rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Zen and the Art of Embracing Rejection
What's so good about negative feedback?
Published on January 20, 2013 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Bạn xử lý với sự từ chối như thế nào?
Có lẽ bạn đã từng đề xuất 1 dự án phi thường trong công việc, hoặc gửi những ý tưởng thiên tài của bạn đến nhà xuất bản, hoặc gửi kịch bản phim theo bạn nghĩ là vĩ đại nhất, và chỉ nhận được 1 phản hồi bắt đầu với những chữ "Tôi rất tiếc phải thông báo với bạn..."
Trong những nghề chuyên môn như thế giới học thuật xuất bản-hoặc-bỏ đi, sự từ chối là điều bình thường. Trong lĩnh vực tâm lý học xã hội của tôi, các nhà nghiên cứu đã cẩn thận mô tả những chương trình nghiên cứu của họ - trong đó, có nhiều nghiên cứu mà họ phải làm việc trong 2,3 hoặc 4 năm. Ngay cả sau khi đã hoàn thành nghiên cứu, nhà khoa học có thể mất nhiều tháng để phân tích và phân tích lại số liệu của anh í, và sau đó là nhiều tháng để viết và viết lại bài nghiên cứu để truyền thông rõ ràng những tiến bộ sâu sắc chứa đựng trong đó. Mặc cho tất cả những công việc nặng nhọc đó, những tạp chí nghiên cứu hàng đầu đã từ chối 9 trong số 10 bài nghiên cứu họ nhận được. Những ý kiến đánh giá thường tiêu cực 1 cách không ý tứ, liệt kê những khuyết điểm về logic của những lập luận và tính hiệu lực của số liệu ủng hộ những lập luận đó, và có lẽ vấn đề nghiên cứu không quan trọng, sau tất cả.
Tôi vừa trở về từ 1 cuộc họp của 4,000 nhà tâm lý học xã hội và nhân cách từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người trong số họ là những phụ tá giáo sư, hy vọng chiến thắng nhiệm kỳ, hoặc ngay cả những sinh viên y cũng hy vọng có được 1 công việc như 1 phụ tá giáo sư, đồng thời họ cũng bắt đầu lo lắng về việc liệu họ sẽ chiến thắng hay không. Mỗi người trong số họ đều có khả năng lớn, đã chứng tỏ sức mạnh trí tuệ, tính sáng tạo và tận tâm của mình. Mỗi người dự cuộc họp có IQ trong top 1-2% của loài người, được chứng thực qua điểm số GREs ấn tượng.
Điều trớ trêu là, là 1 sinh viên hàng đầu đã gây khó khăn cho họ. Vì các giáo viên cho họ những phản hồi tích cực, những lời khen về những bài luận của họ, nhiều nhà nghiên cứu trẻ thiên tài trong số họ có rất ít trải nghiệm về việc xử lý với những phản hồi tiêu cực. Khi họ gửi bài luận đầu tiên của họ cho 1 tạp chí khoa học, có 90% khả năng là, sau khi chờ 2-4 tháng, họ sẽ nhận được thư bắt đầu với câu gì đó kiểu: "Tôi đã hỏi 3 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá bài của bạn, và dựa trên nhiều vấn đề họ chỉ ra, tôi rất tiếc phải thông báo cho bạn rằng tôi phải từ chối việc xuất bản bài của bạn trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology.” Sau 1 thời gian dài dễ dàng đạt điểm A, họ đã phải làm việc chăm chỉ hơn trước đây, chỉ để nhận 1 điểm trượt! Phản ứng của họ có khả năng bao gồm sự kết hợp giữa sốc mạnh và đau khổ về mặt tâm lý.
Tôi đã có bài nói chuyện trong cuộc họp. Hội nghi này có mục tiêu giúp đỡ những học giả trẻ học hỏi 1 số điều từ chúng tôi những cao niên dày dạn về cách làm thế nào để làm tốt trong nghề học thuật. Bài nói chuyện của tôi có tựa đề "The Zen of Embracing Rejection.” Tôi thường đánh gái sự thành công của những bài nói chuyện của tôi qua số tiếng cười tôi nghe được, và theo tiêu chí này, bài nói chuyện của tôi khá tốt. Bên cạnh việc gây ra rất nhiều tiếng cười, tôi tin là bài nói chuyện cũng tạo ra được nhiều sự giải tỏa. Tại sao? Vì tôi đã tiết lộ cho họ 1 bí mật nhỏ: Những người thành công nhất trong lĩnh vực cũng đã từng nhận được rất nhiều thư từ chối. Tôi cố gắng đưa ra 1 số lời khuyên cho những nhà khoa học trẻ - chấp nhận thất bại với 1 thái độ cởi mở có thể thường là con đường ngắn nhất đến thành công.
Cách đây nhiều năm, khi tôi vẫn là 1 giáo sư trẻ, tôi nhớ lại 1 cuộc trò chuyện giữa 2 trong số những người thành công nhất trong lĩnh vực. Đó là 2 giáo sư nổi tiếng (Charles S. Carver và David Kenny), có những bài viết xuất hiện trên tất cả những tạp chí quan trọng, và có ảnh hưởng khoa học lớn (theo đánh giá bởi hàng ngàn câu trích dẫn của những nhà nghiên cứu khoa học khác). 2 ngôi sao đó đã thảo luận về những chiến lược của họ để đương đầu với những lá thư từ chối. Hoá ra họ từng nhận được rất rất nhiều thư từ chối. Điều này đặc biệt hữu ích với tôi để nghe, vì tôi vừa nhận được nhiều thư từ chối và tôi đã bắt đầu tự hỏi liệu tôi có nên xem xét về 1 nghề khác, có lẽ đến New York để lái taxi...
Những năm về sau, tôi đã nói với rất nhiều sinh viên cao học của tôi về cuộc nói chuyện đó, và hầu hết trong số họ đã ngạc nhiên kho biết 2 người khổng lồ trong lĩnh vực này cũng từng phải xử lý với rất nhiều sự từ chối. Tôi cũng cố động viên những nhà nghiên cứu trẻ chấp nhận phản hồi tiêu cực. Vì ở mức độ nào đó, bạn bè và đồng nghiệp của bạn cần lòng dũng cảm để đưa cho bạn phản hồi trung thực. Cho bạn sự quan tâm tích cực vô điều kiện dường như là 1 điều tử tế, nhưng phản hồi trung thực là 1 món quà quý giá hơn, giúp bạn tiết kiệm sự cực khổ của việc hoàn thành 1 dự án không hoàn chỉnh và nhận được hồi âm trung thực từ nhà biên tập dưới hình thức 1 lá thư từ chối. Ở mức độ tiếp theo, bạn cần giữ 1 thái độ cởi mở và không phòng vệ khi bạn nhận 1 bức thư bắt đầu với "Tôi rất tiếc phải thông báo cho bạn..."
Điều tuyệt nhất về những tạp chí khoa học là họ để bạn xem những bình luận của nhà phê bình, do đó giúp bạn học cách làm thế nào có thể truyền thông những quan điểm của bạn hiệu quả hơn, hoặc thiết kế 1 nghiên cứu mới sẽ xử lý với 1 vấn đề mà bạn chưa từng nghĩ về. Đôi khi, phản hồi tiêu cực thậm chí có thể làm bạn từ bỏ 1 công việc không hiệu quả, và chuyển hướng nỗ lực của bạn sang 1 điều gì khác. Và ở mức độ lớn nhất, khi bạn đang cố gắng phát triển 1 lý thuyết rộng lớn và để trở thành 1 hệ thống thống nhất, bạn cần lắng nghe cẩn thận khi mọi người không hiểu lý luận của bạn, hoặc không bị thuyết phục bởi bằng chứng của bạn. Các nhà tâm lý học tiến hoá đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực, nhưng nó thực sự đã củng cố lĩnh vực này bằng cách khuyến khích các nhà nghiên cứu thu thập thêm nhiều dữ liệu chính xác hơn, làm rõ những hiểu lầm dai dẳng và giải thích lại những quan điểm chính theo những cách rõ ràng hơn và thuyết phục hơn.
Trong thực tế, những phản ứng của tôi trước những đánh giá tiêu cực thường đi theo những giai đoạn của sự thương tiếc mà Elizabeth Kubler-Ross đã mô tả đối với người mắc bệnh hiểm nghèo:
Phủ nhận: nếu đoạn đầu của bức thư chứa những từ như "Rất tiếc phải thông báo với bạn..." tôi thường không đọc những đoạn sau. Tôi làm theo cách của Scarlett O’Hara: “Tôi sẽ nghĩ về nó vào ngày mai."
Tức giận: Khi ngày mai đến, tôi không thể kháng cự được thôi thúc mở lá thư. Mặc dù đã tự động viên bản thân hãy thoải mái và có lý trí, nhưng tôi vẫn tức giận gọi những kẻ đó là "ngu ngốc, chống lại sự phát triển"...
Thương lượng: Khi cơn giận của tôi đã nguôi xuống dưới mức đấm vào tường, tôi bắt đầu viết 1 lá thư: "Gửi biên tập ngu ngốc...Anh đã
không đánh giá được bài viết xuất sắc của tôi..."
Đau khổ: sau khi xé nát nhiều lá thư đầy tức giận của tôi đến nhà biên tập, tôi chuyển sang điệp khúc buồn rầu: "Có lẽ tôi không thuộc về lĩnh vực này."Tôi đã nghiêm túc hỏi câu hỏi này sau mỗi đánh giá tiêu cực từ thời trẻ của tôi, nhưng ngay cả hiện tại, sau khi mỗi bài viết của tôi được xuất bản ở hầu hết các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vục của tôi, tôi vẫn đôi lúc hỏi câu đó, nhưng được đổi lại thành "Có lẽ đã đến lúc tôi về hưu."
Chấp nhận: cuối cùng, tôi vượt qua được những phản ứng tự hủy hoại bản thân, và nói với nhóm nghiên cứu của tôi: "OK, hãy đọc lại những đánh giá đó 1 cách cẩn thận, và hỏi bản thân chúng ta: đâu là nghiên cứu tiếp theo chúng ta cần làm để xử lý với những sự hạn chế?
Có 1 số bước phụ của giai đoạn chấp nhận, và đôi khi nó bao gồm các giai đoạn con khi bạn nhận ra thực sự là vui khi tham gia trao đổi biện chứng với những người thông minh khác.
Và điều tuyệt vời nhất là những tranh luận khoa học không giống như bệnh hiểm nghèo. Trong thực tế, có 1 giai đoạn bổ sung:
Tái sinh: Bạn đánh giá cao tiến bộ khoa học không đến từ việc các nhà nghiên cứu chấp nhận 1 cách không phê phán những quan điểm của 1 người khác, nhưng khi họ thách thức 1 người để làm cho lý thuyết của họ tiến lên, và hoặc tạo ra 1 số bằng chứng không thể chối cãi vững chắc, hoặc thực sự thay đổi lý thuyết về những số liệu mà chúng ta đang cố gắng phủ nhận hoặc phớt lờ. Bằng cách sử dụng phản hồi tiêu cực để cải thiện cách tiếp cận của bạn, bạn và lý thuyết của bạn phát triển mạnh hơn.
Mặc dù trong ngắn hạn bạn phải đương đầu với những cảm xúc khó chịu thì trong dài hạn, bạn sẽ không chối bỏ, giận dữ hoặc đau khổ khi người khác không thích những quan điểm của bạn hoặc thậm chí khi họ không thích bạn, hoặc điều gì đó về bạn. Nhưng bạn cần tự hỏi liệu có điều gì đó trong phản hồi của họ mà bạn có thể dùng để hoặc là cải thiện bản thân bạn, cải thiện thông điệp của bạn hoặc nhận ra bạn đang tìm kiếm mục tiêu sai, hoặc đang cố gắng thu hút đối tượng khán giả sai và sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn tiếp tục.
Nguồn: PsychologyToday
Zen and the Art of Embracing Rejection
What's so good about negative feedback?
Published on January 20, 2013 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Bạn xử lý với sự từ chối như thế nào?
Có lẽ bạn đã từng đề xuất 1 dự án phi thường trong công việc, hoặc gửi những ý tưởng thiên tài của bạn đến nhà xuất bản, hoặc gửi kịch bản phim theo bạn nghĩ là vĩ đại nhất, và chỉ nhận được 1 phản hồi bắt đầu với những chữ "Tôi rất tiếc phải thông báo với bạn..."
Trong những nghề chuyên môn như thế giới học thuật xuất bản-hoặc-bỏ đi, sự từ chối là điều bình thường. Trong lĩnh vực tâm lý học xã hội của tôi, các nhà nghiên cứu đã cẩn thận mô tả những chương trình nghiên cứu của họ - trong đó, có nhiều nghiên cứu mà họ phải làm việc trong 2,3 hoặc 4 năm. Ngay cả sau khi đã hoàn thành nghiên cứu, nhà khoa học có thể mất nhiều tháng để phân tích và phân tích lại số liệu của anh í, và sau đó là nhiều tháng để viết và viết lại bài nghiên cứu để truyền thông rõ ràng những tiến bộ sâu sắc chứa đựng trong đó. Mặc cho tất cả những công việc nặng nhọc đó, những tạp chí nghiên cứu hàng đầu đã từ chối 9 trong số 10 bài nghiên cứu họ nhận được. Những ý kiến đánh giá thường tiêu cực 1 cách không ý tứ, liệt kê những khuyết điểm về logic của những lập luận và tính hiệu lực của số liệu ủng hộ những lập luận đó, và có lẽ vấn đề nghiên cứu không quan trọng, sau tất cả.
Tôi vừa trở về từ 1 cuộc họp của 4,000 nhà tâm lý học xã hội và nhân cách từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người trong số họ là những phụ tá giáo sư, hy vọng chiến thắng nhiệm kỳ, hoặc ngay cả những sinh viên y cũng hy vọng có được 1 công việc như 1 phụ tá giáo sư, đồng thời họ cũng bắt đầu lo lắng về việc liệu họ sẽ chiến thắng hay không. Mỗi người trong số họ đều có khả năng lớn, đã chứng tỏ sức mạnh trí tuệ, tính sáng tạo và tận tâm của mình. Mỗi người dự cuộc họp có IQ trong top 1-2% của loài người, được chứng thực qua điểm số GREs ấn tượng.
Điều trớ trêu là, là 1 sinh viên hàng đầu đã gây khó khăn cho họ. Vì các giáo viên cho họ những phản hồi tích cực, những lời khen về những bài luận của họ, nhiều nhà nghiên cứu trẻ thiên tài trong số họ có rất ít trải nghiệm về việc xử lý với những phản hồi tiêu cực. Khi họ gửi bài luận đầu tiên của họ cho 1 tạp chí khoa học, có 90% khả năng là, sau khi chờ 2-4 tháng, họ sẽ nhận được thư bắt đầu với câu gì đó kiểu: "Tôi đã hỏi 3 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá bài của bạn, và dựa trên nhiều vấn đề họ chỉ ra, tôi rất tiếc phải thông báo cho bạn rằng tôi phải từ chối việc xuất bản bài của bạn trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology.” Sau 1 thời gian dài dễ dàng đạt điểm A, họ đã phải làm việc chăm chỉ hơn trước đây, chỉ để nhận 1 điểm trượt! Phản ứng của họ có khả năng bao gồm sự kết hợp giữa sốc mạnh và đau khổ về mặt tâm lý.
Tôi đã có bài nói chuyện trong cuộc họp. Hội nghi này có mục tiêu giúp đỡ những học giả trẻ học hỏi 1 số điều từ chúng tôi những cao niên dày dạn về cách làm thế nào để làm tốt trong nghề học thuật. Bài nói chuyện của tôi có tựa đề "The Zen of Embracing Rejection.” Tôi thường đánh gái sự thành công của những bài nói chuyện của tôi qua số tiếng cười tôi nghe được, và theo tiêu chí này, bài nói chuyện của tôi khá tốt. Bên cạnh việc gây ra rất nhiều tiếng cười, tôi tin là bài nói chuyện cũng tạo ra được nhiều sự giải tỏa. Tại sao? Vì tôi đã tiết lộ cho họ 1 bí mật nhỏ: Những người thành công nhất trong lĩnh vực cũng đã từng nhận được rất nhiều thư từ chối. Tôi cố gắng đưa ra 1 số lời khuyên cho những nhà khoa học trẻ - chấp nhận thất bại với 1 thái độ cởi mở có thể thường là con đường ngắn nhất đến thành công.
Cách đây nhiều năm, khi tôi vẫn là 1 giáo sư trẻ, tôi nhớ lại 1 cuộc trò chuyện giữa 2 trong số những người thành công nhất trong lĩnh vực. Đó là 2 giáo sư nổi tiếng (Charles S. Carver và David Kenny), có những bài viết xuất hiện trên tất cả những tạp chí quan trọng, và có ảnh hưởng khoa học lớn (theo đánh giá bởi hàng ngàn câu trích dẫn của những nhà nghiên cứu khoa học khác). 2 ngôi sao đó đã thảo luận về những chiến lược của họ để đương đầu với những lá thư từ chối. Hoá ra họ từng nhận được rất rất nhiều thư từ chối. Điều này đặc biệt hữu ích với tôi để nghe, vì tôi vừa nhận được nhiều thư từ chối và tôi đã bắt đầu tự hỏi liệu tôi có nên xem xét về 1 nghề khác, có lẽ đến New York để lái taxi...
Những năm về sau, tôi đã nói với rất nhiều sinh viên cao học của tôi về cuộc nói chuyện đó, và hầu hết trong số họ đã ngạc nhiên kho biết 2 người khổng lồ trong lĩnh vực này cũng từng phải xử lý với rất nhiều sự từ chối. Tôi cũng cố động viên những nhà nghiên cứu trẻ chấp nhận phản hồi tiêu cực. Vì ở mức độ nào đó, bạn bè và đồng nghiệp của bạn cần lòng dũng cảm để đưa cho bạn phản hồi trung thực. Cho bạn sự quan tâm tích cực vô điều kiện dường như là 1 điều tử tế, nhưng phản hồi trung thực là 1 món quà quý giá hơn, giúp bạn tiết kiệm sự cực khổ của việc hoàn thành 1 dự án không hoàn chỉnh và nhận được hồi âm trung thực từ nhà biên tập dưới hình thức 1 lá thư từ chối. Ở mức độ tiếp theo, bạn cần giữ 1 thái độ cởi mở và không phòng vệ khi bạn nhận 1 bức thư bắt đầu với "Tôi rất tiếc phải thông báo cho bạn..."
Điều tuyệt nhất về những tạp chí khoa học là họ để bạn xem những bình luận của nhà phê bình, do đó giúp bạn học cách làm thế nào có thể truyền thông những quan điểm của bạn hiệu quả hơn, hoặc thiết kế 1 nghiên cứu mới sẽ xử lý với 1 vấn đề mà bạn chưa từng nghĩ về. Đôi khi, phản hồi tiêu cực thậm chí có thể làm bạn từ bỏ 1 công việc không hiệu quả, và chuyển hướng nỗ lực của bạn sang 1 điều gì khác. Và ở mức độ lớn nhất, khi bạn đang cố gắng phát triển 1 lý thuyết rộng lớn và để trở thành 1 hệ thống thống nhất, bạn cần lắng nghe cẩn thận khi mọi người không hiểu lý luận của bạn, hoặc không bị thuyết phục bởi bằng chứng của bạn. Các nhà tâm lý học tiến hoá đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực, nhưng nó thực sự đã củng cố lĩnh vực này bằng cách khuyến khích các nhà nghiên cứu thu thập thêm nhiều dữ liệu chính xác hơn, làm rõ những hiểu lầm dai dẳng và giải thích lại những quan điểm chính theo những cách rõ ràng hơn và thuyết phục hơn.
Trong thực tế, những phản ứng của tôi trước những đánh giá tiêu cực thường đi theo những giai đoạn của sự thương tiếc mà Elizabeth Kubler-Ross đã mô tả đối với người mắc bệnh hiểm nghèo:
Phủ nhận: nếu đoạn đầu của bức thư chứa những từ như "Rất tiếc phải thông báo với bạn..." tôi thường không đọc những đoạn sau. Tôi làm theo cách của Scarlett O’Hara: “Tôi sẽ nghĩ về nó vào ngày mai."
Tức giận: Khi ngày mai đến, tôi không thể kháng cự được thôi thúc mở lá thư. Mặc dù đã tự động viên bản thân hãy thoải mái và có lý trí, nhưng tôi vẫn tức giận gọi những kẻ đó là "ngu ngốc, chống lại sự phát triển"...
Thương lượng: Khi cơn giận của tôi đã nguôi xuống dưới mức đấm vào tường, tôi bắt đầu viết 1 lá thư: "Gửi biên tập ngu ngốc...Anh đã
không đánh giá được bài viết xuất sắc của tôi..."
Đau khổ: sau khi xé nát nhiều lá thư đầy tức giận của tôi đến nhà biên tập, tôi chuyển sang điệp khúc buồn rầu: "Có lẽ tôi không thuộc về lĩnh vực này."Tôi đã nghiêm túc hỏi câu hỏi này sau mỗi đánh giá tiêu cực từ thời trẻ của tôi, nhưng ngay cả hiện tại, sau khi mỗi bài viết của tôi được xuất bản ở hầu hết các tạp chí hàng đầu trong lĩnh vục của tôi, tôi vẫn đôi lúc hỏi câu đó, nhưng được đổi lại thành "Có lẽ đã đến lúc tôi về hưu."
Chấp nhận: cuối cùng, tôi vượt qua được những phản ứng tự hủy hoại bản thân, và nói với nhóm nghiên cứu của tôi: "OK, hãy đọc lại những đánh giá đó 1 cách cẩn thận, và hỏi bản thân chúng ta: đâu là nghiên cứu tiếp theo chúng ta cần làm để xử lý với những sự hạn chế?
Có 1 số bước phụ của giai đoạn chấp nhận, và đôi khi nó bao gồm các giai đoạn con khi bạn nhận ra thực sự là vui khi tham gia trao đổi biện chứng với những người thông minh khác.
Và điều tuyệt vời nhất là những tranh luận khoa học không giống như bệnh hiểm nghèo. Trong thực tế, có 1 giai đoạn bổ sung:
Tái sinh: Bạn đánh giá cao tiến bộ khoa học không đến từ việc các nhà nghiên cứu chấp nhận 1 cách không phê phán những quan điểm của 1 người khác, nhưng khi họ thách thức 1 người để làm cho lý thuyết của họ tiến lên, và hoặc tạo ra 1 số bằng chứng không thể chối cãi vững chắc, hoặc thực sự thay đổi lý thuyết về những số liệu mà chúng ta đang cố gắng phủ nhận hoặc phớt lờ. Bằng cách sử dụng phản hồi tiêu cực để cải thiện cách tiếp cận của bạn, bạn và lý thuyết của bạn phát triển mạnh hơn.
Mặc dù trong ngắn hạn bạn phải đương đầu với những cảm xúc khó chịu thì trong dài hạn, bạn sẽ không chối bỏ, giận dữ hoặc đau khổ khi người khác không thích những quan điểm của bạn hoặc thậm chí khi họ không thích bạn, hoặc điều gì đó về bạn. Nhưng bạn cần tự hỏi liệu có điều gì đó trong phản hồi của họ mà bạn có thể dùng để hoặc là cải thiện bản thân bạn, cải thiện thông điệp của bạn hoặc nhận ra bạn đang tìm kiếm mục tiêu sai, hoặc đang cố gắng thu hút đối tượng khán giả sai và sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn tiếp tục.
Nguồn: PsychologyToday