Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Nghề biên tập trong thế kỷ 21
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 125964" data-attributes="member: 6"><p><strong>Quy trình xử lý bài vở </strong></p><p></p><p></p><p><strong>Bài này xem xét quy trình di chuyển và xử lý </strong>các<strong> bài viết trong một tòa soạn báo. </strong></p><p></p><p></p><p>Ở lầu một trụ sở nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn có một căn phòng khoảng 60 mét vuông, gọi là hội trường nhỏ. Tại đây, thường mỗi sáng, vào lúc 7 giờ 45, các phóng viên, biên tập viên báo The Saigon Times Daily ngồi lại với nhau quanh những cái bàn kê theo hình chữ nhật. Họ ngồi để họp giao ban. Nội dung chính của cuộc họp là trình bày và thảo luận các thông tin có thể biến thành tin tức, kiểm tra việc phân công và phân công tiếp cho phóng viên viết bài.</p><p></p><p>Giống như The Saigon Times Daily, một tờ báo ngày thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, các nhật báo khác đều họp. Cách tổ chức ở mỗi báo có khác nhau một chút nhưng nội dung họp thường giống nhau. Cuộc họp này là một phần của qui trình xử lý bài vở trong một tòa soạn báo.</p><p></p><p><strong>Lệnh viết bài </strong></p><p></p><p>Tại The Saigon Times Daily, do không có trưởng ban nên thư ký tòa soạn hoặc phó thư ký tòa soạn trực sẽ lệnh cho phóng viên A, phóng viên B viết bài. Lệnh cả số chữ của bài và có thể cả giờ nộp bài. Phóng viên hiếm khi tự động viết bài vì sợ viết mà không được đăng.</p><p></p><p>Nhưng trước khi ra lệnh, thư ký tòa soạn – một loại biên tập viên – phải dựa vào cái gì đó. Cái gì đó là đầu tin: thông tin không chi tiết về một sự kiện đã xảy ra, sắp xảy ra mà phóng viên hoặc những người làm công tác tòa soạn biết được nhờ vào một nguồn tin. Thỉnh thoảng, đó còn là một sự kiện bất ngờ như máy bay rơi, một nhân vật nổi tiếng tự tử,…</p><p></p><p>Thí dụ, phóng viên A biết được một đầu tin rằng, trưa nay, một quan chức nước ngoài sẽ thăm thành phố và có khả năng tuyên bố một vấn đề gì đó quan trọng. Phóng viên A nêu tin này ra trong cuộc họp. Thư ký tòa soạn (hoặc phó thư ký tòa soạn trực) sẽ thẩm định và có thể lệnh: viết được, nhưng chỉ 300 chữ và giao bài lúc 16giờ.</p><p></p><p>Như vậy, trước khi đồng ý cho thực hiện bài từ đầu tin do phóng viên thu thập, thư ký tòa soạn phải xem bài như vậy có ý nghĩa gì về mặt tin tức hay không. Nhưng công việc không dừng lại ở đấy. Người này vẫn phải giúp phóng viên tìm góc nhìn, soạn các câu hỏi và tìm thêm nguồn tin để phỏng vấn. Thư ký tòa soạn còn có thể quyết định thêm xem có cần ảnh hoặc minh họa cho bài hay không. Nếu có, phóng viên phải chụp ảnh hoặc, đối với sự kiện quan trọng, phóng viên ảnh sẽ đi kèm. Đó là bước một.</p><p></p><p>Tiếp đến, phóng viên đi làm tin, rồi về viết. Một khi phóng viên viết xong, thư ký tòa soạn sẽ đọc bài, chủ yếu để duyệt nội dung hơn là bút pháp hoặc văn phong. Nếu cần phải thay đổi nhiều về nội dung (thí dụ khi có những câu hỏi nảy sinh một cách hiển nhiên khi đọc bài mà không được trả lời), thư ký tòa soạn sẽ trả lại bài cho phóng viên để bổ sung. Nhưng có lúc, do viết tồi, bài bị bỏ luôn, nhường chỗ cho bài khác thời sự hơn.</p><p></p><p>Nếu bài được giữ lại, thư ký tòa soạn sẽ biên tập sơ rồi chuyển cho một biên dịch viên, thường người này cũng có khả năng biên tập. Bài biên tập, biên dịch xong được chuyển cho một biên tập viên người Úc để biên tập tiếp tiếng Anh cho chuẩn. Đó là bước hai.</p><p></p><p>Sau đó, bài được chuyển ngược lại cho thư ký tòa soạn. Nếu thấy hài lòng, người này sẽ cân đối bài vở, có thể cắt gọt thêm, ấn định vị trí bài, ở trang một, trang hai,… trên một tờ giấy phác thảo. Ảnh hoặc đồ họa liên quan cũng được ấn định, và có thể cả cỡ chữ của tít cùng phong cách tít được dùng (tít sẽ được thảo luận ở một phần sau của tài liệu này). Đây là công đoạn gọi là “vẽ maket”; tức bước ba.</p><p></p><p><strong>Cho dàn trang</strong></p><p></p><p>Trong bước bốn, cứ trang nào đủ bài thì chuyển cho kỹ thuật viên phòng máy tính sử dụng các phần mềm về dàn trang như Adobe Pagemaker để dàn trang theo maket (The Saigon Times Daily không dùng họa sĩ để chỉnh sửa maket như các tờ báo khác trước khi dàn trang). Dàn trang xong, kỹ thuật viên sẽ in trang ra giấy, nhỏ hơn trang báo thật. Giấy này gọi là “bông”. Sau đó, một nhân viên gọi là nhân viên morát sẽ dùng bút bi sửa trên bông các lỗi có thể còn sót - thường là lỗi chính tả và lỗi typô, tức các lỗi như từ này viết hoa hay không viết hoa, từ kia viết tắt hay không, viết tắt như thế nào… (thường do từng báo quy định).</p><p></p><p>Sửa xong, nhân viên morát chuyển bông cho kỹ thuật viên sửa lại trên máy tính. Kỹ thuật viên sửa xong sẽ in ra giấy để nhân viên morát đọc tiếp. Khi thấy không còn lỗi nữa, nhân viên này chuyển bài cho thư ký tòa soạn; thư ký tòa soạn có thể sửa thêm nếu chưa hài lòng.</p><p></p><p>Cuối cùng, phó tổng biên tập trực sẽ đọc tất cả các bài in ra bông. Người này vẫn có thể sửa thêm bài rồi ký duyệt cho in; nhưng khi có bài gây cấn thì gởi cho tổng biên tập đọc, cân nhắc thêm. Đó là bước năm.</p><p></p><p>Sau khi phó tổng biên tập duyệt xong, các bông sẽ được chuyển lại cho thư ký tòa soạn; thư ký tòa soạn xem rồi gởi phòng máy. Và kỹ thuật viên phòng này sẽ sửa các bông thêm lần nữa, nếu cần thiết, rồi ghi tất cả dữ liệu vào một ổ đĩa cứng di dộng. Như vậy là qua bước sáu.</p><p></p><p>Đến bước bảy, một nhân viên tạm gọi là giao liên nhà in (vị trí này không có tên gọi rõ ràng) sẽ đem ổ đĩa cứng qua nhà in. Sau đó là công đoạn để chuẩn bị in báo, bắt đầu bằng kỹ thuật CTP, tức computer to plate (từ máy tính trực tiếp tới bản kẽm). Từ tháng 10-2002, nhà in Lê Quang Lộc, TPHCM đã sử dụng kỹ thuật này, và sau đó đến một số nhà in khác.</p><p></p><p>Để áp dụng CTP, các trang báo phải được dàn trên máy tính, ghi vào một ổ đĩa cứng di động rồi đem sang nhà in. Kỹ thuật viên nhà in gắn ổ đĩa cứng vào máy tính và sau đó in thẳng các dữ liệu trong ổ đĩa cứng lên bản kẽm, tức tấm kim loại màu trắng hơi ngả xanh. Tiếp đến, bản kẽm sẽ được gắn lên một cái trục của máy in. Trước đây, khi chưa áp dụng CTP, bài sẽ được in trên giấy bóng mờ, lên phim, cắt dán trên một tấm đế gọi là “xúpbo”, rồi mới in lên bản kẽm. In kẽm xong là đến bước tám: in báo.</p><p></p><p>Báo in xong sẽ được đóng gói và giao cho các đại lý, tức nhà bán sỉ. Đó là bước chín, kết thúc chu kỳ vật chất của một số báo The Saigon Times Daily.</p><p></p><p><strong>Chia việc</strong></p><p></p><p></p><p>Đối với báo đông biên tập viên như Tuổi Trẻ, công việc được chia nhỏ hơn. Thay vì thư ký tòa soạn biên tập bài bước đầu như ở The Saigon Times Daily, các trưởng ban sẽ biên tập trước, gọi là biên tập cấp một.</p><p></p><p>Hàng Phước Long, Phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, cho biết tại báo mình, trưởng ban họp với phóng viên để có tin tức, rồi họp với tòa soạn để báo tin, trao đổi thêm hoặc nhận đề tài mới. Tiếp đến, trưởng ban lệnh cho phóng viên viết bài; hoặc cũng có thể cho đi săn tin để viết bài trước cuộc họp với tòa soạn.</p><p></p><p>Sau đó, theo Phước Long, trưởng ban sẽ nhận bài để biên tập cấp một, rồi chuyển tất cả các bài của trang mình phụ trách (chính trị-xã hội, kinh tế, quốc tế v.v…) cho tòa soạn. Tại đây, bài sẽ được biên tập viên, thư ký tòa soạn hay tổng thư ký tòa soạn biên tập cấp hai, kỹ hơn. Người trực tòa soạn cũng sẽ vẽ sơ makét trên giấy rồi giao cho họa sĩ chỉnh sửa; xong thì gởi cho kỹ thuật viên phòng máy để dàn trang. Các ban chỉ là một nguồn cung cấp bài; tòa soạn còn những nguồn khác. Đó là cộng tác viên, phóng viên của các văn phòng đại diện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Nam Trung Bộ (Nha Trang) và Cần Thơ. Bài của những nguồn ngoài tòa soạn này do các thành viên của tòa soạn biên tập. Các thành viên này gồm tổng thư ký tòa soạn, các phó tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn và một số biên tập viên văn bản.</p><p></p><p>Trong một số tờ báo như Tuổi Trẻ, việc di chuyển bài được thực hiện bằng phương tiện điện tử, từ máy tính này qua máy tính khác; biên tập bài cũng bằng máy tính. Còn ở những tờ báo chưa quen với kỹ thuật mới, biên tập viên tiếp tục sửa bài bằng bút bi hoặc bút chì và chuyển bài bằng tay. Có khi bản thảo được phóng viên lưu vào đĩa mềm hoặc USB (đĩa cứng di động), hoặc gởi qua hệ thống máy tính nội bộ, nhưng biên tập viên vẫn in ra giấy để sửa rồi chuyển cả bài gốc (bằng cách đưa đĩa hoặc gởi qua hệ thống máy tính) lẫn bài đã biên tập cho phòng máy tính để dàn trang.</p><p></p><p>Quả là một số thao tác của công việc biên tập đã trở nên đơn giản nhờ cuộc cách mạng tin học. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tạo thêm việc cho biên tập viên. Ngày nay, nhiều chức năng sản xuất đã được thực hiện ngay tại bộ phận biên tập. </p><p></p><p><strong>Đường đi của bài báo</strong></p><p></p><p></p><p>Để dễ hình dung, có thể chia một cách tổng quát các công đoạn của bài báo trong một tòa soạn báo viết ra như sau (có báo nhiều hơn, có báo ít hơn):</p><p></p><p><strong>Người thực hiện</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>Công việc</strong></p><p></p><p>Phóng viên hoặc biên tập viên (là tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn, trưởng ban).</p><p></p><p>Cọ xát ý tưởng để ra bài. Biên tập viên quyết định cho viết bài ngay hay viết sau nhằm đào sâu, tìm thêm thông tin. Ý tưởng có thể do phóng viên giao tiếp với các nguồn tin mà có, hoặc do bạn đọc cung cấp; do phóng viên hoặc biên tập viên thu thập được; hoặc theo lệnh của ban biên tập…</p><p></p><p>Phóng viên</p><p></p><p>Thu thập thông tin và viết bài. Sau đó, kiểm tra độ chính xác, rồi chuyển cho biên tập viên.</p><p></p><p>Biên tập viên (là tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn, trưởng ban, biên tập viên văn bản)</p><p></p><p>Biên tập bài. Có thể quyết định ngay số chữ và chỗ của bài trong một trang báo. Có thể để phóng viên tự sửa, bổ sung chi tiết.</p><p></p><p>Biên tập viên văn bản (hoặc nhân viên morát)</p><p></p><p>Sửa thêm về hình thức, thường là theo bút pháp của tờ báo, rồi chuyển cho người trực tòa soạn.</p><p></p><p>Phó tổng biên tập trực nội dung (có thể cả tổng biên tập)</p><p></p><p>Đọc và ký duyệt tất cả các bài do tổng thư ký tòa soạn chuyển. Có thể sửa thêm hoặc gác bài.</p><p></p><p>Tổng thư ký tòa soạn (hoặc người trực tòa soạn)</p><p></p><p>Nhận lại bài, sắp trang, và vẽ sơ makét, chuyển cho họa sĩ hoặc kỹ thuật viên phòng máy.</p><p></p><p>Họa sĩ (hoặc kỹ thuật viên)</p><p></p><p>Làm makét chi tiết theo chỉ dẫn của tổng thư ký tòa soạn (hoặc người trực tòa soạn), đưa lại tổng thư ký tòa soạn xem.</p><p></p><p>Tổng thư ký tòa soạn (hoặc người trực tòa soạn)</p><p></p><p>Lệnh in báo</p><p></p><p></p><p>( con nua)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 125964, member: 6"] [B]Quy trình xử lý bài vở [/B] [B]Bài này xem xét quy trình di chuyển và xử lý [/B]các[B] bài viết trong một tòa soạn báo. [/B] Ở lầu một trụ sở nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn có một căn phòng khoảng 60 mét vuông, gọi là hội trường nhỏ. Tại đây, thường mỗi sáng, vào lúc 7 giờ 45, các phóng viên, biên tập viên báo The Saigon Times Daily ngồi lại với nhau quanh những cái bàn kê theo hình chữ nhật. Họ ngồi để họp giao ban. Nội dung chính của cuộc họp là trình bày và thảo luận các thông tin có thể biến thành tin tức, kiểm tra việc phân công và phân công tiếp cho phóng viên viết bài. Giống như The Saigon Times Daily, một tờ báo ngày thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, các nhật báo khác đều họp. Cách tổ chức ở mỗi báo có khác nhau một chút nhưng nội dung họp thường giống nhau. Cuộc họp này là một phần của qui trình xử lý bài vở trong một tòa soạn báo. [B]Lệnh viết bài [/B] Tại The Saigon Times Daily, do không có trưởng ban nên thư ký tòa soạn hoặc phó thư ký tòa soạn trực sẽ lệnh cho phóng viên A, phóng viên B viết bài. Lệnh cả số chữ của bài và có thể cả giờ nộp bài. Phóng viên hiếm khi tự động viết bài vì sợ viết mà không được đăng. Nhưng trước khi ra lệnh, thư ký tòa soạn – một loại biên tập viên – phải dựa vào cái gì đó. Cái gì đó là đầu tin: thông tin không chi tiết về một sự kiện đã xảy ra, sắp xảy ra mà phóng viên hoặc những người làm công tác tòa soạn biết được nhờ vào một nguồn tin. Thỉnh thoảng, đó còn là một sự kiện bất ngờ như máy bay rơi, một nhân vật nổi tiếng tự tử,… Thí dụ, phóng viên A biết được một đầu tin rằng, trưa nay, một quan chức nước ngoài sẽ thăm thành phố và có khả năng tuyên bố một vấn đề gì đó quan trọng. Phóng viên A nêu tin này ra trong cuộc họp. Thư ký tòa soạn (hoặc phó thư ký tòa soạn trực) sẽ thẩm định và có thể lệnh: viết được, nhưng chỉ 300 chữ và giao bài lúc 16giờ. Như vậy, trước khi đồng ý cho thực hiện bài từ đầu tin do phóng viên thu thập, thư ký tòa soạn phải xem bài như vậy có ý nghĩa gì về mặt tin tức hay không. Nhưng công việc không dừng lại ở đấy. Người này vẫn phải giúp phóng viên tìm góc nhìn, soạn các câu hỏi và tìm thêm nguồn tin để phỏng vấn. Thư ký tòa soạn còn có thể quyết định thêm xem có cần ảnh hoặc minh họa cho bài hay không. Nếu có, phóng viên phải chụp ảnh hoặc, đối với sự kiện quan trọng, phóng viên ảnh sẽ đi kèm. Đó là bước một. Tiếp đến, phóng viên đi làm tin, rồi về viết. Một khi phóng viên viết xong, thư ký tòa soạn sẽ đọc bài, chủ yếu để duyệt nội dung hơn là bút pháp hoặc văn phong. Nếu cần phải thay đổi nhiều về nội dung (thí dụ khi có những câu hỏi nảy sinh một cách hiển nhiên khi đọc bài mà không được trả lời), thư ký tòa soạn sẽ trả lại bài cho phóng viên để bổ sung. Nhưng có lúc, do viết tồi, bài bị bỏ luôn, nhường chỗ cho bài khác thời sự hơn. Nếu bài được giữ lại, thư ký tòa soạn sẽ biên tập sơ rồi chuyển cho một biên dịch viên, thường người này cũng có khả năng biên tập. Bài biên tập, biên dịch xong được chuyển cho một biên tập viên người Úc để biên tập tiếp tiếng Anh cho chuẩn. Đó là bước hai. Sau đó, bài được chuyển ngược lại cho thư ký tòa soạn. Nếu thấy hài lòng, người này sẽ cân đối bài vở, có thể cắt gọt thêm, ấn định vị trí bài, ở trang một, trang hai,… trên một tờ giấy phác thảo. Ảnh hoặc đồ họa liên quan cũng được ấn định, và có thể cả cỡ chữ của tít cùng phong cách tít được dùng (tít sẽ được thảo luận ở một phần sau của tài liệu này). Đây là công đoạn gọi là “vẽ maket”; tức bước ba. [B]Cho dàn trang[/B] Trong bước bốn, cứ trang nào đủ bài thì chuyển cho kỹ thuật viên phòng máy tính sử dụng các phần mềm về dàn trang như Adobe Pagemaker để dàn trang theo maket (The Saigon Times Daily không dùng họa sĩ để chỉnh sửa maket như các tờ báo khác trước khi dàn trang). Dàn trang xong, kỹ thuật viên sẽ in trang ra giấy, nhỏ hơn trang báo thật. Giấy này gọi là “bông”. Sau đó, một nhân viên gọi là nhân viên morát sẽ dùng bút bi sửa trên bông các lỗi có thể còn sót - thường là lỗi chính tả và lỗi typô, tức các lỗi như từ này viết hoa hay không viết hoa, từ kia viết tắt hay không, viết tắt như thế nào… (thường do từng báo quy định). Sửa xong, nhân viên morát chuyển bông cho kỹ thuật viên sửa lại trên máy tính. Kỹ thuật viên sửa xong sẽ in ra giấy để nhân viên morát đọc tiếp. Khi thấy không còn lỗi nữa, nhân viên này chuyển bài cho thư ký tòa soạn; thư ký tòa soạn có thể sửa thêm nếu chưa hài lòng. Cuối cùng, phó tổng biên tập trực sẽ đọc tất cả các bài in ra bông. Người này vẫn có thể sửa thêm bài rồi ký duyệt cho in; nhưng khi có bài gây cấn thì gởi cho tổng biên tập đọc, cân nhắc thêm. Đó là bước năm. Sau khi phó tổng biên tập duyệt xong, các bông sẽ được chuyển lại cho thư ký tòa soạn; thư ký tòa soạn xem rồi gởi phòng máy. Và kỹ thuật viên phòng này sẽ sửa các bông thêm lần nữa, nếu cần thiết, rồi ghi tất cả dữ liệu vào một ổ đĩa cứng di dộng. Như vậy là qua bước sáu. Đến bước bảy, một nhân viên tạm gọi là giao liên nhà in (vị trí này không có tên gọi rõ ràng) sẽ đem ổ đĩa cứng qua nhà in. Sau đó là công đoạn để chuẩn bị in báo, bắt đầu bằng kỹ thuật CTP, tức computer to plate (từ máy tính trực tiếp tới bản kẽm). Từ tháng 10-2002, nhà in Lê Quang Lộc, TPHCM đã sử dụng kỹ thuật này, và sau đó đến một số nhà in khác. Để áp dụng CTP, các trang báo phải được dàn trên máy tính, ghi vào một ổ đĩa cứng di động rồi đem sang nhà in. Kỹ thuật viên nhà in gắn ổ đĩa cứng vào máy tính và sau đó in thẳng các dữ liệu trong ổ đĩa cứng lên bản kẽm, tức tấm kim loại màu trắng hơi ngả xanh. Tiếp đến, bản kẽm sẽ được gắn lên một cái trục của máy in. Trước đây, khi chưa áp dụng CTP, bài sẽ được in trên giấy bóng mờ, lên phim, cắt dán trên một tấm đế gọi là “xúpbo”, rồi mới in lên bản kẽm. In kẽm xong là đến bước tám: in báo. Báo in xong sẽ được đóng gói và giao cho các đại lý, tức nhà bán sỉ. Đó là bước chín, kết thúc chu kỳ vật chất của một số báo The Saigon Times Daily. [B]Chia việc[/B] Đối với báo đông biên tập viên như Tuổi Trẻ, công việc được chia nhỏ hơn. Thay vì thư ký tòa soạn biên tập bài bước đầu như ở The Saigon Times Daily, các trưởng ban sẽ biên tập trước, gọi là biên tập cấp một. Hàng Phước Long, Phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, cho biết tại báo mình, trưởng ban họp với phóng viên để có tin tức, rồi họp với tòa soạn để báo tin, trao đổi thêm hoặc nhận đề tài mới. Tiếp đến, trưởng ban lệnh cho phóng viên viết bài; hoặc cũng có thể cho đi săn tin để viết bài trước cuộc họp với tòa soạn. Sau đó, theo Phước Long, trưởng ban sẽ nhận bài để biên tập cấp một, rồi chuyển tất cả các bài của trang mình phụ trách (chính trị-xã hội, kinh tế, quốc tế v.v…) cho tòa soạn. Tại đây, bài sẽ được biên tập viên, thư ký tòa soạn hay tổng thư ký tòa soạn biên tập cấp hai, kỹ hơn. Người trực tòa soạn cũng sẽ vẽ sơ makét trên giấy rồi giao cho họa sĩ chỉnh sửa; xong thì gởi cho kỹ thuật viên phòng máy để dàn trang. Các ban chỉ là một nguồn cung cấp bài; tòa soạn còn những nguồn khác. Đó là cộng tác viên, phóng viên của các văn phòng đại diện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, Nam Trung Bộ (Nha Trang) và Cần Thơ. Bài của những nguồn ngoài tòa soạn này do các thành viên của tòa soạn biên tập. Các thành viên này gồm tổng thư ký tòa soạn, các phó tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn và một số biên tập viên văn bản. Trong một số tờ báo như Tuổi Trẻ, việc di chuyển bài được thực hiện bằng phương tiện điện tử, từ máy tính này qua máy tính khác; biên tập bài cũng bằng máy tính. Còn ở những tờ báo chưa quen với kỹ thuật mới, biên tập viên tiếp tục sửa bài bằng bút bi hoặc bút chì và chuyển bài bằng tay. Có khi bản thảo được phóng viên lưu vào đĩa mềm hoặc USB (đĩa cứng di động), hoặc gởi qua hệ thống máy tính nội bộ, nhưng biên tập viên vẫn in ra giấy để sửa rồi chuyển cả bài gốc (bằng cách đưa đĩa hoặc gởi qua hệ thống máy tính) lẫn bài đã biên tập cho phòng máy tính để dàn trang. Quả là một số thao tác của công việc biên tập đã trở nên đơn giản nhờ cuộc cách mạng tin học. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng tạo thêm việc cho biên tập viên. Ngày nay, nhiều chức năng sản xuất đã được thực hiện ngay tại bộ phận biên tập. [B]Đường đi của bài báo[/B] Để dễ hình dung, có thể chia một cách tổng quát các công đoạn của bài báo trong một tòa soạn báo viết ra như sau (có báo nhiều hơn, có báo ít hơn): [B]Người thực hiện[/B] [B] Công việc[/B] Phóng viên hoặc biên tập viên (là tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn, trưởng ban). Cọ xát ý tưởng để ra bài. Biên tập viên quyết định cho viết bài ngay hay viết sau nhằm đào sâu, tìm thêm thông tin. Ý tưởng có thể do phóng viên giao tiếp với các nguồn tin mà có, hoặc do bạn đọc cung cấp; do phóng viên hoặc biên tập viên thu thập được; hoặc theo lệnh của ban biên tập… Phóng viên Thu thập thông tin và viết bài. Sau đó, kiểm tra độ chính xác, rồi chuyển cho biên tập viên. Biên tập viên (là tổng thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn, trưởng ban, biên tập viên văn bản) Biên tập bài. Có thể quyết định ngay số chữ và chỗ của bài trong một trang báo. Có thể để phóng viên tự sửa, bổ sung chi tiết. Biên tập viên văn bản (hoặc nhân viên morát) Sửa thêm về hình thức, thường là theo bút pháp của tờ báo, rồi chuyển cho người trực tòa soạn. Phó tổng biên tập trực nội dung (có thể cả tổng biên tập) Đọc và ký duyệt tất cả các bài do tổng thư ký tòa soạn chuyển. Có thể sửa thêm hoặc gác bài. Tổng thư ký tòa soạn (hoặc người trực tòa soạn) Nhận lại bài, sắp trang, và vẽ sơ makét, chuyển cho họa sĩ hoặc kỹ thuật viên phòng máy. Họa sĩ (hoặc kỹ thuật viên) Làm makét chi tiết theo chỉ dẫn của tổng thư ký tòa soạn (hoặc người trực tòa soạn), đưa lại tổng thư ký tòa soạn xem. Tổng thư ký tòa soạn (hoặc người trực tòa soạn) Lệnh in báo ( con nua) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Nghề biên tập trong thế kỷ 21
Top