Coming Late
New member
- Xu
- 0
Họ và tên: Nguyễn Hải Linh
Tuổi: 23
Nghề nghiệp:Sinh viên
Nhớ nồi bánh trưng một thời
Đã trải qua hơn hai mươi mùa xuân nhưng tôi nhớ nhất cái Tết của những ngày còn trẻ con, những cái Tết đã cách đây đã hơn mười lăm năm. Ngày nay, quãng mười năm trở lại đây, việc các gia đình tự gói và luộc bánh chưng ngày Tết ở Hà Nội gần như không còn nữa nhưng đầu những năm 90 thì vẫn còn rất phổ biến. Bây giờ, khi đời sống ngày một cao hơn, nhu cầu ăn uống thưởng thức cũng khác nhiều, cùng với những dịch vụ bán hàng sẵn có thì giờ đây, người Hà Nội chỉ còn biết đến những nồi bánh chưng qua kí ức, để mỗi lần nhớ đến, ai nấy đều bồi hồi nhớ thương những năm tháng đã xa.
Tôi sinh ra và lớn lên tại khu Kim Liên, một khu tập thể bình dân của Hà Nội. Tuổi thơ tôi không sung túc lắm nhưng đẹp và êm đềm, để bây giờ kí ức về những ngày Tết thơ ấu còn rõ nét trong tiềm thức. Những ngày gần Tết, bao giờ cũng vậy, không khí chuẩn bị đón Tết luôn luôn vui tươi, rộn ràng. Tết của ngày nay đã bớt cầu kì đi rất nhiều. Ngày xưa, Tết đến là bao nhiêu thứ cần phải chuẩn bị với mỗi gia đình, mà thứ nào cũng cầu kì, vậy mà người ta vẫn vui vẻ, phấn khởi. Trong đó, việc gói bánh chưng và luộc bánh chưng có lẽ là cầu kì và tốn thời gian nhất, nhưng lại vui nhất. Ngày nay, đời sống ngày càng sung túc hơn, nhu cầu thưởng thức cũng thay đổi nên chẳng mấy ai tỉ mẩn ngồi gói bánh chưng nữa. Các gian hàng ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị đều bày bán rất nhiều bánh chưng. Tiện lợi! Nhanh chóng! Hơn nữa, áp lực của thời buổi kinh tế thị trường cũng khiến người ta không còn vô tư đón Tết như ngày nào. Trong guồng quay gấp gáp của cuộc sống hiện đại nhưng cũng nhiều khó khăn, hình như Tết cũng ngắn và bạc màu dần. Và bánh chưng, tuy vẫn không thể thiếu nhưng dường như chỉ hiện diện với vai trò thờ cúng gia tiên. Có lẽ sợi dây níu giữ nó tồn tại trong đời sống người Việt chính là phong tục tập quán lâu đời.
Tôi vẫn còn nhớ không khí đón Tết của người Hà Nội đầu những năm 90. Những ấn tượng đó rõ nét trong tôi từ khi còn là đứa bé mẫu giáo, như những thước phim âm bản bền bỉ trong tâm hồn tôi mà không sao tráng rửa ra được.
Ngày Tết xưa có biết bao nhiêu thứ phải chuẩn bị. Thịt thà, giò chả, dưa hành… Nhưng có lẽ cầu kì nhất là chuẩn bị những chiếc bánh chưng. Để có được những chiếc bánh chưng vuông vắn, ngon lành thường phải mất hai, ba ngày với rất nhiều công đoạn. Thế nên, các bà các mẹ lại càng chu đáo hơn. Tôi còn nhớ hồi ấy, từ những ngày hai bảy, hai tám Tết là các nhà đã bắt đầu gói bánh rồi. Trước đó, người người tấp nập đi chợ mua đầy đủ gạo nếp thơm, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong. Ngày ấy, kinh tế còn khó khăn nhưng những thứ ấy thì không thể thiếu. Nhà nào mà có bà con ở quê mang lên cho yến gạo nếp là quý hóa lắm. Không khí Tết những ngày này đã thực sự rộn ràng. Khu nhà tôi ở, nhà nào cũng chỉ mười mấy mét vuông, mà bày la liệt giữa nhà những thúng đầy gạo nếp trắng tinh, những mâm đầy đỗ xanh vo tròn rất ngon mắt, thêm những bát thịt rồi cả những khuôn bánh, lá dong xanh rì nữa. Những căn hộ nhỏ bé, chật chội với đủ thứ la liệt giữa nhà, cả nhà quay quần xung quanh. Không gian nhỏ bé lại càng chật hẹp hơn. Người lớn thì đôi tay thoăn thoắt, nhanh nhẹn mà khéo lắm nên gói bánh rất nhanh mà lại đẹp. Bánh chưa luộc mà nhìn đã ngon lắm rồi. Trẻ con chúng tôi thì chỉ ngồi nghịch, ngồi xem. Mà đứa nào cũng được ông bà, bố mẹ gói riêng cho một cái bánh nhỏ xinh xinh. Trẻ con ở đâu cũng được “ưu tiên” như vậy, đứa nào cũng thích thú lắm.
Tụi trẻ con chúng tôi cứ hay lanh chanh. Ngồi xem người lớn gói bánh mà nghe tiếng bạn í ới ngoài cửa là chạy ra ngay. Mấy đứa gặp nhau tíu tít: “Nhà mày gói bánh xong chưa? Đêm có ra trông bánh không? Tối ra chơi nhé…”; rồi lại cùng nhau chạy vào hết nhà này đến nhà khác xem hàng xóm gói bánh. Có những nhà còn ngồi ra tận ngoài hành lang của tầng tập thể để gói bánh nữa. Vui đáo để! Ai cũng khẩn trương, nhanh tay cho kịp luộc bánh buối tối. Ấy thế mà chẳng ai gợn lên chút gì mệt mỏi, ưu phiền. Những câu chuyện phiếm vui vẻ và những tiếng cười cứ không ngớt xung quanh những chiếu bánh bề bộn trong những căn hộ nhỏ bé. Có lẽ vì vậy mà càng thấy gần gũi, ấm cúng hơn.
Chập tối, nhà nào nhà nấy đã gói xong những chồng bánh vuông vắn đều đặn. Ở giữa hành lang của tầng đã kê sẵn một chiếc thùng phuy lớn, dưới đã chất sẵn củi. Các gia đình trong tầng chúng tôi cùng luộc bánh chung trong chiếc “nồi” ngất ngưởng ấy. Và khi thành phố lên đèn thì nồi bánh chưng của chúng tôi cũng đỏ lửa. Tối đến, lũ trẻ con chúng tôi hẹn nhau ăn cơm thật nhanh rồi chạy ra hành lang ngồi bên nồi bánh. Trẻ con mà, chỉ thích ngồi nhìn bếp lửa, ngồi nghịch lửa thôi. Có khi bác hàng xóm mang ra cho bọn trẻ mấy củ khoai lang vùi vào bếp lửa là thích lắm. Rồi cả buổi tối, cả tầng không hẹn mà kéo nhau ra hành lang ngồi quanh nồi bánh chưng ý như là đi họp tổ dân phố vậy. Người lớn thì vừa trông bánh, lại vừa có dịp ngồi bên nhau chuyện phiếm. Tiếng cười nói râm ran suốt cả buổi tối. Trẻ con chúng tôi thì chẳng biết người lớn nói chuyện gì mà cười vui thế, cũng chẳng đứa nào để ý vì mấy con mắt còn mải dán vào ánh lửa đỏ hừng hực kia. Đến tối thì chẳng đứa nào được ở lại trông bánh nữa vì bố mẹ bắt về nhà đi ngủ, chỉ còn lại vài ba người thức đêm trông bánh. Đó có lẽ là ngày mà cả xóm đều cùng thức khuya nhất. Sáng hôm sau, tôi ngủ dậy thì bánh đã được vớt ra từ lúc nào rồi, sờ vào còn âm ấm. Ngoài hành lang thì chỉ còn lại dấu vết đen xì trên nền gạch men cũ kĩ. Sáng ra trẻ con nhìn mặt nhau, đứa nào đứa nấy má đỏ ửng vì ngồi cả tối bên bếp lửa. Mấy đứa trẻ con mặt nẻ hồng hào lại lon ton chạy đi chơi giữa trời rét buốt.
Vậy đấy! Chỉ có một buổi tối bên nồi bánh chưng mà biết bao ý nghĩa, ấm áp, chan hòa tình hàng xóm. Giờ đây, nhìn về quá khứ mà ai nấy đều thèm khát cái ánh lửa nồng ấm tình làng nghĩa xóm xưa. Có lẽ, cái nghèo, cái thiếu thốn của thời buổi ấy lại khiến người ta gần gũi nhau hơn, thương mến nhau hơn. Giờ đây, cuộc sống gấp gáp thời buổi kinh tế thị trường đã cuốn con người xa nhau hơn. Thế nên bây giờ, dù người Hà Nội đã sung túc hơn, đã không còn phải lọ mọ gói bánh mà dành thời gian đó đi siêu thị sắm Tết, nhưng những con người ấy gặp nhau ngày Tết lại nhìn nhau mà thèm cái ánh lửa xóm nghèo đơn sơ ấy. Đơn sơ là thế mà sao giờ thành xa xỉ quá?!
Ngày nay, đời sống đã khác xưa, đã đầy đủ hơn nhiều lắm rồi. Người Hà Nội vẫn ăn bánh chưng ngày Tết như phong tục ngàn đời nay. Song, hình ảnh nồi bánh chưng đỏ lửa trong đêm quây quần thì gần như không còn nữa, để cho người ta bất chợt nhớ đến mà khát khao, mà nhớ thương. Lũ trẻ chúng tôi ngày ấy, giờ cũng khôn lớn rồi. Chúng tôi còn trẻ nhưng cũng tới cái tuổi bắt đầu biết hoài niệm rồi, để bây giờ ngồi nhớ về tuổi thơ mà nhớ, mà thèm những nồi bánh chưng chan chứa tình làng nghĩa xóm ấy. Giờ đây, vẫn khu tập thể cũ kĩ này, nhưng nồi bánh chưng ấy thì đã không còn từ lâu. Nhiều người cũ đã không còn sống để đón Tết nữa, nhiều nhà đã chuyển đi nơi khác rộng hơn, đẹp hơn và nhiều người mới đã dọn đến ở. Ai mà ở mãi được với không gian chật chội, bí bách. Mai này đây, không còn xa nữa đâu, khu tập thể cũ kĩ này sẽ biến thành tòa nhà chung cư cao tầng hiện đại và khép kín, khép kín mọi thứ từ không gian đến tình người. Chạnh lòng thấy tiếc cho lũ trẻ con sau này chẳng còn được biết đến nồi bánh chưng ấm áp như thế nào…
Tuổi: 23
Nghề nghiệp:Sinh viên
Ngày Tết cổ truyền hàng năm, có nhà ai là không có dăm cặp bánh chưng để cúng gia tiên và thưởng thức hương vị cổ truyền ? Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời mà có lẽ mãi mãi về sau cũng không thể biến mất trong tâm thức người Việt. Bánh chưng thì sẽ còn mãi nhưng hình ảnh những nồi bánh chưng sôi sùng sục suốt đêm và những ánh lửa bập bùng, rạng rỡ trong đôi mắt người trông bánh thì nay đã thưa dần và gần như đã không còn thấy ở thành phố nữa. Âu cũng là vật đổi sao dời! Mỗi năm Tết đến, tôi lại nhớ về những cái Tết thời thơ bé với những nồi bánh chưng ấm cúng mà đến khi trưởng thành tôi mới nhận ra nó ấm áp nghĩa tình thế nào.Nhớ nồi bánh trưng một thời
Tôi sinh ra và lớn lên tại khu Kim Liên, một khu tập thể bình dân của Hà Nội. Tuổi thơ tôi không sung túc lắm nhưng đẹp và êm đềm, để bây giờ kí ức về những ngày Tết thơ ấu còn rõ nét trong tiềm thức. Những ngày gần Tết, bao giờ cũng vậy, không khí chuẩn bị đón Tết luôn luôn vui tươi, rộn ràng. Tết của ngày nay đã bớt cầu kì đi rất nhiều. Ngày xưa, Tết đến là bao nhiêu thứ cần phải chuẩn bị với mỗi gia đình, mà thứ nào cũng cầu kì, vậy mà người ta vẫn vui vẻ, phấn khởi. Trong đó, việc gói bánh chưng và luộc bánh chưng có lẽ là cầu kì và tốn thời gian nhất, nhưng lại vui nhất. Ngày nay, đời sống ngày càng sung túc hơn, nhu cầu thưởng thức cũng thay đổi nên chẳng mấy ai tỉ mẩn ngồi gói bánh chưng nữa. Các gian hàng ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị đều bày bán rất nhiều bánh chưng. Tiện lợi! Nhanh chóng! Hơn nữa, áp lực của thời buổi kinh tế thị trường cũng khiến người ta không còn vô tư đón Tết như ngày nào. Trong guồng quay gấp gáp của cuộc sống hiện đại nhưng cũng nhiều khó khăn, hình như Tết cũng ngắn và bạc màu dần. Và bánh chưng, tuy vẫn không thể thiếu nhưng dường như chỉ hiện diện với vai trò thờ cúng gia tiên. Có lẽ sợi dây níu giữ nó tồn tại trong đời sống người Việt chính là phong tục tập quán lâu đời.
Tôi vẫn còn nhớ không khí đón Tết của người Hà Nội đầu những năm 90. Những ấn tượng đó rõ nét trong tôi từ khi còn là đứa bé mẫu giáo, như những thước phim âm bản bền bỉ trong tâm hồn tôi mà không sao tráng rửa ra được.
Ngày Tết xưa có biết bao nhiêu thứ phải chuẩn bị. Thịt thà, giò chả, dưa hành… Nhưng có lẽ cầu kì nhất là chuẩn bị những chiếc bánh chưng. Để có được những chiếc bánh chưng vuông vắn, ngon lành thường phải mất hai, ba ngày với rất nhiều công đoạn. Thế nên, các bà các mẹ lại càng chu đáo hơn. Tôi còn nhớ hồi ấy, từ những ngày hai bảy, hai tám Tết là các nhà đã bắt đầu gói bánh rồi. Trước đó, người người tấp nập đi chợ mua đầy đủ gạo nếp thơm, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong. Ngày ấy, kinh tế còn khó khăn nhưng những thứ ấy thì không thể thiếu. Nhà nào mà có bà con ở quê mang lên cho yến gạo nếp là quý hóa lắm. Không khí Tết những ngày này đã thực sự rộn ràng. Khu nhà tôi ở, nhà nào cũng chỉ mười mấy mét vuông, mà bày la liệt giữa nhà những thúng đầy gạo nếp trắng tinh, những mâm đầy đỗ xanh vo tròn rất ngon mắt, thêm những bát thịt rồi cả những khuôn bánh, lá dong xanh rì nữa. Những căn hộ nhỏ bé, chật chội với đủ thứ la liệt giữa nhà, cả nhà quay quần xung quanh. Không gian nhỏ bé lại càng chật hẹp hơn. Người lớn thì đôi tay thoăn thoắt, nhanh nhẹn mà khéo lắm nên gói bánh rất nhanh mà lại đẹp. Bánh chưa luộc mà nhìn đã ngon lắm rồi. Trẻ con chúng tôi thì chỉ ngồi nghịch, ngồi xem. Mà đứa nào cũng được ông bà, bố mẹ gói riêng cho một cái bánh nhỏ xinh xinh. Trẻ con ở đâu cũng được “ưu tiên” như vậy, đứa nào cũng thích thú lắm.
Tụi trẻ con chúng tôi cứ hay lanh chanh. Ngồi xem người lớn gói bánh mà nghe tiếng bạn í ới ngoài cửa là chạy ra ngay. Mấy đứa gặp nhau tíu tít: “Nhà mày gói bánh xong chưa? Đêm có ra trông bánh không? Tối ra chơi nhé…”; rồi lại cùng nhau chạy vào hết nhà này đến nhà khác xem hàng xóm gói bánh. Có những nhà còn ngồi ra tận ngoài hành lang của tầng tập thể để gói bánh nữa. Vui đáo để! Ai cũng khẩn trương, nhanh tay cho kịp luộc bánh buối tối. Ấy thế mà chẳng ai gợn lên chút gì mệt mỏi, ưu phiền. Những câu chuyện phiếm vui vẻ và những tiếng cười cứ không ngớt xung quanh những chiếu bánh bề bộn trong những căn hộ nhỏ bé. Có lẽ vì vậy mà càng thấy gần gũi, ấm cúng hơn.
Chập tối, nhà nào nhà nấy đã gói xong những chồng bánh vuông vắn đều đặn. Ở giữa hành lang của tầng đã kê sẵn một chiếc thùng phuy lớn, dưới đã chất sẵn củi. Các gia đình trong tầng chúng tôi cùng luộc bánh chung trong chiếc “nồi” ngất ngưởng ấy. Và khi thành phố lên đèn thì nồi bánh chưng của chúng tôi cũng đỏ lửa. Tối đến, lũ trẻ con chúng tôi hẹn nhau ăn cơm thật nhanh rồi chạy ra hành lang ngồi bên nồi bánh. Trẻ con mà, chỉ thích ngồi nhìn bếp lửa, ngồi nghịch lửa thôi. Có khi bác hàng xóm mang ra cho bọn trẻ mấy củ khoai lang vùi vào bếp lửa là thích lắm. Rồi cả buổi tối, cả tầng không hẹn mà kéo nhau ra hành lang ngồi quanh nồi bánh chưng ý như là đi họp tổ dân phố vậy. Người lớn thì vừa trông bánh, lại vừa có dịp ngồi bên nhau chuyện phiếm. Tiếng cười nói râm ran suốt cả buổi tối. Trẻ con chúng tôi thì chẳng biết người lớn nói chuyện gì mà cười vui thế, cũng chẳng đứa nào để ý vì mấy con mắt còn mải dán vào ánh lửa đỏ hừng hực kia. Đến tối thì chẳng đứa nào được ở lại trông bánh nữa vì bố mẹ bắt về nhà đi ngủ, chỉ còn lại vài ba người thức đêm trông bánh. Đó có lẽ là ngày mà cả xóm đều cùng thức khuya nhất. Sáng hôm sau, tôi ngủ dậy thì bánh đã được vớt ra từ lúc nào rồi, sờ vào còn âm ấm. Ngoài hành lang thì chỉ còn lại dấu vết đen xì trên nền gạch men cũ kĩ. Sáng ra trẻ con nhìn mặt nhau, đứa nào đứa nấy má đỏ ửng vì ngồi cả tối bên bếp lửa. Mấy đứa trẻ con mặt nẻ hồng hào lại lon ton chạy đi chơi giữa trời rét buốt.
Vậy đấy! Chỉ có một buổi tối bên nồi bánh chưng mà biết bao ý nghĩa, ấm áp, chan hòa tình hàng xóm. Giờ đây, nhìn về quá khứ mà ai nấy đều thèm khát cái ánh lửa nồng ấm tình làng nghĩa xóm xưa. Có lẽ, cái nghèo, cái thiếu thốn của thời buổi ấy lại khiến người ta gần gũi nhau hơn, thương mến nhau hơn. Giờ đây, cuộc sống gấp gáp thời buổi kinh tế thị trường đã cuốn con người xa nhau hơn. Thế nên bây giờ, dù người Hà Nội đã sung túc hơn, đã không còn phải lọ mọ gói bánh mà dành thời gian đó đi siêu thị sắm Tết, nhưng những con người ấy gặp nhau ngày Tết lại nhìn nhau mà thèm cái ánh lửa xóm nghèo đơn sơ ấy. Đơn sơ là thế mà sao giờ thành xa xỉ quá?!
Ngày nay, đời sống đã khác xưa, đã đầy đủ hơn nhiều lắm rồi. Người Hà Nội vẫn ăn bánh chưng ngày Tết như phong tục ngàn đời nay. Song, hình ảnh nồi bánh chưng đỏ lửa trong đêm quây quần thì gần như không còn nữa, để cho người ta bất chợt nhớ đến mà khát khao, mà nhớ thương. Lũ trẻ chúng tôi ngày ấy, giờ cũng khôn lớn rồi. Chúng tôi còn trẻ nhưng cũng tới cái tuổi bắt đầu biết hoài niệm rồi, để bây giờ ngồi nhớ về tuổi thơ mà nhớ, mà thèm những nồi bánh chưng chan chứa tình làng nghĩa xóm ấy. Giờ đây, vẫn khu tập thể cũ kĩ này, nhưng nồi bánh chưng ấy thì đã không còn từ lâu. Nhiều người cũ đã không còn sống để đón Tết nữa, nhiều nhà đã chuyển đi nơi khác rộng hơn, đẹp hơn và nhiều người mới đã dọn đến ở. Ai mà ở mãi được với không gian chật chội, bí bách. Mai này đây, không còn xa nữa đâu, khu tập thể cũ kĩ này sẽ biến thành tòa nhà chung cư cao tầng hiện đại và khép kín, khép kín mọi thứ từ không gian đến tình người. Chạnh lòng thấy tiếc cho lũ trẻ con sau này chẳng còn được biết đến nồi bánh chưng ấm áp như thế nào…
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: