Nghệ thuật chỉ trích bản thân có tính xây dựng

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Khi chúng ta thất bại trong một việc gì đó quan trọng với chúng ta, dù là trong những mối quan hệ, ở trường học, hoặc trong công việc, điều đó có thể rất đau đớn. Những kinh nghiệm đó có thể đe dọa đến cốt lõi của con người chúng ta nghĩ mình là và con người chúng ta muốn trở thành.


Để đương đầu với thất bại, chúng ta thường chuyển sang những chiến lược bảo vệ bản thân. Chúng ta hợp lý hóa những chuyện đã xảy ra để nó làm chúng ta trông tích cực hơn, chúng ta đổ lỗi cho người khác và chúng ta làm giảm tầm quan trọng của sự kiện. Những chiến lược đó có thể làm chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân trong ngắn hạn, nhưng chúng ít có khả năng giúp chúng ta cải thiện hoặc tránh lặp lại những sai lầm của chúng ta trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy những người có một quan điểm được phóng đại quá mức về thành tích của họ về một nhiệm vụ học vấn cho thấy những sự giảm sút sau đó trong động cơ và thành tích, so với những người nhìn nhận bản thân họ một cách thực tế hơn. Điều đó có lý: nếu bạn đã nghĩ bạn là vĩ đại, bạn có thể cảm thấy không cần nỗ lực thêm để cải thiện bản thân bạn.


Nhìn nhận trung thực về bản thân, tất nhiên, nói dễ hơn làm. Đương đầu với những con quỷ bên trong chúng ta có thể gây quá tải và dẫn đến cảm giác tuyệt vọng. Dù nhiều người tin rằng việc hà khắc với bản thân sẽ làm họ trở thành người tốt hơn, thì nghiên cứu không ủng hộ niềm tin này: tự chỉ trích bản thân từng cho thấy làm tăng sự trì hoãn và nghiền ngẫm và cản trở sự tiến bộ của mục tiêu. Nếu bạn đã cảm thấy mình bất tài và vô giá trị, bạn có thể cảm thấy thật vô nghĩa khi cố gắng làm tốt hơn lần tới.


Bạn cần làm gì để thoát khỏi cái bẫy của sự chỉ trích bản thân? Nghiên cứu từ lĩnh vực tâm lý học xã hội đem đến những quan điểm hữu ích.


1. Chỉ trích những hành vi cụ thể, có thể thay đổi được, không chỉ trích những yếu tố chung chung, không thay đổi được. Nghiên cứu về kiểu giải thích cho thấy những người đổ lỗi những sự kiện tiêu cực cho những khía cạnh cố định của bản thân họ (ví dụ, “Tôi không phải là một người thông minh”) có thể trở nên chán nản, trầm cảm và chịu đựng nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngược lại, những lời tự chỉ trích bản thân mang tính xây dựng bao gồm một kiểu giải thích lạc quan hơn, tập trung vào những lĩnh vực cụ thể và có thể sửa đổi để tiến bộ (ví dụ, “Tôi thức quá khuya để xem TV khi tôi có thể đang học; lần tới tôi sẽ thiết lập giới hạn xem TV cho bản thân.”


2. Chỉ trích những hoàn cảnh bên ngoài, nhưng sau đó cố gắng thay đổi chúng. Ngay cả trong những tình huống/hoàn cảnh mà chúng ta đổ lỗi, có thể có những yếu tố thuộc hoàn cảnh thúc đẩy chúng ta theo hướng này hay hướng khác. Ví dụ, bạn thức khuya xem TV, nhưng một phần là vì những người bạn cùng phòng của bạn cũng xem TV và thật khó mà tập trung vào công việc của bạn. Thay vì sử dụng điều này như một cái cớ, bạn có thể sử dụng nó như một nguồn thúc đẩy. Khi bạn có một bài thi vào ngày tới, bây giờ bạn biết học ở nhà không phải một ý tưởng hay, Một sự hiểu sai về tâm lý học xã hội đó là nó tập trung quá nhiều vào những ảnh hưởng bên ngoài lên bản thân đến nối nó chối bỏ trách nhiệm cá nhân. Nhưng nhận ra sức mạnh của những yếu tố thuộc hoàn cảnh như sức ép bạn bè có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn. Nếu chúng ta tin rằng chúng ta dễ bị tổn thương trước những sức ép bên ngoài thì chúng ta có nhiều khả năng bị tấn công bởi chúng.


3. Chuyển sự tập trung của bạn từ bản thân sang người khác.
Thay vì mắc kẹt trong sự chỉ trích bản thân, dù tích cực hay tiêu cực, nó có thể có ích khi xem xét những hành động của bạn ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sự tập trung mở rộng hơn này có thể giúp định hướng lại sự chú ý của bạn sang thứ quan trọng nhất đối với bạn – người mà bạn đang cố gắng giúp đỡ qua công việc của bạn, mối quan hệ bạn muốn nuôi dưỡng – và khuyến khích bạn thực hiện những sự sửa đổi có lợi cho người khác. Nghiên cứu cho rằng những người theo đuổi những mục tiêu từ bi, yêu thương hơn là những mục tiêu về hình ảnh bản thân (self-image goals) thì có ít mâu thuẫn hơn trong những mối quan hệ của họ, nhận được nhiều hỗ trợ hơn và ít trải nghiệm sự cô đơn. Khi chúng ta tập trung vào việc bảo vệ lòng tự tôn của chúng ta, người khác có thể đại diện cho sự cạnh tranh hoặc đe dọa, và chúng ta có thể không nhận ra những nhu cầu của họ.


4. Luyện tập từ bi với bản thân với sự tự chỉ trích. Đặc biệt đối với những người có khuynh hướng xấu hổ, lòng từ bi với bản thân có thể chính xác là những gì cần có để làm sự tự chỉ trích bản thân có thể chịu đựng được. Từ bi với bản thân giống như một cái dù cho phép bạn lướt xuống an toàn vào những phần của bản thân mà bạn sợ nhìn vào.

Nó sẽ không để bạn đáp xuống dễ dàng nhưng nó cũng sẽ không để bạn rơi xuống vực sâu tuyệt vọng. Lòng từ bi với bản thân có nghĩa là nói rằng, vâng, tôi làm hỏng việc, nhưng điều đó không biến tôi trở thành một người kinh khủng. Điều này làm tôi là một người có cả những sức mạnh và điểm yếu và chỗ để cải thiện. Trong bầu không khí của sự ấm áp này, nhìn kỹ hơn vào những điểm yếu đó là không đáng sợ.




Nguồn
The Art of Constructive Self-Criticism
How to learn from your mistakes without beating yourself up.
Published on October 14, 2013 by Juliana Breines, Ph.D. in In Love and War
PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top