binh, có thể từ Cổ Loa tỏa ra Hoàng Giang, theo sông Hồng, sông Thương ra biển. Vũ khí đã có nỏ Liên Châu với mũi tên đồng ba cạnh (năm 1959, phát hiện ở chân thành ngoài, phía Nam một kho hàng vạn chiếc, cùng với xiên đồng, qua đồng).</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Năm 207 trước công nguyên, Triệu Đà và quan lại nhà Tần, chiếm cả ba quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng, lập nước Nam Việt, xưng vương, đánh Âu Lạc nhiều lần không thắng phải rút về núi Vũ Minh cầu hòa”. Đó là kẻ xâm lược thứ hai bị An Dương Vương đánh bại, lần này không chỉ bằng cách rút vào rừng, dùng phục kích, tập kích, mà bằng cách phòng giữ Loa thành, đánh quân xâm lược cả bằng thủy binh và bộ binh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phải đến năm 179 trước công nguyên, tức là gần ba chục năm sau, Triệu Đà trá hàng, sai Trọng Thủy dò xét được các bí mật quân sự của An Dương Vương, dùng kế nội gián mới chiếm được Âu Lạc. Như vậy ta thấy, sau khi rời đô từ vùng rừng núi về đồng bằng, xây dựng một nước đã có nhiều nghề. Ngoài nghề nông, săn bắn, đã có các nghề khác như nuôi tằm, dệt lụa, đồ gốm, rèn sắt đồng, làm mộc, nung gạch ngói, xây thành, đóng thuyền, sản xuất nỏ Liên Châu có mũi tên đồng. Quân đã chia ra quân thủy và quân bộ. An Dương Vương đã chọn phương thức phòng ngự dựa vào thành kiên cố được xây dựng trên địa hình hiểm trở để chống ngoại xâm kết hợp với chiến tranh du kích đã có kinh nghiệm trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lần vừa qua.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phương thức này cũng đã thắng được quân của Triệu Đà nhiều lần tiến công xâm lược, An Dương Vương để mất nước do mắc mưu nội gián.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Từ khi Đại Việt dựng nước, nhiều lần quân phong kiến phương Bắc đã tiến hành xâm lược, nhiều cuộc chiến tranh đã giải quyết xong, chỉ trong một trận. Như cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, với 2 vạn quân đã đánh bại 5 vạn quân bộ và 3 vạn quân thủy, kết thúc bằng trận thủy chiến mưu lược, giết tướng Hoàng Thao trên sông Bạch Đằng năm 938. Hoặc như cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, mà Lê Hoàn, với 5 vạn quân, đã đánh bại quân xâm lược gồm 10 vạn ở Bạch Đằng và Chi Lăng, giết tướng Hầu Nhân Bảo năm 981.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phương thức cơ bản tiến hành chiến tranh lúc đó chủ yếu là dùng trận chiến tiến công quy mô chiến lược của quân triều đình, đánh bại quân xâm lược mạnh hơn trên cơ sở thiết lập thế trận mai phục ở những địa hình hiểm trở, ở Bạch Đằng Giang, Chi Lăng lịch sử mà Nguyễn Trãi trong bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” đã có câu:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Quan hà bách nhị do thiên thiết</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Hào kiệt công danh thử địa tầng”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">(Trời dựng nên sông núi hiểm trở, ở đó 2 vạn người có thể địch nổi 100 vạn người; trên đất này người hào kiệt đã từng lập nên công danh).</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống Tống lần thứ hai năm 1077, Lý Thường Kiệt đã đánh bại đạo quân xâm lược 30 vạn của Quách Quỳ bằng phương thức phòng ngự tích cực, tiến công phá căn cứ chuẩn bị tiến công của đối phương ngay trên đất địch, rồi thiết lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, tạo thế buộc quân địch phương Bắc mạnh về kỵ binh lâm vào thế bị chặn phía trước, bị đánh phía sau, thiếu thốn lương thực do dân ta làm thanh dã và thuyền thương bị chặn, quân sĩ ốm đau vì thủy thổ không hợp. Địch tiến công vượt sông không nổi, bị suy yếu, tiến công không được rút không xong, bị ta phản công tiêu diệt. Trong thế trận chiến tranh nhân dân được phát huy sau lưng địch, chủ lực thiện chiến của triều đình đã tiến hành phòng ngự tích cực kết hợp chặt chẽ phòng ngự với tiến công và phản công, theo phương châm “kiên thủ chờ suy, hoàn kích”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nhà Lý có thế lực mạnh, đúng như Trần Hưng Đạo đã nhận xét, có tướng giỏi như Lý Thường Kiệt biết phát huy sức mạnh của quân triều đình và quân địa phương, chọn địa lợi, xây dựng phòng tuyến, kiềm chế được kỵ binh địch, phát huy được sức mạnh của bộ binh và thủy binh ta, nên đã chiến thắng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Dưới thời nhà Trần, từ 1258 đến 1288, ba lần quân Mông - Nguyên mạnh nhất thời đại lúc đó, “có kỵ binh mạnh, rong ruổi nhanh như chớp, đánh thành phá ấp” (theo Trương Phổ, học giả thời Minh), xâm lược Đại Việt có lần quân lên tới 60 vạn đều đã bị quân dân Đại Việt tiêu diệt phải tháo chạy về nước.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phương thức tiến hành chiến tranh trong hai cuộc chiến tranh năm 1258 và 1285, vua Trần và tiết chế quận công Trần Hưng Đạo lúc đầu đã thiết lập trận địa phòng ngự chặn địch trên địa bàn Trung Du ở Bình Lệ (1258) và Nội Bàng, Vạn Kiếp (1285), nhưng đều không chặn nổi quân Mông - Nguyên, phải thực hiện rút lui chiến lược, rời bỏ Thăng Long để bảo toàn lực lượng, tránh sức mạnh lúc khởi đầu của đối phương. Với phương thức mới, toàn dân làm thanh dã, các vương hầu cùng hương binh trên các địa phương kiên quyết chặn đánh quân giặc làm chúng mệt mỏi tiêu hao, phải dàn mỏng quân đối phó khắp nơi. Phương thức này xuất phát từ quan điểm mà Trần Hưng Đạo đã viết trong Binh thư yếu lược: “Địch đem quân đến, thế không thể ở lâu được thì ta cầm... Nó ở thế hiểm, ta ở thế yếu thì ta cầm. Cầm cho nó đã mệt, bấy giờ ta nổi dậy mà đánh, thì sức vẹn mà công nhiều... đó là điều bí của phép binh”1. Sau đó ta tổ chức thực hiện phản công chiến lược, đánh vào quân địch ở Thăng Long, buộc địch phải rút chạy mà tiêu diệt chúng trên đường thoái lui.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">____________________________________</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Binh thư yếu lược - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1977, tr. 190. </span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo của nhà Trần đã được thể hiện trong cuộc chiến tranh chống Mông - Nguyên lần thứ ba năm 1288, với những tư tưởng mà Trần Hưng Đạo nêu với vua Trần vào năm 1300 về kế sách giữ nước như sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, dĩ đoản chế trường.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Tướng và binh một lòng như ruột thịt.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Tránh thế giặc lúc buổi đầu còn mạnh, đánh địch khi tàn lụi lúc buổi chiều.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Lấy toàn dân chiến đấu, đoàn kết vua quan, lãnh đạo và quần chúng, quân dân, tướng binh như cha con một nhà làm quyết định chiến thắng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trên cơ sở tư tưởng toàn dân chiến đấu mà tổ chức các thứ quân, gồm quân triều đình, quân các vương hầu, trấn giữ các trại ấp và hương binh ở các thôn xã cho nên lực lượng vũ trang lên đến mấy chục vạn. Lực lượng vũ trang ta bố trí khắp nơi trên toàn quốc, giặc đi đến đâu cũng bị đánh. Ta hình thành thế bao vây toàn diện và từng điểm, quân địch càng vào sâu càng mắc kẹt, phải phân tán đối phó khắp nơi.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Địch muốn đánh lớn, tìm quân chủ lực để giáp chiến, tiêu diệt mà không được, lại luôn bị tiêu hao, đánh tỉa, đến lúc mệt mỏi hết lương, tinh thần rã rời bải hoải thì cũng là lúc chủ lực quân thiện chiến của triều đình Trần xuất hiện, đánh những đòn tiêu diệt lớn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trần Hưng Đạo đã giải quyết một cách tài tình mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: giữ đất và tiêu diệt địch. Qua kinh nghiệm 2 lần kháng chiến, vì không muốn địch xâm phạm kinh thành, ta tổ chức phòng ngự chiến lược, nhưng đều không ngăn được địch, và trong lần kháng chiến thứ hai, ta buộc địch rút lui chiến lược, với biết bao tình huống hiểm nghèo. Lần kháng chiến thứ ba, với thế lực đã chuẩn bị sẵn, ta hoàn toàn chủ động, buộc địch phải dàn mỏng lực lượng, từ chủ động chuyển thành bị động, từ tiến công chuyển sang phòng ngự và rút lui, từ mạnh chuyển thành yếu. Đây chính là thời cơ để ta tiến hành phản công chiến lược tiêu diệt địch và giải phóng đất nước. Chỉ có “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai” của địch, để địch vào sâu đất nước ta, kéo dài đường tiếp tế, bị quân ta triệt lương, lại gặp lúc dân ta làm thanh dã, lâm vào cảnh thiếu đói, địch mới nhanh chóng rơi vào thế “tàn lụi lúc buổi chiều”. Lợi dụng sở đoản, kiềm chế sở trường của địch là nguyên tắc của nghệ thuật quân sự phép dùng binh của Trần Quốc Tuấn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như Trần Quốc Tuấn đã nêu rõ: Lấy đoản binh thắng trường trận là việc thường của binh pháp; Đoản binh là chỉ bộ binh của ta, một đội quân với số lượng không nhiều nhưng tinh nhuệ, biên chế gọn nhẹ là cái mạnh của ta. Kỵ binh và quân đông, sức cơ động nhanh là cái mạnh của địch. Nhưng khi trường trận bị dàn mỏng ra, bị phân tán, đứt quãng, không được tiếp tế đầy đủ, không ứng cứu được nhau và lâm vào tử địa, sức không phát huy được thì trở thành yếu, dễ bị công kích và tan vỡ. Như trong trận Đông Bộ Đầu, chiến đấu diễn ra ban đêm, quân địch không kịp lên ngựa, bị những bộ binh nhẹ mang vũ khí ngắn của ta xông vào chém giết đã hỗn loạn và tan tác. Hoặc như trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, 1 đoàn thuyền lớn, nặng nề chậm chạp của địch đã bị những thuyền nhẹ của ta từ các nhánh sông lao ra đón đánh, đã không xoay trở kịp, chạy đâm vào cọc nhọn, bị đắm chìm và bị tiêu diệt.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Rõ ràng “dĩ đoản chế trường” là một sáng tạo độc đáo của ta dừng để chống lại một kẻ địch đông và trang bị mạnh hơn mình.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhà Minh là do không tin vào dân, không được dân ủng hộ, chỉ dựa vào phòng ngự chiến lược thụ động, trên cơ sở cố thủ các quân thành vững chắc, có thành cao hào sâu, quân đông, pháo mạnh để mong đạt mục đích chiến lược là làm đối phương mòn mỏi không thắng nổi mà cầu hòa.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phương thức chiến tranh toàn dân, phòng ngự tích cực, tiến công, phản công kiên quyết, chủ động, chọn địa điểm xây dựng thế trận có lợi để phát huy sở trường của ta, đánh vào sở đoản của địch, hạn chế sở trường của chúng, giành chiến thắng vẻ vang trong truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta đã không được phát huy, mà còn bị quên lãng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Quang Trung tiêu diệt quân xâm lược Thanh chỉ trong một trận tiến công quyết chiến chiến lược thần tốc bảy ngày đêm ngay tại Thăng Long đã thể hiện sức mạnh hơn đối phương của một quân đội thiện chiến và tài thao lược hơn người của Nguyễn Huệ. Phương thức tiến công chiến lược thần tốc, bất ngờ, giải quyết chiến tranh chỉ trong một trận khi chống lại quân xâm lược của một nước lớn mạnh hơn, đã tỏ ra phù hợp vì trên chiến trường có sức mạnh tổng hợp của thế, thời. Dù lực ít hơn, nhưng tinh hơn và lại có tướng giỏi trí dũng song toàn thì vẫn giành chiến thắng. Quan điểm quân sự của Quang Trung “quân cốt tinh, không cốt đông” thể hiện tính chân lý của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn là truyền thống của dân tộc Việt Nam.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Dưới thời nhà Nguyễn, tư tưởng sợ địch, đầu hàng và phòng ngự thụ động dựa vào quân thành đã đưa nhân dân Việt Nam đến chỗ mất nước trước một đế quốc phương Tây có phương tiện, vũ khí, kỹ thuật tốt hơn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy ta có thể thấy chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có lấy đặc điểm sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Một là: Địch thường mạnh hơn ta cả về tiềm lực chiến tranh và về lực lượng quân sự huy động vào chiến đấu trực tiếp trên chiến trường. Chúng tiến công từ ngoài vào đất nước ta bằng nhiều hướng, đường bộ, đường thủy, cả phía Bắc, có khi cả phía Nam. Mục đích của địch thường là, tiến công nhanh, giải quyết nhanh chiến tranh bằng các thủ đoạn chiến lược cổ truyền của quân xâm lược là tiêu diệt quân đội đối phương, đánh chiếm thủ đô, bắt thủ lĩnh (vua, lãnh đạo), tổ chức ngụy quân, ngụy quyền, thực hiện bình định, càn quét đánh phá các phong trào yêu nước, dập tắt các cuộc khởi nghĩa.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Hai là: Thời gian kết thúc chiến tranh thường ngắn, chỉ trong vài tháng đến một năm, ít khi kéo dài, như Lý chống Tống, khoảng 5 tháng; Trần chống Mông - Nguyên lâu nhất cũng chỉ 6 tháng; Hồ chống Minh, khoảng 2 tháng; Tây Sơn chống Thanh, hơn 1 tháng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ba là: Phương thức tiến hành chiến tranh truyền thống của Việt Nam nói chung thể hiện mấy điểm sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Toàn dân tham gia chống xâm lược, làm thanh dã, không cho địch lấy người và của cải của ta; trực tiếp chiến đấu vũ trang bằng ba thứ quân, quân chủ lực (triều đình), quân địa phương (của các tộc trưởng, vương hầu, các lộ) và dân quân (hương binh), đánh chặn phía trước, đánh phá phía sau, đánh vào hậu cần, hậu phương của địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Kết hợp chiến tranh chính quy của quân đội chủ lực với chiến tranh du kích của toàn dân, lấy dân quân (hương quân), quân địa phương làm nòng cốt, vừa có phân tuyến, vừa có xen kẽ cài răng lược, buộc địch phải phân tán lực lượng, đối phó khắp nơi, không thể tập trung đánh quân chủ lực của ta.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Phương thức tác chiến thường là phòng ngự tích cực kết hợp phòng ngự theo kiểu phòng tuyến hoặc hệ thống quân thành, quan ải, đánh giữ các trục đường giao thông chiến lược và các thị trấn, thị xã, thành phố với tiến công phía sau lưng địch của bộ đội địa phương, quân các lộ, cả dân quân các làng xã và phản công, tiến công quyết định của quân chủ lực. Đánh diệt quân lương của địch là biện pháp chiến lược, kết hợp với thanh dã làm cho quân địch đông lại thêm khó khăn vì thiếu hậu cần tiếp tế, lương thực và đạn dược, nhiên liệu, phương tiện chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Bảo toàn chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo chiến tranh, tránh sức mạnh lúc khởi đầu của địch làm địch mệt mỏi, bị tiêu hao, phân tán, buộc phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự, rồi rút chạy. Trên cơ sở đó mà tiến hành phản công, tiến công tiêu diệt lực lượng chủ lực của địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Kết hợp tiến công tiêu diệt địch trên đất nước mình với ngoại giao mềm dẻo để kết thúc chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Trong điều kiện địch quá mạnh, ta không đủ sức phòng ngự ngăn chặn đối phương, có khi phải dùng chiến tranh du kích lâu dài như cuộc chiến tranh chống Tần thế kỷ thứ ba trước công nguyên, rồi tổng tiến công kết hợp khởi nghĩa (khi có thời cơ địch chiếm đóng bị suy yếu, nội bộ địch ở trong nước rối loạn) mà tiêu diệt.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Nhưng cũng có khi chỉ bằng một trận tiến công chiến lược tại một khu vực được chuẩn bị kỹ, trên thế mạnh, có địa hình hiểm, có quân đội mạnh, mưu trí, bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt đại bộ phận quân địch ngay từ trận đầu mà ta đã giải quyết thắng lợi chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy phương châm tích cực phòng ngự, kết hợp phòng ngự với phản công tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một tư tưởng có tính quy luật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của một nước nhỏ đánh lại nước lớn xâm lược, của một quân đội ít hơn và kém hơn về tổ chức trang bị, kỹ thuật đánh lại một quân đội mạnh hơn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra khi địch đã chiếm đóng nước ta. Đặc điểm của chiến tranh giải phóng dân tộc là kẻ địch đã ở trên đất nước ta, có đội quân cướp nước, lại có ngụy quân, ngụy quyền, địch đã làm chủ trên cả nước, còn nhân dân ta thì đang bị kìm kẹp, ta không có sẵn quân đội, không có sẵn lực lượng vũ trang.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Do các điều kiện khách quan như vậy, nên phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc nói chung vẫn dựa trên nền tảng của khởi nghĩa vũ trang nhân dân và chiến tranh nhân dân, nhưng có nhiều đặc điểm hoàn toàn khác với chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trải qua các thời kỳ bị mất nước, dân tộc Việt Nam đều phải dùng phương thức truyền thống để giải phóng dân tộc như sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Thực hiện khởi nghĩa vũ trang từng khu vực, tiến lên tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và tiến hành chiến tranh giải phóng. Bà Trưng, Bà Triệụ, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, trong 1000 năm Bắc thuộc, cũng như Phạm Chấn, Trần Nguyệt Hồ, Phạm Tất Đạt, Trần Nguyên Khôi, Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng, và Lê Lợi dưới thời thuộc Minh, và cả trong 100 năm Pháp thuộc cho tới chiến tranh giải phóng chống Pháp, Mỹ mấy chục năm qua, chúng ta đều thấy muốn giành được độc lập, nhân dân ta đều phải đi từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa đến chiến tranh giải phóng trường kỳ của toàn dân với 2 lực lượng, (lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang) mới giành được độc lập cho dân tộc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và binh vận địch vận, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Mỗi mặt đấu tranh đều có vị trí chiến lược của nó, có tác dụng quyết định trong từng thời điểm, từng địa bàn khác nhau, nhưng nói chung đấu tranh quân sự, vũ trang bao giờ cũng giữ vị trí quyết định và nó quyết định việc trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự và bộ máy chính quyền của đối phương, vừa đánh địch vừa địch vận, cả địch ở chiến trường trên nước ta, cả vào lòng dân và bộ máy chính quyền của đối phương ở nước địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Thực hiện một cuộc chiến tranh xen kẽ cài răng lược, không chiến tuyến, đánh địch cả ở tiền tuyến và hậu phương địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó khắp nơi, không có chỗ nào là an toàn tuyệt đối đối với chúng, kể cả ở đô thị.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp ba thứ quân, kết hợp các cách đánh tiêu diệt sinh lực địch và phá hậu cần, kho tàng, phương tiện chiến tranh, phá giao thông vận chuyển, kết hợp tiêu diệt địch với giành quyền làm chủ, đánh phá bình định của đối phương.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chiến tranh du kích trong chiến tranh giải phóng có vị trí hết sức quan trọng. Nó vừa là khởi đầu của đấu tranh vũ trang, nòng cốt của khởi nghĩa, vừa là hình thức bạo lực quyết định của quần chúng nhân dân đánh địch và bảo vệ quyền làm chủ của các thôn xã.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chiến tranh du kích là biện pháp chủ yếu để đánh bại chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của địch, đồng thời nó tạo điều kiện cho chủ lực phát huy sức mạnh, tập trung lực lượng đánh đòn quyết định, buộc địch phân tán đối phó, phối hợp với chủ lực giải quyết chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chiến tranh chính quy của quân chủ lực trong chiến tranh giải phóng bao giờ cũng từ chiến tranh du kích mà phát triển lên, giữ vị trí quyết định giải quyết chiến tranh, đánh tiêu diệt lớn quân địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Không có cuộc chiến tranh giải phóng nào của Việt Nam giành được thắng lợi mà lại không tiêu diệt được đại quân của đối phương. Chủ lực quân trong chiến tranh giải phóng, khi không phân chiến tuyến, tác chiến với kẻ thù mạnh hơn, thường dùng cách đánh du kích như phục kích, tập kích, đánh bất ngờ của kẻ yếu đánh mạnh, như Nguyễn Trãi đã tổng kết:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ít địch nhiều thường dùng mai phục”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đánh thành, chiếm đất thường ít gặp hơn là đánh tiêu diệt địch trong vận động. Tiến công là phương thức tác chiến chủ yếu, có vị trí chiến lược, còn phòng ngự chỉ giữ vai trò phối hợp và quan trọng trong thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh giải phóng trường kỳ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Nếu đặc trưng của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thường là ngắn, thì đánh lâu dài để chuyển biến tương quan thế lực lại có tính quy luật của chiến tranh giải phóng. Kẻ địch thường tiến công, rồi lại thất bại, lại tăng cường lực lượng tiến công rồi thất bại, chịu thua trong khi lực lượng còn đông, có khi còn mạnh hơn cả lúc bắt đầu cuộc chiến tranh giải phóng. Do đó phương châm trường kỳ kháng chiến, đánh lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân thù, giành thắng lợi cuối cùng, thường trong cuộc chiến tranh giải phóng nào cũng được vận dụng, như trong chiến tranh chống phong kiến Trung Quốc, cũng như chống Pháp, Mỹ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Trong thời đại ngày nay việc phát huy sức mạnh của đất nước và tranh thủ sức mạnh quốc tế trong chiến tranh giải phóng dân tộc là một phương châm hết sức quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp, Mỹ vừa qua ta đã vận dụng triệt để phương châm này. Điều này lại càng quan trọng hơn trong tình hình hiện nay và sau này.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Do có cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật mới, mà các ngành thông tin, truyền thông, giao thông đã có bước phát triển thần kỳ, làm cho không gian của địa cầu hầu như thu hẹp lại, cùng với sự phát triển của tinh thần độc lập dân tộc chống đế quốc, chống kẻ thù chung của nhân loại, yếu tố quốc tế trong chiến tranh giải phóng đã khác hẳn so với thời kỳ chống phong kiến phương Bắc xưa.</span></span></span></p><p> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"><strong>Nghệ thuật quân sự truyền thống.</strong></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam độc đáo ở chỗ, nó là nghệ thuật quân sự lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, được thể hiện trên mấy mặt sau:</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">- <strong>Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc</strong>, nghệ thuật đấu tranh vũ trang của lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, quân chủ lực (với hiệp đồng quân binh chủng), quân địa phương và dân quân du kích (tự vệ) cùng nhân dân đứng lên đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức, kết hợp chặt chẽ quân sự, chính trị, binh vận, kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và nhân dân, làm thanh dã, bất hợp tác với quân thù hoặc khởi nghĩa. Nghệ thuật quân sự này tạo ra một hình thức chiến tranh cài răng lược, xen kẽ triệt để giữa ta và địch, có phân tuyến mà cũng không phân tuyến với quân thù, buộc địch phải phân tán, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Nó làm cho quân đội chính quy của đối phương không thể phát huy cách đánh thông thường, tiến công, phòng ngự không theo chiến tuyến, mà theo diện địa phương, hậu phương tiền tuyến khó phân biệt, không có một nơi nào là an toàn tuyệt đối, khó phân biệt đối tượng dân và quân.</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Hăng-ri Na-va, tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương viết trong cuốn Đông Dương hấp hối: “Ngay cả trong những vùng có chiến dịch quân sự thực sự cũng không phải là một cuộc chiến tranh kiểu kinh điển. Chúng tôi cố gắng ép họ phải chấp nhận hình thức chiến tranh đó, luôn luôn Việt - Minh từ chối việc đó”. Và Oét-mo-len, tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam đã phải buồn bã kêu lên, sau khi bị cách chức: “Công chúng Mỹ cũng dễ bị lầm lẫn vì không thể theo dõi cuộc chiến tranh bằng những chiến tuyến đơn giản trên bản đồ như trong các cuộc chiến tranh khác”. Bất kể quân địch nào, dù là phong kiến phương Bắc trước kia hoặc đế quốc Pháp, Mỹ, khi xâm lược nước ta đều phải bị động trước nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của Việt Nam và không thể thi thố được cách đánh sở trường của chúng”.</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Ngay một số cán bộ quân sự của ta, đã qua nhiều năm chiến đấu muốn nắm chắc nghệ thuật ngay trong các cấp, từ chiến lược đến chiến dịch, chiến thuật và vận dụng cho nhuần nhuyễn, cũng không phải đơn giản. Kinh nghiệm mấy ngàn năm lịch sử cho thấy, nắm chắc nghệ thuật quân sự này là bảo đảm chiến thắng bất kỳ kẻ địch nào, ngay cả những đội quân xâm lược mạnh nhất của từng thời như quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII, hay quân Mỹ trong thế kỷ XX.</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Nghệ thuật truyền thống này luôn luôn được quán triệt trong chiến tranh giải phóng, vì ta phải đi từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa lên chiến tranh giải phóng, từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, luôn kết hợp chiến tranh chính quy với khởi nghĩa và chiến tranh du kích. Các nhà lãnh đạo chiến tranh như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Hồ Chí Minh đều đi theo quá trình này. Nhưng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì kinh nghiệm chiến tranh toàn dân của nhà Trần đã không được vận dụng dưới thời nhà Hồ và nhà Nguyễn. Tư tưởng quân sự của chiến tranh thông thường dựa vào quân đội chủ lực, lại chi phối nghệ thuật quân sự. Muốn có nghệ thuật quân sự toàn dân chiến đấu phải có chính nghĩa, phải có dân ủng hộ, quốc gia tinh lực, phải có quân đội có tinh thần yêu nước bảo vệ nhân dân, phải có quan điểm dựa vào dân như Trần Hưng Đạo đã nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục - cả nước chung sức”, “... khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước”.</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Trong Bình Ngô đại cáo có câu:</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">“Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi,</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Quân địch nhiều, ta ít mà ta được luôn.</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Cho hay, đem đại nghĩa để thắng hung tàn,</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Lấy chí nhân mà thay cường bạo”</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Bộ đội Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, rèn luyện, luôn phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc”.</span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'"></span></span></span></p><p><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><span style="font-family: 'Verdana'">Nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân thời Lê Lợi thể hiện ở việc vây thành, tỏa quân ra đánh ngụy quân ngụy quyền ở cơ sở, nghệ thuật sức dùng một nửa mà công gấp đôi vừa giành được dân, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, vừa nhanh chóng xây dựng được lực lượng vũ trang. “Thế trận làng nước” là biểu hiện của tư tưởng quân sự này. Trong chiến tranh chống Pháp, việc tổ chức các đại đội độc lập đưa về các huyện để xây dựng cơ sở chính trị và dân quân du kích năm 1947, cũng như việc đưa hai đại đoàn vào địch hậu trong chiến dịch Hòa Bình năm 1951. Trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam, việc phân tán đơn vị chủ lực đi xây dựng cơ sở chính trị và phát động du kích chiến, thực hiện chủ trương tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch, đã chứng tỏ rằng Bộ tư lệnh tối cao của Việt Nam luôn nắm vững nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đặc biệt, trong chiến tranh giải phóng miền Nam, Đảng ta đã vận dụng khéo léo tài tình nghệ thuật này, kết hợp các mặt đấu tranh một cách linh hoạt, tùy theo tình hình cụ thể. Khi thì lực lượng chính trị giữ vai trò chủ yếu, có lực lượng vũ trang làm chỗ dựa, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần như trong phong trào “Đồng khởi”. Khi thì kết hợp chặt chẽ lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng thích hợp với điều kiện cụ thể của từng thời kỳ như trong cuộc chiến đấu chống các chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh Việt Nam hóa” của Mỹ trong quá trình kháng chiến chống Mỹ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong quá trình chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, nghệ thuật này đã phát huy tác dụng hết sức to lớn. Luận điểm thiên tài của Ăng-ghen về phương thức tiến hành chiến tranh của một dân tộc nhỏ đã được thể hiện một cách sinh động và phong phú, muôn màu muôn vẻ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Sự kết hợp hai hình thức đấu tranh này không chỉ thực hiện trong lĩnh vực chiến lược, mà cả trong lĩnh vực chiến dịch và chiến đấu trên chiến trường. Đảng ta đã từng chỉ rõ: nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy là quy luật chung, mà đỉnh cao phát triển của nó là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Những cuộc tiến công quân sự phải kết hợp với nổi dậy của quần chúng, những cuộc nổi dậy của quần chúng cũng phải kết hợp với tiến công quân sự thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp lớn để đánh thắng địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Khi cuộc chiến tranh cách mạng phát triển ngày càng quyết liệt quy mô ngày càng lớn, ta đã nắm vững quy luật chiến tranh là phải tiêu diệt và làm tan rã lực lượng quân sự của địch, bao gồm cả sinh lực và phương tiện chiến tranh, nhất là quân chủ lực, chỗ dựa chủ yếu của chính quyền phát xít tay sai của đế quốc Mỹ. Tiêu diệt để làm chủ, làm chủ để tiêu diệt, làm suy yếu, tiến tới đè bẹp lực lượng quân sự và bộ máy kìm kẹp của địch thì mới tạo được điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy. Chỉ trên cơ sở tiêu hao, tiêu diệt ngày càng nhiều sinh lực lớn của địch, đánh bại các cuộc phản kích của chúng, thì ta mới giành được quyền làm chủ cho nhân dân trên phạm vi ngày càng rộng. Ngược lại, giành và giữ vững quyền làm chủ sẽ tạo ra thế và lực mới để tiến lên tiêu diệt lực lượng địch lớn hơn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng ở miền Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phát triển lên một trình độ cao, xuất hiện nhiều loại hình chiến dịch khác nhau, như những chiến dịch tiến công của các binh đoàn chủ lực trên chiến trường có lựa chọn nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự địch; những chiến dịch tổng hợp trên mặt trận nông thôn, đồng bằng, kết hợp tiến công quân sự với khởi nghĩa vũ trang của cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị nhằm đánh bại kế hoạch “bình định”, đập tan hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng các vùng nông thôn và tiêu diệt lực lượng quân sự địch; những chiến dịch lớn đánh vào đô thị, hoặc những chiến dịch tổng hợp lớn trên mặt trận đô thị, đánh vào cơ quan đầu não của địch, kết hợp vây hãm, tiến công quân sự với khởi nghĩa vũ trang để giải phóng thành phố, thị xã.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Những trận chiến đấu nhằm tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ được tiến hành bằng nổi dậy của quần chúng và tiến công quân sự, không phải là hiếm trong cuộc chiến tranh vừa qua.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết, từ năm 1973 trở đi, không những ta đã đập tan các chiến dịch lấn chiếm, bình định của địch, giữ vững vùng giải phóng, mà còn chuyển sang những chiến dịch tiến công tổng hợp, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch ở các địa bàn xung yếu, uy hiếp mạnh các vùng ven thành phố và nhiều thị trấn, thị xã.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ta đã kiên quyết đẩy mạnh các cuộc tiến công và nổi dậy, mở rộng diện tiêu diệt và tiêu hao lực lượng quân sự địch trên nhiều căn cứ, chi khu, phân chi khu quân sự, kết hợp với việc xóa bỏ hệ thống kìm kẹp của địch ở ấp, xã, giành dân và giành quyền làm chủ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ta đã dồn địch vào thế bị bao vây, căng kéo, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó khắp nơi, không còn khả năng cơ động trên các địa bàn hành quân trọng điểm và không có đủ lực lượng tăng viện, ứng cứu cho các chiến trường khác. Lực lượng bảo an, dân vệ liên tục bị tiêu hao và tan rã, không đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang cách mạng và lực lượng chính trị của quần chúng. Hàng loạt đồn bốt, hệ thống chiếm đóng và bình định của địch bị phá vỡ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong các trận chiến đấu và chiến dịch, ta đã đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Tiến công binh vận kết hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị cũng là một mũi tiến công chiến lược rất sắc bén, có hiệu lực cao, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt diễn ra cả ở nông thôn và thành thị.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đặc biệt, ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền trung, ở nhiều thành phố, thị xã khác, những thắng lợi rực rỡ của ba mũi giáp công, những cuộc nổi dậy bùng nổ dây chuyền đã phát huy sức mạnh rất lớn. Kết hợp với các mũi tiến công quân sự, hàng vạn quần chúng đã bao vây, gọi hàng, đánh chiếm các quận lỵ, trụ sở ngụy quyền, giành quyền làm chủ. Lực lượng vũ trang của ta đã mở những cuộc tiến công vào các mục tiêu quân sự then chốt, làm đòn bẩy thúc đẩy, hỗ trợ đắc lực cho phong trào nổi dậy của quần chúng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Các đội du kích, dân quân, tự vệ vũ trang phát triển rộng khắp đã cùng đồng bào tích cực bao vây, tiến công tiêu diệt địch trong các đồn bốt, diệt ác, trừ gian, làm chỗ dựa cho quần chúng nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch. Bộ đội địa phương và dân quân, du kích, tự vệ còn là lực lượng nòng cốt để xây dựng chính quyền địa phương, xây dựng lực lượng và các đoàn thể cách mạng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Các chiến dịch và các trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng quy mô lớn đã tạo thành những quả đấm rất mạnh, có sức đột kích lớn, sức cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, có khả năng đánh tiêu diệt lớn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Với lối đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, bộ đội chủ lực của ta đã thực hiện đánh tiêu diệt lớn, phá vỡ hệ thống phòng ngự chiến lược của địch, giải phóng các địa bàn quan trọng, tiêu diệt và làm tan rã từng bộ phận quan trọng của địch, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị nổi dậy giành quyền làm chủ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh, chúng ta đã nắm vững quy luật của phong trào cách mạng của quần chúng, phát triển phong trào đấu tranh chính trị thành cao trào, khi có điều kiện đã kịp thời nắm vững thời cơ, phối hợp với tổng công kích mà thực hiện nổi dậy đều khắp, đánh đổ chính quyền của địch ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn và ở cả đô thị, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc tạo ra một tương quan thế lực khác hẳn giữa ta và địch so với nghệ thuật quân sự thông thường.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Do đó, trong khi đánh giá tình hình, so sánh tương quan địch, ta, kẻ địch xâm lược không bao giờ so sánh đúng tương quan thực tế, luôn luôn bị nghệ thuật quân sự cổ điển của chiến tranh giữa hai quân đội chi phối. Chỉ khi kết thúc chiến tranh, trong hồi ký của họ, họ mới cảm thấy có lúc 90% lực lượng của họ đã bị căng ra để giữ hậu phương, chống du kích và nhân dân, để thực hiện bình định hậu phương. Và ngay cả trong cán bộ của ta, cũng có hiện tượng không nắm vững nghệ thuật quân sự độc đáo này. Hiện nay trong công tác tham mưu, trong điều lệnh chiến đấu, sách giáo khoa của ta, vấn đề phán đoán tình hình so sánh lực lượng cũng chưa được thể hiện một cách đầy đủ. Đây còn là một vấn đề khoa học chưa được giải đáp trong hoạt động cụ thể của người chỉ huy quân sự của chúng ta.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"><strong>Nghệ thuật quân sự “thế thắng lực”.</strong></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích mối quan hệ giữa thế và lực như sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Quả cân chỉ có một ki lô gam ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm tổng được một vật nặng hàng trăm ki lô gam. Đó là thế thắng lực. Ta đánh Mỹ lấy ít thằng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi. Thế ta thắng đã rõ ràng, thế địch thua đã rõ ràng”1. Như vậy là Hồ Chủ tịch nói, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế có lợi. Nguyễn Trãi viết: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời, có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn, mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay mà thôi”. Và Hồ Chủ tịch lại còn viết trong “Nhật ký trong tù”</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ,</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Kiên quyết không ngừng thế tiến công.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Lạc nước hai xe, đành bỏ phí,</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Được thời, một tốt cũng thành công”</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật quân sự của Việt Nam lấy ít địch nhiều, nhỏ thắng lớn hoàn toàn đối lập với nghệ thuật quân sự truyền thống của các quân đội mạnh của các nước đông người, tiềm lực lớn, quân đông và trang bị kỹ thuật tốt hơn đối phương. Cho nên, những nhà quân sự lỗi lạc của Trung Quốc như Tôn Tử, Mao Trạch Đông lại nêu những nguyên tắc khác hẳn. Tôn Tử viết: “Phép dùng binh là: có binh lực gấp mười lần thì bao vây, gấp năm lần thì tiến công, gấp đôi thì bắt địch phân tán, bằng ngang thì cũng có thể đánh được, nhưng nếu như binh lực ít hơn thì rút lui, yếu hơn thì tránh. Cho nên lấy binh lực nhỏ mà đánh liều thì sẽ trở thành tù binh của kẻ địch”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Theo Mao Trạch Đông, khi đánh địch thì phải tập trung lực lượng gấp ba lần trở lên, có khi đến chín, mười lần hơn địch. Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chỉ có thể chính xác, đem lại hiệu quả, nếu nó xuất phát từ quy luật khách quan mà quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Lực lượng là một yếu tố quan trọng để có sức chiến đấu thắng địch, lực lượng đông hơn thì dễ thắng, đó là lẽ thường tình, cho nên ta mới có tục ngữ “Ba đánh một chẳng chột cũng què”. Nhưng trong chiến tranh đánh giặc giữ nước của ta nói chung, lực lượng đối phương thường đông hơn ta mà chúng lại chịu thất bại. Trong chiến đấu, nếu không biết sử dụng lực lượng khéo léo thì có khi có lực lượng đông hơn mà không giành được chiến thắng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Khi lực lượng ít hơn mà muốn thắng kẻ thù đông hơn thì nghệ thuật quân sự lại càng phải cao hơn. Đó chính là yêu cầu có tính nguyên tắc của nghệ thuật truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật lấy thế ta để phá thế địch, để với một lực lượng ít hơn, tạo ra một sức mạnh chiến đấu lớn hơn địch, giành chiến thắng. Thế - có thế chiến tranh, có thế chiến đấu.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">_______________________________________</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ cấp cao trong quân đội, tháng 5 năm 1969. </span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đứng về chiến tranh, qua quá trình lịch sử, ta thấy thế chiến tranh đã đem lại chiến thắng cho dân tộc là:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chiến tranh nhân dân tạo ra một thế chiến tranh xen kẽ, cài răng lược triệt để, nên quân đội địch vào đất nước ta bị chia cắt, bao vây, bị tiến công từ mọi phía ở khắp mọi nơi, đâu cũng là chiến trường, không có chiến tuyến, không có hậu phương an toàn. Địch buộc phải phân tán chiếm đóng, bị động đối phó, muốn đem lực lượng mạnh, với thế sở trường, dùng bom đạn, phương tiện khí giới tốt hơn đánh tiêu diệt đối phương, giải quyết chiến tranh nhanh mà không thực hiện được. Thế trận chiến lược này tạo nên sức mạnh chiến tranh to lớn, đã đánh bại quân xâm lược mạnh nhất đương thời, như trong chiến tranh nhà Trần chống Mông - Nguyên và chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ xâm lược trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây là thể hiện thế chiến lược của ba thứ quân, của toàn dân chiến đấu, của thế trận làng nước. Đó là thế trận của nghệ thuật sử dụng lực lượng toàn dân và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, nghệ thuật sử dụng không gian của chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trần Quốc Tuấn đánh giá quân Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285, như sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Nguyên Binh thế nhuệ đang hăng,</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Kíp đánh thắng, chẳng bằng kiên thủ chờ suy”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trương Phổ cũng nhận định về cuộc chiến tranh của quân Nguyên xâm lược Đại Việt như sau: “Quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh rong ruổi nhanh như chớp, đánh thành, phá ấp, nhưng giữa đường phải quay giáo tháo lui, quân lính bị tan tác trong chốn của quân kia... Trần Nhật Huyên giấu mình nơi biển khơi, giấu quân chốn ải hiểm, tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh khi tàn lụi, buổi chiều”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy, ta thấy rõ, trong chiến tranh đánh kẻ địch mạnh không phải cứ đem quân đánh chọi ngay từ buổi đầu địch tới, lúc chúng khí thế đang hăng, lực lượng hùng hậu, mà phải tạo ra thế trận đánh kìm địch, tiêu hao, làm cho chúng mệt, lâm vào thế khó khăn, đánh không được, ở không xong, mà đánh lúc chúng mệt, phải rút lui. Chính đó là nghệ thuật sử dựng thời gian để tạo thế, chuyển tương quan lực lượng mà lực ít thắng được quân đông hơn. Đó cũng chính là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong đánh Pháp, khi tương quan thế lực ban đầu địch hơn ta, thì phải phát động chiến tranh toàn dân, trường kỳ kháng chiến để thay đổi tương quan thế lực thì mới có thể thắng được. Lấy trường kỳ thắng tốc quyết, lấy du kích chiến kết hợp với chính quy chiến và khởi nghĩa của nhân dân để thắng một quân đội mạnh hơn và có tổ chức hơn. Đó là nghệ thuật sử dụng thời gian trong chiến tranh, nghệ thuật tạo thế, trường kỳ kháng chiến đi tới thắng lợi. Điều này hoàn toàn trái ngược với binh pháp của Tôn Tử và nghệ thuật của quân xâm lược. Tôn Tử đã viết “trong cuộc binh chỉ nghe nói đến tốc quyết vụng về không nghe nói lâu dài khôn khéo. Chiến tranh kéo dài mà có lợi cho quốc gia là việc không có thế”1.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Luôn luôn chú ý đến thế để quyết định việc lấy yếu thắng mạnh, nên Trần Hưng Đạo, trong Binh thư yếu lược mới nêu bí quyết của phép binh: “Địch đem quân đến, thế không thể ở lâu được thì ta cầm. Thế bách kíp muốn thắng ngay thì ta cầm. Nó ở thế hiểm, ta ở thế yếu thì ta cầm. Thiên thời sắp hại, địa nạn sắp hãm, nhuệ khí sắp nhụt thì ta cầm, làm cho nó đã mệt, bấy giờ ta mới nổi dậy mà đánh thì sức vẹn mà công nhiều... Đó là điều bí của binh pháp”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đúng về tác chiến mà xét, ta lại có thế chiến đấu.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nguyễn Trãi đã từng viết: “Ít địch nhiều thì thường mai phục, yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong trận Trà Long, Lê Lợi chủ trương “Giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở nơi đất hiểm mới lập được công”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến thuật thường dùng của lực lượng vũ trang ta, kể cả chủ lực và dân quân du kích, là phục kích và tập kích, đánh nhanh giải quyết nhanh trong thế địch bị bất ngờ, trở tay không kịp, đông, mạnh mà phải chịu thua. Cách đánh bất ngờ “nở hoa từ trong lòng địch” của bộ đội đặc công là điển hình của cách lợi dụng sơ hở, quân đông mà không phòng bị, không kịp triển khai đối phó khi bị tiến công. Những trận chiến thắng lịch sử ở Chi Lăng, Bạch Đằng, đều do phía ta biết lợi dụng địa thế hiểm, có lợi cho mai phục. Khi địch trong thế thua chạy, tan vỡ, thì ta một đánh được mười. Các trận đánh khi địch rút lui của Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp hay các trận đánh tiêu diệt hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông ở Khôn Luông, Cốc Xá, cao điểm 477, khi chúng tháo chạy trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, cũng như trận đánh của quân ta sau chiến thắng Buôn Ma Thuộc, lúc địch rút khỏi Tây Nguyên đều hiệu quả cao như vậy. Khi thế trận của địch đã bị vỡ, ta đã ở thế thừa thắng mà truy đuổi thì đó là thế chẻ tre. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã ở vào thế bị cô lập, cố thủ trong một thung lũng, bị ta bao vây, tiến công từ bốn phía. Địch ở thế thủ, bị động đối phó trong một thế chiến lược mà chúng buộc phải phân tán trên các chiến trường, không còn quân tăng viện cho Điện Biên Phủ, còn ta thì tập trung được lực lượng. Sau nhiều ngày bị tiến công liên tục, bị bao vây, lâm vào cảnh thiếu thốn, khổ sở, tinh thần chiến đấu càng ngày càng sa sút, cuối cùng phải đầu hàng, dù quân còn đông (trên một vạn). Trong khi đó quân ta càng đánh khí thế càng cao.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">____________________________________</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Binh pháp Tôn Tử, thiên 2, điều 7. </span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong cuốn “Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam” đã được Hội đồng khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng thông qua năm 1976, có viết về cách đánh chiến dịch của ta là: “sử dụng lực lượng, vận dụng mưu trí sáng tạo phương thức tiến hành chiến dịch, hình thành thế chiến dịch có lợi, nhằm phá thế địch, tiêu diệt địch”1.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy là trong chiến tranh và chiến đấu, địch có lực, có phương thức tiến hành chiến tranh, phương pháp hình thức chiến thuật, có thế chiến tranh, và thế chiến đấu, ta cũng có lực lượng (thường ít hơn), muốn chiến thắng đối phương ta phải có phương thức tác chiến, có thế trận lợi hại để phá thế, diệt địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Cách đánh lập thế, phá thế để diệt địch của ta bao gồm 5 nội dung:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Chọn hướng, khu vực, mục tiêu, đối tượng tác chiến.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">2. Vận dụng phương thức tác chiến.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">3. Tổ chức và bố trí lực lượng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">4. Chuyển hóa thế trận chiến dịch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">5. Tạo và nắm bắt thời cơ có lợi.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Mọi nội dung đều phải quán triệt yêu cầu lập thế và phá thế. Trong chọn hướng, mục tiêu, đối tượng chủ yếu, phải nhằm đánh trúng vào nơi có thể tạo ra phản ứng dây chuyền làm rung chuyển toàn bộ thế trận địch, tiến đến đòn quyết định nhất đánh bại hoàn toàn chúng. Nơi đó, trong nghệ thuật lập thế, phá thế khác với nghệ thuật quân sự chọn hướng chủ yếu của các quân đội đông, lấy nhiều hiếp ít là ở chỗ không đánh vào chỗ mạnh có đề phòng cẩn mật của địch, hướng chủ yếu của chúng mà là phải đánh vào nơi yếu nhưng hiểm yếu. Có khi phải chọn vào nơi hiểm yếu nhưng ở đó chúng mạnh hoặc tương đối mạnh nhưng khi đã đánh là địch phải rung chuyển thế trận, đảo lộn thế bố trí, làm cho địch rối loạn, hoang mang, tạo ra một phản ứng dây chuyền tiến đến đòn quyết định nhất, trong các trận, các chiến dịch lớn như trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, ta đánh vào Đông Khê buộc địch phải rút Cao Bằng mà rơi vào thế trận đã bầy sẵn của ta ở Khâu Luông, tạo ra trận tiêu diệt lớn hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông ở Khâu Luông, Cốc Xá, cao điểm 477.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1975, bộ máy chiến tranh của địch được bố trí trên toàn bộ chiến trường miền Nam rộng lớn, làm thế nào chọn hướng và mục tiêu để đánh đòn chủ yếu quyết định tiêu diệt, làm tan rã địch trên quy mô lớn, phá vỡ thế bố trí chiến lược, tạo ra một phản ứng dây chuyền làm rung chuyển thế chiến lược, dẫn đến đòn quyết định nhất. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ta đã chọn thủ đô ngụy là Sài Gòn - Gia Định làm phương hướng và mục tiêu chủ yếu quyết định số phận của ngụy quân và ngụy quyền. Nhưng với lực lượng có hạn, phải dùng 3 đòn liên tiếp có tác động dây chuyền thì việc chọn hướng và mục tiêu cho đòn mở đầu cuộc tổng tiến công có tác dụng thôi động là hết sức quan trọng, chứ không thể đánh mở đầu ngay vào Sài Gòn mà thắng được chiến tranh. Bộ Chính trị đã chọn Tây Nguyên là nơi địch yếu hơn cả, nhưng lại hiểm yếu, có tác dụng chia cắt chiến lược, cô lập quân khu I và khi cần có thể tập trung lực lượng nhanh vào hướng chủ yếu. Thắng lợi ở Tây Nguyên vừa có ý nghĩa tiêu diệt một lực lượng quân sự có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa phá thế phòng ngự hoàn chỉnh về chiến lược của địch và có khả năng thực tế tạo ra một thế mới để khuếch trương thắng lợi, chuyển thắng lợi cục bộ thành thắng lợi toàn bộ. Như vậy là bắt đầu vào nơi yếu nhưng hiểm yếu, kết thúc vào nơi quyết định nhất của phòng ngự chiến lược của địch là thủ đô của ngụy quyền.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Muốn phá vỡ thế địch, lấy ít thắng nhiều, phải có phương thức tác chiến đúng. Không thể đem phương thức của quân mạnh đánh quân mạnh mà làm được. Do đó, mới có chiến thuật phục kích, tập kích, đánh bất ngờ, mới có cách lập thế diệt quân lương, kết hợp với dân làm thanh dã, địch càng đông thiếu lương thực, nhiên liệu, càng nguy; dùng quân các lương hầu, hương binh đánh quân Mông - Nguyên làm chúng hao mòn, buộc địch rút chạy sa vào thế trận mai phục ở Bạch Đằng Giang. Cũng vì vậy mới có phương thức tác chiến chiến dịch đánh điểm diệt viện, điệu hổ ly sơn, điều địch, buộc chúng rơi vào cạm bẫy không lối thoát, không thể chỉ có một bài bản cứng nhắc trong trận mà phải mưu trí lừa địch, điều địch tránh chỗ địch mạnh, đánh vào chỗ yếu của nó, tìm chiến thuật, phương thức tác chiến chiến dịch phù hợp như Quang Trung dùng thế trận 5 mũi tiến quân, vừa đánh chính diện, vừa đánh thọc sâu vào đầu não, vừa bao vây vu hồi trong trận đánh quân Thanh năm 1789. Phương thức tác chiến dùng để phá thế địch bao giờ cũng phải có nhiều trận, đồng thời liên tục bảo đảm làm vỡ thế địch, tạo ra thời cơ buộc địch sa vào thế bất lợi, thế tan vỡ tháo chạy, tiến tới trận quyết định cuối cùng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Giá trị của từng đòn, quy hoạch thứ tự và tập trung nỗ lực của từng đòn là hạt nhân trong quyết tâm để tạo ra sự phát triển bùng nổ dây chuyền mà trong nghệ thuật quân sự thường được gọi là sự tiếp nối của phá vỡ với khuếch trương chiến quả của nghệ thuật yếu đánh mạnh, ít địch nhiều.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Chúng ta thấy bài học này đã thể hiện, không những chỉ ở trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh mà còn cả trong chiến lược giải phóng miền Nam suốt quá trình từ 1959 - 1960 đến khi kết thúc. Đồng chí Lê Duẩn đã viết trong thư gửi thành ủy Sài Gòn - Gia Định ngày 1-7-1967: “Trong quá trình chiến tranh cứu nước ở miền Nam, nếu ở giai đoạn đầu, đấu tranh chính trị và quân sự ở nông thôn đã có tác dụng quyết định giành thắng lợi từng bước và làm thay đổi lực lượng so sánh ngày càng có lợi cho cách mạng, thì ở giai đoạn cuối những đòn tiến công mãnh liệt về quân sự và chính trị ở thành phố đánh vào một trong những chỗ dựa cơ bản của địch, cũng là những đòn quyết định đánh bại hoàn toàn chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ...”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">_________________________________</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Viện khoa học quân sự xuất bản năm 1976, trang 65.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Khác với nghệ thuật quân sự của các nước có sức mạnh quân sự thường đánh vào chỗ mạnh bằng một đòn chết tươi, bài học nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng, trong lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh này đã được Nguyễn Trãi, nhà lý luận thiên tài của dân tộc khái quát trong mấy câu thơ:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Một tiếng trống, ngạc kình đứt đoạn</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Hai tiếng trống, chim muông sợ tan</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tổ kiến hổng, làm tan đê vỡ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trận gió rung, rụng trút lá khô...”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật này đã được phát huy trong chiến tranh chống Pháp với đỉnh cao là chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954 bằng năm đòn liên tiếp, buộc địch phân tán và đòn quyết định kết thúc chiến tranh chống Pháp ở Điện Biên Phủ. Trong chiến tranh giải phóng miền Nam, nghệ thuật này đã được phát triển lên đỉnh cao và còn có giá trị về sau này đối với chúng ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thế trận được thể hiện trên cơ sở ta tổ chức và bố trí triển khai lực lượng cả quân sự, chính trị, cả 3 thứ quân vào một thế chiến lược hiểm và cơ động. Nòng cốt của thế trận này là thế trận của khối chủ lực trên các hướng gồm các quân đoàn, sư đoàn của các quân khu và của Bộ Tổng tư lệnh trong chiến cuộc Xuân 1975, ta bố trí 3 khối chủ lực lớn ở Tây Nguyên, Huế - Quảng Nam, miền Đông Nam Bộ, có khả năng giáng những đòn tiêu diệt lớn về chiến dịch trên từng khu vực và khi cần có thể tập trung nhanh chóng tạo nên thế áp đảo trên hướng quyết định.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ngoài lực lượng chủ lực, ta đã biết tập trung các lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị vào các thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu để sẵn sàng phối hợp với chủ lực khi có thời cơ.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Việc tổ chức bố trí lực lượng này đã tạo ra các khả năng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Một là, vừa đánh được địch trên diện rộng, lại vừa tập trung được lực lượng đánh địch mạnh trên hướng chủ yếu, đánh được địch cả trên ba vùng chiến lược, rừng núi, đồng bằng, đô thị và khi cần, nhanh chóng tập trung vào đô thị, trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế của từng vùng, cũng như toàn miền Nam, buộc địch phân tán lực lượng, kể cả khối chủ lực cơ động chiến lược, không sao tập trung nổi.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Hai là, thế trận có thể chia cắt chiến lược ở Tây Nguyên và miền Trung, bao vây, cô lập cụm quân phía Bắc, không cho địch rút lui co cụm chiến lược, không cho địch ứng cứu lẫn nhau.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ba là, có thể cơ động lực lượng, tập trung nhanh chóng chớp thời cơ chiến lược mới xuất hiện vào hướng chủ yếu là Sài Gòn - Gia Định.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Bốn là, có thể cho phép ta bằng đòn tiến công mạnh vào nơi hiểm yếu của địch là Tây Nguyên, tạo nên một phản ứng mạnh làm cho địch rối loạn và suy sụp nhanh chóng, có tính chất dây chuyền ở từng khu vực cũng như trên quy mô toàn bộ chiến trường. Thế trận này vừa bảo đảm đánh địch trong phương án thời cơ, bảo đảm giành thắng lợi của cuộc tổng tiến công theo quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thế trận thể hiện nghệ thuật sử dụng lực lượng trong mối tương quan với kẻ địch cụ thể cả về lực và thế. Thế trận không phải chỉ là biết tập trung lực lượng vào địa điểm và thời cơ có lợi để đánh đòn tiêu diệt mà còn là biết phân tán địch cao độ, điều khiển được địch theo ý muốn của ta trong quá trình diễn biến tác chiến.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thế trận vận động chuyển hóa trên toàn chiến trường chiến lược chứ không tĩnh tại ở một khu vực, một điểm. Nó bao gồm cả tập trung lực lượng ta, phân tán lực lượng địch, tạo nên sự phát triển dây chuyền từ phá vỡ đối phương đến khuếch trương thắng lợi và tiêu diệt địch khi thời cơ đến cho nên không nên hiểu thế trận chỉ là triển khai bố trí lực lượng lúc mở màn chiến dịch mà phải có nội dung chuyển hóa thế trận. Đây là một nội dung hoàn toàn khác với nội dung trong quyết tâm chiến dịch của các nước.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Vấn đế tạo thời cơ và nắm thời cơ: trong nghệ thuật đấu tranh cách mạng cũng như nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta rất coi trọng nhân tố thời cơ, coi thời cơ là lực lượng hết sức quan trọng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thời cơ do nhiều nhân tố phát triển đến chín muồi tạo thành, gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan, cả về địch và ta, tác động lẫn nhau. Những nhân tố đó đều có quá trình phát triển tiệm tiến, ta có thể nhận thức được xu thế phát triển của nó. Muốn tạo và vận dụng thời cơ, phải nắm vững các nhân tố, nắm được quy luật, xu hướng phát triển của nó và phải có nỗ lực chủ quan để tác động, thúc đẩy chúng phát triển chín muồi, hạn chế những nhân tố không có lợi và nỗ lực chuẩn bị những điều kiện chủ quan để tận dụng thời cơ. Các chiến dịch biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, đặc biệt là tổng công kích và nổi dậy Xuân 1975 đều là những diễn biến thành công về sáng tạo và tận dụng thời cơ chiến lược một cách có ý thức và có hệ thống của ta trong cách đánh lập thế, phá thế tiêu diệt địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thời cơ của trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 tạo ra bước nhảy vọt của chiến tranh đã được xác định trong quyết tâm của Bộ Chính trị tháng 1-1975, trên cơ sở phân tích các yếu tố địch, ta được xác định sau chiến thắng Buôn Ma Thuộc và Tây Nguyên. Trong Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 18 và 25 tháng 3-1975, đã xác định thời cơ chiến lược mới trên cơ sở các yếu tố sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Một là tinh thần quân ngụy đã có bước sa sút mới, đòn Tây Nguyên làm rung động cả đồng bằng và đô thị.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Hai là ta đã phá vỡ thế chiến lược phòng ngự của địch xây dựng từ 20 năm nay, buộc địch phải điều chỉnh, bố trí chiến lược.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Ba là chỉ đạo của quân ngụy bắt đầu rối loạn và mất hiệu lực, có triệu chứng bước đầu của sự tan rã và suy sụp lớn.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Bốn là khả năng can thiệp của Mỹ một lần nữa tỏ ra rất hạn chế.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Năm là ta còn sung sức, khí thế ngày càng cao, lực lượng và khả năng chiến đấu tăng thêm, đã tạo ra một thế chiến lược mới rất cơ động và có lợi.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trình độ chiến đấu của chủ lực đã có bước phát triển mới, có khả năng đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, giải quyết nhanh gọn một thị xã lớn và đánh tiêu diệt gọn từng đơn vị cấp sư đoàn của địch.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy, rõ ràng đến 24-3-1975 tổng số quân địch tuy còn lớn (trên 60 vạn), trong đó có 30 vạn quân chủ lực, gồm 10 sư đoàn và 8 trung đoàn, nhưng thế đã hoàn toàn khác.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thời cơ chiến lược được tạo ra do hành động tích cực của ta mà thể hiện chủ yếu là đòn tiêu diệt lớn ở Tây Nguyên và nó cũng còn do địch phạm sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và vội vã rút bỏ Tây Nguyên một cách thiếu tổ chức.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thời cơ xuất hiện trong một thời gian nhất định, kịp thời nắm thời cơ chiến lược là một vấn đề quyết định của thắng lợi. Lúc này, thời gian là lực lượng, mọi hành động phải theo đúng phương châm “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất, chắc thắng”. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cả chiến dịch Hồ Chí Minh đều là sản phẩm nghệ thuật chỉ đạo tài tình về lập thế trận, tạo thời cơ mới liên tiếp trong quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh. Nằm thời cơ thể hiện ở chỗ nắm vững địch, đặc biệt là thế chiến lược của chúng, có dự kiến đối với sự phát triển tuần tự và nhảy vọt của chiến tranh, chiến dịch, có chuẩn bị mọi mặt cả lực lượng, vật chất, sẵn sàng ứng phó với tình thế, đồng thời nắm vững lực lượng dự bị chiến lược kịp thời cơ động lực lượng để khuếch trương chiến quả. Chỉ trong vài ngày, 40 vạn quân địch đã bị tiêu diệt. Điều đó không thể có được nếu không có thời cơ và không có sự chỉ đạo kiên quyết tài giỏi và nghệ thuật tổ chức chỉ huy, tập trung lực lượng, hiệp đồng tác chiến của chiến dịch chiến lược nhiều quân đoàn và phát động được các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương phối hợp hành động.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thời cơ tới, phải có sức mạnh của quần chúng, sự nhất trí từ trên xuống dưới và hành động nhanh chóng, kịp thời của các cấp chỉ huy binh đoàn đến phân đội và lãnh đạo chính trị các cấp xuống quần chúng nhân dân trong lực lượng chính trị.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật tạo thời cơ, nắm thời cơ, có liên quan mật thiết đến nghệ thuật tạo lực lượng, sử dụng lực lượng và nằm trong nghệ thuật lập thế trận. Thời cơ thường được xuất hiện do thế trận của trận trước tạo ra cho trận tiếp nối và thế trận được hoàn thành trong quá trình vận động của thế trận lúc cuối cùng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Lực - thế - thời là ba yếu tố có liên quan hữu cơ với nhau tạo ra chiến thắng, đặc biệt là đối với các cuộc chiến tranh, chiến dịch, chiến đấu mà lực lượng ta ít hơn đối phương thì thời, thế lại có tác dụng quyết định đến sự phát huy lực nhỏ thành sức mạnh lớn hơn địch để chiến thắng đối phương.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tóm lại: Trong tác chiến, chiến tranh nhỏ có thể thắng lớn, ít có thể địch nhiều thì phải có thế lợi hơn địch. Muốn có thế lợi phải có thời thế, thiên thời, địa lợi, nhân hoà, quân đội phải có khí thế cao hơn, có kỹ chiến thuật, nghệ thuật giỏi hơn, quân ít mà tinh hơn, có kỷ luật nghiêm minh, tinh thần chiến đấu cao, chỉ huy giỏi, có mưu trí, linh hoạt, có tài cầm quân, phát huy được lực lượng có trong tay tức là phải có chất lượng cao, lại phải có cách đánh đúng, lợi dụng được mặt yếu của địch, hạn chế được cái mạnh của chúng, biết giữ bí mật, tận dụng địa thế có lợi, bố trí lực lượng thế trận hiểm theo một mưu kế đưa địch vào thế giả, thế bị động, bị điều khiển, đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ mạnh chuyển sang thế yếu, lực kém, vỡ thế, rối loạn, tạo ra thời cơ quyết định để thừa thắng phát huy.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thế là gì?</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Có nhiều tài liệu nói về thế. Trong sách “bài giảng về đường lối quân sự của Đảng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có giải thích thế là hoàn cảnh điều kiện trong đó, hai bên tiến hành chiến tranh, là hình thái bố trí, triển khai và hoạt động của lực lượng hai bên trên chiến trường, là sự vận động tổng hợp của tất cả các yếu tố nói trên trong chiến tranh.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tôn Tử viết trong chương V về thế của binh như sau: “Thế chỉ có hai là: Chính và Kỳ - nước chảy mạnh thì đá cũng trôi, đó là vì đúng thế... thế thì như cung đã dương... được thế tốt thì đánh với địch, như xoay gỗ, vần đá... Cho nên người thiện chiến tạo ra cái thế, cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao ngàn trượng (800 trượng) xuống. Đó tức là thế vậy”. Trong “Binh thư yếu lược” có giải thích về thế như sau “Cá lớn lội ở chỗ nước nông, bắt sống được chẳng cần chài lưới. Thú mạnh vào đồng nội, bắt tay được chẳng cần bầy hầm... Nhân họ (địch) sợ hãi, là để lấy một đánh mười... Thế mà nên có năm điều: 1. Thừa thế, 2. Khí thế, 3. Giả thế, 4. Tùy thế, 5. Địa thế.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thế mà thua có ba điều: 1. Tỏa thế, 2. Chí thế, 3. Khinh thế với giải thích như sau:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phàm khi mới đánh vỡ được quân địch lớn, tướng sĩ hăng đánh, uy danh lừng lẫy, địch nghe đều khiếp sợ, quay cái thế đó mà đánh người, đó gọi là thừa thế. Tướng có uy đức, bộ ngũ chỉnh tề, quân có đủ sức, tiếng tăm đều biết, mạnh như sấm sét đó gọi là khí thế. Quân lính ít ỏi, trông chờ rộn dịp, trương làm nghi binh, khiến địch sợ hãi, đó gọi là Giả thế. Nhân địch mệt, trễ nải mà đánh úp đó gọi là Tùy thế. Tiện cho can qua, lợi cho bộ kỵ, tổ chức trước sau, đó gọi là Địa thế. Người dùng binh mà nhận được năm thế ấy, chưa có ai là không thể theo kẻ trốn, đuổi kẻ thua mà dựng nên công to.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thua nhiều trận, quan và quân sợ đánh giặc, đó gọi là Tỏa thể. Tướng không có uy đức, mưu kế, thưởng phát không đồng lòng, quan và quân phần nhiều tan rã, đó gọi là Chí thế; quan và quân ồn ào, không theo lệnh cấm, bộ ngũ không nghiêm, đó gọi là Khinh thế. Phàm dùng binh có ba điều ấy, chưa thấy có ai không tan quân, chết tướng bao giờ. Phàm được quân địch tỏa thế, thì có thể từ ngoài đánh được, địch bị chí thế thì có thể từ trong mà đánh, địch bị khinh thế thì có thể xông đánh, đó là tùy ba thế hại mà đánh vậy”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều từ nói về thế như: Tình thế, thời thế, xu thế, địa thế, ưu thế (thế lợi), thế chiến tranh, thế trận, thừa thế, khí thế. Trong các văn kiện tư liệu quân sự xưa nay, có nhiều nội dung nói về thế, như thế thắng, thế trên đầu thù, thế chẻ tre, thế trong miệng cọp, thế chiến tranh nhân dân, thế trận ba thứ quân, thế chủ động, thế bị động, thế bị bất ngờ, thế bí, thế đi lên, thế đi xuống.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Có người gọi thế là lực lượng với nghĩa như thời cơ là lực lượng, cơ động là lực lượng, cũng như trong kinh tế, người ta gọi thời gian là vàng bạc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tức là có thế lợi thì cũng như là lực lượng, được tăng thêm chứ không thể hiểu thế là lực lượng. Mà hiểu thế là cách đánh cũng không hoàn toàn chính xác.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Như vậy nghệ thuật “lấy thế thắng lực” là nhằm lập được thế ta, phá được thế địch, phải buộc địch đánh theo cách đánh của ta, bị điều khiển theo ý muốn của ta, mà ta lại tập trung được đánh đòn chủ yếu vào nơi hiểm yếu, trong lúc chúng phải phân tán. Các mặt mạnh của địch thì bị kìm chân, các mặt yếu bị ta khoét sâu, sở đoản của ta thì được khắc phục, sở trường lại được phát huy.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Thế trận vận động, chuyển hóa trên toàn chiến trường cbứ không tĩnh tại. Nó tạo ra sự phát triển dây chuyền từ phá vỡ địch đến khuếch trương thắng lợi và tiêu diệt địch, thời cơ địch ở thế thất bại rõ ràng, nguy cơ bị tiêu diệt bầy ra trước mắt, trong thế hoang mang rối loạn cao độ, không có cơ cứu vãn, nếu bị bồi ngay một đòn giáng quyết định cuối cùng. </span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Tóm lại:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Trong chiến tranh, đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh đặc trưng, mà lực lượng vũ trang bao giờ cũng đóng vai trò quyết định, quân đội nhất là bộ đội chủ lực luôn giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu diệt lực lượng đối phương.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Do đặc điểm cơ bản của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc của Việt Nam là luôn luôn phải chống kẻ thù xâm lược mạnh hơn, phải lấy ít địch nhiều lấy nhỏ đánh lớn cho nên dân tộc Việt Nam đã tạo ra một nghệ thuật quân sự riêng của mình qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Lịch sử Việt Nam chứng minh khi nào phát huy được nghệ thuật đánh giặc giữ nước truyền thống thì thắng.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Nghệ thuật đó được tập trung vào hai đặc trưng:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Một là, Nghệ thuật của toàn dân đánh giặc của chiến tranh nhân dân, lấy lực lượng vũ trang có chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc để chống lại những đội quân đông hơn, được trang bị tốt hơn của những nước có tiềm lực mạnh hơn. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, đấu tranh toàn diện trên các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng, binh địch vận, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, và khởi nghĩa của quần chúng nhân dân là quy luật phát huy sức mạnh tổng hợp, là nguyên tắc.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Hai là, do lực lượng thường thua kém địch về số lượng và trang bị, nên nghệ thuật lấy thế mạnh để với lực nhỏ hơn thắng lực lớn hơn, là truyền thống quân sự của Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát là “lấy thế thắng lực”. Đặc trưng chủ yếu của nghệ thuật này:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Tinh thần yêu nước của toàn dân, khí thế cao của lực lượng vũ trang bao gồm cả tinh thần chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật, tài nghệ chỉ huy theo quan điểm quý hồ tinh bất quý hồ đa, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của ta không cho địch phát huy cái mạnh, cái sở trường của chúng, lấy cái mạnh của ta đánh thẳng vào chỗ yếu của địch mà Trần Hưng Đạo đã khái quát ngắn gọn “địch cậy trường trận, ta cậy đoản binh - dĩ đoản chế trường là lẽ thường của binh pháp”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Nghệ thuật đánh địch một cách chủ động tích cực mưu trí linh hoạt, sáng tạo, bí mật bất ngờ, luôn nghi binh lừa địch, điều địch vào thế bị bất ngờ, thế bất lợi, thế bí, buộc địch đánh theo cách đánh của ta.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Tư tưởng tiến công là tư tưởng chỉ đạo trong mọi hình thức tác chiến, tiêu diệt địch là mục tiêu trong tác chiến để đạt mục đích.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">- Tập kích, phục kích là hình thức chiến thuật phổ biến theo quan điểm:</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ,</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Ít địch nhiều thường dùng mai phục”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam do quá trình lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, thường là kẻ địch mạnh hơn nên có những nét đặc sắc riêng của nó. Ngoài những điểm riêng, nghệ thuật quân sự của ta vẫn phải theo những nguyên tắc chung phù hợp với quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang mà mọi lực lượng vũ trang trong hành động tác chiến phải tuân theo.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Phải phát huy được nghệ thuật quân sự độc đáo này trong tác chiến với kẻ thù mạnh, hiện đại, có vũ khí chính xác, uy lực lớn và có sức cơ động cao, có đủ phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương và có sức mạnh về chiến tranh điện tử hơn hẳn là một yêu cầu hết sức cấp thiết đối với quân đội Việt Nam.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong cuốn sách về bài giảng “đường lối quân sự của Đảng”.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d"></span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">“Điểm nổi bật trong chỉ đạo chiến tranh của ta là phải biết phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của ta, không cho địch phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của chúng, lấy cái mạnh của ta đánh thẳng vào chỗ yếu của địch, liên tiếp phá tan âm mưu chiến lược của chúng”1.</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">_________________________________</span></span></span></p><p><span style="font-family: 'Verdana'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #a0522d">1. Võ Nguyên Giáp, bài giảng về “đường lối quân sự của Đảng”, Viện khoa học quân sự, 1977, trang 404. </span></span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 80416, member: 17223"] [CENTER][CENTER][B][FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Chương III[/COLOR][/SIZE][/FONT][/B][/CENTER] [CENTER] [SIZE=4][COLOR=#a0522d][FONT=Verdana][B]Truyền thống và hiện đại[/B] [/FONT][/COLOR][/SIZE][/CENTER] [CENTER][B][COLOR=sienna][FONT=Verdana]I TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ VIỆT NAM[/FONT][/COLOR][/B][B][COLOR=sienna][FONT=Verdana] LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH.[/FONT][/COLOR][/B][/CENTER][/CENTER] [COLOR=black][FONT=Verdana] Trên mấy nghìn năm lịch sử, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc và đế quốc Âu, Mỹ thường mạnh hơn ta về tiềm lực chiến tranh. Biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại, như các đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thực dân Pháp, và đế quốc Mỹ, còn vang dậy trong lòng nhân dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh giá cao. Nước ta ở vào một vị trí địa lý đặc biệt, nơi tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, nằm ở góc cực Đông Nam của đại lục châu Á, nhìn ra Thái Bình Dương, ở trên con đường giao thông thủy bộ thuận lợi từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây... Mặt khác nước ta vốn từ xưa đã nổi tiếng là nơi có “rừng vàng biển bạc”. Với vị trí trọng yếu và những nguồn tài nguyên phong phú, nước ta đã trở thành nơi gặp gỡ nhiều nhóm dân cư trên đường thiên di, nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa phương Đông và cũng là địa bàn chiến lược, mà nhiều thế lực xâm lược thèm khát, nhòm ngó. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước, nhiệm vụ chống ngoại xâm đã trở nên cấp thiết trong sự nghiệp giữ nước. Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã ăn sâu trong đầu óc người dân Việt Nam. Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã căn dặn quân đội ta ngay từ khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc năm 1954: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau ra sức giữ nước”. Kẻ thù muốn đánh chiếm nước ta không chỉ để bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, khai thác nguồn tài nguyên phong phú, mà còn muốn biến nước ta thành một đầu cầu chiến lược để bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Vì thế, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chống xâm lược và liên tiếp phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của những thể lực bành trướng cường bạo. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước nói chung, hầu hết các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng rất chênh lệch. Kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lớn, là những đế quốc cường bạo vào bậc nhất thế giới. Cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với thế lực phong kiến bành trướng phương Bắc xảy ra vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, cũng là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn, nhưng lực lượng hai bên rất khác nhau. Bấy giờ, đế chế Tần đã lập ra một đế quốc phong kiến rộng lớn, còn nước Văn Lang mới có số dân khoảng 2 triệu, cư trú chủ yếu trên địa bàn rừng núi phía Bắc tổ quốc; Thế kỷ thứ X - XI, dân tộc ta hai lần kháng chiến chống xâm lược Tống. Lúc đó, nước Tống có khoảng trên 50 triệu dân, còn Đại Việt chỉ có chừng 4 triệu người. Ở thế kỷ XIII, giặc Mông - Nguyên ba lần sang xâm lược Đại Việt. Ai cũng biết, đế chế Mông - Nguyên là một đế quốc khổng lồ, tàn bạo nhất thế giới đương thời, đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Trước khi đánh vào Đại Việt, bè lũ Mông - Thát đã kiến lập được một đế quốc rộng lớn từ Bắc Á đến Đông Âu. Khi nhà Nguyên thành lập (1279), chúng đã thu phục cả lục địa Trung - Hoa và trở nên một đế quốc rộng lớn với số dân khoảng 60 triệu. Đến thế kỷ thứ XVIII, dân tộc ta có trên dưới 10 triệu người mà đã anh dũng chống lại và chiến thắng đế quốc Mãn Thanh to lớn, kẻ đã chinh phục thống trị cả một miền rộng lớn với trên 300 triệu dân. Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống đế quốc Pháp, Mỹ. Chúng đều là những đế quốc mạnh, không những đông quân hơn ta, mà còn hơn hẳn ta về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật, trang bị và vũ khí. Là những kẻ thống trị ôm mộng bá chủ thế giới, bọn đế quốc chủ tâm xây dựng những đạo quân lớn mạnh chuyên để đàn áp và xâm lược. Về quân số, kẻ thù bao giờ cũng có số lượng gấp ta nhiều lần. Tóm lại, một quy luật phổ biến trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta là kẻ thù thường là những nước lớn, có quân đội đông, còn ta là một nước nhỏ, ít quân. Về số lượng quân đội của kẻ xâm lược bao giờ cũng gấp ta nhiều lần. Thực tế trên chiến trường, quân địch đã tạo được một binh lực lớn hơn ta. Tạo nên được ưu thế lớn hơn đối phương về binh lực và hỏa lực là một nhân tố thắng lợi trên chiến trường. Song, trong chiến tranh, dân tộc ta không có điều kiện để thực hiện điểm này. Ta là một nước nhỏ, dân số ít, nên khả năng huy động quân đội ra chiến trường của ta có hạn. Trái lại, do tiềm lực của nước lớn, các đế chế Trung Quốc và Âu, Mỹ có khả năng huy động được những đạo quân xâm lược có ưu thế về số lượng, về trang bị, tiếp tế và có nguồn bổ sung to lớn. Do đó, nhìn về binh lực trong các cuộc chiến tranh trước đây, ban đầu bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn ta rất nhiều. Lý chống Tống (1077) ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trần chống Mông - Nguyên lần thứ hai (năm 1285) và lần thứ ba (1288) ta có 20 vạn quân, địch có 50 vạn quân, thời kỳ Quang Trung chống quân xâm lược nhà Thanh: ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ta so với địch cả về số lượng và trang bị đều thua kém nhiều. Trong chiến tranh tháng 2-1979 chống xâm lược biên giới phía Bắc: ta 10 sư đoàn, đối phương 32 sư đoàn. Như vậy, dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên, mà còn phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng hết sức chênh lệch. Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phải thắng mọi thế lực xâm lược, bất kể đó là những thế lực to lớn và phản động như thế nào; phải bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhìn lại lịch sử trong suốt hơn 2.000 năm (từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến nay), dù kẻ thù là đế quốc Tần hung ác, dù chúng là Tống, Nguyên, Minh, Thanh, hay Pháp, Mỹ to lớn, đông quân, lắm mưu mô xảo quyệt và tàn bạo, dù chúng là những đội quân đã lừng danh trên thế giới từ những cuộc chiến tranh nội bộ hay từ những cuộc chinh phục Đông - Tây, nhưng khi vào Việt Nam, cuối cùng chúng đều không thoát khỏi thất bại thảm hại. Tại sao vậy? Tại sao một nước nhỏ, dân ít mà lại chiến thắng những đế quốc to lớn gấp nhiều lần? Tại sao một đội quân không đông mà đánh tan những đạo quân viễn chinh khổng lồ, hiếu chiến và tàn bạo? Những kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam chống xâm lược đối với chúng ta thật có ý nghĩa. [/FONT][/COLOR] [CENTER][CENTER][B][COLOR=sienna][FONT=Verdana]LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN.[/FONT][/COLOR][/B][/CENTER][/CENTER] [COLOR=black][FONT=Verdana] Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, là quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”1. Những lời nói đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rung động lòng người dân Việt Nam, như những lời nhắc nhủ, lời kể chuyện của ông bà, cha mẹ cho trẻ thơ Việt Nam. Đã là người Việt Nam, không ít thì nhiều, ai cũng nhớ trong tâm trí câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương, hình ảnh chú bé làng Gióng “roi ngà, mảnh áo nhung, Thiên Vương 3 tuổi đã anh hùng”. Ngay từ buổi đầu tiên kháng chiến chống xâm lược của nhà Tần, tinh thần thà hy sinh tất cả, chứ không đầu hàng giặc đã nổi bật trong nhân dân Âu Lạc. Sử ký Tư Mã Thiên chép: “Quân Tần đánh giữ lâu ngày, lương thực bị tuyệt và thiếu. Quân Tần đóng ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Và Hoài Nam Tử thời Hán, trong Nhân gian huấn đã ghi: “Người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. Quân Tần thân phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người”. Tinh thần bất khuất thà hy sinh tất cả, bỏ hết tài sản ruộng vườn, vào rừng sống với cầm thú để kháng chiến, nhất định không chịu sống nô lệ, đã ngày càng ăn sầu vào târn tư dân Việt trong quá trình mấy ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm. Biết bao lời kêu gọi của các lãnh tụ và hành động quyết hy sinh vì Tổ quốc đã được ghi trong sử sách và đã được thể hiện đậm nét qua cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống đế quốc Pháp - Mỹ vừa qua. Một câu nói tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi Nghĩa nghìn thu còn vang: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”. Bài thơ của Lý Thường Kiệt từ thể kỷ XI, đã nói lên quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc Đại Việt. “Nam quốc sơn hà nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Bài hịch kêu gọi tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã rung động lòng quân dân thời Trần: “Từ xưa đến nay, trung thần nghĩa sĩ dâng mình cho nước, đời nào lại không có?... Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận không được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thân ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm... Làm sao bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở nơi cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”. Trong Đại Cáo Bình Ngô sau thắng lợi chống xâm lược nhà Minh năm 1427, có viết về tinh thần không đội trời chung với giặc thù như sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn dựng nền văn hiến đã lâu, Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh, yếu có lúc khác nhau, Mà hào kiệt không bao giờ thiếu. Quân Minh cường bạo thừa dịp hại dân, Đảng ngụy gian tà, manh tâm bán nước… Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi, Chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đày tội ác… Nghĩ khó đội trời cùng quân địch, Thề không chung sống với giặc thù”… Trước khi xuất quân tiêu diệt quân Mãn Thanh xâm lược, Quang Trung đã kêu gọi tướng sĩ “Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Các lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc từ xưa đến nay đều nói lên quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết giữ quyền độc lập của dân tộc và trong hành động thực tế của quá trình lịch sử, biết bao anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc. Lời của Trần Bình Trọng “thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” trong kháng chiến chống Mông -Nguyên năm 1285 còn hòa vang với lời hô cuối cùng của Nguyễn Văn Trỗi và biết bao người con anh hùng của dân tộc trên đoạn đầu đài, trước khi bị kẻ thù xử tử. Biết bao người Việt Nam sẵn sàng đem hết tài sản và cả tính mạng mình hiến dâng cho Tổ quốc. Không phải bất cứ đâu trên trái đất này, người dân đều sẵn sàng làm thanh dã, phá cửa nhà, phá bỏ các thành phố để đánh giặc. Nhưng nhân dân Việt Nam đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến trong chống Pháp, phá các đô thị không cho địch lợi dụng, tản cư đi kháng chiến. Hàng triệu bà mẹ Việt Nam đã hiến dâng những đứa con thân yêu của mình cho Tổ quốc. Truyền thống anh dũng bất khuất, yêu nước nồng nàn đã cứu dân Âu Lạc (Việt) khỏi bị Hán hóa đã hun đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng, đánh Pháp, Nhật, Mỹ, quét sạch bóng quân xâm lược ra khỏi nước ta. Truyền thống đó là lời cảnh cáo với mọi kẻ thù muốn xâm lược, bắt dân Việt Nam lệ thuộc, dù chúng mạnh như thế nào đi chăng nữa. Những kẻ còn có ảo tưởng muốn xâm chiếm biên giới, hải đảo, lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, muốn bắt chúng ta khuất phục trước sức của chúng. Việt Nam trên bước đường tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn nhiều khó khăn, còn có nhược điểm, khuyết điểm, thậm chí có lúc có sai lầm nghiêm trọng, nhưng dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài chứng minh tinh thần bất khuất của mình. Những kẻ xâm lược mạnh nhất của thời đại, như Mông - Nguyên ở thế kỷ thứ XIII và đế quốc Mỹ trong thế kỷ thứ XX đã thất bại trước dân tộc Việt Nam, là bài học đáng nhớ cho những kẻ ôm mộng xâm lược. ____________________________________ 1. Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Nxb Sự Thật, t. 2, 1980, tr. 430. [/FONT][/COLOR] [CENTER][CENTER][B][COLOR=sienna][FONT=Verdana]CẢ NƯỚC CHUNG SỨC ĐÁNH GIẶC CHIẾN TRANH TOÀN DÂN.[/FONT][/COLOR][/B][COLOR=sienna][FONT=Verdana][/FONT][/COLOR][/CENTER][/CENTER] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Tổng kết thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn nêu lên một nguyên nhân chủ yếu là “bây giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc phải bó tay”! sách An Nam chí lược cũng ghi rằng, đời nhà Trần “toàn dân đánh giặc”. Nhà sử học Phan Huy Chú cũng viết trong tác phẩm của mình “Đời nhà Trần nhân dân ai cũng là binh nên mới phá được giặc dữ làm cho thế nước được mạnh”. Đó là những biểu hiện cụ thể, là những tổng kết và kinh nghiệm lịch sử xuất phát từ những quan điểm chiến lược có ý nghĩa trong hệ thống tri thức quân sự, không chỉ thể hiện ở thời Trần mà cả trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Mỗi khi có xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân sống trên lãnh thổ này. Ý thức độc lập tự chủ là tư tưởng, tình cảm của dân tộc. Ý thức đó, từ rất sớm đã trở thành mục đích đấu tranh chung của tất cả các tầng lớp, mọi dân tộc trong nước. “Tình làng nghĩa nước”, “nước mất thì nhà tan” là nếp sống, là những suy nghĩ chung. Cho nên, người dân ta từ ngàn xưa đã có ý thức rất sâu rộng, nếu để kẻ thù cướp nước dày xéo quê hương, thì mất cả gia đình, mất cả của cải, mất cả nền văn hóa dân tộc, mất cả lẽ sống và đạo lý làm người. Tất cả nhân dân đều nhận thức rằng: “Quốc gia hữu sự toàn dân hữu trách” (Quốc gia có ngoại xâm thì toàn dân đều phải có trách nhiệm). Đó là tình cảm lớn nhất thúc đẩy mỗi người dân yêu nước đứng lên chiến tranh giữ nước với những thử thách gian lao, dân tộc ta ai cũng hiểu rõ giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc, nên đã “dĩ thân tuẫn quốc” (sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc). Sự sống còn của dân tộc đoàn kết toàn dân, thúc đẩy mọi tầng lớp góc sức chiến đấu và chiến thắng quân thù cường bạo. Ở nước ta, sức mạnh giữ nước không chỉ là sức mạnh của một nhà nước, mà là sức mạnh của cả nước. Thấm nhuần quan điểm đó trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”. Quan điểm chiến tranh toàn dân được Đảng ta xác định năm 1951, trong chính cương của Đảng ở đại hội Đảng lần thứ 2, đã bắt nguồn từ truyền thống lịch sử lâu đời đó của dân tộc. Tư tưởng chiến lược “cả nước chung lòng, toàn dân đánh giặc” cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Đất nước ta đất không rộng, người không đông, nhân tài vật lực của ta có hạn, lực lượng quân đội của ta không nhiều. Trái lại, kẻ thù của dân tộc có đất rộng, người đông, có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh, chúng cậy số đông, trang bị mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược. Với điều kiện tương quan lực lượng giữa ta và địch như vậy, nếu dùng lực lượng quân đội đơn thuần thì chắc chắn không thể đánh thắng được. Muốn thắng quân thù to lớn và cường bạo, thì phải dựa vào sức mạnh cả nước, huy động toàn dân đánh giặc. Trải qua các giai đoạn lịch sử, tổ tiên ta đều nhận thức một các rõ ràng vai trò của toàn dân đánh giặc giữ nước. Quan điểm quốc phú binh cường thì gốc rễ là ở dân thể hiện trong nhiều triều đại. Cho nên, để động viên được sức mạnh tiềm tàng đó, tổ tiên ta đã phải thi hành nhiều chính sách tiến bộ để “an dân”. Lý Thường Kiệt coi “đủ ăn” là nguyện vọng của dân. Trần Quốc Tuấn chủ trương “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Buổi đầu đời Lê, triều đình đã ban lệnh “Không được khinh động đến sức dân” và Nguyễn Trải cho “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đến thế kỷ thứ XVIII, Nguyễn Huệ đã có nhiều biện pháp để làm nước giàu, quân mạnh, trong đó có chủ trương “làm sao cho dân yên ổn, có ruộng cày...” hoặc “mở mang cửa ải, thông chợ búa, khiến cho các hàng hóa không ứ đọng, làm lợi cho dân”. Các triều đại phong kiến tiến bộ ở nước ta đều chú ý bồi dưỡng, khoan thư sức dân, ra chiếu khuyến nông, chăm lo thủy lợi, có khi giảm miễn tô thuế một phần để mở mang kinh tế, phần nữa để tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc, giữa triều đình và dân chúng. Khi quyền lợi của giới quý tộc phong kiến chưa đối lập với quyền lợi của bình dân, khi quyền lợi của giai cấp còn gắn liền với quyền lợi của dân tộc, thì các triều đại phong kiến có khả năng động viên được đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến. Vào những thời kỳ đó, những chính sách tiến bộ của nhà nước là một nhân tố để triều đình tập họp toàn dân đánh giặc. Mặt khác, do hoàn cảnh luôn luôn bị kẻ thù hung bạo đe dọa xâm lược, nên các triều đại phong kiến đều chăm lo xây dựng tiềm lực đất nước. Vì lợi ích của toàn dân Việt Nam mà phải bảo toàn nền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước, điều đó đã ăn sâu vào lòng người Việt Nam, trong bất kỳ tầng lớp nào qua các thời đại. Vì toàn dân mà cũng phải do toàn dân làm mới đánh được kẻ thù hung bạo mạnh hơn, cho nên, chính sách đúng đắn của các chính quyền nhà nước qua quá trình lịch sử Việt Nam, đều phải có sức phát huy khối đoạn kết toàn dân, chung sức đánh giặc. Trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong chiến tranh giải phóng cũng như bảo vệ Tổ quốc, mục đích vì dân và do dân lại càng được phát huy lên trình độ cao, vì quyền lợi của chính quyền nhà nước, của giai cấp công nhân, của Đảng vô sản, cũng là quyền lợi của toàn dân.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Tư tưởng “Tận dân vi binh” được thực hiện ở các triều đại phong kiến ở nước ta. Tổ chức lực lượng quân sự phải như thế nào để khi cần nhân dân ai cũng có thể là binh. Đó cũng là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân. Ở thế kỷ thứ X, triều đình Đinh, Lê tổ chức lực lượng theo chế độ “thập đạo quân”. Về danh nghĩa, trong nước có một đạo quân đông đến một triệu người, song trên thực tế đó là chế độ tổ chức quân đội theo “ngạch biên số”. Lúc hòa bình, hầu hết số quân đó ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh, tất cả được huy động vào đội ngũ đã định sẵn. Đó là tiền đề của quốc sách “ngụ binh ư nông” của thời Lý - Trần. Theo cách hiểu của sử gia Ngô Thì Sĩ thì “bấy giờ binh và nông chưa chia, khi có việc thì gọi ra, xong việc lại giải tán về làm ruộng”1. Đây là biện pháp tổ chức toàn dân là lính, toàn dân tham gia luyện tập quân sự. Tổ chức lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ như hiện nay để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bắt nguồn từ truyền thống tổ chức ba thứ quân, gồm quân triều đình, quân các lộ và hương quân của tổ tiên từ thời Lý, Trần. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là câu ngạn ngữ có từ ngàn xưa. Những tấm gương liệt nữ trong chiến tranh cứu nước triều đại nào cũng có: Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng của mình đã anh dũng khởi nghĩa giành lại giang sơn và hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Đông Hán xâm lược. Thái hậu Dương Vân Nga và sau đó là Ỷ Lan phu nhân, đã thể hiện vai trò lớn lao trong kháng chiến chống xâm lược Tống. Linh từ quốc mẫu, vợ thái sư Trần Thủ Độ trong kháng chiến chống quân Nguyên, nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ huy đạo tượng binh Tây Sơn hồi thế kỷ XVIII. Trong cuộc kháng chiến lâu dài vừa qua của dân tộc ta, biết bao phụ nữ đã tham gia đóng góp sức mình cho chiến thắng lịch sở của dân tộc. Đó là những biểu hiện cụ thể của truyền thống anh hùng của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước của dân tộc. Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng của thiếu nhi Việt Nam trong chiến tranh chống xâm lược với câu “phá tặc đản, hiếm tam tuế văn” (trừ giặc còn hiếm ba tuổi là muộn). Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ tuổi không được dự bàn kế đánh giặc ở Bình Than còn đậm sâu trong trí óc của người Việt Nam. Già, trẻ, trai, gái cùng đánh giặc là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nước ta. Truyền thống này lại càng được phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong đội ngũ điệp trùng chống xâm lăng có đủ các thành phần dân chúng, các tầng lớp dân tộc từ khắp mọi miền đất nước. Trên chiến trường diệt quân xâm lược Tống cùng với Lý Thường Kiệt, Hoàng Chấn, Chiêu Văn, có cả Tôn Đản, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, là những tộc trưởng của các dân tộc ít người. Trong quân đội thời Trần, bên cạnh những tướng chỉ huy xuất thân từ hàng ngũ quý tộc như Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư v.v... còn có những người xuất thân từ tầng lớp bình dân như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Người anh hùng “áo vải cờ đào” ở thế kỷ XVIII, được nhiều sĩ phu yêu nước cộng sự nhiệt tình trong kháng chiến. Nhân dân đứng lên tham gia kháng chiến đông đảo, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đánh giặc diệt thù “từ việc rèn đúc vũ khí, chuẩn bị chiến thuyền, sửa chữa cầu đường, đóng góp lương thực, vận tải tiếp tế cho quân đội, đến việc cất giấu lương thực, có khi đốt cả lúa má để thóc gạo khỏi lọt vào tay giặc” hoặc chạy vào rừng quyết không hợp tác với giặc, hoặc nhiều hình thức đánh giặc ngay ở các bản làng, thôn ấp, bảo vệ quê hương sứ sở của mình. Toàn dân là lính, cả nước chung sức đánh giặc là nét đặc sắc, một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Việc Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương để mất nước là mối hận của mỗi một người dân Đại Việt thời bấy giờ. Nhà Hồ có quân đông, có vũ khí tốt và thành lũy kiên cố, nhưng do sai lầm về đường lối chính trị, đã không huy động được sức mạnh chiến đấu của toàn dân và do không có phương pháp đánh địch thích hợp, nên đã chịu thất bại cay đắng, để rồi dân tộc ta phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài hơn chục năm mới đánh đuổi được giặc Minh, giành lại nền độc lập. Người xưa nói “chúng chí thành thành”, nghĩa là ý chí của quần chúng là bức thành kiên cố. Từ những nhận thức như vậy, các quan lại, quý tộc nhà Trần đều vững lòng tin vào sức mạnh của lực lượng kháng chiến. Lòng tin đó thể hiện trong hành động, trong chiến đấu và ngay cả trong những lời nói khảng khái trước mặt quân thù. Như trước sự hăm dọa láo xược của vua Nguyên là sẽ tiếp tục tiến công đập nát thành Thăng Long, sứ giả Đại Việt, Đào Tử Kỳ đã hiên ngang nói: “Thành Thăng Long kia chỉ là vật nhỏ mọn để phòng kẻ trộm cướp vặt, phá tan nó có khó gì. Còn như để chống với kẻ địch bên ngoài đến chực ăn cướp nước chúng tôi thì chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi, không kẻ nào phá được, đó là sức mạnh của nhân dân chúng tôi”. Truyền thống chiến tranh toàn dân, toàn diện đã được phát triển cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam. Đế quốc Mỹ mạnh nhất trong phe đế quốc hiện đại, có một tiềm lực quân sự, kinh tế lớn nhất thế giới đã huy động trên một triệu quân Mỹ và chư hầu (trong đó có trên 50 vạn quân Mỹ), với các phương tiện vũ khí hiện đại có uy lực lớn, có sức cơ động rất cao, hòng đè bẹp lực lượng kháng chiến Việt Nam. Chúng đã sử dụng lực lượng quân sự hùng hậu và sức mạnh kinh tế lớn lao của tên đế quốc giàu nhất thế giới vào cuộc chiến tranh mà từ xưa đến nay kẻ thù của nhân dân Việt Nam chưa hề có và sử dụng. Không những ta phải đấu tranh vũ trang chống lại một đạo quân đông, trang bị hiện đại, mà còn phải đấu tranh toàn diện trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao chống một kẻ thù giàu có và nhiều thủ đoạn chính trị ngoại giao xảo quyệt. Đế quốc Mỹ không phải chỉ dùng quân sự đánh ta mà còn dùng sức mạnh kinh tế để buộc dân ta phải khuất phục. Chúng đã dồn dân vào các ấp chiến lược, các thị trấn, thành phố hòng cô lập cách mạng, đây là một thủ đoạn hết sức nguy hiểm mà từ xưa đến thời kỳ kháng chiến chống pháp chưa từng có. Đối với một kẻ thù như vậy, nhân dân Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ chiến tranh toàn dân, toàn diện, đấu tranh của toàn dân trên các mặt trận chính trị, kinh tế, đã phối hợp với đấu tranh quân sự của lực lượng vũ trang trên quy mô chưa từng có trong lịch sử. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã đánh bại tên hung nô của thời đại, làm cho toàn thế giới sửng sốt, khâm phục và đem lại lòng tin cho cách mạng của các dân tộc nhỏ chống các đế quốc to trên phạm vi thế giới. Sức mạnh đó được phát huy cao như vậy vì có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động Việt Nam, có sức mạnh của chính nghĩa độc lập dân tộc chống ngoại xâm. Nó đã đoàn kết toàn dân và phát huy tinh thần chiến đấu chống kẻ thù. Nó tạo ra sức sáng tạo phong phú trong việc tìm kiếm các thủ đoạn đánh địch trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế của mọi tầng lớp, mọi thành phần trong xã hội. Trong thời đại Hồ Chí Minh, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân của ta là huy động toàn dân đánh giặc một cách toàn diện trên cả ba vùng chiến lược, phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh địch vận; kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh, kết hợp nổi dậy của quần chúng với tác chiến của lực lượng vũ trang; kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ của dân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Chiến tranh nhân dân ở nước ta đã huy động được hàng triệu người ra tiền tuyến, đã khai thác và phát huy đến mức cao nhất tiềm lực cửa đất nước. Nó đã làm cho đội quân xâm lược khổng lồ bị sa lầy trong biển lửa của toàn dân, bị lúng túng, bị động, bị cột chặt vào mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài, làm cho lực lượng địch ngày càng hao mòn, ý chí xâm lược ngày càng sa sút. Và cuối cùng, đế quốc Mỹ, đế quốc mạnh nhất thời đại chưa hề bị thất bại, đã phải nuốt hận chịu thua trong cuộc chiến tranh kéo dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. ______________________________________ 1. Theo Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí, binh chế chí. NXB Sử học, Hà Nội, 1961, Tập 4, trang 4. [/COLOR][/SIZE][/FONT] [CENTER][CENTER][B][COLOR=sienna][FONT=Verdana]NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ĐỘC ĐÁO[/FONT][/COLOR][/B][/CENTER][/CENTER] [COLOR=black][FONT=Verdana] Từ khi Vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, dân tộc Việt Nam đã mấy chục năm liên tiếp chiến đấu quyết liệt. Trên các trang lịch sử còn lưu lại, ngay từ thế kỷ III trước công nguyên, nhân dân Việt (Âu Lạc) đã phải chống quân Tần xâm lược và đã chiến thắng. Trên 10 vạn quân Tần đã chịu thất bại trong một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm trên đất nước Âu Lạc. Trong 1.000 năm Bắc thuộc, bắt đầu từ năm 179 trước công nguyên, An Dương Vương để mất nước trước mưu sâu của Triệu Đà, dân tộc Việt đã bao lần nổi dậy khởi nghĩa giành lại chủ quyền và kiên cường chiến dấu giữ chính quyền mới giành được. Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của dân tộc chống xâm lược, chống đồng hóa dân tộc đã diễn ra hết sức quyết liệt trải qua bao thành công oanh liệt và cả thất bại đẫm máu. Bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Tnmg giành quyền trên 65 thành rồi đến các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, cuộc chiến tranh du kích kéo dài của Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử. Và kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dựng nước Đại Việt. Từ thế kỷ thứ X, năm 938, với sự ra đời của nước Đại Việt tới nay, dân tộc ta đã phải trải qua trên 10 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc chống ngoại xâm. Các cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược năm 981 của Lê Hoàn và cuộc kháng chiến đời Lý năm 1077, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đem lại cho dân tộc ta gần 200 năm hòa bình xây dựng đất nước. Sau khi đánh bại nhà Tống, đế quốc Mông - Nguyên trong 30 năm, từ 1258 đến 1288 đã gây 3 cuộc chiến tranh xâm lược lớn vào nước ta, có cuộc chúng huy động đến 60 vạn quân thiện chiến nhất của thời đại, như cuộc xâm lăng lần thứ hai năm 1285. Trong 3 lần kháng chiến đó, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công hiển hách ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp, Bạch Đằng giang. Những thắng lợi rực rỡ đó đã bảo vệ nền độc lập của ta, đưa lại hòa bình cho đất nước trên 100 năm, và cũng góp phần chặn làn sóng xâm lăng xuống Đông Nam Á của đế quốc Mông Cổ hung bạo nhất thời đó. Nhưng khi giành được chính quyền, nhà Minh lại mở cuộc xâm lăng Đại Việt. Cuộc kháng chiến chống nhà Minh xâm lược kéo dài 20 năm, bắt đầu từ 1407 với sự thất bại của Hồ Quý Ly, do sai lầm về chiến lược dựa vào phòng ngự cố thủ các thành quách kiên cố, ỷ vào quân đông 100 vạn, súng pháo mạnh. Nhân dân ta không cam chịu ách đô hộ của ngoại bang, đã liên tiếp đứng dậy kháng chiến dưới thời hậu Trần 7 năm ròng, và cuối cùng nhân dân ta đã chiến thắng trong một cuộc chiến tranh giải phóng bền bỉ, kiên cường trong suốt 10 năm trường, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Cuộc kháng chiến oanh liệt của nhân dân ta chống nhà Minh xâm lược đã làm nhụt ý đồ bành trướng của vua quan nhà Minh, và trên 300 năm đất nước ta không bị ngoại xâm từ phương Bắc. Khi nhà Thanh giành được quyền cai trị Trung Quốc, lợi dụng lúc Đại Việt rối ren dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, lúc Tây Sơn mới nắm được quyền lực trên một phần đất nước, vua Càn Long nhà Thanh lại phát động một cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Năm 1788, 29 vạn quân Thanh, dưới sự thống lĩnh của Tôn Sĩ Nghị đã bị Quang Trung tiêu diệt trong một trận phản công mãnh liệt ngay tại Thăng Long, chỉ trong gần 10 ngày đêm, đất nước ta lại sạch bóng quân thù. Bước vào lịch sử cận đại, từ thế kỷ XIX dân tộc ta lại bị thực dân Pháp xâm lược. Do sự sai lầm về chiến lược là chỉ dựa vào quân thành để phòng ngự bị động và đầu hàng giặc một cách hèn hạ của triều đình nhà Nguyễn, mà dân tộc ta đã bị rơi vào ách nô lệ gần trăm năm. Trong suốt thời gian dài này, nhân dân ta đã anh dũng nổi dậy kháng chiến khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Các cuộc nổi dậy liên tiếp nổ ra dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Đốc Ngũ, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, và các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa ở Yên Bái, Nghệ An, Bắc Sơn, Nam Kỳ, bị dìm trong bể máu, cho tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công. Tiếp ngay sau đó, cuộc kháng chiến trường kỳ liên tục 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đã kết thúc với thắng lợi giải phóng hoàn toàn cả nước năm 1975. Thắng lợi huy hoàng của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kẻ thù mạnh nhất của thế giới tư bản đế quốc trong thời đại, đã đem lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam, góp phần vào việc chôn vùi chủ nghĩa thực dân cũ và làm thất bại bước đầu chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, đã tô đậm nền nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc. Trên 10 năm qua, nhân dân ta mong muốn được sống hòa bình, xây dựng đất nước, nhưng kẻ thù không để ta yên. Các cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới từ phía Tây Nam, và phía Bắc lại nổ ra và nhân dân Việt Nam lại phải vừa xây dựng Tổ quốc vừa phải chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược dưới mọi hình thức. Những chiến công chói lọi trong các cuộc chiến tranh yêu nước đó, chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần, phẩm giá cao quý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Trong quá trình đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, dân tộc ta đã có quyết tâm lớn, có tinh thần yêu nước cao, và có nhiều sáng tạo kiệt xuất trong việc tổ chức lực lượng và nghệ thuật đánh giặc cứu nước. [/FONT][/COLOR] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Nghệ thuật đánh giặc cứu nước truyền thống được tích lũy trong mấy nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm, mang tính đặc biệt của một dân tộc nhỏ, tiềm lực kinh tế, quân sự đều yếu so với đối phương, nhưng dân tộc đó có tinh thần yêu nước cao, có truyền thống toàn dân quả cảm chống xâm lược, chứ không phải chỉ có quân đội đánh theo kiểu chiến tranh thông thường. Nghệ thuật đó có những đặc trưng cơ bản sau đây: [B]Phương thức tiến hành chiến tranh:[/B] Phương thức tiến hành chiến tranh của hai loại hình (chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc) có cái chung của chiến tranh toàn dân, nhưng cũng có đặc điểm riêng. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ta có chính quyền nhà nước, có quân đội, và lực lượng vũ trang. Công cuộc bảo vệ Tổ quốc đã được triển khai trong toàn dân ngay từ thời bình, được tổ chức, chuẩn bị theo một thế trận đã được hoạch định, từ trước khi quân địch tiến công. Quân địch phải từ ngoài tiến vào chứ không có sẵn trong nước, nên dù có sức mạnh và chủ động tiến công, chúng cũng có nhiều khó khăn, như bảo đảm hậu cần, không thông thuộc địa hình, không quen chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của đất nước ta. Để chống lại quân thù mạnh hơn, nhân dân ta đã có nhiều phương thức tiến hành chiến tranh khác nhau, trong điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân nhà Tần ở thế kỷ thứ III trước công nguyên, lịch sử còn ghi: “Người Âu Lạc đã rút vào rừng, tổ chức lực lượng kháng chiến, cử người giỏi làm tướng, phục kích ban đêm, đánh hàng chục năm ròng rã, diệt hàng chục vạn quân Tần”. Sử ký Tư Mã Thiên chép: “Lúc bấy giờ, nhà Tần ở phía Bắc thì mắc họa với người Hồ, ở phía Nam thì mắc họa với người Việt. Đóng quân ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong. Trải hơn 10 năm, đàn ông phải mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi, người ta thắt cổ tự tử trên cây dọc đường, người chết trông nhau, kịp khi Tần Thủy Hoàng mất (209 trước công nguyên) thì cả thiên hạ nổi lên chống”. Như vậy phương thức cơ bản để đánh bại quân xâm lược là toàn dân chiến đấu, bất hợp tác với quân thù, rút vào rừng đánh du kích trong một cuộc kháng chiến trường kỳ 10 năm ròng. Cuối cùng khi quân Tần kiệt sức, khổ cực không sống nổi, và nhân lúc Tần Thủy Hoàng chết, thì ta tiến hành tổng khởi nghĩa và tiến công tiêu diệt quân thù, tướng Tần là Đồ Thư bị giết, quân Tần phải rút chạy về nước. Sau khi đánh bại quân Tần, Âu Lạc nhanh chóng chuẩn bị để đề phòng xâm lược. Sử chép rằng “Thục Phán dựng nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, rời đô xuống Cổ Loa xây thành (207 - 208 trước công nguyên) với hàng vạn nhân công, 3 vòng quanh co 9 lớp, chân kè đá, mặt có ụ đất cao nhô ra làm vọng canh và pháo đài bắn cung tên. Ngoài có hào sâu và rộng thuyền bè đi được, có đầm Cả chứa được mấy trăm thuyền chiến. Thành có 4 cửa: Đông Nam; Tây Nam, Đông Bắc và Tây Bắc. Riêng ở 2 cửa Đông Bắc và Tây Bắc có hai tầng hào lũy, là hướng phòng ngự chủ yếu. Vận dụng địa hình lấy sông làm hào, gò cao làm lũy thành ở giữa vùng đầm vực, lầy úng, vừa là căn cứ bộ binh, vừa là căn cứ thủy binh quan trọng. Thuyền chiến có thể vận động suốt 3 vòng hào, phối hợp tác chiến với bộ binh, có thể từ Cổ Loa tỏa ra Hoàng Giang, theo sông Hồng, sông Thương ra biển. Vũ khí đã có nỏ Liên Châu với mũi tên đồng ba cạnh (năm 1959, phát hiện ở chân thành ngoài, phía Nam một kho hàng vạn chiếc, cùng với xiên đồng, qua đồng). “Năm 207 trước công nguyên, Triệu Đà và quan lại nhà Tần, chiếm cả ba quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng, lập nước Nam Việt, xưng vương, đánh Âu Lạc nhiều lần không thắng phải rút về núi Vũ Minh cầu hòa”. Đó là kẻ xâm lược thứ hai bị An Dương Vương đánh bại, lần này không chỉ bằng cách rút vào rừng, dùng phục kích, tập kích, mà bằng cách phòng giữ Loa thành, đánh quân xâm lược cả bằng thủy binh và bộ binh.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Phải đến năm 179 trước công nguyên, tức là gần ba chục năm sau, Triệu Đà trá hàng, sai Trọng Thủy dò xét được các bí mật quân sự của An Dương Vương, dùng kế nội gián mới chiếm được Âu Lạc. Như vậy ta thấy, sau khi rời đô từ vùng rừng núi về đồng bằng, xây dựng một nước đã có nhiều nghề. Ngoài nghề nông, săn bắn, đã có các nghề khác như nuôi tằm, dệt lụa, đồ gốm, rèn sắt đồng, làm mộc, nung gạch ngói, xây thành, đóng thuyền, sản xuất nỏ Liên Châu có mũi tên đồng. Quân đã chia ra quân thủy và quân bộ. An Dương Vương đã chọn phương thức phòng ngự dựa vào thành kiên cố được xây dựng trên địa hình hiểm trở để chống ngoại xâm kết hợp với chiến tranh du kích đã có kinh nghiệm trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lần vừa qua. Phương thức này cũng đã thắng được quân của Triệu Đà nhiều lần tiến công xâm lược, An Dương Vương để mất nước do mắc mưu nội gián. Từ khi Đại Việt dựng nước, nhiều lần quân phong kiến phương Bắc đã tiến hành xâm lược, nhiều cuộc chiến tranh đã giải quyết xong, chỉ trong một trận. Như cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, với 2 vạn quân đã đánh bại 5 vạn quân bộ và 3 vạn quân thủy, kết thúc bằng trận thủy chiến mưu lược, giết tướng Hoàng Thao trên sông Bạch Đằng năm 938. Hoặc như cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, mà Lê Hoàn, với 5 vạn quân, đã đánh bại quân xâm lược gồm 10 vạn ở Bạch Đằng và Chi Lăng, giết tướng Hầu Nhân Bảo năm 981. Phương thức cơ bản tiến hành chiến tranh lúc đó chủ yếu là dùng trận chiến tiến công quy mô chiến lược của quân triều đình, đánh bại quân xâm lược mạnh hơn trên cơ sở thiết lập thế trận mai phục ở những địa hình hiểm trở, ở Bạch Đằng Giang, Chi Lăng lịch sử mà Nguyễn Trãi trong bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” đã có câu: “Quan hà bách nhị do thiên thiết Hào kiệt công danh thử địa tầng”. (Trời dựng nên sông núi hiểm trở, ở đó 2 vạn người có thể địch nổi 100 vạn người; trên đất này người hào kiệt đã từng lập nên công danh). Đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống Tống lần thứ hai năm 1077, Lý Thường Kiệt đã đánh bại đạo quân xâm lược 30 vạn của Quách Quỳ bằng phương thức phòng ngự tích cực, tiến công phá căn cứ chuẩn bị tiến công của đối phương ngay trên đất địch, rồi thiết lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, tạo thế buộc quân địch phương Bắc mạnh về kỵ binh lâm vào thế bị chặn phía trước, bị đánh phía sau, thiếu thốn lương thực do dân ta làm thanh dã và thuyền thương bị chặn, quân sĩ ốm đau vì thủy thổ không hợp. Địch tiến công vượt sông không nổi, bị suy yếu, tiến công không được rút không xong, bị ta phản công tiêu diệt. Trong thế trận chiến tranh nhân dân được phát huy sau lưng địch, chủ lực thiện chiến của triều đình đã tiến hành phòng ngự tích cực kết hợp chặt chẽ phòng ngự với tiến công và phản công, theo phương châm “kiên thủ chờ suy, hoàn kích”. Nhà Lý có thế lực mạnh, đúng như Trần Hưng Đạo đã nhận xét, có tướng giỏi như Lý Thường Kiệt biết phát huy sức mạnh của quân triều đình và quân địa phương, chọn địa lợi, xây dựng phòng tuyến, kiềm chế được kỵ binh địch, phát huy được sức mạnh của bộ binh và thủy binh ta, nên đã chiến thắng. Dưới thời nhà Trần, từ 1258 đến 1288, ba lần quân Mông - Nguyên mạnh nhất thời đại lúc đó, “có kỵ binh mạnh, rong ruổi nhanh như chớp, đánh thành phá ấp” (theo Trương Phổ, học giả thời Minh), xâm lược Đại Việt có lần quân lên tới 60 vạn đều đã bị quân dân Đại Việt tiêu diệt phải tháo chạy về nước. Phương thức tiến hành chiến tranh trong hai cuộc chiến tranh năm 1258 và 1285, vua Trần và tiết chế quận công Trần Hưng Đạo lúc đầu đã thiết lập trận địa phòng ngự chặn địch trên địa bàn Trung Du ở Bình Lệ (1258) và Nội Bàng, Vạn Kiếp (1285), nhưng đều không chặn nổi quân Mông - Nguyên, phải thực hiện rút lui chiến lược, rời bỏ Thăng Long để bảo toàn lực lượng, tránh sức mạnh lúc khởi đầu của đối phương. Với phương thức mới, toàn dân làm thanh dã, các vương hầu cùng hương binh trên các địa phương kiên quyết chặn đánh quân giặc làm chúng mệt mỏi tiêu hao, phải dàn mỏng quân đối phó khắp nơi. Phương thức này xuất phát từ quan điểm mà Trần Hưng Đạo đã viết trong Binh thư yếu lược: “Địch đem quân đến, thế không thể ở lâu được thì ta cầm... Nó ở thế hiểm, ta ở thế yếu thì ta cầm. Cầm cho nó đã mệt, bấy giờ ta nổi dậy mà đánh, thì sức vẹn mà công nhiều... đó là điều bí của phép binh”1. Sau đó ta tổ chức thực hiện phản công chiến lược, đánh vào quân địch ở Thăng Long, buộc địch phải rút chạy mà tiêu diệt chúng trên đường thoái lui. ____________________________________ 1. Binh thư yếu lược - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1977, tr. 190. [/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo của nhà Trần đã được thể hiện trong cuộc chiến tranh chống Mông - Nguyên lần thứ ba năm 1288, với những tư tưởng mà Trần Hưng Đạo nêu với vua Trần vào năm 1300 về kế sách giữ nước như sau: - Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức. - Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, dĩ đoản chế trường. - Tướng và binh một lòng như ruột thịt. - Khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước. - Tránh thế giặc lúc buổi đầu còn mạnh, đánh địch khi tàn lụi lúc buổi chiều. Lấy toàn dân chiến đấu, đoàn kết vua quan, lãnh đạo và quần chúng, quân dân, tướng binh như cha con một nhà làm quyết định chiến thắng. Trên cơ sở tư tưởng toàn dân chiến đấu mà tổ chức các thứ quân, gồm quân triều đình, quân các vương hầu, trấn giữ các trại ấp và hương binh ở các thôn xã cho nên lực lượng vũ trang lên đến mấy chục vạn. Lực lượng vũ trang ta bố trí khắp nơi trên toàn quốc, giặc đi đến đâu cũng bị đánh. Ta hình thành thế bao vây toàn diện và từng điểm, quân địch càng vào sâu càng mắc kẹt, phải phân tán đối phó khắp nơi. Địch muốn đánh lớn, tìm quân chủ lực để giáp chiến, tiêu diệt mà không được, lại luôn bị tiêu hao, đánh tỉa, đến lúc mệt mỏi hết lương, tinh thần rã rời bải hoải thì cũng là lúc chủ lực quân thiện chiến của triều đình Trần xuất hiện, đánh những đòn tiêu diệt lớn. Trần Hưng Đạo đã giải quyết một cách tài tình mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: giữ đất và tiêu diệt địch. Qua kinh nghiệm 2 lần kháng chiến, vì không muốn địch xâm phạm kinh thành, ta tổ chức phòng ngự chiến lược, nhưng đều không ngăn được địch, và trong lần kháng chiến thứ hai, ta buộc địch rút lui chiến lược, với biết bao tình huống hiểm nghèo. Lần kháng chiến thứ ba, với thế lực đã chuẩn bị sẵn, ta hoàn toàn chủ động, buộc địch phải dàn mỏng lực lượng, từ chủ động chuyển thành bị động, từ tiến công chuyển sang phòng ngự và rút lui, từ mạnh chuyển thành yếu. Đây chính là thời cơ để ta tiến hành phản công chiến lược tiêu diệt địch và giải phóng đất nước. Chỉ có “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai” của địch, để địch vào sâu đất nước ta, kéo dài đường tiếp tế, bị quân ta triệt lương, lại gặp lúc dân ta làm thanh dã, lâm vào cảnh thiếu đói, địch mới nhanh chóng rơi vào thế “tàn lụi lúc buổi chiều”. Lợi dụng sở đoản, kiềm chế sở trường của địch là nguyên tắc của nghệ thuật quân sự phép dùng binh của Trần Quốc Tuấn. Như Trần Quốc Tuấn đã nêu rõ: Lấy đoản binh thắng trường trận là việc thường của binh pháp; Đoản binh là chỉ bộ binh của ta, một đội quân với số lượng không nhiều nhưng tinh nhuệ, biên chế gọn nhẹ là cái mạnh của ta. Kỵ binh và quân đông, sức cơ động nhanh là cái mạnh của địch. Nhưng khi trường trận bị dàn mỏng ra, bị phân tán, đứt quãng, không được tiếp tế đầy đủ, không ứng cứu được nhau và lâm vào tử địa, sức không phát huy được thì trở thành yếu, dễ bị công kích và tan vỡ. Như trong trận Đông Bộ Đầu, chiến đấu diễn ra ban đêm, quân địch không kịp lên ngựa, bị những bộ binh nhẹ mang vũ khí ngắn của ta xông vào chém giết đã hỗn loạn và tan tác. Hoặc như trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, 1 đoàn thuyền lớn, nặng nề chậm chạp của địch đã bị những thuyền nhẹ của ta từ các nhánh sông lao ra đón đánh, đã không xoay trở kịp, chạy đâm vào cọc nhọn, bị đắm chìm và bị tiêu diệt. Rõ ràng “dĩ đoản chế trường” là một sáng tạo độc đáo của ta dừng để chống lại một kẻ địch đông và trang bị mạnh hơn mình. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhà Minh là do không tin vào dân, không được dân ủng hộ, chỉ dựa vào phòng ngự chiến lược thụ động, trên cơ sở cố thủ các quân thành vững chắc, có thành cao hào sâu, quân đông, pháo mạnh để mong đạt mục đích chiến lược là làm đối phương mòn mỏi không thắng nổi mà cầu hòa. Phương thức chiến tranh toàn dân, phòng ngự tích cực, tiến công, phản công kiên quyết, chủ động, chọn địa điểm xây dựng thế trận có lợi để phát huy sở trường của ta, đánh vào sở đoản của địch, hạn chế sở trường của chúng, giành chiến thắng vẻ vang trong truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta đã không được phát huy, mà còn bị quên lãng.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Quang Trung tiêu diệt quân xâm lược Thanh chỉ trong một trận tiến công quyết chiến chiến lược thần tốc bảy ngày đêm ngay tại Thăng Long đã thể hiện sức mạnh hơn đối phương của một quân đội thiện chiến và tài thao lược hơn người của Nguyễn Huệ. Phương thức tiến công chiến lược thần tốc, bất ngờ, giải quyết chiến tranh chỉ trong một trận khi chống lại quân xâm lược của một nước lớn mạnh hơn, đã tỏ ra phù hợp vì trên chiến trường có sức mạnh tổng hợp của thế, thời. Dù lực ít hơn, nhưng tinh hơn và lại có tướng giỏi trí dũng song toàn thì vẫn giành chiến thắng. Quan điểm quân sự của Quang Trung “quân cốt tinh, không cốt đông” thể hiện tính chân lý của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dưới thời nhà Nguyễn, tư tưởng sợ địch, đầu hàng và phòng ngự thụ động dựa vào quân thành đã đưa nhân dân Việt Nam đến chỗ mất nước trước một đế quốc phương Tây có phương tiện, vũ khí, kỹ thuật tốt hơn. Như vậy ta có thể thấy chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có lấy đặc điểm sau: Một là: Địch thường mạnh hơn ta cả về tiềm lực chiến tranh và về lực lượng quân sự huy động vào chiến đấu trực tiếp trên chiến trường. Chúng tiến công từ ngoài vào đất nước ta bằng nhiều hướng, đường bộ, đường thủy, cả phía Bắc, có khi cả phía Nam. Mục đích của địch thường là, tiến công nhanh, giải quyết nhanh chiến tranh bằng các thủ đoạn chiến lược cổ truyền của quân xâm lược là tiêu diệt quân đội đối phương, đánh chiếm thủ đô, bắt thủ lĩnh (vua, lãnh đạo), tổ chức ngụy quân, ngụy quyền, thực hiện bình định, càn quét đánh phá các phong trào yêu nước, dập tắt các cuộc khởi nghĩa. Hai là: Thời gian kết thúc chiến tranh thường ngắn, chỉ trong vài tháng đến một năm, ít khi kéo dài, như Lý chống Tống, khoảng 5 tháng; Trần chống Mông - Nguyên lâu nhất cũng chỉ 6 tháng; Hồ chống Minh, khoảng 2 tháng; Tây Sơn chống Thanh, hơn 1 tháng. Ba là: Phương thức tiến hành chiến tranh truyền thống của Việt Nam nói chung thể hiện mấy điểm sau: - Toàn dân tham gia chống xâm lược, làm thanh dã, không cho địch lấy người và của cải của ta; trực tiếp chiến đấu vũ trang bằng ba thứ quân, quân chủ lực (triều đình), quân địa phương (của các tộc trưởng, vương hầu, các lộ) và dân quân (hương binh), đánh chặn phía trước, đánh phá phía sau, đánh vào hậu cần, hậu phương của địch. - Kết hợp chiến tranh chính quy của quân đội chủ lực với chiến tranh du kích của toàn dân, lấy dân quân (hương quân), quân địa phương làm nòng cốt, vừa có phân tuyến, vừa có xen kẽ cài răng lược, buộc địch phải phân tán lực lượng, đối phó khắp nơi, không thể tập trung đánh quân chủ lực của ta. - Phương thức tác chiến thường là phòng ngự tích cực kết hợp phòng ngự theo kiểu phòng tuyến hoặc hệ thống quân thành, quan ải, đánh giữ các trục đường giao thông chiến lược và các thị trấn, thị xã, thành phố với tiến công phía sau lưng địch của bộ đội địa phương, quân các lộ, cả dân quân các làng xã và phản công, tiến công quyết định của quân chủ lực. Đánh diệt quân lương của địch là biện pháp chiến lược, kết hợp với thanh dã làm cho quân địch đông lại thêm khó khăn vì thiếu hậu cần tiếp tế, lương thực và đạn dược, nhiên liệu, phương tiện chiến tranh. - Bảo toàn chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo chiến tranh, tránh sức mạnh lúc khởi đầu của địch làm địch mệt mỏi, bị tiêu hao, phân tán, buộc phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự, rồi rút chạy. Trên cơ sở đó mà tiến hành phản công, tiến công tiêu diệt lực lượng chủ lực của địch. - Kết hợp tiến công tiêu diệt địch trên đất nước mình với ngoại giao mềm dẻo để kết thúc chiến tranh. - Trong điều kiện địch quá mạnh, ta không đủ sức phòng ngự ngăn chặn đối phương, có khi phải dùng chiến tranh du kích lâu dài như cuộc chiến tranh chống Tần thế kỷ thứ ba trước công nguyên, rồi tổng tiến công kết hợp khởi nghĩa (khi có thời cơ địch chiếm đóng bị suy yếu, nội bộ địch ở trong nước rối loạn) mà tiêu diệt. - Nhưng cũng có khi chỉ bằng một trận tiến công chiến lược tại một khu vực được chuẩn bị kỹ, trên thế mạnh, có địa hình hiểm, có quân đội mạnh, mưu trí, bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt đại bộ phận quân địch ngay từ trận đầu mà ta đã giải quyết thắng lợi chiến tranh. Như vậy phương châm tích cực phòng ngự, kết hợp phòng ngự với phản công tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một tư tưởng có tính quy luật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của một nước nhỏ đánh lại nước lớn xâm lược, của một quân đội ít hơn và kém hơn về tổ chức trang bị, kỹ thuật đánh lại một quân đội mạnh hơn. - Chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra khi địch đã chiếm đóng nước ta. Đặc điểm của chiến tranh giải phóng dân tộc là kẻ địch đã ở trên đất nước ta, có đội quân cướp nước, lại có ngụy quân, ngụy quyền, địch đã làm chủ trên cả nước, còn nhân dân ta thì đang bị kìm kẹp, ta không có sẵn quân đội, không có sẵn lực lượng vũ trang. Do các điều kiện khách quan như vậy, nên phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc nói chung vẫn dựa trên nền tảng của khởi nghĩa vũ trang nhân dân và chiến tranh nhân dân, nhưng có nhiều đặc điểm hoàn toàn khác với chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Trải qua các thời kỳ bị mất nước, dân tộc Việt Nam đều phải dùng phương thức truyền thống để giải phóng dân tộc như sau: - Thực hiện khởi nghĩa vũ trang từng khu vực, tiến lên tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và tiến hành chiến tranh giải phóng. Bà Trưng, Bà Triệụ, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, trong 1000 năm Bắc thuộc, cũng như Phạm Chấn, Trần Nguyệt Hồ, Phạm Tất Đạt, Trần Nguyên Khôi, Trần Ngỗi, Trần Quý Kháng, và Lê Lợi dưới thời thuộc Minh, và cả trong 100 năm Pháp thuộc cho tới chiến tranh giải phóng chống Pháp, Mỹ mấy chục năm qua, chúng ta đều thấy muốn giành được độc lập, nhân dân ta đều phải đi từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa đến chiến tranh giải phóng trường kỳ của toàn dân với 2 lực lượng, (lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang) mới giành được độc lập cho dân tộc. - Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và binh vận địch vận, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ. Mỗi mặt đấu tranh đều có vị trí chiến lược của nó, có tác dụng quyết định trong từng thời điểm, từng địa bàn khác nhau, nhưng nói chung đấu tranh quân sự, vũ trang bao giờ cũng giữ vị trí quyết định và nó quyết định việc trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự và bộ máy chính quyền của đối phương, vừa đánh địch vừa địch vận, cả địch ở chiến trường trên nước ta, cả vào lòng dân và bộ máy chính quyền của đối phương ở nước địch. - Thực hiện một cuộc chiến tranh xen kẽ cài răng lược, không chiến tuyến, đánh địch cả ở tiền tuyến và hậu phương địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó khắp nơi, không có chỗ nào là an toàn tuyệt đối đối với chúng, kể cả ở đô thị. - Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp ba thứ quân, kết hợp các cách đánh tiêu diệt sinh lực địch và phá hậu cần, kho tàng, phương tiện chiến tranh, phá giao thông vận chuyển, kết hợp tiêu diệt địch với giành quyền làm chủ, đánh phá bình định của đối phương. Chiến tranh du kích trong chiến tranh giải phóng có vị trí hết sức quan trọng. Nó vừa là khởi đầu của đấu tranh vũ trang, nòng cốt của khởi nghĩa, vừa là hình thức bạo lực quyết định của quần chúng nhân dân đánh địch và bảo vệ quyền làm chủ của các thôn xã. Chiến tranh du kích là biện pháp chủ yếu để đánh bại chiến lược đánh nhanh giải quyết nhanh của địch, đồng thời nó tạo điều kiện cho chủ lực phát huy sức mạnh, tập trung lực lượng đánh đòn quyết định, buộc địch phân tán đối phó, phối hợp với chủ lực giải quyết chiến tranh. Chiến tranh chính quy của quân chủ lực trong chiến tranh giải phóng bao giờ cũng từ chiến tranh du kích mà phát triển lên, giữ vị trí quyết định giải quyết chiến tranh, đánh tiêu diệt lớn quân địch. Không có cuộc chiến tranh giải phóng nào của Việt Nam giành được thắng lợi mà lại không tiêu diệt được đại quân của đối phương. Chủ lực quân trong chiến tranh giải phóng, khi không phân chiến tuyến, tác chiến với kẻ thù mạnh hơn, thường dùng cách đánh du kích như phục kích, tập kích, đánh bất ngờ của kẻ yếu đánh mạnh, như Nguyễn Trãi đã tổng kết: “Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ Ít địch nhiều thường dùng mai phục”. Đánh thành, chiếm đất thường ít gặp hơn là đánh tiêu diệt địch trong vận động. Tiến công là phương thức tác chiến chủ yếu, có vị trí chiến lược, còn phòng ngự chỉ giữ vai trò phối hợp và quan trọng trong thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh giải phóng trường kỳ. - Nếu đặc trưng của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thường là ngắn, thì đánh lâu dài để chuyển biến tương quan thế lực lại có tính quy luật của chiến tranh giải phóng. Kẻ địch thường tiến công, rồi lại thất bại, lại tăng cường lực lượng tiến công rồi thất bại, chịu thua trong khi lực lượng còn đông, có khi còn mạnh hơn cả lúc bắt đầu cuộc chiến tranh giải phóng. Do đó phương châm trường kỳ kháng chiến, đánh lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân thù, giành thắng lợi cuối cùng, thường trong cuộc chiến tranh giải phóng nào cũng được vận dụng, như trong chiến tranh chống phong kiến Trung Quốc, cũng như chống Pháp, Mỹ. - Trong thời đại ngày nay việc phát huy sức mạnh của đất nước và tranh thủ sức mạnh quốc tế trong chiến tranh giải phóng dân tộc là một phương châm hết sức quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp, Mỹ vừa qua ta đã vận dụng triệt để phương châm này. Điều này lại càng quan trọng hơn trong tình hình hiện nay và sau này. Do có cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật mới, mà các ngành thông tin, truyền thông, giao thông đã có bước phát triển thần kỳ, làm cho không gian của địa cầu hầu như thu hẹp lại, cùng với sự phát triển của tinh thần độc lập dân tộc chống đế quốc, chống kẻ thù chung của nhân loại, yếu tố quốc tế trong chiến tranh giải phóng đã khác hẳn so với thời kỳ chống phong kiến phương Bắc xưa.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [SIZE=4][COLOR=#a0522d][FONT=Verdana][B]Nghệ thuật quân sự truyền thống.[/B] Nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam độc đáo ở chỗ, nó là nghệ thuật quân sự lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, được thể hiện trên mấy mặt sau: - [B]Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc[/B], nghệ thuật đấu tranh vũ trang của lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, quân chủ lực (với hiệp đồng quân binh chủng), quân địa phương và dân quân du kích (tự vệ) cùng nhân dân đứng lên đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức, kết hợp chặt chẽ quân sự, chính trị, binh vận, kết hợp hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và nhân dân, làm thanh dã, bất hợp tác với quân thù hoặc khởi nghĩa. Nghệ thuật quân sự này tạo ra một hình thức chiến tranh cài răng lược, xen kẽ triệt để giữa ta và địch, có phân tuyến mà cũng không phân tuyến với quân thù, buộc địch phải phân tán, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Nó làm cho quân đội chính quy của đối phương không thể phát huy cách đánh thông thường, tiến công, phòng ngự không theo chiến tuyến, mà theo diện địa phương, hậu phương tiền tuyến khó phân biệt, không có một nơi nào là an toàn tuyệt đối, khó phân biệt đối tượng dân và quân. Hăng-ri Na-va, tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương viết trong cuốn Đông Dương hấp hối: “Ngay cả trong những vùng có chiến dịch quân sự thực sự cũng không phải là một cuộc chiến tranh kiểu kinh điển. Chúng tôi cố gắng ép họ phải chấp nhận hình thức chiến tranh đó, luôn luôn Việt - Minh từ chối việc đó”. Và Oét-mo-len, tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam đã phải buồn bã kêu lên, sau khi bị cách chức: “Công chúng Mỹ cũng dễ bị lầm lẫn vì không thể theo dõi cuộc chiến tranh bằng những chiến tuyến đơn giản trên bản đồ như trong các cuộc chiến tranh khác”. Bất kể quân địch nào, dù là phong kiến phương Bắc trước kia hoặc đế quốc Pháp, Mỹ, khi xâm lược nước ta đều phải bị động trước nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của Việt Nam và không thể thi thố được cách đánh sở trường của chúng”. Ngay một số cán bộ quân sự của ta, đã qua nhiều năm chiến đấu muốn nắm chắc nghệ thuật ngay trong các cấp, từ chiến lược đến chiến dịch, chiến thuật và vận dụng cho nhuần nhuyễn, cũng không phải đơn giản. Kinh nghiệm mấy ngàn năm lịch sử cho thấy, nắm chắc nghệ thuật quân sự này là bảo đảm chiến thắng bất kỳ kẻ địch nào, ngay cả những đội quân xâm lược mạnh nhất của từng thời như quân Mông - Nguyên ở thế kỷ XIII, hay quân Mỹ trong thế kỷ XX. Nghệ thuật truyền thống này luôn luôn được quán triệt trong chiến tranh giải phóng, vì ta phải đi từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa lên chiến tranh giải phóng, từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, luôn kết hợp chiến tranh chính quy với khởi nghĩa và chiến tranh du kích. Các nhà lãnh đạo chiến tranh như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Hồ Chí Minh đều đi theo quá trình này. Nhưng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì kinh nghiệm chiến tranh toàn dân của nhà Trần đã không được vận dụng dưới thời nhà Hồ và nhà Nguyễn. Tư tưởng quân sự của chiến tranh thông thường dựa vào quân đội chủ lực, lại chi phối nghệ thuật quân sự. Muốn có nghệ thuật quân sự toàn dân chiến đấu phải có chính nghĩa, phải có dân ủng hộ, quốc gia tinh lực, phải có quân đội có tinh thần yêu nước bảo vệ nhân dân, phải có quan điểm dựa vào dân như Trần Hưng Đạo đã nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục - cả nước chung sức”, “... khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước”. Trong Bình Ngô đại cáo có câu: “Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi, Quân địch nhiều, ta ít mà ta được luôn. Cho hay, đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo” Bộ đội Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, rèn luyện, luôn phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc”. Nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân thời Lê Lợi thể hiện ở việc vây thành, tỏa quân ra đánh ngụy quân ngụy quyền ở cơ sở, nghệ thuật sức dùng một nửa mà công gấp đôi vừa giành được dân, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, vừa nhanh chóng xây dựng được lực lượng vũ trang. “Thế trận làng nước” là biểu hiện của tư tưởng quân sự này. Trong chiến tranh chống Pháp, việc tổ chức các đại đội độc lập đưa về các huyện để xây dựng cơ sở chính trị và dân quân du kích năm 1947, cũng như việc đưa hai đại đoàn vào địch hậu trong chiến dịch Hòa Bình năm 1951. Trong chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam, việc phân tán đơn vị chủ lực đi xây dựng cơ sở chính trị và phát động du kích chiến, thực hiện chủ trương tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch, đã chứng tỏ rằng Bộ tư lệnh tối cao của Việt Nam luôn nắm vững nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.[/FONT][/COLOR][/SIZE] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Đặc biệt, trong chiến tranh giải phóng miền Nam, Đảng ta đã vận dụng khéo léo tài tình nghệ thuật này, kết hợp các mặt đấu tranh một cách linh hoạt, tùy theo tình hình cụ thể. Khi thì lực lượng chính trị giữ vai trò chủ yếu, có lực lượng vũ trang làm chỗ dựa, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần như trong phong trào “Đồng khởi”. Khi thì kết hợp chặt chẽ lực lượng vũ trang với lực lượng chính trị, đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng thích hợp với điều kiện cụ thể của từng thời kỳ như trong cuộc chiến đấu chống các chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh Việt Nam hóa” của Mỹ trong quá trình kháng chiến chống Mỹ. Trong quá trình chỉ đạo cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam, nghệ thuật này đã phát huy tác dụng hết sức to lớn. Luận điểm thiên tài của Ăng-ghen về phương thức tiến hành chiến tranh của một dân tộc nhỏ đã được thể hiện một cách sinh động và phong phú, muôn màu muôn vẻ. Sự kết hợp hai hình thức đấu tranh này không chỉ thực hiện trong lĩnh vực chiến lược, mà cả trong lĩnh vực chiến dịch và chiến đấu trên chiến trường. Đảng ta đã từng chỉ rõ: nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy là quy luật chung, mà đỉnh cao phát triển của nó là tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Những cuộc tiến công quân sự phải kết hợp với nổi dậy của quần chúng, những cuộc nổi dậy của quần chúng cũng phải kết hợp với tiến công quân sự thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp lớn để đánh thắng địch. Khi cuộc chiến tranh cách mạng phát triển ngày càng quyết liệt quy mô ngày càng lớn, ta đã nắm vững quy luật chiến tranh là phải tiêu diệt và làm tan rã lực lượng quân sự của địch, bao gồm cả sinh lực và phương tiện chiến tranh, nhất là quân chủ lực, chỗ dựa chủ yếu của chính quyền phát xít tay sai của đế quốc Mỹ. Tiêu diệt để làm chủ, làm chủ để tiêu diệt, làm suy yếu, tiến tới đè bẹp lực lượng quân sự và bộ máy kìm kẹp của địch thì mới tạo được điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy. Chỉ trên cơ sở tiêu hao, tiêu diệt ngày càng nhiều sinh lực lớn của địch, đánh bại các cuộc phản kích của chúng, thì ta mới giành được quyền làm chủ cho nhân dân trên phạm vi ngày càng rộng. Ngược lại, giành và giữ vững quyền làm chủ sẽ tạo ra thế và lực mới để tiến lên tiêu diệt lực lượng địch lớn hơn. Trong quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng ở miền Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã phát triển lên một trình độ cao, xuất hiện nhiều loại hình chiến dịch khác nhau, như những chiến dịch tiến công của các binh đoàn chủ lực trên chiến trường có lựa chọn nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự địch; những chiến dịch tổng hợp trên mặt trận nông thôn, đồng bằng, kết hợp tiến công quân sự với khởi nghĩa vũ trang của cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị nhằm đánh bại kế hoạch “bình định”, đập tan hệ thống kìm kẹp của địch, giải phóng các vùng nông thôn và tiêu diệt lực lượng quân sự địch; những chiến dịch lớn đánh vào đô thị, hoặc những chiến dịch tổng hợp lớn trên mặt trận đô thị, đánh vào cơ quan đầu não của địch, kết hợp vây hãm, tiến công quân sự với khởi nghĩa vũ trang để giải phóng thành phố, thị xã. Những trận chiến đấu nhằm tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ được tiến hành bằng nổi dậy của quần chúng và tiến công quân sự, không phải là hiếm trong cuộc chiến tranh vừa qua. Đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết, từ năm 1973 trở đi, không những ta đã đập tan các chiến dịch lấn chiếm, bình định của địch, giữ vững vùng giải phóng, mà còn chuyển sang những chiến dịch tiến công tổng hợp, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch ở các địa bàn xung yếu, uy hiếp mạnh các vùng ven thành phố và nhiều thị trấn, thị xã. Ta đã kiên quyết đẩy mạnh các cuộc tiến công và nổi dậy, mở rộng diện tiêu diệt và tiêu hao lực lượng quân sự địch trên nhiều căn cứ, chi khu, phân chi khu quân sự, kết hợp với việc xóa bỏ hệ thống kìm kẹp của địch ở ấp, xã, giành dân và giành quyền làm chủ. Ta đã dồn địch vào thế bị bao vây, căng kéo, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó khắp nơi, không còn khả năng cơ động trên các địa bàn hành quân trọng điểm và không có đủ lực lượng tăng viện, ứng cứu cho các chiến trường khác. Lực lượng bảo an, dân vệ liên tục bị tiêu hao và tan rã, không đủ sức đương đầu với lực lượng vũ trang cách mạng và lực lượng chính trị của quần chúng. Hàng loạt đồn bốt, hệ thống chiếm đóng và bình định của địch bị phá vỡ. Trong các trận chiến đấu và chiến dịch, ta đã đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận. Tiến công binh vận kết hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị cũng là một mũi tiến công chiến lược rất sắc bén, có hiệu lực cao, với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt diễn ra cả ở nông thôn và thành thị. Đặc biệt, ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền trung, ở nhiều thành phố, thị xã khác, những thắng lợi rực rỡ của ba mũi giáp công, những cuộc nổi dậy bùng nổ dây chuyền đã phát huy sức mạnh rất lớn. Kết hợp với các mũi tiến công quân sự, hàng vạn quần chúng đã bao vây, gọi hàng, đánh chiếm các quận lỵ, trụ sở ngụy quyền, giành quyền làm chủ. Lực lượng vũ trang của ta đã mở những cuộc tiến công vào các mục tiêu quân sự then chốt, làm đòn bẩy thúc đẩy, hỗ trợ đắc lực cho phong trào nổi dậy của quần chúng.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Các đội du kích, dân quân, tự vệ vũ trang phát triển rộng khắp đã cùng đồng bào tích cực bao vây, tiến công tiêu diệt địch trong các đồn bốt, diệt ác, trừ gian, làm chỗ dựa cho quần chúng nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch. Bộ đội địa phương và dân quân, du kích, tự vệ còn là lực lượng nòng cốt để xây dựng chính quyền địa phương, xây dựng lực lượng và các đoàn thể cách mạng. Các chiến dịch và các trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng quy mô lớn đã tạo thành những quả đấm rất mạnh, có sức đột kích lớn, sức cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, có khả năng đánh tiêu diệt lớn. Với lối đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, bộ đội chủ lực của ta đã thực hiện đánh tiêu diệt lớn, phá vỡ hệ thống phòng ngự chiến lược của địch, giải phóng các địa bàn quan trọng, tiêu diệt và làm tan rã từng bộ phận quan trọng của địch, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị nổi dậy giành quyền làm chủ. Vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh, chúng ta đã nắm vững quy luật của phong trào cách mạng của quần chúng, phát triển phong trào đấu tranh chính trị thành cao trào, khi có điều kiện đã kịp thời nắm vững thời cơ, phối hợp với tổng công kích mà thực hiện nổi dậy đều khắp, đánh đổ chính quyền của địch ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn và ở cả đô thị, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc tạo ra một tương quan thế lực khác hẳn giữa ta và địch so với nghệ thuật quân sự thông thường. Do đó, trong khi đánh giá tình hình, so sánh tương quan địch, ta, kẻ địch xâm lược không bao giờ so sánh đúng tương quan thực tế, luôn luôn bị nghệ thuật quân sự cổ điển của chiến tranh giữa hai quân đội chi phối. Chỉ khi kết thúc chiến tranh, trong hồi ký của họ, họ mới cảm thấy có lúc 90% lực lượng của họ đã bị căng ra để giữ hậu phương, chống du kích và nhân dân, để thực hiện bình định hậu phương. Và ngay cả trong cán bộ của ta, cũng có hiện tượng không nắm vững nghệ thuật quân sự độc đáo này. Hiện nay trong công tác tham mưu, trong điều lệnh chiến đấu, sách giáo khoa của ta, vấn đề phán đoán tình hình so sánh lực lượng cũng chưa được thể hiện một cách đầy đủ. Đây còn là một vấn đề khoa học chưa được giải đáp trong hoạt động cụ thể của người chỉ huy quân sự của chúng ta. [B]Nghệ thuật quân sự “thế thắng lực”.[/B] Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích mối quan hệ giữa thế và lực như sau: “Quả cân chỉ có một ki lô gam ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm tổng được một vật nặng hàng trăm ki lô gam. Đó là thế thắng lực. Ta đánh Mỹ lấy ít thằng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi. Thế ta thắng đã rõ ràng, thế địch thua đã rõ ràng”1. Như vậy là Hồ Chủ tịch nói, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế có lợi. Nguyễn Trãi viết: “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời, có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn, mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay mà thôi”. Và Hồ Chủ tịch lại còn viết trong “Nhật ký trong tù” “Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, Kiên quyết không ngừng thế tiến công. Lạc nước hai xe, đành bỏ phí, Được thời, một tốt cũng thành công” Nghệ thuật quân sự của Việt Nam lấy ít địch nhiều, nhỏ thắng lớn hoàn toàn đối lập với nghệ thuật quân sự truyền thống của các quân đội mạnh của các nước đông người, tiềm lực lớn, quân đông và trang bị kỹ thuật tốt hơn đối phương. Cho nên, những nhà quân sự lỗi lạc của Trung Quốc như Tôn Tử, Mao Trạch Đông lại nêu những nguyên tắc khác hẳn. Tôn Tử viết: “Phép dùng binh là: có binh lực gấp mười lần thì bao vây, gấp năm lần thì tiến công, gấp đôi thì bắt địch phân tán, bằng ngang thì cũng có thể đánh được, nhưng nếu như binh lực ít hơn thì rút lui, yếu hơn thì tránh. Cho nên lấy binh lực nhỏ mà đánh liều thì sẽ trở thành tù binh của kẻ địch”. Theo Mao Trạch Đông, khi đánh địch thì phải tập trung lực lượng gấp ba lần trở lên, có khi đến chín, mười lần hơn địch. Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chỉ có thể chính xác, đem lại hiệu quả, nếu nó xuất phát từ quy luật khách quan mà quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua. Lực lượng là một yếu tố quan trọng để có sức chiến đấu thắng địch, lực lượng đông hơn thì dễ thắng, đó là lẽ thường tình, cho nên ta mới có tục ngữ “Ba đánh một chẳng chột cũng què”. Nhưng trong chiến tranh đánh giặc giữ nước của ta nói chung, lực lượng đối phương thường đông hơn ta mà chúng lại chịu thất bại. Trong chiến đấu, nếu không biết sử dụng lực lượng khéo léo thì có khi có lực lượng đông hơn mà không giành được chiến thắng. Khi lực lượng ít hơn mà muốn thắng kẻ thù đông hơn thì nghệ thuật quân sự lại càng phải cao hơn. Đó chính là yêu cầu có tính nguyên tắc của nghệ thuật truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật lấy thế ta để phá thế địch, để với một lực lượng ít hơn, tạo ra một sức mạnh chiến đấu lớn hơn địch, giành chiến thắng. Thế - có thế chiến tranh, có thế chiến đấu. _______________________________________ 1. Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ cấp cao trong quân đội, tháng 5 năm 1969. [/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Đứng về chiến tranh, qua quá trình lịch sử, ta thấy thế chiến tranh đã đem lại chiến thắng cho dân tộc là: Chiến tranh nhân dân tạo ra một thế chiến tranh xen kẽ, cài răng lược triệt để, nên quân đội địch vào đất nước ta bị chia cắt, bao vây, bị tiến công từ mọi phía ở khắp mọi nơi, đâu cũng là chiến trường, không có chiến tuyến, không có hậu phương an toàn. Địch buộc phải phân tán chiếm đóng, bị động đối phó, muốn đem lực lượng mạnh, với thế sở trường, dùng bom đạn, phương tiện khí giới tốt hơn đánh tiêu diệt đối phương, giải quyết chiến tranh nhanh mà không thực hiện được. Thế trận chiến lược này tạo nên sức mạnh chiến tranh to lớn, đã đánh bại quân xâm lược mạnh nhất đương thời, như trong chiến tranh nhà Trần chống Mông - Nguyên và chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ xâm lược trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây là thể hiện thế chiến lược của ba thứ quân, của toàn dân chiến đấu, của thế trận làng nước. Đó là thế trận của nghệ thuật sử dụng lực lượng toàn dân và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân, nghệ thuật sử dụng không gian của chiến tranh. Trần Quốc Tuấn đánh giá quân Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285, như sau: “Nguyên Binh thế nhuệ đang hăng, Kíp đánh thắng, chẳng bằng kiên thủ chờ suy”. Trương Phổ cũng nhận định về cuộc chiến tranh của quân Nguyên xâm lược Đại Việt như sau: “Quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh rong ruổi nhanh như chớp, đánh thành, phá ấp, nhưng giữa đường phải quay giáo tháo lui, quân lính bị tan tác trong chốn của quân kia... Trần Nhật Huyên giấu mình nơi biển khơi, giấu quân chốn ải hiểm, tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh khi tàn lụi, buổi chiều”. Như vậy, ta thấy rõ, trong chiến tranh đánh kẻ địch mạnh không phải cứ đem quân đánh chọi ngay từ buổi đầu địch tới, lúc chúng khí thế đang hăng, lực lượng hùng hậu, mà phải tạo ra thế trận đánh kìm địch, tiêu hao, làm cho chúng mệt, lâm vào thế khó khăn, đánh không được, ở không xong, mà đánh lúc chúng mệt, phải rút lui. Chính đó là nghệ thuật sử dựng thời gian để tạo thế, chuyển tương quan lực lượng mà lực ít thắng được quân đông hơn. Đó cũng chính là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong đánh Pháp, khi tương quan thế lực ban đầu địch hơn ta, thì phải phát động chiến tranh toàn dân, trường kỳ kháng chiến để thay đổi tương quan thế lực thì mới có thể thắng được. Lấy trường kỳ thắng tốc quyết, lấy du kích chiến kết hợp với chính quy chiến và khởi nghĩa của nhân dân để thắng một quân đội mạnh hơn và có tổ chức hơn. Đó là nghệ thuật sử dụng thời gian trong chiến tranh, nghệ thuật tạo thế, trường kỳ kháng chiến đi tới thắng lợi. Điều này hoàn toàn trái ngược với binh pháp của Tôn Tử và nghệ thuật của quân xâm lược. Tôn Tử đã viết “trong cuộc binh chỉ nghe nói đến tốc quyết vụng về không nghe nói lâu dài khôn khéo. Chiến tranh kéo dài mà có lợi cho quốc gia là việc không có thế”1. Luôn luôn chú ý đến thế để quyết định việc lấy yếu thắng mạnh, nên Trần Hưng Đạo, trong Binh thư yếu lược mới nêu bí quyết của phép binh: “Địch đem quân đến, thế không thể ở lâu được thì ta cầm. Thế bách kíp muốn thắng ngay thì ta cầm. Nó ở thế hiểm, ta ở thế yếu thì ta cầm. Thiên thời sắp hại, địa nạn sắp hãm, nhuệ khí sắp nhụt thì ta cầm, làm cho nó đã mệt, bấy giờ ta mới nổi dậy mà đánh thì sức vẹn mà công nhiều... Đó là điều bí của binh pháp”. Đúng về tác chiến mà xét, ta lại có thế chiến đấu. Nguyễn Trãi đã từng viết: “Ít địch nhiều thì thường mai phục, yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ”. Trong trận Trà Long, Lê Lợi chủ trương “Giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở nơi đất hiểm mới lập được công”. Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến thuật thường dùng của lực lượng vũ trang ta, kể cả chủ lực và dân quân du kích, là phục kích và tập kích, đánh nhanh giải quyết nhanh trong thế địch bị bất ngờ, trở tay không kịp, đông, mạnh mà phải chịu thua. Cách đánh bất ngờ “nở hoa từ trong lòng địch” của bộ đội đặc công là điển hình của cách lợi dụng sơ hở, quân đông mà không phòng bị, không kịp triển khai đối phó khi bị tiến công. Những trận chiến thắng lịch sử ở Chi Lăng, Bạch Đằng, đều do phía ta biết lợi dụng địa thế hiểm, có lợi cho mai phục. Khi địch trong thế thua chạy, tan vỡ, thì ta một đánh được mười. Các trận đánh khi địch rút lui của Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp hay các trận đánh tiêu diệt hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông ở Khôn Luông, Cốc Xá, cao điểm 477, khi chúng tháo chạy trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, cũng như trận đánh của quân ta sau chiến thắng Buôn Ma Thuộc, lúc địch rút khỏi Tây Nguyên đều hiệu quả cao như vậy. Khi thế trận của địch đã bị vỡ, ta đã ở thế thừa thắng mà truy đuổi thì đó là thế chẻ tre. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã ở vào thế bị cô lập, cố thủ trong một thung lũng, bị ta bao vây, tiến công từ bốn phía. Địch ở thế thủ, bị động đối phó trong một thế chiến lược mà chúng buộc phải phân tán trên các chiến trường, không còn quân tăng viện cho Điện Biên Phủ, còn ta thì tập trung được lực lượng. Sau nhiều ngày bị tiến công liên tục, bị bao vây, lâm vào cảnh thiếu thốn, khổ sở, tinh thần chiến đấu càng ngày càng sa sút, cuối cùng phải đầu hàng, dù quân còn đông (trên một vạn). Trong khi đó quân ta càng đánh khí thế càng cao. ____________________________________ 1. Binh pháp Tôn Tử, thiên 2, điều 7. [/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Trong cuốn “Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam” đã được Hội đồng khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng thông qua năm 1976, có viết về cách đánh chiến dịch của ta là: “sử dụng lực lượng, vận dụng mưu trí sáng tạo phương thức tiến hành chiến dịch, hình thành thế chiến dịch có lợi, nhằm phá thế địch, tiêu diệt địch”1. Như vậy là trong chiến tranh và chiến đấu, địch có lực, có phương thức tiến hành chiến tranh, phương pháp hình thức chiến thuật, có thế chiến tranh, và thế chiến đấu, ta cũng có lực lượng (thường ít hơn), muốn chiến thắng đối phương ta phải có phương thức tác chiến, có thế trận lợi hại để phá thế, diệt địch. Cách đánh lập thế, phá thế để diệt địch của ta bao gồm 5 nội dung: 1. Chọn hướng, khu vực, mục tiêu, đối tượng tác chiến. 2. Vận dụng phương thức tác chiến. 3. Tổ chức và bố trí lực lượng. 4. Chuyển hóa thế trận chiến dịch. 5. Tạo và nắm bắt thời cơ có lợi. Mọi nội dung đều phải quán triệt yêu cầu lập thế và phá thế. Trong chọn hướng, mục tiêu, đối tượng chủ yếu, phải nhằm đánh trúng vào nơi có thể tạo ra phản ứng dây chuyền làm rung chuyển toàn bộ thế trận địch, tiến đến đòn quyết định nhất đánh bại hoàn toàn chúng. Nơi đó, trong nghệ thuật lập thế, phá thế khác với nghệ thuật quân sự chọn hướng chủ yếu của các quân đội đông, lấy nhiều hiếp ít là ở chỗ không đánh vào chỗ mạnh có đề phòng cẩn mật của địch, hướng chủ yếu của chúng mà là phải đánh vào nơi yếu nhưng hiểm yếu. Có khi phải chọn vào nơi hiểm yếu nhưng ở đó chúng mạnh hoặc tương đối mạnh nhưng khi đã đánh là địch phải rung chuyển thế trận, đảo lộn thế bố trí, làm cho địch rối loạn, hoang mang, tạo ra một phản ứng dây chuyền tiến đến đòn quyết định nhất, trong các trận, các chiến dịch lớn như trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, ta đánh vào Đông Khê buộc địch phải rút Cao Bằng mà rơi vào thế trận đã bầy sẵn của ta ở Khâu Luông, tạo ra trận tiêu diệt lớn hai binh đoàn Lơ-pa-giơ và Sác-tông ở Khâu Luông, Cốc Xá, cao điểm 477. Trong cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1975, bộ máy chiến tranh của địch được bố trí trên toàn bộ chiến trường miền Nam rộng lớn, làm thế nào chọn hướng và mục tiêu để đánh đòn chủ yếu quyết định tiêu diệt, làm tan rã địch trên quy mô lớn, phá vỡ thế bố trí chiến lược, tạo ra một phản ứng dây chuyền làm rung chuyển thế chiến lược, dẫn đến đòn quyết định nhất. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, ta đã chọn thủ đô ngụy là Sài Gòn - Gia Định làm phương hướng và mục tiêu chủ yếu quyết định số phận của ngụy quân và ngụy quyền. Nhưng với lực lượng có hạn, phải dùng 3 đòn liên tiếp có tác động dây chuyền thì việc chọn hướng và mục tiêu cho đòn mở đầu cuộc tổng tiến công có tác dụng thôi động là hết sức quan trọng, chứ không thể đánh mở đầu ngay vào Sài Gòn mà thắng được chiến tranh. Bộ Chính trị đã chọn Tây Nguyên là nơi địch yếu hơn cả, nhưng lại hiểm yếu, có tác dụng chia cắt chiến lược, cô lập quân khu I và khi cần có thể tập trung lực lượng nhanh vào hướng chủ yếu. Thắng lợi ở Tây Nguyên vừa có ý nghĩa tiêu diệt một lực lượng quân sự có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa phá thế phòng ngự hoàn chỉnh về chiến lược của địch và có khả năng thực tế tạo ra một thế mới để khuếch trương thắng lợi, chuyển thắng lợi cục bộ thành thắng lợi toàn bộ. Như vậy là bắt đầu vào nơi yếu nhưng hiểm yếu, kết thúc vào nơi quyết định nhất của phòng ngự chiến lược của địch là thủ đô của ngụy quyền. Muốn phá vỡ thế địch, lấy ít thắng nhiều, phải có phương thức tác chiến đúng. Không thể đem phương thức của quân mạnh đánh quân mạnh mà làm được. Do đó, mới có chiến thuật phục kích, tập kích, đánh bất ngờ, mới có cách lập thế diệt quân lương, kết hợp với dân làm thanh dã, địch càng đông thiếu lương thực, nhiên liệu, càng nguy; dùng quân các lương hầu, hương binh đánh quân Mông - Nguyên làm chúng hao mòn, buộc địch rút chạy sa vào thế trận mai phục ở Bạch Đằng Giang. Cũng vì vậy mới có phương thức tác chiến chiến dịch đánh điểm diệt viện, điệu hổ ly sơn, điều địch, buộc chúng rơi vào cạm bẫy không lối thoát, không thể chỉ có một bài bản cứng nhắc trong trận mà phải mưu trí lừa địch, điều địch tránh chỗ địch mạnh, đánh vào chỗ yếu của nó, tìm chiến thuật, phương thức tác chiến chiến dịch phù hợp như Quang Trung dùng thế trận 5 mũi tiến quân, vừa đánh chính diện, vừa đánh thọc sâu vào đầu não, vừa bao vây vu hồi trong trận đánh quân Thanh năm 1789. Phương thức tác chiến dùng để phá thế địch bao giờ cũng phải có nhiều trận, đồng thời liên tục bảo đảm làm vỡ thế địch, tạo ra thời cơ buộc địch sa vào thế bất lợi, thế tan vỡ tháo chạy, tiến tới trận quyết định cuối cùng. Giá trị của từng đòn, quy hoạch thứ tự và tập trung nỗ lực của từng đòn là hạt nhân trong quyết tâm để tạo ra sự phát triển bùng nổ dây chuyền mà trong nghệ thuật quân sự thường được gọi là sự tiếp nối của phá vỡ với khuếch trương chiến quả của nghệ thuật yếu đánh mạnh, ít địch nhiều. Chúng ta thấy bài học này đã thể hiện, không những chỉ ở trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh mà còn cả trong chiến lược giải phóng miền Nam suốt quá trình từ 1959 - 1960 đến khi kết thúc. Đồng chí Lê Duẩn đã viết trong thư gửi thành ủy Sài Gòn - Gia Định ngày 1-7-1967: “Trong quá trình chiến tranh cứu nước ở miền Nam, nếu ở giai đoạn đầu, đấu tranh chính trị và quân sự ở nông thôn đã có tác dụng quyết định giành thắng lợi từng bước và làm thay đổi lực lượng so sánh ngày càng có lợi cho cách mạng, thì ở giai đoạn cuối những đòn tiến công mãnh liệt về quân sự và chính trị ở thành phố đánh vào một trong những chỗ dựa cơ bản của địch, cũng là những đòn quyết định đánh bại hoàn toàn chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ...”. _________________________________ 1. Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Viện khoa học quân sự xuất bản năm 1976, trang 65.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Khác với nghệ thuật quân sự của các nước có sức mạnh quân sự thường đánh vào chỗ mạnh bằng một đòn chết tươi, bài học nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng, trong lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh này đã được Nguyễn Trãi, nhà lý luận thiên tài của dân tộc khái quát trong mấy câu thơ: “Một tiếng trống, ngạc kình đứt đoạn Hai tiếng trống, chim muông sợ tan Tổ kiến hổng, làm tan đê vỡ. Trận gió rung, rụng trút lá khô...”. Nghệ thuật này đã được phát huy trong chiến tranh chống Pháp với đỉnh cao là chiến cục Đông Xuân 1953 - 1954 bằng năm đòn liên tiếp, buộc địch phân tán và đòn quyết định kết thúc chiến tranh chống Pháp ở Điện Biên Phủ. Trong chiến tranh giải phóng miền Nam, nghệ thuật này đã được phát triển lên đỉnh cao và còn có giá trị về sau này đối với chúng ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Thế trận được thể hiện trên cơ sở ta tổ chức và bố trí triển khai lực lượng cả quân sự, chính trị, cả 3 thứ quân vào một thế chiến lược hiểm và cơ động. Nòng cốt của thế trận này là thế trận của khối chủ lực trên các hướng gồm các quân đoàn, sư đoàn của các quân khu và của Bộ Tổng tư lệnh trong chiến cuộc Xuân 1975, ta bố trí 3 khối chủ lực lớn ở Tây Nguyên, Huế - Quảng Nam, miền Đông Nam Bộ, có khả năng giáng những đòn tiêu diệt lớn về chiến dịch trên từng khu vực và khi cần có thể tập trung nhanh chóng tạo nên thế áp đảo trên hướng quyết định. Ngoài lực lượng chủ lực, ta đã biết tập trung các lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị vào các thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu để sẵn sàng phối hợp với chủ lực khi có thời cơ. Việc tổ chức bố trí lực lượng này đã tạo ra các khả năng. Một là, vừa đánh được địch trên diện rộng, lại vừa tập trung được lực lượng đánh địch mạnh trên hướng chủ yếu, đánh được địch cả trên ba vùng chiến lược, rừng núi, đồng bằng, đô thị và khi cần, nhanh chóng tập trung vào đô thị, trung tâm quân sự, chính trị, kinh tế của từng vùng, cũng như toàn miền Nam, buộc địch phân tán lực lượng, kể cả khối chủ lực cơ động chiến lược, không sao tập trung nổi. Hai là, thế trận có thể chia cắt chiến lược ở Tây Nguyên và miền Trung, bao vây, cô lập cụm quân phía Bắc, không cho địch rút lui co cụm chiến lược, không cho địch ứng cứu lẫn nhau. Ba là, có thể cơ động lực lượng, tập trung nhanh chóng chớp thời cơ chiến lược mới xuất hiện vào hướng chủ yếu là Sài Gòn - Gia Định. Bốn là, có thể cho phép ta bằng đòn tiến công mạnh vào nơi hiểm yếu của địch là Tây Nguyên, tạo nên một phản ứng mạnh làm cho địch rối loạn và suy sụp nhanh chóng, có tính chất dây chuyền ở từng khu vực cũng như trên quy mô toàn bộ chiến trường. Thế trận này vừa bảo đảm đánh địch trong phương án thời cơ, bảo đảm giành thắng lợi của cuộc tổng tiến công theo quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh. Thế trận thể hiện nghệ thuật sử dụng lực lượng trong mối tương quan với kẻ địch cụ thể cả về lực và thế. Thế trận không phải chỉ là biết tập trung lực lượng vào địa điểm và thời cơ có lợi để đánh đòn tiêu diệt mà còn là biết phân tán địch cao độ, điều khiển được địch theo ý muốn của ta trong quá trình diễn biến tác chiến. Thế trận vận động chuyển hóa trên toàn chiến trường chiến lược chứ không tĩnh tại ở một khu vực, một điểm. Nó bao gồm cả tập trung lực lượng ta, phân tán lực lượng địch, tạo nên sự phát triển dây chuyền từ phá vỡ đối phương đến khuếch trương thắng lợi và tiêu diệt địch khi thời cơ đến cho nên không nên hiểu thế trận chỉ là triển khai bố trí lực lượng lúc mở màn chiến dịch mà phải có nội dung chuyển hóa thế trận. Đây là một nội dung hoàn toàn khác với nội dung trong quyết tâm chiến dịch của các nước. Vấn đế tạo thời cơ và nắm thời cơ: trong nghệ thuật đấu tranh cách mạng cũng như nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta rất coi trọng nhân tố thời cơ, coi thời cơ là lực lượng hết sức quan trọng.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Thời cơ do nhiều nhân tố phát triển đến chín muồi tạo thành, gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan, cả về địch và ta, tác động lẫn nhau. Những nhân tố đó đều có quá trình phát triển tiệm tiến, ta có thể nhận thức được xu thế phát triển của nó. Muốn tạo và vận dụng thời cơ, phải nắm vững các nhân tố, nắm được quy luật, xu hướng phát triển của nó và phải có nỗ lực chủ quan để tác động, thúc đẩy chúng phát triển chín muồi, hạn chế những nhân tố không có lợi và nỗ lực chuẩn bị những điều kiện chủ quan để tận dụng thời cơ. Các chiến dịch biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, đặc biệt là tổng công kích và nổi dậy Xuân 1975 đều là những diễn biến thành công về sáng tạo và tận dụng thời cơ chiến lược một cách có ý thức và có hệ thống của ta trong cách đánh lập thế, phá thế tiêu diệt địch. Thời cơ của trận quyết chiến chiến lược Xuân 1975 tạo ra bước nhảy vọt của chiến tranh đã được xác định trong quyết tâm của Bộ Chính trị tháng 1-1975, trên cơ sở phân tích các yếu tố địch, ta được xác định sau chiến thắng Buôn Ma Thuộc và Tây Nguyên. Trong Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 18 và 25 tháng 3-1975, đã xác định thời cơ chiến lược mới trên cơ sở các yếu tố sau: - Một là tinh thần quân ngụy đã có bước sa sút mới, đòn Tây Nguyên làm rung động cả đồng bằng và đô thị. - Hai là ta đã phá vỡ thế chiến lược phòng ngự của địch xây dựng từ 20 năm nay, buộc địch phải điều chỉnh, bố trí chiến lược. - Ba là chỉ đạo của quân ngụy bắt đầu rối loạn và mất hiệu lực, có triệu chứng bước đầu của sự tan rã và suy sụp lớn. - Bốn là khả năng can thiệp của Mỹ một lần nữa tỏ ra rất hạn chế. - Năm là ta còn sung sức, khí thế ngày càng cao, lực lượng và khả năng chiến đấu tăng thêm, đã tạo ra một thế chiến lược mới rất cơ động và có lợi. Trình độ chiến đấu của chủ lực đã có bước phát triển mới, có khả năng đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, giải quyết nhanh gọn một thị xã lớn và đánh tiêu diệt gọn từng đơn vị cấp sư đoàn của địch. Như vậy, rõ ràng đến 24-3-1975 tổng số quân địch tuy còn lớn (trên 60 vạn), trong đó có 30 vạn quân chủ lực, gồm 10 sư đoàn và 8 trung đoàn, nhưng thế đã hoàn toàn khác. Thời cơ chiến lược được tạo ra do hành động tích cực của ta mà thể hiện chủ yếu là đòn tiêu diệt lớn ở Tây Nguyên và nó cũng còn do địch phạm sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và vội vã rút bỏ Tây Nguyên một cách thiếu tổ chức. Thời cơ xuất hiện trong một thời gian nhất định, kịp thời nắm thời cơ chiến lược là một vấn đề quyết định của thắng lợi. Lúc này, thời gian là lực lượng, mọi hành động phải theo đúng phương châm “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất, chắc thắng”. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cả chiến dịch Hồ Chí Minh đều là sản phẩm nghệ thuật chỉ đạo tài tình về lập thế trận, tạo thời cơ mới liên tiếp trong quy luật nhảy vọt của giai đoạn kết thúc chiến tranh. Nằm thời cơ thể hiện ở chỗ nắm vững địch, đặc biệt là thế chiến lược của chúng, có dự kiến đối với sự phát triển tuần tự và nhảy vọt của chiến tranh, chiến dịch, có chuẩn bị mọi mặt cả lực lượng, vật chất, sẵn sàng ứng phó với tình thế, đồng thời nắm vững lực lượng dự bị chiến lược kịp thời cơ động lực lượng để khuếch trương chiến quả. Chỉ trong vài ngày, 40 vạn quân địch đã bị tiêu diệt. Điều đó không thể có được nếu không có thời cơ và không có sự chỉ đạo kiên quyết tài giỏi và nghệ thuật tổ chức chỉ huy, tập trung lực lượng, hiệp đồng tác chiến của chiến dịch chiến lược nhiều quân đoàn và phát động được các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương phối hợp hành động. Thời cơ tới, phải có sức mạnh của quần chúng, sự nhất trí từ trên xuống dưới và hành động nhanh chóng, kịp thời của các cấp chỉ huy binh đoàn đến phân đội và lãnh đạo chính trị các cấp xuống quần chúng nhân dân trong lực lượng chính trị. Nghệ thuật tạo thời cơ, nắm thời cơ, có liên quan mật thiết đến nghệ thuật tạo lực lượng, sử dụng lực lượng và nằm trong nghệ thuật lập thế trận. Thời cơ thường được xuất hiện do thế trận của trận trước tạo ra cho trận tiếp nối và thế trận được hoàn thành trong quá trình vận động của thế trận lúc cuối cùng. Lực - thế - thời là ba yếu tố có liên quan hữu cơ với nhau tạo ra chiến thắng, đặc biệt là đối với các cuộc chiến tranh, chiến dịch, chiến đấu mà lực lượng ta ít hơn đối phương thì thời, thế lại có tác dụng quyết định đến sự phát huy lực nhỏ thành sức mạnh lớn hơn địch để chiến thắng đối phương.[/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Tóm lại: Trong tác chiến, chiến tranh nhỏ có thể thắng lớn, ít có thể địch nhiều thì phải có thế lợi hơn địch. Muốn có thế lợi phải có thời thế, thiên thời, địa lợi, nhân hoà, quân đội phải có khí thế cao hơn, có kỹ chiến thuật, nghệ thuật giỏi hơn, quân ít mà tinh hơn, có kỷ luật nghiêm minh, tinh thần chiến đấu cao, chỉ huy giỏi, có mưu trí, linh hoạt, có tài cầm quân, phát huy được lực lượng có trong tay tức là phải có chất lượng cao, lại phải có cách đánh đúng, lợi dụng được mặt yếu của địch, hạn chế được cái mạnh của chúng, biết giữ bí mật, tận dụng địa thế có lợi, bố trí lực lượng thế trận hiểm theo một mưu kế đưa địch vào thế giả, thế bị động, bị điều khiển, đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ mạnh chuyển sang thế yếu, lực kém, vỡ thế, rối loạn, tạo ra thời cơ quyết định để thừa thắng phát huy. Thế là gì? Có nhiều tài liệu nói về thế. Trong sách “bài giảng về đường lối quân sự của Đảng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có giải thích thế là hoàn cảnh điều kiện trong đó, hai bên tiến hành chiến tranh, là hình thái bố trí, triển khai và hoạt động của lực lượng hai bên trên chiến trường, là sự vận động tổng hợp của tất cả các yếu tố nói trên trong chiến tranh. Tôn Tử viết trong chương V về thế của binh như sau: “Thế chỉ có hai là: Chính và Kỳ - nước chảy mạnh thì đá cũng trôi, đó là vì đúng thế... thế thì như cung đã dương... được thế tốt thì đánh với địch, như xoay gỗ, vần đá... Cho nên người thiện chiến tạo ra cái thế, cũng như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao ngàn trượng (800 trượng) xuống. Đó tức là thế vậy”. Trong “Binh thư yếu lược” có giải thích về thế như sau “Cá lớn lội ở chỗ nước nông, bắt sống được chẳng cần chài lưới. Thú mạnh vào đồng nội, bắt tay được chẳng cần bầy hầm... Nhân họ (địch) sợ hãi, là để lấy một đánh mười... Thế mà nên có năm điều: 1. Thừa thế, 2. Khí thế, 3. Giả thế, 4. Tùy thế, 5. Địa thế. Thế mà thua có ba điều: 1. Tỏa thế, 2. Chí thế, 3. Khinh thế với giải thích như sau: Phàm khi mới đánh vỡ được quân địch lớn, tướng sĩ hăng đánh, uy danh lừng lẫy, địch nghe đều khiếp sợ, quay cái thế đó mà đánh người, đó gọi là thừa thế. Tướng có uy đức, bộ ngũ chỉnh tề, quân có đủ sức, tiếng tăm đều biết, mạnh như sấm sét đó gọi là khí thế. Quân lính ít ỏi, trông chờ rộn dịp, trương làm nghi binh, khiến địch sợ hãi, đó gọi là Giả thế. Nhân địch mệt, trễ nải mà đánh úp đó gọi là Tùy thế. Tiện cho can qua, lợi cho bộ kỵ, tổ chức trước sau, đó gọi là Địa thế. Người dùng binh mà nhận được năm thế ấy, chưa có ai là không thể theo kẻ trốn, đuổi kẻ thua mà dựng nên công to. Thua nhiều trận, quan và quân sợ đánh giặc, đó gọi là Tỏa thể. Tướng không có uy đức, mưu kế, thưởng phát không đồng lòng, quan và quân phần nhiều tan rã, đó gọi là Chí thế; quan và quân ồn ào, không theo lệnh cấm, bộ ngũ không nghiêm, đó gọi là Khinh thế. Phàm dùng binh có ba điều ấy, chưa thấy có ai không tan quân, chết tướng bao giờ. Phàm được quân địch tỏa thế, thì có thể từ ngoài đánh được, địch bị chí thế thì có thể từ trong mà đánh, địch bị khinh thế thì có thể xông đánh, đó là tùy ba thế hại mà đánh vậy”. Trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều từ nói về thế như: Tình thế, thời thế, xu thế, địa thế, ưu thế (thế lợi), thế chiến tranh, thế trận, thừa thế, khí thế. Trong các văn kiện tư liệu quân sự xưa nay, có nhiều nội dung nói về thế, như thế thắng, thế trên đầu thù, thế chẻ tre, thế trong miệng cọp, thế chiến tranh nhân dân, thế trận ba thứ quân, thế chủ động, thế bị động, thế bị bất ngờ, thế bí, thế đi lên, thế đi xuống. Có người gọi thế là lực lượng với nghĩa như thời cơ là lực lượng, cơ động là lực lượng, cũng như trong kinh tế, người ta gọi thời gian là vàng bạc. Tức là có thế lợi thì cũng như là lực lượng, được tăng thêm chứ không thể hiểu thế là lực lượng. Mà hiểu thế là cách đánh cũng không hoàn toàn chính xác. Như vậy nghệ thuật “lấy thế thắng lực” là nhằm lập được thế ta, phá được thế địch, phải buộc địch đánh theo cách đánh của ta, bị điều khiển theo ý muốn của ta, mà ta lại tập trung được đánh đòn chủ yếu vào nơi hiểm yếu, trong lúc chúng phải phân tán. Các mặt mạnh của địch thì bị kìm chân, các mặt yếu bị ta khoét sâu, sở đoản của ta thì được khắc phục, sở trường lại được phát huy. Thế trận vận động, chuyển hóa trên toàn chiến trường cbứ không tĩnh tại. Nó tạo ra sự phát triển dây chuyền từ phá vỡ địch đến khuếch trương thắng lợi và tiêu diệt địch, thời cơ địch ở thế thất bại rõ ràng, nguy cơ bị tiêu diệt bầy ra trước mắt, trong thế hoang mang rối loạn cao độ, không có cơ cứu vãn, nếu bị bồi ngay một đòn giáng quyết định cuối cùng. [/COLOR][/SIZE][/FONT] [FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#a0522d]Tóm lại: Trong chiến tranh, đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh đặc trưng, mà lực lượng vũ trang bao giờ cũng đóng vai trò quyết định, quân đội nhất là bộ đội chủ lực luôn giữ vai trò chủ yếu trong việc tiêu diệt lực lượng đối phương. Do đặc điểm cơ bản của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc của Việt Nam là luôn luôn phải chống kẻ thù xâm lược mạnh hơn, phải lấy ít địch nhiều lấy nhỏ đánh lớn cho nên dân tộc Việt Nam đã tạo ra một nghệ thuật quân sự riêng của mình qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam chứng minh khi nào phát huy được nghệ thuật đánh giặc giữ nước truyền thống thì thắng. Nghệ thuật đó được tập trung vào hai đặc trưng: Một là, Nghệ thuật của toàn dân đánh giặc của chiến tranh nhân dân, lấy lực lượng vũ trang có chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc để chống lại những đội quân đông hơn, được trang bị tốt hơn của những nước có tiềm lực mạnh hơn. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, đấu tranh toàn diện trên các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng, binh địch vận, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, và khởi nghĩa của quần chúng nhân dân là quy luật phát huy sức mạnh tổng hợp, là nguyên tắc. Hai là, do lực lượng thường thua kém địch về số lượng và trang bị, nên nghệ thuật lấy thế mạnh để với lực nhỏ hơn thắng lực lớn hơn, là truyền thống quân sự của Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát là “lấy thế thắng lực”. Đặc trưng chủ yếu của nghệ thuật này: - Tinh thần yêu nước của toàn dân, khí thế cao của lực lượng vũ trang bao gồm cả tinh thần chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật, tài nghệ chỉ huy theo quan điểm quý hồ tinh bất quý hồ đa, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. - Phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của ta không cho địch phát huy cái mạnh, cái sở trường của chúng, lấy cái mạnh của ta đánh thẳng vào chỗ yếu của địch mà Trần Hưng Đạo đã khái quát ngắn gọn “địch cậy trường trận, ta cậy đoản binh - dĩ đoản chế trường là lẽ thường của binh pháp”. - Nghệ thuật đánh địch một cách chủ động tích cực mưu trí linh hoạt, sáng tạo, bí mật bất ngờ, luôn nghi binh lừa địch, điều địch vào thế bị bất ngờ, thế bất lợi, thế bí, buộc địch đánh theo cách đánh của ta. - Tư tưởng tiến công là tư tưởng chỉ đạo trong mọi hình thức tác chiến, tiêu diệt địch là mục tiêu trong tác chiến để đạt mục đích. - Tập kích, phục kích là hình thức chiến thuật phổ biến theo quan điểm: “Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ, Ít địch nhiều thường dùng mai phục”. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam do quá trình lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, thường là kẻ địch mạnh hơn nên có những nét đặc sắc riêng của nó. Ngoài những điểm riêng, nghệ thuật quân sự của ta vẫn phải theo những nguyên tắc chung phù hợp với quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang mà mọi lực lượng vũ trang trong hành động tác chiến phải tuân theo. Phải phát huy được nghệ thuật quân sự độc đáo này trong tác chiến với kẻ thù mạnh, hiện đại, có vũ khí chính xác, uy lực lớn và có sức cơ động cao, có đủ phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương và có sức mạnh về chiến tranh điện tử hơn hẳn là một yêu cầu hết sức cấp thiết đối với quân đội Việt Nam. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong cuốn sách về bài giảng “đường lối quân sự của Đảng”. “Điểm nổi bật trong chỉ đạo chiến tranh của ta là phải biết phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của ta, không cho địch phát huy cái mạnh và cách đánh sở trường của chúng, lấy cái mạnh của ta đánh thẳng vào chỗ yếu của địch, liên tiếp phá tan âm mưu chiến lược của chúng”1. _________________________________ 1. Võ Nguyên Giáp, bài giảng về “đường lối quân sự của Đảng”, Viện khoa học quân sự, 1977, trang 404. [/COLOR][/SIZE][/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Top